Sức mạnh của sự đồng cảm | Helen Riess | TEDxMiddlebury
-
0:19 - 0:21Từ trước khi làm một bác sĩ tâm lý,
-
0:22 - 0:25tôi đã luôn hứng thú về sự
kết nối giữa người với người. -
0:25 - 0:28Tại sao chúng ta kết nối với nhau,
-
0:29 - 0:31và tại sao chúng ta ngừng kết nối?
-
0:32 - 0:36Có lẽ ai cũng đã từng lên máy bay,
-
0:36 - 0:39ta ngồi xuống và mở một cuốn sách ra,
-
0:39 - 0:43hay ta đang nghe nhạc,
hoặc hoàn thành công việc của mình, -
0:43 - 0:44và bất chợt,
-
0:44 - 0:46không gian trở nên sôi động hơn
-
0:47 - 0:50bởi tiếng hét của một em bé.
-
0:50 - 0:51(Cười)
-
0:51 - 0:55Và tôi đã quan sát được
các kiểu phản ứng với trường hợp đó. -
0:55 - 0:59Từ những cái nhìn cảm thông,
-
0:59 - 1:03tới những khuôn mặt khó chịu,
-
1:03 - 1:05và có những người
thì chạy đua với nhau -
1:05 - 1:10để chiếm lấy chỗ ngồi
cách tiếng ồn nhất. -
1:10 - 1:14Nhưng trong chuyến đi gần đây
tới bờ Tây của Mỹ, -
1:14 - 1:17tôi được chứng kiến hành động
đáng ngạc nhiên hơn cả. -
1:17 - 1:21Một cậu bé ba tuổi ra khỏi ghế của mình,
-
1:22 - 1:27và đi chập chững tới em bé đang khóc
để đưa em bé đồ chơi của cậu. -
1:27 - 1:30(Cười)
-
1:30 - 1:32Tôi liền nghĩ trong đầu: "Chà!
-
1:32 - 1:37Cậu bé đó thực sự hiểu
nỗi khó chịu của em bé." -
1:37 - 1:40Và chẳng phải ai cũng muốn
được vậy hay sao? -
1:40 - 1:44Được nhìn thấy, nghe thấy,
và đáp ứng nhu cầu? -
1:44 - 1:46Đó chính là bản chất của sự cảm thông.
-
1:48 - 1:5310 năm trước, một học sinh của tôi
nảy ra một ý tưởng. -
1:54 - 1:55Cậu ấy muốn tìm hiểu xem,
-
1:55 - 1:59khi sự cảm thông xuất hiện,
-
1:59 - 2:02liệu nhịp tim hay những dấu hiệu sinh lý
-
2:02 - 2:05có đồng nhất giữa hai người hay không.
-
2:06 - 2:11Và cậu ấy muốn tuyển
những cặp bệnh nhân-bác sĩ tự nguyện, -
2:11 - 2:18buổi chữa trị của họ được quay lại,
và họ sẽ được theo dõi tâm sinh lí qua máy -
2:19 - 2:23Tôi đã mất một chút thời gian mới đồng ý,
-
2:23 - 2:25nhưng hóa ra đó lại là
một quyết định -
2:25 - 2:27mang tính hướng nghiệp.
-
2:28 - 2:31Một trong những bệnh nhân
đồng ý tham gia của tôi -
2:31 - 2:35là một sinh viên trẻ
cần sự giúp đỡ trong việc giảm cân. -
2:36 - 2:40Cô tiến bộ trong rất nhiều lĩnh vực
trừ việc giảm cân. -
2:40 - 2:45Vì vậy, chúng tôi được nối
với máy theo dõi, -
2:45 - 2:50và nó cho thấy lúc nào
cả hai người hợp nhất, hoặc không. -
2:50 - 2:52Các bạn có thể thấy trên màn chiếu,
-
2:53 - 2:58"hợp nhất" là khi tâm sinh lý của bác sĩ
và của bệnh nhân bắt trước lẫn nhau. -
2:58 - 3:03Hay "mất hợp nhất" được thể hiện
bởi đường tâm sinh lí khác nhau. -
3:03 - 3:08Chiều hôm đó, cậu sinh viên của tôi nói
"Giáo sư cần phải xem cái này!" -
3:09 - 3:14Sau khi xem lại dữ liệu của chúng tôi,
tôi đã rất ngạc nhiên. -
3:15 - 3:22Người phụ nữ trông rất tự tin, bình tĩnh,
ăn nói rất lưu loát -
3:23 - 3:26hóa ra lại có sự lo lắng tột độ.
-
3:26 - 3:30Và dữ liệu của chúng tôi
đa phần là đồng nhất, -
3:30 - 3:35ngoại trừ một số lúc cô ấy như thế này,
còn tôi thì như thế này. -
3:35 - 3:40Và tôi đã không nhận ra
chuyện gì đang xảy ra bên trong cô ấy. -
3:41 - 3:44Đến khi tôi cho cô ấy xem dữ liệu,
cô ấy nói -
3:44 - 3:47"Tôi không hề ngạc nhiên bởi điều này.
-
3:47 - 3:50Tôi sống thế này hàng ngày mà,
-
3:50 - 3:55nhưng chưa ai từng hiểu nỗi đau của tôi."
-
3:57 - 4:01Không chỉ với tư cách bác sĩ,
mà còn là một con người, -
4:01 - 4:03điều này khiến tôi rất cảm động.
-
4:04 - 4:09Vậy nên, tôi đã xem lại video, lần này
để tìm những cảm xúc, -
4:09 - 4:15và cố gắng hiểu điều gì đã xảy ra,
vì tôi rõ ràng đã bỏ qua thứ gì đó. -
4:16 - 4:19Tôi nhận thấy
những cái đỉnh trong dữ liệu -
4:19 - 4:22trùng vào những cử động nhỏ,
-
4:22 - 4:28chẳng hạn như phẩy tóc, nhìn xuống đất,
hoặc thay đổi về giọng nói của cô ấy. -
4:29 - 4:34Trong những lần gặp sau đó,
sau khi tôi chú ý và đáp lại những cử chỉ, -
4:34 - 4:37việc điều trị đã phần nào
tiến xa hơn. -
4:38 - 4:40Cô ấy bắt đầu cởi mở
với tôi hơn -
4:40 - 4:43và bắt đầu tập thể dục lần đầu tiên
trong cuộc đời cô ấy. -
4:44 - 4:49Cô ấy, từ một người chưa bao giờ
có thể giảm cân, -
4:49 - 4:53đã giảm gần 23kg vào năm sau đó.
-
4:55 - 5:00Đây là một sự đột phá
đối với cả cô ấy và tôi, -
5:00 - 5:04vì tôi chợt nhận ra rằng
với sự quan tâm sâu sắc, -
5:04 - 5:07tôi đã học cách cảm thông hơn với cô ấy.
-
5:07 - 5:08Trước đây, mọi người nghĩ rằng
-
5:08 - 5:16sự cảm thông là bẩm sinh,
và ta không thể làm gì với để thay đổi nó. -
5:16 - 5:20Thế nhưng, hãy nghĩ đến những lợi ích
-
5:20 - 5:24nếu bác sĩ, y tá, giáo viên, người chủ,
-
5:24 - 5:27bố mẹ, bạn trai, bạn gái của bạn
-
5:27 - 5:30học cách để trở nên cảm thông hơn.
-
5:31 - 5:36Chính vì vậy, tôi đã nghiên cứu rất nhiều
về sự đồng cảm trong khoa học thần kinh. -
5:37 - 5:40Và nó cũng là một ngành phát triển
vào thời điểm đó. -
5:40 - 5:45Qua những gì nghiên cứu được,
tôi đã phát triển cách luyện sự cảm thông. -
5:45 - 5:47Phương pháp này bắt nguồn từ
-
5:47 - 5:51sinh học thần kinh của
cảm xúc và cảm thông. -
5:51 - 5:56Sau đó, nó được kiểm tra trong
các thí nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát -
5:56 - 5:58tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts.
-
5:58 - 6:02Các bác sĩ ở đây sẽ được đánh giá
bởi bệnh nhân họ điều trị, -
6:02 - 6:05và những bác sĩ được huấn luyện
-
6:05 - 6:08đã được đánh giá cao hơn so với
những bác sĩ không được huấn luyện. -
6:08 - 6:11Một bệnh nhân còn nói: "Bác sĩ
của tôi thực sự lắng nghe, quan tâm -
6:11 - 6:14và đối xử với tôi như với những
con người lành lặn khác -
6:14 - 6:16họ hiểu được những lo lắng của tôi!"
-
6:16 - 6:19Đó là một vài thành phần của sự đồng cảm.
-
6:20 - 6:25Đây có vẻ là một kết quả tốt
-
6:25 - 6:37vì phương pháp chỉ đơn giản là sử dụng
những phản ứng mang tính cảm thông. -
6:37 - 6:42Để đơn giản hóa mọi thứ, tôi tạo ra
một cụm chữ cái E.M.P.A.T.H.Y. -
6:42 - 6:44empathy nghĩa là sự cảm thông
-
6:44 - 6:47và cũng là chìa khóa để chúng ta có thể
kết nối với mọi người. -
6:47 - 6:51Chữ "E" thay cho "eye contact"
và nghĩa là sự kết nối giữa mắt với mắt. -
6:51 - 6:54Sự kết nối về mắt thường là dấu hiệu đầu
-
6:54 - 6:59của việc chúng ta được để ý bởi ai đó
ở bất kì văn hóa nào. -
6:59 - 7:06Còn nữa, ánh mắt nhìn khởi nguồn từ
sự kết nối giữa mẹ và con. -
7:06 - 7:11Người ta phát hiện rằng tiêu cự mắt
của em bé là 12cm, -
7:11 - 7:15cũng chính là khoảng cách giữa
mắt em bé và mắt của người mẹ, -
7:15 - 7:18khi mà em bé được bế như thế này.
-
7:19 - 7:23Nhìn vào mắt nhau cũng rất quan trọng
-
7:23 - 7:27khi ta chào hỏi nhau.
-
7:27 - 7:31Ở nước chúng tôi, chúng tôi
hay chào nhau bằng "Hi" hay "Hello." -
7:31 - 7:38Ở bộ lạc Zulu, từ để chào nhau
là "sawubona" có nghĩa là "Tôi thấy bạn." -
7:39 - 7:45Con người nào cũng muốn được nhìn thấy,
được hiểu, và được tôn trọng, -
7:46 - 7:49và nhìn vào mắt nhau là bước đầu tiên
để đạt điều này. -
7:50 - 7:52"M" - "muscles of facial expression",
-
7:52 - 7:53có nghĩa là "biểu cảm mặt."
-
7:53 - 7:58Mặt là nơi chúng ta gần như
không bao giờ che kín, -
7:59 - 8:02và nó giúp ta thể hiện
rất nhiều cảm xúc. -
8:03 - 8:05và bởi vậy,
-
8:05 - 8:09biểu cảm qua mặt không chỉ có thể
cứu sống chúng ta -
8:09 - 8:11mà còn giúp duy trì giống nòi của ta.
-
8:12 - 8:15Hãy nghĩ đến biểu cảm của một người
-
8:15 - 8:17vừa ăn phải thức ăn ôi thiu,
-
8:17 - 8:21từ đó những người khác sẽ biết,
tránh ăn phải thức ăn đó, -
8:21 - 8:23để không bị ốm mà chết.
-
8:24 - 8:26Hay cái nhìn sững sờ của người bạn
-
8:26 - 8:30ngay trước khi quả bóng đá
bay đến và đập vào đầu bạn -
8:30 - 8:32và bạn có thể di chuyển kịp thời để tránh.
-
8:33 - 8:38Và rồi cái liếc tán tỉnh được đáp trả lại
-
8:38 - 8:43có thể là của mối tình
mà bạn vẫn mong chờ. -
8:44 - 8:47Chữ "P" là của "posture"
hay có nghĩa là dáng điệu. -
8:47 - 8:49Dáng điệu là một phương tiện
hữu hiệu nữa giúp kết nối. -
8:50 - 8:53Dáng điệu ta đóng hay mở
phát ra tín hiệu -
8:53 - 8:56giúp người khác biết có thể
tiếp cận ta hay không? -
8:57 - 8:58Trong một nghiên cứu,
-
8:58 - 9:03các bác sĩ được bảo
ngồi xuống khi thăm bệnh -
9:03 - 9:07được đánh giá là ấm áp, nhiệt tình,
và được cho rằng -
9:07 - 9:10đã dành thời gian cho bệnh nhân
hơn 3-5 lần. -
9:10 - 9:13Trong khi đó, các bác sĩ đứng
cũng nói chuyện với bệnh nhân -
9:13 - 9:16giống các bác sĩ ngồi
lại bị đánh giá thấp hơn. -
9:16 - 9:20Chữ "A" trong "affect"
hay có nghĩa là "cảm xúc bộc lộ" -
9:20 - 9:25Chúng tôi được huấn luyện
để gọi tên được những cảm xúc này -
9:25 - 9:31như một cách để tự hướng bản thân
tới những cảm xúc của bệnh nhân. -
9:31 - 9:36Khi bạn đang ở cùng ai đó,
hãy gọi tên cảm xúc của họ, -
9:36 - 9:38"Jacob đang buồn à?", "Jane vui chứ?",
-
9:39 - 9:42"Sally giận à?",
-
9:43 - 9:46và cách mà bạn lắng nghe
sẽ thay đổi. -
9:46 - 9:48"T" - "tone of voice"
nghĩa là giọng điệu. -
9:49 - 9:50Chúng ta đều từng nghe
-
9:50 - 9:54giọng của một người như vỡ ra
khi sắp khóc. -
9:54 - 9:55Chúng ta cũng từng nghe
-
9:55 - 9:59giọng của một người
sắp nổi khùng. -
10:00 - 10:01Khu vực trong não của ta
-
10:01 - 10:05chịu trách nhiệm
cho phản ứng "đánh hay chạy", -
10:05 - 10:13cũng chính là nơi điều khiển
giọng điệu và biểu cảm mặt của ta. -
10:13 - 10:14Ngắn gọn hơn là
-
10:14 - 10:16khi cảm xúc của ta
được thể hiện -
10:16 - 10:21khuôn mặt, giọng điệu của ta tự động
thay đổi theo cảm xúc. -
10:21 - 10:26Nghĩa là ta liên tục thể hiện các cảm xúc.
-
10:26 - 10:31Chỉ là một số người giấu được nó
kĩ hơn những người khác; -
10:31 - 10:37nhưng, nếu quan sát kĩ, ta có thể
thấy những cảm xúc đó là gì. -
10:39 - 10:42Chữ "H" trong "hearing"
tức là lắng nghe. -
10:42 - 10:45Lắng nghe nhiều hơn cả
những điều mà người ta nói. -
10:45 - 10:50Lắng nghe và hiểu được hoàn cảnh của họ.
-
10:51 - 10:55Nó cũng có nghĩa rằng
luôn luôn tò mò -
10:55 - 11:00và không phán xét đến khi bạn
thực sự hiểu hoàn cảnh của đối phương. -
11:00 - 11:03Chữ "Y" đại diện cho "your response"
-
11:03 - 11:05và nghĩa là phản ứng của bạn.
-
11:05 - 11:08Chúng ta luôn phản ứng trước cảm xúc
của người khác -
11:08 - 11:13chúng ta luôn nghĩ chỉ cảm nhận được
cảm xúc của chính ta, -
11:13 - 11:16nhưng chúng ta cũng liên tục
hấp thụ những cảm xúc của người khác. -
11:16 - 11:22Một sự thật là chúng ta
có cùng phần lớn các cảm xúc. -
11:24 - 11:28Giả sử bạn thấy một người mẹ
ôm con thật chặt -
11:28 - 11:33sau khi cậu ta đi nghĩa vụ về;
-
11:33 - 11:35bạn cảm thấy sao?
-
11:35 - 11:40Hay khi bạn nhìn thấy khuôn mặt
của những ông bố -
11:40 - 11:43mất đi đứa con gái vì bạo lực hẹn hò.
-
11:43 - 11:44Bạn cảm thấy sao?
-
11:44 - 11:46Bạn cảm thấy gì
-
11:46 - 11:49khi nhìn thấy những khuôn mặt
của những người dân -
11:49 - 11:51mất nhà cửa sau cơn bão và sóng thần.
-
11:51 - 11:57Và rồi vẻ mặt của cha mẹ
mất con vì vụ xả sung trường học. -
11:58 - 12:01Cảm xúc của chúng ta là sự phản chiếu
-
12:01 - 12:04từ cảm xúc của những người xung quanh.
-
12:04 - 12:10Ai sinh ra cũng có sự cảm thông
-
12:10 - 12:12vì sự tồn tại của ta phụ thuộc vào nó.
-
12:13 - 12:16Ta có thể cảm nhận được cảm xúc
của những người khác -
12:16 - 12:21vì đó là điều cần thiết
cho sự sinh tồn của ta. -
12:21 - 12:26Chúng ta đều đang ngồi ở đây
là nhờ biết giúp đỡ lẫn nhau và hợp tác -
12:26 - 12:28chứ không phải nhờ
"mạnh ai người đấy sống." -
12:28 - 12:31Nếu chúng ta chỉ
"mạnh ai người đấy sống," -
12:31 - 12:35chỉ cố "giẫm đạp lên người khác mà sống,"
-
12:35 - 12:38nhưng con người không phải như vậy.
-
12:39 - 12:41Như Dalai Lama đã nói:
-
12:42 - 12:47"Tình yêu và lòng thương cảm
là những thứ thiết yếu. -
12:47 - 12:51Không có chúng,
loài người không thể tồn tại." -
12:53 - 12:55Vậy thì chúng ta làm thế nào?
-
12:55 - 12:59Chúng ta đều nghe câu "Tôi cảm nhận được
nỗi đau của bạn" -
12:59 - 13:02Giờ hãy tưởng tượng một chút,
lúc bạn đang ở bãi đỗ xe, -
13:02 - 13:06bạn chứng kiến một người bị cánh cửa ô tô
dập vào tay. -
13:07 - 13:09Tôi đã thấy nhiều người giật mình,
-
13:09 - 13:11dù họ không phải là người bị đau.
-
13:11 - 13:17Một số người khác thì cảm thấy
như bị đau thật chỉ bằng tưởng tượng. -
13:18 - 13:21Các nhà khoa học thần kinh đã
có rất nhiều những nghiên cứu tuyệt vời -
13:21 - 13:24nhằm tìm ra nguyên lí hoạt động
của sự cảm thông. -
13:25 - 13:26Ở một nghiên cứu,
-
13:28 - 13:3016 cặp đôi được tuyển,
-
13:30 - 13:33và những người phụ nữ được
đưa vào máy quét não -
13:33 - 13:37trong khi họ bị sốc điện vào tay.
-
13:38 - 13:41Như các bạn thấy ở đây,
vùng xanh lá thể hiện rằng -
13:42 - 13:47"ma trận đau" của họ bị
kích hoạt khi bị sốc điện. -
13:48 - 13:50Sau đó, họ được báo rằng
-
13:50 - 13:56những người bạn trai của họ
cũng bị sốc điện vào tay -
13:56 - 13:59và các bạn có thể thấy vùng đỏ
thể hiện rằng -
13:59 - 14:02gần như toàn bộ "ma trận đau"
bị kích hoạt -
14:02 - 14:05mà chỉ cần nghĩ rằng người khác
bị đau giống họ. -
14:05 - 14:11Não của ta hoạt động
với những mạch thần kinh chung, -
14:11 - 14:12những tế bào thần kinh chung,
-
14:12 - 14:14và một số tế bào thần kinh bắt chước;
-
14:14 - 14:21vì vậy, chúng ta có thể cảm thấy những gì
bất cứ ai đang trải qua -
14:21 - 14:25Nên khi ta nói:
"Tôi hiểu nỗi đau của bạn," -
14:25 - 14:27nó không chỉ là
một câu nói thông thường -
14:27 - 14:31Cảm nhận được cảm xúc của người khác
là bẩm sinh. -
14:33 - 14:37Chúng ta đang sống ở thời kì
đỉnh cao của công nghệ. -
14:39 - 14:44Người ngoài cuộc nhìn vào
có thể cho rằng -
14:44 - 14:49chúng ta thân thiết với điện thoại của ta
-
14:49 - 14:51hơn là với những người thân của ta.
-
14:53 - 14:58Bắt nạt ảo đang phát triển mạnh
vì nó dễ dàng hơn -
14:58 - 15:02để làm "đau" những người
mà bạn không bao giờ gặp. -
15:03 - 15:07Sẽ thật khó để có
một cuộc trò chuyện ý nghĩa, -
15:07 - 15:12nếu bạn đã quen với những dòng tweet
140 kí tự. -
15:13 - 15:15Và làm thế nào để biết có nên nói:
-
15:15 - 15:17"Ông có cần tôi qua không?"
-
15:17 - 15:23nếu bạn vừa được gửi một dòng chữ:
"Ngày tồi tệ!" cùng biểu tượng cảm xúc? -
15:24 - 15:27Jonathan Safran Foer từng nói,
-
15:27 - 15:29"Khi chúng ta chấp nhận
những thứ thay thế, -
15:29 - 15:33chúng ta trở thành
những thứ bị thay thế." -
15:34 - 15:42Chính vì vậy, tin vui là lòng cảm thông
có thể có được nhờ luyện tập. -
15:43 - 15:47Người chủ muốn có
lực lượng lao động hiệu quả, tự giác -
15:47 - 15:50thì cần hiểu chính những người lao động.
-
15:50 - 15:53Người bệnh cảm thấy
không được quan tâm -
15:53 - 15:55sẽ tốn nhiều thời gian để phục hồi hơn
-
15:55 - 15:58với hệ miễn dịch kém hơn.
-
15:58 - 16:00Sinh viên ít được giáo viên quan tâm
-
16:00 - 16:03sẽ dễ bỏ học hơn.
-
16:03 - 16:05Hôn nhân mà không có
sự cảm thông lẫn nhau -
16:05 - 16:06rất dễ bị đổ vỡ.
-
16:07 - 16:11Cho nên, sự cảm thông cần có
ở mọi ngóc ngách của cuộc đời ta. -
16:12 - 16:18Hay như bộ lạc Zulu nói "Tôi thấy bạn,"
chứ không phải "Xin chào," -
16:19 - 16:22tất cả chúng ta đều cần nhìn nhận và
giúp những người khác đạt được -
16:22 - 16:26những khả năng tiềm tàng của họ.
-
16:26 - 16:32Phần lớn mọi người cần được
người khác nhìn thấy sự đặc biệt của họ -
16:32 - 16:36để rồi họ có thể tự nhìn thấy nó
bằng chính đôi mắt của họ. -
16:36 - 16:39Tất cả những khán giả ở đây
đều có khả năng này. -
16:40 - 16:44Và khi ta đã giúp những người
xung quanh ta trở nên mạnh mẽ hơn, -
16:44 - 16:49chúng ta có thể chung sức
để xử lí những vấn đề -
16:49 - 16:53dù là lớn nhất, nhỏ nhất,
gây tranh cãi nhất. -
16:54 - 16:55Và đó chính là
-
16:55 - 16:57sức mạnh của sự đồng cảm.
-
16:58 - 17:01(Vỗ tay)
- Title:
- Sức mạnh của sự đồng cảm | Helen Riess | TEDxMiddlebury
- Description:
-
Bài nói này được trình bày ở sự kiện TEDx, tổ chức giống với hội thảo TED nhưng được tổ chức bởi một cộng đồng địa phương. Tìm hiểu thêm tại http://ted.com/tedx
Tiến sĩ Riess đã cống hiến sự nghiệp của bà để nghiên cứu về thần kinh học, nghệ thuật của mối quan hệ bệnh nhân - bác sĩ và giảng dạy cho các bác sĩ tâm thần và sinh viên y học. Đội nghiên cứu của bà thực hiện nghiên cứu dựa trên thần kinh học của cảm xúc. Độ hiệu quả của phương pháp rèn luyện sự đồng cảm của tiến sĩ Riess đã được chứng minh qua một vài nghiên cứu và một thử nghiệm ngẫu nhiên được kiểm soát. Bà ấy đã phát triển các khóa học cho chương trình "Teaching the Teachers" của ngành trị liệu tâm lý và được sử dụng bởi các bác sĩ tâm lý. Phương pháp luyện tập sự đồng cảm của tiến sĩ Riess được ứng dụng rộng rãi quốc tế ở cả ngành y tế lẫn kinh doanh.
- Video Language:
- English
- Team:
- closed TED
- Project:
- TEDxTalks
- Duration:
- 17:03
TED Translators admin approved Vietnamese subtitles for The power of empathy | Helen Reiss | TEDxMiddlebury | ||
Linh Tran accepted Vietnamese subtitles for The power of empathy | Helen Reiss | TEDxMiddlebury | ||
Linh Tran edited Vietnamese subtitles for The power of empathy | Helen Reiss | TEDxMiddlebury | ||
Linh Tran edited Vietnamese subtitles for The power of empathy | Helen Reiss | TEDxMiddlebury | ||
Linh Tran edited Vietnamese subtitles for The power of empathy | Helen Reiss | TEDxMiddlebury | ||
Linh Tran edited Vietnamese subtitles for The power of empathy | Helen Reiss | TEDxMiddlebury | ||
Linh Tran edited Vietnamese subtitles for The power of empathy | Helen Reiss | TEDxMiddlebury | ||
Linh Tran edited Vietnamese subtitles for The power of empathy | Helen Reiss | TEDxMiddlebury |