< Return to Video

High rate vs snowball method

  • 0:01 - 0:03
    Giả sử 4 mục này
  • 0:03 - 0:05
    là các khoản nợ chưa thanh toán của bạn.
  • 0:05 - 0:06
    Số đầu tiên ở mỗi hàng
  • 0:06 - 0:08
    là số dư nợ cho vay.
  • 0:08 - 0:09
    Ví dụ, với thẻ tín dụng này,
  • 0:09 - 0:12
    bạn có dư nợ là 500 đô la.
  • 0:12 - 0:16
    Số thứ hai là lãi suất phần trăm hàng năm (APR), đối với thẻ tín dụng thì lãi suất là 15%,
  • 0:16 - 0:18
    thẻ mua sắm (retail card) là 30%, khoản vay A là 10%
  • 0:18 - 0:20
    và khoản vay B là 5%.
  • 0:20 - 0:21
    Con số cuối cùng mà tôi liệt kê ở đây
  • 0:21 - 0:22
    là khoản thanh toán tối thiểu.
  • 0:22 - 0:24
    Bạn cần phải trả khoản thanh toán tối thiêu hàng tháng
  • 0:24 - 0:28
    Xem nào, 20 cộng 30 là 50, cộng thêm 150.
  • 0:28 - 0:33
    Khoản thanh toán tối thiểu hàng tháng của bạn là 200 đô la.
  • 0:33 - 0:36
    Tổng dư nợ của bạn,
  • 0:36 - 0:39
    xem nào, tổng dư nợ của bạn sẽ là
  • 0:39 - 0:42
    3,500 cộng 500 là 4,000, cộng thêm với 4,000 là 8,000,
  • 0:42 - 0:43
    cộng thêm với 2,000 nữa là 10,000.
  • 0:43 - 0:46
    Vậy bạn nợ 10,000 đô la.
  • 0:46 - 0:48
    Khoản thanh toán tối thiểu của bạn là 200 đô la.
  • 0:48 - 0:50
    Nhưng giả sư bạn có phải trả nhiều hơn 200 đô la
  • 0:50 - 0:51
    hàng tháng.
  • 0:51 - 0:52
    Giả sử bạn có 300 đô la,
  • 0:52 - 0:56
    300 đô la hàng tháng.
  • 0:56 - 0:59
    Vậy, câu hỏi đặt ra là, bạn sẽ làm gì
  • 0:59 - 1:00
    sau khi chi trả các khoản thanh toán tối thiểu?
  • 1:00 - 1:02
    Bạn sẽ làm gì với số tiền một trăm đô la dư ra đó?
  • 1:02 - 1:04
    Như bạn thấy, tôi cho rằng
  • 1:04 - 1:08
    bạn nên dùng số tiền đó để trả nợ,
  • 1:08 - 1:10
    như vậy thì bạn có thể thanh toán nhanh nhất có thể.
  • 1:10 - 1:11
    Bạn có thể nghĩ rằng,
  • 1:11 - 1:13
    "Vậy tôi nên trả khoản nợ nào trước?"
  • 1:13 - 1:15
    "Tôi có nên chia 400 đô la đó thành 4 phần
  • 1:15 - 1:18
    để trả thêm 25 đô la so với mỗi khoản thanh toán tối tiểu này không?"
  • 1:18 - 1:20
    "Tôi nên trả khoản lớn nhất trước
  • 1:20 - 1:21
    hay khoản nhỏ nhất trước?"
  • 1:21 - 1:23
    " Tôi có nên trả khoản lãi suất cao nhất trước không?"
  • 1:23 - 1:26
    Tất cả các cách trên đều khả thi
  • 1:26 - 1:30
    nhưng để tính toán một cách tối ưu nhất
  • 1:30 - 1:34
    thì bạn nên trả khoản nợ lớn nhất trước.
  • 1:35 - 1:38
    Phương pháp đó được gọi là phương pháp tỷ giá cao
  • 1:39 - 1:43
    Phương pháp tỷ giá cao.
  • 1:43 - 1:45
    Khi áp dụng phương pháp này, bạn nên trả khoản nợ lớn nhất,
  • 1:45 - 1:47
    khoản nợ nhiều tiền nhất của bạn.
  • 1:47 - 1:48
    Trong trường hợp này thì là khoản nợ thẻ mua sắm (retail card).
  • 1:48 - 1:53
    Vậy thứ tự trả nợ nên là
  • 1:53 - 1:55
    bạn nên trả các khoản thanh toán tối thiểu trước
  • 1:55 - 1:57
    và nếu bạn có khoản nào dư ra
  • 1:57 - 2:01
    thì bạn nên ưu tiên trả cho khoản nợ của thẻ mua sắm (retail card).
  • 2:01 - 2:04
    Sau khi khoản nợ của thẻ mua sắm (retail card) được thanh toán hết,
  • 2:04 - 2:07
    xem nào, thẻ có lãi suất cao thứ hai là thẻ tín dụng.
  • 2:07 - 2:10
    Nào, sao chép và dán.
  • 2:10 - 2:14
    Hai khoản vay này đã được sắp xếp theo thứ tự, 10%, 5%.
  • 2:14 - 2:18
    Tôi sẽ chỉ sắp xếp theo thứ tự từ khoản có lãi suất cao nhất
  • 2:18 - 2:20
    đến khoản có lãi suất thấp nhất.
  • 2:21 - 2:24
    Trong trường hợp này,
  • 2:24 - 2:26
    bạn nên sắp xếp như vậy.
  • 2:26 - 2:29
    Rõ ràng là bạn phải trả khoản thanh toán tối thiểu hàng tháng
  • 2:29 - 2:31
    là 200 đô la
  • 2:31 - 2:34
    nhưng tôi sẽ lấy 100 đô la thừa ra của bạn
  • 2:34 - 2:37
    và trả cho khoản nợ lớn nhất.
  • 2:37 - 2:40
    Vậy, tôi sẽ cộng 100 đô la đó vào khoản nợ này
  • 2:40 - 2:43
    và sẽ cố gắng trả hết khoản này càng nhanh càng tốt.
  • 2:43 - 2:45
    Khi trả hết khoản nợ thẻ mua sắm,
  • 2:45 - 2:47
    tôi sẽ gửi thêm bất kỳ khoản tiền nào bạn có dư ra
  • 2:47 - 2:50
    sau khi thanh toán khoán thanh toán tối thiểu vào thẻ tín dụng để trả khoản nợ này.
  • 2:50 - 2:54
    Sau khi khoản nợ thẻ tín dụng được trả hết, ta chuyển sang khoản vay A và rồi khoản vay B
  • 2:54 - 2:58
    và hi vọng sau khi trả hết khoản vay B, bạn sẽ hết nợ.
  • 2:58 - 3:00
    Nếu bạn thực hiện theo phương pháp tỷ giá cao này,
  • 3:00 - 3:03
    bạn sẽ không phải chịu thêm bất kỳ khoản nợ mới nào nữa
  • 3:03 - 3:08
    và bạn sẽ hết nợ sau 47 tháng.
  • 3:08 - 3:11
    Bạn sẽ phải trả một khoản lãi gộp
  • 3:11 - 3:12
    khoảng 3 904 đô la
  • 3:12 - 3:13
    trong vòng 47 tháng.
  • 3:13 - 3:13
    Bạn có thể sẽ nghĩ là "Được rồi, Sal, tôi hiểu rồi"
  • 3:13 - 3:13
    "Đây là cách tối ưu nhất về mặt toán học
  • 3:13 - 3:13
    để trả hết khoản nợ lớn nhất trước"
  • 3:13 - 3:15
    "Nghe khá là hợp lý, và sau đó bạn thanh toán khoản nợ lớn kế tiếp
  • 3:15 - 3:16
    và cứ tiếp tục như vậy."
  • 3:16 - 3:18
    Nhưng bạn nói với tôi là "Bạn biết đấy, vấn đề tâm lý rất quan trọng ở đây"
  • 3:18 - 3:20
    "Có lẽ một phần là vì vấn đề tâm lý đã khiến tôi nợ nần như vậy"
  • 3:20 - 3:22
    "Vì vậy, tôi không muốn lúc nào cũng phải nghĩ
  • 3:22 - 3:23
    về bốn khoản nợ này"
  • 3:23 - 3:27
    "Vậy tôi sẽ không nghĩ về cả 4 khoản nợ này
  • 3:27 - 3:29
    mà chỉ lo 3 khoản một lúc
  • 3:29 - 3:31
    hoặc 2 khoản một lúc thôi."
  • 3:31 - 3:33
    Nếu bạn thấy cách này hữu ích
  • 3:33 - 3:37
    thì có một phương pháp
  • 3:37 - 3:40
    mà bạn sẽ nghĩ là " Được rồi, mình sẽ trả khoản nợ nhỏ nhất trước
  • 3:40 - 3:44
    để xử lý cho xong khoản đó trước."
  • 3:44 - 3:46
    Hãy nhớ rằng, nếu phương pháp này hiệu quả với bạn
  • 3:46 - 3:50
    thì nó sẽ khiến bạn nghĩ rằng
  • 3:50 - 3:51
    "100 đô la dư ra này
  • 3:51 - 3:53
    sẽ giúp giảm bớt khoản nợ thẻ tín dụng này."
  • 3:53 - 3:55
    Phương pháp này được gọi là phương pháp quả cầu tuyết.
  • 3:55 - 3:57
    Để tôi viết ra đây.
  • 3:57 - 3:58
    Phương pháp này lấy ý tưởng từ quả cầu tuyết,
  • 3:58 - 4:02
    bạn xử lý xong một khoản nợ và lăn quả cầu tuyết sang một khoản nợ khác.
  • 4:02 - 4:03
    Tuy nhiên, đây không phải cách tối ưu
  • 4:03 - 4:06
    vì cách này sẽ khiến bạn trả nợ lâu hơn
  • 4:06 - 4:08
    và bạn sẽ phải trả nhiều lãi hơn.
  • 4:08 - 4:10
    Tôi sẽ viết ra đây.
  • 4:10 - 4:12
    Điều quan trọng là bạn thấy là
  • 4:12 - 4:14
    mình cần phải trả 100 đô la này
  • 4:14 - 4:15
    cho khoản nợ mà bạn không sử dụng cho việc gì khác.
  • 4:15 - 4:17
    Phương pháp quả cầu tuyết
  • 4:17 - 4:19
    sẽ sắp xếp các khoản nợ này theo cách khác.
  • 4:26 - 4:29
    Theo phương pháp quả cầu tuyết, bạn sẽ xếp
  • 4:29 - 4:31
    Xem nào, thẻ tín dụng có dư nợ nhỏ nhất.
  • 4:31 - 4:32
    Vậy tôi sẽ xếp khoản nợ thẻ tín dụng lên đầu tiên.
  • 4:32 - 4:33
    Sao chép và dán.
  • 4:35 - 4:39
    Đó là thẻ tín dụng.
  • 4:39 - 4:40
    Sau đó, xem nào, ta sẽ xếp khoản vay A tiếp theo.
  • 4:40 - 4:42
    Khoản vay A đây
  • 4:42 - 4:44
    Tôi sẽ sao chép và dán mục này.
  • 4:46 - 4:48
    Sao chép và dán khoản vay A.
  • 4:51 - 4:53
    Tiếp theo sẽ là khoản vay B
  • 4:53 - 4:56
    Đúng thế, tiếp theo sẽ là khoản vay B.
  • 4:56 - 4:59
    Sao chép và dán.
  • 4:59 - 5:01
    Mục tiếp theo là khoản nợ thẻ mua sắm (retail card).
  • 5:01 - 5:02
    Bạn có thể thấy vì sao phương pháp này không hiệu quả
  • 5:02 - 5:04
    về mặt toán học.
  • 5:04 - 5:07
    Bởi vì bạn bỏ lại khoản nợ lớn nhất,
  • 5:07 - 5:09
    bạn chỉ đang trả mức tối thiểu cho khoản nợ lớn nhất của bạn.
  • 5:09 - 5:12
    Khoản nợ đó không chỉ lớn mà là rất lớn.
  • 5:12 - 5:14
    Chúng ta tiếp tục nào.
  • 5:14 - 5:17
    Bạn có sẽ thấy phương pháp này dễ dàng hơn
  • 5:17 - 5:18
    vì bạn ít nhất bạn có thể xử lý khoản nợ thẻ tín dụng nhanh hơn.
  • 5:21 - 5:24
    Bạn sẽ chỉ còn 3 khoản nợ,
  • 5:24 - 5:25
    so với 4 khoản thì việc trả nợ nhanh hơn nhiều.
  • 5:25 - 5:27
    Trong trường hợp này, bạn sẽ trả
  • 5:27 - 5:29
    khoản nợ thẻ tín dụng trước.
  • 5:29 - 5:34
    Như vậy, bạn sẽ có thể xử lý các khoản còn lại nhanh hơn.
  • 5:34 - 5:37
    Tuy nhiên, lưu ý rằng bạn sẽ phải đánh đổi.
  • 5:37 - 5:39
    Đối với phương pháp này, bạn sẽ mất 54 tháng
  • 5:39 - 5:42
    để trả hết nợ.
  • 5:42 - 5:44
    Như vậy, bạn sẽ mất nhiều hơn 7 tháng, hơn nửa năm
  • 5:44 - 5:48
    để thanh toán các khoản nợ
  • 5:48 - 5:50
    và bạn sẽ phải trả tiền lãi gần như là nhiều gấp đôi.
  • 5:51 - 5:55
    Bạn sẽ phải trả xấp xỉ 6000 đô la tiền lãi trong trường hợp này.
  • 5:55 - 5:57
    So với phương pháp trên này, bạn phải trả nhiều hơn 50 phần trăm.
  • 5:57 - 6:00
    Đối với phương pháp high rate, bạn sẽ phải trả 4000 đô la tiền lãi.
  • 6:00 - 6:02
    Còn đối với phương pháp quả cầu tuyết, bạn phải trả 6000 đô la tiền lãi trong vòng 54 tháng.
  • 6:02 - 6:05
    Nếu xét về tính hợp lý về mặt toán học
  • 6:05 - 6:07
    thì phương pháp high rate sẽ hiệu quả hơn.
  • 6:07 - 6:09
    Còn phương pháp quả cầu tuyết,
  • 6:09 - 6:11
    giả sử bạn có tiền, miễn là bạn dùng số tiền đó
  • 6:11 - 6:14
    để trả nợ, thì ít nhất là bạn có tiến triển.
  • 6:14 - 6:17
    Phương pháp này dành cho một số người
  • 6:17 - 6:18
    muốn sử dụng cho mục đích tâm lý.
  • 6:23 - 6:26
    Tôi phải thừa nhận là tôi đã sử dụng phương pháp quả cầu tuyết
  • 6:26 - 6:30
    khi tôi chỉ muốn xử lý một vài khoản nợ thôi nên tôi đã trả khoản nhỏ trước.
  • 6:35 - 6:37
    Nhưng nếu bạn muốn tối ưu hóa
  • 6:37 - 6:39
    trong việc trả lãi và trả nợ nhanh
  • 6:39 - 6:41
    thì bạn nên trả khoản lớn nhất trước.
Title:
High rate vs snowball method
Description:

more » « less
Video Language:
English
Team:
Khan Academy
Duration:
07:14

Vietnamese subtitles

Revisions Compare revisions