< Return to Video

Xóa bỏ rào cản ngôn ngữ Tim Doner TEDxTeen

  • 0:00 - 0:00
    Khoảng hai năm trước
  • 0:29 - 0:31
    Tôi được nhắc đến trong một bài báo
    của New York Times có tên
  • 0:31 - 0:33
    "Cuộc phiêu lưu của một thiếu niên
    nói nhiều ngôn ngữ"
  • 0:33 - 0:36
    trong đó kể về niềm đam mê
    học ngoại ngữ,
  • 0:36 - 0:38
    1 thói quen khác thường của tôi
  • 0:38 - 0:40
    Lúc đầu tôi nghĩ điều đó rất tuyệt
  • 0:40 - 0:42
    Thật tốt khi người ta
    chú ý đến học ngoại ngữ
  • 0:42 - 0:44
    và đó không còn là
  • 0:44 - 0:46
    một thói quen cô độc,
  • 0:46 - 0:47
    giúp tôi giao tiếp với
    mọi người trên thế giới
  • 0:49 - 0:51
    Và khi tôi càng ở tâm điểm
    của truyền thông lâu
  • 0:52 - 0:55
    tôi càng đi lệch trọng tâm
    câu chuyện của mình
  • 0:56 - 0:59
    Mặc dù tôi luôn thích thú được nói về
    tại sao và thế nào,
  • 0:59 - 1:02
    tại sao tôi học ngoại ngữ,
    tôi đã học như thế nào,
  • 1:02 - 1:05
    thay vào đó, mọi chuyện
    trở nên hơi hỗn loạn
  • 1:05 - 1:09
    trong đó, những show truyền thông chỉ muốn
    làm câu chuyện của tôi giật gân
  • 1:10 - 1:12
    Thế nên mọi việc diễn ra
    như thế này
  • 1:12 - 1:15
    "Xin chào, hôm nay tôi có mặt với
    Timothy Doner, cậu bé 17 tuổi
  • 1:15 - 1:17
    người thông thạo 20 ngoại ngữ.
  • 1:17 - 1:18
    À, xin lỗi quý vị
  • 1:18 - 1:21
    Cậu ấy có thể nói xấu
    quý vị bằng 25 ngôn ngữ
  • 1:21 - 1:23
    và thành thạo 10 ngoại ngữ khác.
  • 1:23 - 1:26
    Tim, hãy nói với khán giả
    'Chào buổi sáng'
  • 1:26 - 1:29
    và 'cảm ơn khán giả xem đài'
    bằng tiếng Hồi giáo?''
  • 1:29 - 1:32
    (Cười)
  • 1:33 - 1:35
    ''Ờ... Ả Rập''
  • 1:36 - 1:40
    (nói tiếng Ả Rập)
  • 1:40 - 1:41
    ''Tuyệt, Tim.
    Chúng tôi muốn
  • 1:41 - 1:42
    cậu giới thiệu bản thân và nói
  • 1:42 - 1:45
    'Tôi thông thạo 23 ngoại ngữ'
    bằng tiếng Đức"
  • 1:45 - 1:47
    ''Thực ra không hẳn thế. Nhưng..."
  • 1:47 - 1:49
    ''Không, không, cứ nói cho khán giả nghe đi''
  • 1:49 - 1:58
    (bằng tiếng Đức)
  • 1:58 - 1:59
    ''Tuyệt vời. Còn bây giờ
  • 1:59 - 2:01
    một câu líu lưỡi tiếng Trung
    được không?
  • 2:01 - 2:02
    (Cười)
  • 2:02 - 2:05
    "ồ, chúng ta có thể nói về tiếng Trung,
  • 2:05 - 2:07
    bạn biết đấy, càng ngày càng nhiều người Mỹ
    học tiếng Trung,
  • 2:07 - 2:09
    và tôi nghĩ là
    điều đó rất có ý nghĩa."
  • 2:09 - 2:10
    "Không. Không. Không
    Nói Cứ nói cho chúng nghe một câu khó phát âm"
  • 2:10 - 2:13
    (Cười)
  • 2:13 - 2:19
    (bằng tiếng Trung)
  • 2:19 - 2:20
    Chàng trai này! Tim, thế
  • 2:20 - 2:22
    một câu tiếng Trung nữa đi"
  • 2:22 - 2:23
    "Tôi không làm thế thì tốt hơn,
  • 2:23 - 2:25
    chúng ta có thể nói về Trung Quốc.
  • 2:25 - 2:27
    Bạn có thể thu được nhiều điều
    nhờ việc học ngoại ngữ.
  • 2:27 - 2:29
    ''Ôi, Tim, tôi xin lỗi
    Chúng ta hết giờ rồi"
  • 2:29 - 2:31
    (Cười)
  • 2:31 - 2:34
    (Vỗ tay)
  • 2:38 - 2:39
    ''Bây giờ, tại sao cậu không
    nói tạm biệt với khán giả
  • 2:39 - 2:41
    bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ nhỉ
  • 2:41 - 2:42
    và chúng ta sẽ kết thúc ở đây.''
  • 2:42 - 2:44
    ''Nhưng chúng ta chưa
    thực sự trao đổi gì cả''
  • 2:44 - 2:47
    ''Nhưng xin hãy nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ đi"
  • 2:47 - 2:52
    (bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ)
  • 2:52 - 2:53
    ''Đó là chàng trai này,
  • 2:53 - 2:55
    tự hỏi cậu ta có thể
    tìm được bạn gái không....
  • 2:55 - 2:59
    (Cười)
  • 2:59 - 3:01
    "Xin đừng rời xa màn hình
    tiếp theo sẽ là
  • 3:01 - 3:03
    một chú chó bun lướt ván
    trong bộ đồ bơi"
  • 3:03 - 3:05
    (Cười)
  • 3:05 - 3:11
    (Vỗ tay)
  • 3:11 - 3:14
    Buồn cười thế đấy ạ.
  • 3:14 - 3:16
    Điều đó nhấn mạnh
    2 vấn đề khá quan trọng
  • 3:16 - 3:18
    qua cách mà người ta
    thể hiện câu chuyện của tôi
  • 3:18 - 3:19
    Ở mức độ cá nhân,
  • 3:20 - 3:24
    Tôi cảm thấy học ngoại ngữ bây giờ
    gần như trở thành một loại nghĩa vụ
  • 3:24 - 3:29
    tôi cảm thấy một thứ gì đó bỗng nhiên
    phải được sắp xếp 1 cách cứng nhắc
  • 3:29 - 3:31
    Một điều gì đó mà phải
    phân loại, hợp lý hóa,
  • 3:31 - 3:33
    biểu hiện bằng các con số cụ thể.
  • 3:33 - 3:35
    Tôi nói X tiếng
  • 3:35 - 3:37
    Tôi biết Y tiếng.
  • 3:37 - 3:38
    trái ngược với điều tôi luôn làm,
  • 3:38 - 3:40
    đó là học ngoại ngữ
    vì niềm vui trong đó
  • 3:41 - 3:42
    Học để giao tiếp với mọi người
  • 3:42 - 3:44
    học về các nền văn hóa khác
  • 3:44 - 3:48
    Ở một mức cao hơn, nó làm hạ giá
    ý nghĩa của việc nói một ngôn ngữ,
  • 3:48 - 3:49
    hay biết một ngôn ngữ
  • 3:49 - 3:52
    Nếu bây giờ tôi có thể nói cho bạn
    1 điều gì đó tại TEDxTeen,
  • 3:52 - 3:54
    thì đó là việc biết một ngôn ngữ
  • 3:54 - 3:57
    không chỉ là biết một vài từ trong từ điển
  • 3:57 - 3:58
    Nó có ý nghĩa hơn nhiều
  • 3:58 - 4:00
    câu hỏi phòng vệ sinh ở đâu
  • 4:00 - 4:02
    hay mấy giờ rồi.
  • 4:02 - 4:04
    Mà tôi đang đi hơi nhanh rồi.
  • 4:05 - 4:08
    Với nhiều bạn chưa quen thuộc
    với câu chuyện của tôi,
  • 4:08 - 4:10
    các bạn có thể không biết từ
    ''polyglot'' (đa ngôn ngữ) nghĩa là gì
  • 4:10 - 4:12
    đó quả là một từ kỳ cục
  • 4:14 - 4:16
    Tôi bắt đầu ở đây.
  • 4:17 - 4:20
    Đứa nhóc tì này là tôi, khoảng năm 2001
  • 4:20 - 4:22
    đây là bắt đầu hành trình
    học ngoại ngữ của tôi
  • 4:22 - 4:24
    Thực ra tôi đã từng là một diễn viên nhí
  • 4:24 - 4:25
    trước khi tôi bắt đầu học ngoại ngữ.
  • 4:25 - 4:28
    Và tôi luôn có một chút
    năng khiếu với ngữ điệu
  • 4:28 - 4:31
    Thế là tôi đi thử giọng
    cho quảng cáo trên radio
  • 4:31 - 4:32
    hoặc quảng cáo trên ti vi
  • 4:32 - 4:34
    và tôi có thể giả giọng Austin Powers.
  • 4:34 - 4:36
    Tôi sẽ không diễn nó ở đây đâu.
  • 4:37 - 4:40
    (Cười)
  • 4:40 - 4:41
    hoặc là tôi có thể
  • 4:41 - 4:43
    Apu trong seri tThe Simpsons.
  • 4:43 - 4:44
    Có một lần thử giọng
  • 4:44 - 4:45
    tôi bị yêu cầu đi về,
  • 4:45 - 4:46
    họ bảo tôi đóng giả
    một đứa bé bị ngọng,
  • 4:47 - 4:49
    tôi thì lại muốn làm
    Darth Vader với giọng Pháp
  • 4:49 - 4:53
    (Cười)
  • 4:53 - 4:56
    Nhưng điều đó đã dạy tôi những điều cơ bản
  • 4:56 - 4:58
    về việc phân tích âm thanh.
  • 4:58 - 5:00
    về việc bắt được âm của người nước ngoài
  • 5:00 - 5:01
    hay những mẫu câu nói
  • 5:01 - 5:03
    và thật sự sống với nó.
  • 5:03 - 5:05
    Nào, bây giờ, tua nhanh hơn một chút
  • 5:05 - 5:07
    lúc này tôi học lớp 3,
  • 5:07 - 5:09
    và tôi bắt đầu học tiếng Pháp
    lần đầu tiên
  • 5:09 - 5:10
    Sáu tháng rồi đến một năm
  • 5:10 - 5:12
    thậm chí hai năm sau,
  • 5:12 - 5:13
    tôi vẫn không thể giao tiếp.
  • 5:13 - 5:15
    Tiếng Pháp chỉ là 1 môn học ở trường
  • 5:15 - 5:17
    và ngay cả khi tôi có thể nói những từ
  • 5:17 - 5:19
    như khuỷu tay, xương đầu gối, dây giầy
  • 5:20 - 5:23
    Tôi thật sự không thể giao tiếp
    trôi chảy với ai cả.
  • 5:24 - 5:26
    Tua nhanh hơn một chút.
  • 5:26 - 5:27
    Lớp 7, tôi học tiếng Latin
  • 5:27 - 5:29
    Tiếng Latin là một ngôn ngữ chết
  • 5:29 - 5:31
    và khi học tiếng Latin, bạn thật sự học
  • 5:31 - 5:32
    cách phân tích ngôn ngữ
  • 5:32 - 5:34
    và nhìn ngôn ngữ như một hệ thống
  • 5:34 - 5:36
    với các quy tắc, và như 1 phần
    của 1 bộ xếp hình
  • 5:36 - 5:37
    Điều đó thật thú vị
  • 5:37 - 5:40
    nhưng tôi vẫn chưa cảm nhận
    học ngôn ngữ là dành cho mình
  • 5:40 - 5:43
    Nào, lại tua một chút nhanh hơn
  • 5:43 - 5:44
    Khoảng 13 tuổi,
  • 5:44 - 5:45
    tôi quan tâm về
  • 5:45 - 5:47
    mâu thuẫn Israel - Palestine
  • 5:47 - 5:48
    Tôi bắt đầu học tiếng Do Thái.
  • 5:48 - 5:49
    Tôi không biết
    phải làm thế nào.
  • 5:49 - 5:52
    Tôi chẳng biết
    tôi nên làm gì
  • 5:52 - 5:54
    thế là tôi nghe rất nhiều nhạc Rap
  • 5:54 - 5:57
    Tôi học lời bài hát,
    tôi nói lại những lời đó
  • 5:57 - 5:59
    rồi tôi thử chat với những người bản ngữ,
  • 5:59 - 6:01
    tuần một lần, tháng một lần
  • 6:01 - 6:04
    tôi tiến bộ lên
  • 6:03 - 6:05
    Tôi bắt đầu hiểu ra rất nhiều.
  • 6:05 - 6:06
    Tôi nói không giống
    người bản ngữ,
  • 6:06 - 6:09
    tôi không thể nói chuẩn xác và
  • 6:09 - 6:10
    tôi đương nhiên chả hiểu ngữ pháp.
  • 6:10 - 6:13
    nhưng tôi đã làm những điều
    mà tôi không bao giờ làm được ở trường
  • 6:13 - 6:15
    đó là nhặt nhạnh những căn bản
    của một ngôn ngữ
  • 6:15 - 6:16
    tự học
  • 6:17 - 6:18
    Tiếp theo sau đó một chút
  • 6:19 - 6:20
    Tôi bắt đầu học tiếng Ả Rập khi 14 tuổi
  • 6:20 - 6:22
    trong một chương trình hè ở lớp 9
  • 6:22 - 6:24
    Đó là mùa hè năm 2010
  • 6:24 - 6:26
    Sau 1 tháng, tôi thấy tôi
    có thể đọc viết
  • 6:26 - 6:27
    không gặp vấn đề gì.
  • 6:27 - 6:28
    Tôi đã học những căn bản
    của một ngôn ngữ chính thức
  • 6:28 - 6:30
    và một trong các phương ngữ
  • 6:30 - 6:34
    Và cuối cùng, tôi nhận ra rằng
    tôi có thể học ngoại ngữ như 1 sở thích
  • 6:35 - 6:40
    Cuối cùng, ngày 24 tháng 3 năm 2011
  • 6:40 - 6:41
    Tôi đã bị mất ngủ khủng khiếp
  • 6:41 - 6:43
    khi tôi học thêm ngôn ngữ khác
  • 6:43 - 6:46
    bằng các sách ngữ pháp hay xem ti vi,
  • 6:46 - 6:49
    ví dụ như tiếng Ả Rập hay Do Thái,
    trở thành cách tôi tập trung thời gian
  • 6:50 - 6:56
    Đêm đó, khi tôi vẫn còn thức
    tới tận khuya lắc
  • 6:56 - 6:59
    Tôi đã tự thu âm mình nói tiếng Ả rập
    vào máy tính
  • 6:59 - 7:00
    làm phụ đề
  • 7:00 - 7:01
    và đưa lên trang Youtube
  • 7:01 - 7:03
    với tiêu đề "Tim nói tiếng Ả Rập"
  • 7:03 - 7:05
    (bằng tiếng Ả Rập)
  • 7:05 - 7:07
    Hôm sau tôi làm điều tương tự
  • 7:07 - 7:08
    (bằng tiếng Do Thái)
  • 7:08 - 7:09
    Tim nói tiếng Do Thái
  • 7:09 - 7:12
    Những lời bình luận khi tôi ngó vào
    thật tuyệt vời
  • 7:12 - 7:13
    Người ta nói kiểu như
  • 7:13 - 7:15
    "Oa, tôi chưa từng gặp một
    người Mỹ nói tiếng Ả Rập"
  • 7:15 - 7:20
    (Cười)
  • 7:20 - 7:22
    Chẳng lẽ là lỗi của họ à?
  • 7:23 - 7:24
    Ngoài ra, còn có những câu như
  • 7:24 - 7:27
    "Ồ, có lẽ bạn có thể sửa nguyên âm ở đây"
  • 7:27 - 7:29
    hay ''có lẽ từ này
    được phát âm như thế này''
  • 7:29 - 7:31
    Thế là học ngoại ngữ,
    bỗng nhiên
  • 7:31 - 7:32
    đi từ trên những trang sách
  • 7:32 - 7:34
    hay màn hình máy tính của tôi
  • 7:34 - 7:35
    đến cả thế giới
    rộng lớn.
  • 7:36 - 7:37
    Sau đó tôi bị cuốn vào
  • 7:37 - 7:41
    tôi có cả một cộng đồng
    để tương tác cùng
  • 7:41 - 7:43
    và quan trọng là có một giáo viên
    hay bạn nói chuyện
  • 7:43 - 7:45
    trong bất kỳ ngôn ngữ nào tôi muốn.
  • 7:45 - 7:47
    Tôi sẽ cho bạn xem một đoạn phim ngắn
  • 7:48 - 7:54
    Video: [tiếng Ả Rập] Tôi bắt đầu học tiếng
    Ả Rập cách đây 6 tháng
  • 7:54 - 7:57
    (tiếng Indonesia)
    Nó bắt đầu từ ... một, hai, ba , bốn ...
  • 7:59 - 8:00
    khoảng bốn ngày trước
  • 8:01 - 8:04
    (Tiếng Do thái)
    Tôi thật sự thấy rằng
  • 8:04 - 8:07
    đọc và viết
    bằng tiếng Ả Rập dễ hơn
  • 8:07 - 8:10
    (tiếng Ojibwe)
    Tôi đương nhiên thấy tiếng Ojibwe khó!
  • 8:10 - 8:15
    (tiếng Swahili)
    nhưng hôm kia tôi về nhà
  • 8:15 - 8:18
    (Tiếng Pashto) Phát âm của tôi thế nào?
    Cảm ơn rất nhiều!
  • 8:19 - 8:22
    Chúc một ngày tốt lành! Tạm biệt!
  • 8:24 - 8:29
    (Vỗ tay)
  • 8:29 - 8:30
    Tim Doner: Đó là
    phương pháp của tôi
  • 8:30 - 8:31
    để vươn ra thế giới.
  • 8:31 - 8:32
    Khi tôi học những ngôn ngữ này
  • 8:32 - 8:34
    tôi gặp một số trở ngại.
  • 8:34 - 8:36
    Một là
    tôi không biết cách tự học.
  • 8:36 - 8:38
    Thực tế, tôi dám chắc
    nhiều bạn nếu bị nói là
  • 8:38 - 8:40
    bạn phải học tiếng Pashto
    trước tháng sau
  • 8:40 - 8:41
    bạn sẽ chẳng biết phải làm gì
  • 8:41 - 8:43
    Thế là tôi làm thử nghiệm
  • 8:44 - 8:46
    Đây là một ví dụ
  • 8:46 - 8:49
    Trong lớp Latin, tội đọc về
    điều mà Cicero mô tả
  • 8:49 - 8:51
    gọi là "Phương pháp của Loci"
  • 8:51 - 8:52
    Chính xác là Locurum.
  • 8:52 - 8:55
    Đó là một kỹ năng,
    giúp bạn ghi nhớ
  • 8:55 - 8:56
    Ví dụ, bạn muốn học
  • 8:56 - 8:58
    10 từ vựng trong một danh sách
  • 8:58 - 8:59
    Bạn lấy từng từ một
  • 8:59 - 9:01
    và thay vì học
    theo từng khối
  • 9:01 - 9:02
    bạn nhập chúng vào
    trí nhớ không gian của bạn
  • 9:02 - 9:04
    Ý của tôi là như thế này
  • 9:04 - 9:06
    đây là quảng trường Union
  • 9:06 - 9:07
    nơi tôi đến hàng ngày.
  • 9:07 - 9:08
    Nếu tôi nhắm mắt,
  • 9:08 - 9:10
    Tôi có thể mường tượng ra nó rất rõ nét
  • 9:10 - 9:13
    Tôi tưởng tượng
    mình đang đi dọc quảng trường Union
  • 9:13 - 9:15
    và ở mỗi điểm trong tâm trí
    có tiếng vang vọng
  • 9:15 - 9:17
    tôi liên kết nó với một từ vựng
  • 9:19 - 9:20
    Tôi sẽ lấy ví dụ nhé.
  • 9:20 - 9:22
    Tôi đang đi bộ trên Đại lộ Park
  • 9:22 - 9:23
    và tiếng Nhật đi bộ là ''iku''
  • 9:23 - 9:26
    Tôi đi thêm một chút nữa, rẽ phải,
  • 9:26 - 9:28
    ngồi lên bậc thang,
    nơi mà tôi có thể ''Suwaru''
  • 9:28 - 9:30
    Thẳng hướng Bắc từ đó
    là tượng George Washington
  • 9:30 - 9:31
    nơi tôi thường nghĩ là một vòi phun nước
  • 9:31 - 9:33
    thế thì ''nomu'', nghĩa là uống
  • 9:33 - 9:36
    Bên cạnh
    có một cái cây, bạn có thể ''kiru'' - cắt
  • 9:36 - 9:37
    Đi về phía Bắc,
    hướng Barnes & Noble
  • 9:37 - 9:39
    bạn có thể ''yomu'', nghĩa là đọc
  • 9:39 - 9:42
    Nếu tôi thấy đói và muốn
    đi tới quán Falafel yêu thích
  • 9:42 - 9:45
    tôi có thể đi qua một tòa nhà phía tây
    và tôi có thể ''taberu'', nghĩa là ăn
  • 9:45 - 9:47
    Sót mất một từ
  • 9:47 - 9:49
    Cũng được. 8 trên 10!
    Không tệ lắm!
  • 9:50 - 9:51
    Tôi nhận ra rằng, đa phần
  • 9:51 - 9:53
    bằng cách thử nghiệm phương pháp như vậy,
  • 9:53 - 9:56
    việc học ngôn ngữ trở thành
    một kinh nghiệm tương tác,
  • 9:56 - 9:58
    trở thành một điều
    mà tôi có thể ghi nhớ tốt hơn
  • 9:58 - 9:59
    và tôi rất thích thú.
  • 9:59 - 10:01
    Có thể cách đó
    không hợp với bạn
  • 10:01 - 10:02
    Tôi có 1 cách khác.
  • 10:03 - 10:04
    Có nhiều người hỏi tôi
  • 10:04 - 10:06
    Anh học nhiều ngoại ngữ
    đến thế cùng một lúc
  • 10:06 - 10:07
    làm sao anh không bị lẫn lộn nhỉ?
  • 10:07 - 10:09
    hay làm thế nào anh nhớ
    nhiều từ đến thế?
  • 10:09 - 10:10
    Trong tiếng Tây Ban Nha,
    tôi học từ cái bàn
  • 10:10 - 10:12
    và từ quyển sách
    vào tai này qua tai kia ngay.
  • 10:12 - 10:14
    Cách tôi làm là nắm chặt lấy nó.
  • 10:14 - 10:16
    Ví dụ
  • 10:16 - 10:18
    lấy ba từ này trong tiếng Indonesia.
  • 10:18 - 10:20
    Đây là những từ nằm trong
    nhóm 50 từ đầu tiên tôi học
  • 10:20 - 10:22
    "Kepala", "Kabar", "Kantor".
  • 10:22 - 10:24
    về từ vựng, chúng không
    liên quan gì đến nhau
  • 10:24 - 10:25
    ''Kepala'' là đầu. ''Kabar'' là tin tức.
    ''Kantor'' là văn phòng
  • 10:27 - 10:30
    Nhưng mà chúng nghe na ná ''K'', ''A''
    Đúng không ạ?
  • 10:30 - 10:31
    Thế điều tôi làm là
  • 10:31 - 10:35
    tôi ghi nhớ những từ
    theo một khối có âm tương tự.
  • 10:35 - 10:37
    Nên nếu tôi nghe từ ''Kepala''
    trong tiếng Indo
  • 10:37 - 10:39
    Tôi lập tức nghĩ đến
    từ ''Kebar'' và ''Kantor''
  • 10:39 - 10:42
    Giống như vậy, trong tiếng Ả Rập
    "Iktissad", "Istiklal", "Sokot".
  • 10:42 - 10:43
    Ba từ này chẳng liên quan đến nhau
  • 10:43 - 10:45
    Một là kinh tế, một là độc lập,
    một là suy sụp
  • 10:45 - 10:47
    Nhưng nếu tôi nghe 1 từ, thì nó gợi nhớ..
    (Cười)
  • 10:47 - 10:51
    (Cười)
  • 10:51 - 10:53
    nó gợi nhớ các từ còn lại
  • 10:53 - 10:55
    Tương tự với tiếng Do Thái
  • 10:55 - 10:56
    (bằng tiếng Do Thái)
  • 10:56 - 10:59
    Ngay cả khi nghĩa của chúng là
    quay lại, nhớ và tỏa sáng
  • 10:59 - 11:01
    hay trong tiếng Farsi chúng
    có liên quan đến nhau
  • 11:01 - 11:02
    Nên với tôi, nếu tôi nghe từ ''Pedar''
  • 11:02 - 11:03
    nghĩa là bố
  • 11:03 - 11:05
    tôi sẽ tự động nghĩ ra các từ
  • 11:05 - 11:07
    "Mada", "Barodar", "Dokhtar".
  • 11:07 - 11:09
    mẹ, anh trai, con gái
  • 11:09 - 11:10
    Tóm lại, đó là một cách học
  • 11:10 - 11:13
    và tôi không nói rằng nó sẽ
    khiến bạn thông thạo 1 ngôn ngữ
  • 11:13 - 11:14
    nó chỉ là 1 trong các cách
  • 11:14 - 11:16
    để vượt qua những khó khăn
  • 11:17 - 11:18
    Và có thể bạn tự hỏi
  • 11:19 - 11:20
    Làm việc này thì được cái gì?
  • 11:21 - 11:23
    Tại sao học tiếng Pasho hay tiếng Ojibwe
  • 11:23 - 11:24
    khi bạn đang sống ở New York?
  • 11:24 - 11:27
    Lý do là
  • 11:27 - 11:29
    Thực ra,
    tôi sống ở New York cả đời mình
  • 11:29 - 11:31
    và tôi luôn bị choáng ngợp
    bởi số lượng ngôn ngữ
  • 11:31 - 11:33
    tôi có thể nghe trong 1 ngày
  • 11:33 - 11:36
    Đi dọc theo một con phố,
    tôi sẽ thấy các bảng hiệu tiếng Trung
    hay tiếng Tây Ban Nha
  • 11:36 - 11:39
    Tôi thấy hiệu sách Nga,
    nhà hàng Ấn Độ, nhà tắm Thổ Nhĩ Kỳ.
  • 11:39 - 11:41
    Bất chấp sự đa dạng ngôn ngữ đó,
  • 11:41 - 11:43
    văn hóa Mỹ chủ đạo
  • 11:43 - 11:45
    vẫn dứt khoát ở dạng đơn ngữ
  • 11:45 - 11:46
    Nếu bạn không tin,
  • 11:46 - 11:50
    hãy xem phản ứng với
    video quảng cáo Coca-cola Super Bowl
  • 11:51 - 11:55
    Vì thế khi tôi bắt đầu thử nghiệm
    với việc học ngoại ngữ
  • 11:55 - 11:56
    tôi đã tìm thấy một cộng đồng
  • 11:56 - 11:58
    những người học ở ngay New York.
  • 11:58 - 11:59
    Tôi đã đi xa hơn giới hạn thành phố
  • 11:59 - 12:02
    và vì thiếu từ,
    tự làm mình xấu hổ
  • 12:02 - 12:04
    tôi cố gắng nói chuyện
    với người ta cả ngày
  • 12:04 - 12:05
    tìm hiểu quan điểm của họ về mọi thứ
  • 12:05 - 12:07
    và sử dụng các kỹ năng ngôn ngữ mới phát hiện ra
  • 12:07 - 12:09
    Video: (bằng tiếng Nga) Tên anh là gì?
    Natan
  • 12:09 - 12:11
    Natan
    Xin chào
  • 12:11 - 12:12
    Tên anh là gì?
  • 12:12 - 12:14
    Tôi là Tim
  • 12:14 - 12:16
    Rất vui được gặp anh
  • 12:16 - 12:17
    Rất vui được gặp anh
  • 12:17 - 12:18
    Anh từ đâu đến?
  • 12:18 - 12:20
    (bằng tiếng Urdu) Cuốn sách này là do
  • 12:20 - 12:22
    Qudratullah Shanab tự viết
  • 12:24 - 12:25
    ''nawist'' nghĩa là gì?
  • 12:26 - 12:29
    Nó nghĩa là tác giả đã viết...
  • 12:31 - 12:33
    À, rồi, Khod-Nawist (tự viết)
  • 12:33 - 12:34
    xuất phát từ khod-nevashtan
    trong tiếng Ba Tư
  • 12:34 - 12:36
    Đấy, bạn có thể phải dùng rất nhiều tiếng Anh
  • 12:36 - 12:37
    có thể bạn không thật sự
  • 12:37 - 12:39
    đặc biệt thu hút khi bạn nói
  • 12:39 - 12:40
    nhưng vấn đề là
    bạn đã bước ra ngoài
  • 12:40 - 12:42
    và bạn trải nghiệm
  • 12:42 - 12:43
    Tôi không nói tiếng Urdu giỏi
  • 12:43 - 12:44
    đoạn hội thoại đó nghe khá kỳ,
  • 12:44 - 12:48
    nhưng chỉ từ đó,
    tôi đã học được từ mới ''Khod-nawist''
  • 12:48 - 12:50
    và tôi sẽ không bao giờ quên nó.
  • 12:50 - 12:53
    Tiếp theo nữa, bạn lại có thể tự hỏi
  • 12:53 - 12:55
    Một lần nữa, làm việc này có ý nghĩa gì?
  • 12:55 - 12:57
    Tôi đã cố gắng giải thích với mọi người
  • 12:57 - 12:58
    những động lực khác nhau của tôi là gì
  • 12:58 - 13:01
    nhưng tôi thấy câu nói
    của Nelson Mandela
  • 13:01 - 13:02
    là cách lý giải tốt nhất
  • 13:02 - 13:04
    ''Nếu bạn nói với một người
    bằng ngôn ngữ mà anh ta hiểu
  • 13:04 - 13:06
    điều đó sẽ ở lại trong đầu anh ta.
  • 13:06 - 13:09
    Nếu bạn nói với một người bằng ngôn ngữ của anh ta
    thì điều đó sẽ nằm lại trong trái tim anh ta
  • 13:09 - 13:10
    Khi tôi bắt đầu nhận thấy
  • 13:10 - 13:12
    có một sự kết nối rộng lớn
  • 13:12 - 13:14
    giữa ngôn ngữ và văn hóa
  • 13:14 - 13:16
    ngôn ngữ và tư duy.
  • 13:16 - 13:19
    Thực tình mà nói,
    nếu bạn muốn học tiếng Ba Tư , ví dụ thế
  • 13:19 - 13:21
    bạn cầm từ điển lên, bạn nói
    ''Tôi biết nói ''cảm ơn'' thế nào,
  • 13:21 - 13:23
    Tôi biết nói ''Cái này giá bao nhiêu?''
  • 13:23 - 13:24
    và tôi biết nói ''tạm biệt''.
  • 13:24 - 13:25
    Ô, tôi biết tiếng Ba Tư.''
  • 13:25 - 13:28
    Có lẽ là không, thực ra, hãy xem
  • 13:28 - 13:31
    nếu bạn muốn một cái gì đó
    ở một hiệu sách Ba Tư,
  • 13:31 - 13:33
    bạn có thể hỏi ai đó ''Cái này giá bao nhiêu?''
  • 13:33 - 13:35
    Nói chung anh ta sẽ nói với thế này:
  • 13:35 - 13:36
    "Ghabeli nadaareh."
  • 13:36 - 13:38
    nghĩa là ''Nó vô giá trị''
  • 13:38 - 13:40
    (Cười)
  • 13:40 - 13:43
    Thực tế đây là một nét văn hóa sâu sắc
    gọi là ''Taaraf''
  • 13:43 - 13:45
    trong đó, hai người đàm thoại với nhau
  • 13:45 - 13:47
    cả hai đều cố gắng cư xử
    khiêm nhường hơn người kia.
  • 13:47 - 13:48
    Thế nên nếu tôi đi mua sách
  • 13:48 - 13:51
    sẽ là thô lỗ nếu người đó nói với tôi
    ''Nó giá 5 đồng''
  • 13:51 - 13:52
    Anh ta phải nói ''Nó không có giá gì cả, thưa anh
  • 13:52 - 13:54
    Anh đẹp trai quá
    anh tài giỏi quá
  • 13:55 - 13:57
    (Cười)
  • 13:57 - 13:58
    Anh cứ cầm về,
    Tôi rất khiêm nhường, anh cứ cầm luôn cho''
  • 13:58 - 14:01
    (Cười)
  • 14:01 - 14:04
    Hoặc bạn có thể thấy gì đó
    như thế này:
  • 14:04 - 14:06
    Nếu bạn muốn cảm ơn ai đó
  • 14:06 - 14:07
    nếu bạn muốn bày tỏ lòng biết ơn,
  • 14:07 - 14:09
    hoặc nói "rất vui được gặp anh''
  • 14:09 - 14:11
    Tôi có thể nói ''Có gì đâu,
    tôi biết nói ''cảm ơn'' bằng tiếng Farsi mà
  • 14:11 - 14:12
    Tôi nói tiếng Farsi''.
    Tuy nhiên lại không hẳn thế
  • 14:13 - 14:16
    Thật ra tôi thường nghe thấy câu này
    khi nói chuyện với người Iran,
  • 14:16 - 14:17
    "Ghorbanet beram."
  • 14:17 - 14:18
    dịch sát nghĩa là
  • 14:18 - 14:23
    "Tôi có thể hy sinh cuộc đời tôi cho anh''
    (Cười)
  • 14:23 - 14:25
    Thế đấy, nó văn thơ
  • 14:25 - 14:27
    bạn có thể coi nó là thống thiết quá đáng
  • 14:28 - 14:32
    nhưng đó là điều bạn phải thật sự hiểu được văn hóa
    để nắm bắt được
  • 14:33 - 14:34
    Tôi không muốn phóng đại
  • 14:34 - 14:36
    vì, hãy nghĩ xem,
    chúng ta cũng nói thế trong tiếng Anh suốt mà
  • 14:36 - 14:38
    Nếu bạn hỏi ai đó ''Anh có khỏe không?''
  • 14:38 - 14:39
    Bạn chờ đợi câu trả lời như thế nào?
  • 14:39 - 14:40
    ''Tôi ổn''
  • 14:40 - 14:42
    Nếu bạn nói với tôi cái gì khác
    tôi không quan tâm
  • 14:42 - 14:43
    (Cười)
  • 14:43 - 14:44
    Nhưng chúng ta vẫn nói
  • 14:44 - 14:45
    Chúng ta nói ''Chúa phù hộ anh''
  • 14:45 - 14:47
    ngay cả khi hiện tại nó chẳng có nội dung tôn giáo
    thật sự hàm chứa trong đó
  • 14:47 - 14:48
    khi người ta hắt xì hơi
    Đúng không ạ? Thế thì
  • 14:53 - 14:54
    Thật là thú vị chúng ta nghĩ đến một điều
  • 14:54 - 14:56
    mà đa số các nhà ngôn ngữ học tin rằng
  • 14:56 - 14:59
    ngôn ngữ vốn không
    ảnh hưởng lên cách bạn nghĩ
  • 14:59 - 15:01
    Đúng thế. Không có ngôn ngữ nào
    có thể biến bạn thành thần đồng toán học.
  • 15:01 - 15:03
    Không có ngôn ngữ nào có thể làm cho
  • 15:03 - 15:05
    các vấn đề logic trở nên không thể hiểu được.
  • 15:05 - 15:08
    Nhưng có một sự ràng buộc
    giữa ngôn ngữ và văn hóa
  • 15:08 - 15:09
    Có rất nhiều ngôn ngữ có thể nói cho bạn
  • 15:09 - 15:12
    về cả quan niệm văn hóa
  • 15:12 - 15:13
    và thực tế, trên trái đất,
  • 15:13 - 15:16
    mỗi hai tuần, có một ngôn ngữ chết đi
  • 15:16 - 15:18
    Không còn ai nói nó nữa.
  • 15:18 - 15:20
    Bởi chiến tranh, bởi đói kém,
  • 15:20 - 15:22
    đa số trường hợp là do bị đồng hóa
  • 15:22 - 15:24
    Có lẽ , sẽ dễ dàng cho tôi hơn
    khi không nói tiếng của làng tôi
  • 15:24 - 15:26
    mà nói tiếng Ả Rập, chẳng hạn.
  • 15:26 - 15:29
    Hoặc có thể tôi đến từ một bộ tộc Amazon,
  • 15:29 - 15:30
    môi trường sống của tôi bị mất dần
  • 15:30 - 15:33
    và hợp lý hơn là tôi
    sẽ học tiếng Bồ Đào Nha
  • 15:33 - 15:34
    và để mất văn hóa của mình.
  • 15:35 - 15:36
    Hãy nghĩ về điều đó.
  • 15:36 - 15:38
    Hai tháng nữa, kể từ hôm nay, ngày 1 tháng Tư
  • 15:38 - 15:40
    Đối với nhiều bạn, ngày đó sẽ căng thẳng
  • 15:40 - 15:41
    vì bạn phải nộp bài
  • 15:41 - 15:43
    hoặc phải trả tiền nhà.
  • 15:43 - 15:44
    Nhưng đối với hai nhóm
    người trên thế giới
  • 15:44 - 15:47
    đối với hai nền văn hóa, điều đó có nghĩa là
    sự ra đi của ngôn ngữ của họ
  • 15:47 - 15:50
    Cái chết của những truyền thuyết,
    của lịch sử, của văn hóa dân gian.
  • 15:50 - 15:52
    Của cách hiểu thế giới của họ.
  • 15:52 - 15:55
    Nào, thế giờ bạn
    ôn lại tiếng Tây Ban Nha
  • 15:55 - 15:56
    đi đến lớp tiếng Nhật,
  • 15:56 - 15:59
    sẽ không ngăn cản được sự biến mất của ngôn ngữ
  • 15:59 - 16:03
    Nhưng điều cần làm là,
    bắt đầu mở rộng đầu óc của bạn với ý nghĩ
  • 16:03 - 16:06
    rằng ngôn ngữ
    trong ý nghĩa và bản chất của nó
  • 16:06 - 16:09
    thể hiện quan điểm về thế giới văn hóa.
  • 16:09 - 16:11
    Vè nếu tôi có thể truyền đạt cho bạn
    một điều tại TEDxTeen hôm nay
  • 16:11 - 16:13
    thì đó là:
  • 16:13 - 16:15
    Bạn có thể dịch từ ngữ dễ dàng
  • 16:15 - 16:17
    nhưng bạn không thể
    truyền tải được hết ý nghĩa.
  • 16:17 - 16:18
    Cảm ơn
  • 16:18 - 16:22
    (Tiếng cổ vũ)
Title:
Xóa bỏ rào cản ngôn ngữ Tim Doner TEDxTeen
Description:

Trong thuyết trình này, Timothy Doner, một chàng trai đa ngôn ngữ phi thường, đưa chúng ta đến với hành trình học ngoại ngữ của mình, kể lại chi tiết những phiêu lưu với truyền thông và chia sẻ những điểm chính đã giúp anh vượt qua các trở ngại của việc học ngoại ngữ. Anh khuyến khích chúng ta học không chỉ một ngôn ngữ mà cả văn hóa mà ngôn ngữ đó phản ánh.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDxTalks
Duration:
16:27

Vietnamese subtitles

Revisions