Hoạt động bí ẩn của bộ não thiếu niên
-
0:01 - 0:04Mười lăm năm trước đây,
có nhiều ý kiến cho rằng -
0:04 - 0:06phần lớn sự phát triển của não bộ
-
0:06 - 0:09diễn ra trong những năm đầu
của cuộc đời. -
0:09 - 0:11Trở lại 15 năm về trước,
chúng ta không có khả năng -
0:11 - 0:14để khám phá bên trong bộ não
trên cơ thể sống' . -
0:14 - 0:17và theo dõi sự phát triển của nó
trong suốt cuộc đời. -
0:17 - 0:20Trong khoảng 10 năm trở lại đây,
do sự tiến bộ -
0:20 - 0:22trong công nghệ ghi hình ảnh não
-
0:22 - 0:25như chụp cộng hưởng từ, hay MRI,
-
0:25 - 0:28các nhà thần kinh học
đã bắt đầu khám phá bên trong -
0:28 - 0:30bộ não con người ở mọi lứa tuổi,
và theo dõi những thay đổi -
0:30 - 0:33trong cấu trúc và chức năng của não,
-
0:33 - 0:37vì vậy chúng tôi sử dụng MRI
để tạo một bản chụp, -
0:37 - 0:40hay một bức ảnh với độ phân giải cao
về cấu trúc bên trong -
0:40 - 0:43của não người,
và chúng ta có thể đặt ra các câu hỏi -
0:43 - 0:46như có bao nhiêu chất xám trong não,
-
0:46 - 0:48và nó thay đổi như thế nào theo lứa tuổi?
-
0:48 - 0:51Và chúng tôi cũng sử dụng chức năng MRI,
gọi là fMRI, -
0:51 - 0:55để làm một video, một bộ phim,
về hoạt động của bộ não -
0:55 - 0:57khi những người tham dự
tham gia vào một số công việc -
0:57 - 1:00như suy nghĩ
hay cảm nhận một cái gì đó. -
1:00 - 1:03Vì vậy, nhiều phòng thí nghiệm trên toàn thế giới
đều đưa vào những kiểu nghiên cứu như thế này -
1:03 - 1:05và chúng ta thực sự có
-
1:05 - 1:09một bức ảnh giàu nội dung và chi tiết
về sự phát triển của não bộ, -
1:09 - 1:12hình ảnh này
đã thay đổi hoàn toàn -
1:12 - 1:15cách mà chúng ta nghĩ
về sự phát triển của bộ não con người -
1:15 - 1:17bằng cách tiết lộ rằng
nó không chỉ phát triển trong thời thơ ấu, -
1:17 - 1:20mà thay vào đó, vẫn tiếp tục phát triển
-
1:20 - 1:24trong suốt thời thanh thiếu niên
cho đến khi 20 hay 30 tuổi. -
1:24 - 1:28Vậy nên giai đoạn thiếu niên
được coi là giai đoạn trong cuộc đời -
1:28 - 1:32mà bắt đầu những thay đổi sinh học,
nội tiết tố, vật lý của tuổi dậy thì -
1:32 - 1:36và kết thúc khi một cá nhân
-
1:36 - 1:39đạt đến một độ ổn định,
một vai trò độc lập trong xã hội. -
1:39 - 1:41(Cười)
-
1:41 - 1:44Nó có thể tiếp diễn trong một thời gian dài. (Cười)
-
1:44 - 1:47Một trong những vùng não mà
thay đổi đáng kể nhất -
1:47 - 1:50trong giai đoạn thiếu niên
được gọi là vỏ não ở trán. -
1:50 - 1:53Và đây là mô hình
của bộ não con người, -
1:53 - 1:56và đây là vỏ não ở trán,
ở ngay phía trước. -
1:56 - 1:58Vỏ não ở trán là một khu vực thú vị.
-
1:58 - 2:02Ở người, nó lớn hơn rất nhiều
so với loài khác -
2:02 - 2:05và nó kéo theo
một loạt các đạc trưng như -
2:05 - 2:08chức năng nhận thức cao,
như việc ra quyết định, -
2:08 - 2:11lập kế hoạch,
lập kế hoạch những gì bạn sẽ làm vào ngày mai -
2:11 - 2:13hoặc tuần tới hoặc năm tới,
kiềm chế hành vi không phù hợp -
2:13 - 2:16ngăn bạn thốt ra
một cái gì đó thô lỗ -
2:16 - 2:19hoặc làm một cái gì đó
ngu ngốc. -
2:19 - 2:21Nó cũng tham gia
vào các tương tác xã hội, -
2:21 - 2:24hiểu biết về người khác,
và tự nhận thức về bản thân. -
2:24 - 2:27Vì vậy, các nghiên cứu MRI
về sự phát triển của khu vực này -
2:27 - 2:29đã cho thấy rằng
nó thực sự phải trải qua sự phát triển đáng kể -
2:29 - 2:32trong giai đoạn niên thiếu.
-
2:32 - 2:35Vì vậy, nếu bạn nhìn vào
lượng chất xám, ví dụ, -
2:35 - 2:40lượng chất xám trong độ tuổi từ 4 đến 22
-
2:40 - 2:42gia tăng trong thời thơ ấu,
đó là những gì bạn có thể nhìn thấy -
2:42 - 2:46trên biểu đồ này.
Và đỉnh điểm là tuổi chớm vị thành niên. -
2:46 - 2:49Các mũi tên
biểu thị cao điểm của lượng chất xám -
2:49 - 2:52trong vỏ não ở trán.
Bạn có thể thấy rằng đỉnh này sẽ xuất hiện -
2:52 - 2:56một vài năm muộn hơn ở bé trai
so với bé gái, -
2:56 - 2:58và đó có lẽ là vì thường thì
các chàng trai trải qua tuổi dậy thì -
2:58 - 3:00một vài năm muộn hơn
so với các cô gái, -
3:00 - 3:03và sau đó trong thời thiếu niên,
có một sự suy giảm đáng kể -
3:03 - 3:06lượng chất xám trong vỏ não ở trán.
-
3:06 - 3:08Điều này nghe có vẻ xấu,
nhưng trên thực tế -
3:08 - 3:11đó là một quá trình phát triển
thực sự quan trọng, -
3:11 - 3:15bởi vì chất xám chứa các tế bào
và các kết nối giữa tế bào -
3:15 - 3:19các khớp thần kinh (xi-náp)
và sự suy giảm khối lượng chất xám -
3:19 - 3:21trong vỏ não trước trán
-
3:21 - 3:24được cho là tương ứng
với sự cắt tỉa xi-náp, -
3:24 - 3:27loại bỏ
những xi-náp không mong muốn. -
3:27 - 3:30Đây là một quá trình thực sự quan trọng.
Nó phụ thuộc một phần vào -
3:30 - 3:33môi trường
mà động vật hoặc con người sống trong đó, -
3:33 - 3:36và xi-náp đang được sử dụng
được tăng cường, -
3:36 - 3:38và xi-náp không được sử dụng
-
3:38 - 3:41trong môi trường cụ thể đó
sẽ bị cắt bỏ đi. -
3:41 - 3:43Bạn có thể nghĩ về nó
như việc cắt tỉa cành hoa hồng vậy. -
3:43 - 3:46Bạn cắt đi
những nhánh yếu hơn -
3:46 - 3:49do đó, các nhánh còn lại, những nhánh quan trọng,
có thể phát triển mạnh mẽ hơn, -
3:49 - 3:53và quá trình này,
có hiệu quả tinh chỉnh mô não -
3:53 - 3:56dựa theo môi trường của một loài cụ thể,
-
3:56 - 3:58đang xảy ra ở vỏ não trước trán
và các vùng não khác -
3:58 - 4:02trong thời niên thiếu của con người.
-
4:02 - 4:06Vì vậy, phương pháp thức hai của điều tra
mà chúng tôi sử dụng để theo dõi thay đổi -
4:06 - 4:09não giai đoạn niên thiếu
là MRI chức năng -
4:09 - 4:12để xem xét những thay đổi
trong hoạt động của não qua các năm -
4:12 - 4:14Vì vậy tôi sẽ chỉ cho bạn
một ví dụ từ phòng thí nghiệm của mình. -
4:14 - 4:17Trong phòng thí nghiệm của tôi,
chúng tôi quan tâm đến bộ não xã hội, -
4:17 - 4:21điều đó có nghĩa là
mạng lưới các vùng não -
4:21 - 4:23mà chúng tôi sử dụng
để hiểu và tương tác với người khác. -
4:23 - 4:27Vì vậy, tôi muốn trưng ra một bức ảnh
của một trò chơi bóng đá -
4:27 - 4:32để minh họa hai khía cạnh
về việc bộ não xã hội của bạn làm việc như thế nào -
4:32 - 4:33Thế nên,
đây là một trò chơi bóng đá. (Tiếng cười) -
4:33 - 4:36Michael Owen mới bỏ lỡ một mục tiêu,
và anh ấy nằm dài trên sân -
4:36 - 4:38và khía cạnh đầu tiên
của bộ não xã hội -
4:38 - 4:41rằng hình ảnh minh hoạ
theo cách thực sự độc đáo -
4:41 - 4:44về phản ứng về mặt xã hội và tình cảm
tự động và bản năng -
4:44 - 4:47trong vòng một tíc tắc
Michael Owen đã đá hỏng, -
4:47 - 4:49tất cả mọi người
đều làm điều tương tự với cánh tay của mình -
4:49 - 4:51và tương tự với khuôn mặt của họ,
thậm chí cả Michael Owen -
4:51 - 4:53anh ta nằm dài ra dọc theo sân cỏ,
làm điều tương tự với cánh tay của mình -
4:53 - 4:55và có lẽ
cũng có một biểu hiện tương tự trên khuôn mặt -
4:55 - 4:57và người duy nhất
không như thế -
4:57 - 5:01là những người đàn ông
áo vàng ở đằng sau — (cười) — -
5:01 - 5:03và tôi nghĩ rằng
họ đang ở sai khán đài, -
5:03 - 5:05và họ đang thực hiện
một phản ứng cảm xúc xã hội -
5:05 - 5:08mà tất cả chúng tai đều nhận ra ngay lập tức,
và đó là khía cạnh thứ hai -
5:08 - 5:12của não bộ xã hội
mà bức ảnh này đã minh hoạ rất tốt, -
5:12 - 5:15về việc chúng tôi đọc hành vi của người khác
tốt đến cỡ nào -
5:15 - 5:18thông qua hành động, cử chỉ của họ,
biểu hiện trên khuôn mặt của họ, -
5:18 - 5:22xét về khía cạnh những cảm xúc bên dưới
và những trạng thái tinh thần. -
5:22 - 5:23Vì vậy, bạn không cần phải vặn hỏi
bất kỳ ai trong số những người này. -
5:23 - 5:26Bạn có một linh cảm khá tốt
về những gì họ đang cảm thấy -
5:26 - 5:28và suy nghĩ
ở thời điểm chính xác này. -
5:28 - 5:30Đó là những gì chúng tôi quan tâm
khi nhìn vào phòng thí nghiệm của mình. -
5:30 - 5:34Trong phòng thí nghiệm của tôi,
chúng tôi đưa thanh thiếu niên và người lớn đến -
5:34 - 5:36để thực hiện quét não,
chúng tôi cung cấp cho họ một số công việc -
5:36 - 5:40bao gồm
suy nghĩ về người khác, tâm trí của họ, -
5:40 - 5:42các trạng thái tâm thần, cảm xúc,
và một trong những phát hiện -
5:42 - 5:45rằng chúng tôi đã tìm thấy một vài lần,
giống như các phòng thí nghiệm khác -
5:45 - 5:48trên thế giới cũng đã tìm ra
đó là một phần vỏ não trước trán -
5:48 - 5:52được gọi là phần giữa vỏ não trước trán,
được hiển thị bằng màu xanh trên màn hình, -
5:52 - 5:54và ngay ở giữa vỏ não trước trán
-
5:54 - 5:57trên đường chính giữa
đầu của bạn. -
5:57 - 6:00Vùng này hoạt động nhiều hơn
ở thiếu niên, khi đưa ra -
6:00 - 6:02các quyết định xã hội
và suy nghĩ về người khác -
6:02 - 6:05hơn là ở người lớn,
và điều này là thực sự một ẩn dụ phân tích -
6:05 - 6:08cho chín nghiên cứu khác nhau
về lĩnh này từ các phòng lab khắp nơi trên thế giới, -
6:08 - 6:11và tất cả chúng đều hiển thị cùng một điều,
rằng hoạt động của phần giữa -
6:11 - 6:14vỏ não trước trán
suy giảm -
6:14 - 6:17trong thời niên thiếu.
-
6:17 - 6:19Và chúng tôi nghĩ rằng
đó có thể là bởi vì thanh thiếu niên và người lớn -
6:19 - 6:22sử dụng phương pháp tinh thần
khác nhau, -
6:22 - 6:25các chiến lược nhận thức khác nhau,
để đưa ra quyết định xã hội, -
6:25 - 6:29và một cách để nhìn vào đó
là để thực hiện nghiên cứu hành vi -
6:29 - 6:31theo đó, chúng tôi đưa mọi người
vào phòng thí nghiệm -
6:31 - 6:33cung cấp cho họ
một số loại nhiệm vụ hành vi -
6:33 - 6:36và tôi sẽ chỉ cho bạn một ví dụ
về các loại nhiệm vụ mà chúng tôi sử dụng -
6:36 - 6:39trong phòng thí nghiệm.
Vì vậy hãy tưởng tượng rằng bạn đang tham gia -
6:39 - 6:41vào một trong những thí nghiệm của chúng tôi.
Bạn bước vào phòng thí nghiệm, -
6:41 - 6:44bạn thấy công việc được hệ thống hoá này.
-
6:44 - 6:46Trong nhiệm vụ này,
bạn thấy một tập hợp các kệ sách. -
6:46 - 6:49Bây giờ, có một số vật phẩm trên các kệ này,
trên một vài cái, -
6:49 - 6:52và bạn sẽ nhận thấy
có một người đứng đằng sau -
6:52 - 6:56các kệ, và có một số vật
mà anh ta không thể nhìn thấy. -
6:56 - 6:58Chúng bị bịt kín,
từ góc nhìn của anh ta, -
6:58 - 7:01với một mẩu gỗ màu xám.
-
7:01 - 7:04Đây là cùng một tập hợp các kệ
từ góc nhìn của anh ấy. -
7:04 - 7:08Để ý rằng
chỉ có một vài đồ vật mà anh ta có thể nhìn thấy, -
7:08 - 7:10trong khi có rất nhiều đồ vật khác
mà bạn có thể thấy được. -
7:10 - 7:12Bây giờ công việc của bạn
là di chuyển các đồ vật. -
7:12 - 7:15người điều hành,
đứng đằng sau các kệ, -
7:15 - 7:17sẽ hướng dẫn bạn
di chuyển chúng, -
7:17 - 7:19nhưng hãy nhớ rằng,
anh ta sẽ không yêu cầu bạn di chuyển -
7:19 - 7:23những món đồ mà anh ta không thể nhìn thấy.
Điều này dẫn đến một điều kiện thực sự thú vị -
7:23 - 7:25theo đó
dẫn đến một loại xung đột -
7:25 - 7:28giữa góc nhìn của bạn
và góc nhìn của người điều hành. -
7:28 - 7:32Vì vậy hãy tưởng tượng anh ta nói với bạn
để di chuyển chiếc xe tải phía trên bên trái. -
7:32 - 7:34Có ba chiếc xe tải ở đó.
Và bạn đang theo bản năng của mình -
7:34 - 7:36chọn lấy chiếc xe tải màu trắng,
bởi vì đó là chiếc xe tải phía trên -
7:36 - 7:39từ góc nhìn của bạn,
nhưng sau đó bạn cần phải ghi nhớ, -
7:39 - 7:41"Oh, anh ta không thể thấy chiếc xe đó,
thế có nghĩa là anh ta muốn mình -
7:41 - 7:43di chuyển chiếc màu xanh, "
là chiếc nằm bên trên -
7:43 - 7:46từ góc nhìn của anh ấy.
Bây giờ thì tin hay không, -
7:46 - 7:49những người lớn bình thường, khỏe mạnh, thông minh
như các bạn -
7:49 - 7:52phạm lỗi trong 50 phần trăm
thời gian thử nghiệm. -
7:52 - 7:55Họ di chuyển chiếc xe màu trắng
thay vì chiếc màu xanh. -
7:55 - 7:58Vì vậy, chúng tôi giao nhiệm vụ này
cho cả thanh thiếu niên và người lớn, -
7:58 - 8:00và chúng tôi cũng có
một điều kiện kiểm soát -
8:00 - 8:04khi mà không có người điều hành
và thay vào đó, chúng tôi cho họ một điều luật -
8:04 - 8:06Chúng tôi nói với họ,
được rồi, chúng ta sẽ làm y như vậy -
8:06 - 8:09nhưng lần này không có người điều hành.
Thay vào đó các bạn sẽ bỏ qua -
8:09 - 8:12các vật phẩm
trên nền màu xám đậm. -
8:12 - 8:15Bạn sẽ thấy rằng
đó chính xác là cùng một điều kiện, -
8:15 - 8:17chỉ là họ cần phải nhớ áp dụng quy tắc này
-
8:17 - 8:20khi không có người điều hành
-
8:20 - 8:22còn khi có đạo diển
họ cần phải nhớ -
8:22 - 8:26chú ý đến tầm nhìn của đạo diễn
-
8:26 - 8:30trong khi anh ta
hướng dẫn hành vi cho họ. -
8:30 - 8:33Được rồi, nếu tôi chỉ cho bạn thấy
tỷ lệ phần trăm lỗi -
8:33 - 8:35trong một nghiên cứu quy mô lớn
mà chúng tôi đã làm, -
8:35 - 8:39Đây là trong một nghiên cứu
với các đối tượng từ bảy đến tuổi trưởng thành, -
8:39 - 8:40và những gì bạn sẽ thấy
là tỷ lệ phần trăm lỗi -
8:40 - 8:42trong nhóm người lớn
trong cả hai điều kiện, -
8:42 - 8:45màu xám là điều kiện có người điều hành,
và bạn thấy đấy -
8:45 - 8:48những người lớn thông minh của chúng ta
mắc lỗi trong khoảng 50 phần trăm -
8:48 - 8:50thời gian thử nghiệm,
trong khi lại mắc ít lỗi hơn -
8:50 - 8:53khi không có người điều hành,
khi mà họ chỉ việc -
8:53 - 8:56ghi nhớ quy luật
bỏ qua các đồ vật trên nền xám. -
8:56 - 8:58Mở rộng ra,
hai điều kiện này phát triển -
8:58 - 9:01theo chính xác cùng một cách.
Giữa giai đoạn cuối thời thơ ấu -
9:01 - 9:03và giữa thời thiếu niên,
đó là một sự cải thiện, -
9:03 - 9:07nói cách khác là một sự giảm lỗi,
trong cả hai cuộc thử nghiệm này, -
9:07 - 9:08trong cả hai điều kiện này.
-
9:08 - 9:10Nhưng đó là khi
bạn so sánh hai nhóm cuối, -
9:10 - 9:12nhóm giữa tuổi thiếu niên
và nhóm người lớn -
9:12 - 9:15thực sự thú vị là
-
9:15 - 9:18không có cải thiện nào
trong điều kiện không có người điều hành. -
9:18 - 9:21Nói cách khác,
tất cả những gì bạn cần làm là -
9:21 - 9:24ghi nhớ quy tắc và áp dụng nó
dường như đã được phát triển đầy đủ -
9:24 - 9:26khi bước vào giai đoạn giữa tuổi thiếu niên,
trong khi ngược lại, -
9:26 - 9:29Nếu nhìn vào
hai thanh màu xám phía cuối, -
9:29 - 9:32vẫn có sự cải thiện đáng kể
trong điều kiện có người điều hành -
9:32 - 9:34giữa gia đoạn giữa của tuổi thiếu niên
và tuổi trưởng thành, -
9:34 - 9:38Điều này có nghĩa là
khả năng để để ý đến -
9:38 - 9:41góc nhìn của một ai đó khác
khi hướng dẫn hành vi, -
9:41 - 9:43điều mà chúng ta vẫn làm
trong cuộc sống hàng ngày -
9:43 - 9:48là một cái gì đó mà vẫn còn đang phát triển
trong giai đoạn giữa và cuối tuổi thiếu niên -
9:48 - 9:51Vì vậy, nếu bạn có một con trai
hay con gái ở độ tuổi này -
9:51 - 9:53mà bạn nghĩ rằng
chúng có vấn đề trong việc để ý đến -
9:53 - 9:57quan điểm của người khác,
thì bạn đang đúng đấy. Và đây là lý do tại sao. -
9:57 - 10:00Chúng ta đôi khi cười nhạo
về các trẻ vị thành niên -
10:00 - 10:04Chúng nhại lại, thậm chí là thảm hoạ
trên các phương tiện truyền thông -
10:04 - 10:08vì các hành vi tiêu biểu thưở thiếu thời của chúng.
Chúng mạo hiểm, -
10:08 - 10:10đôi khi thất thường,
chúng rất vị kỷ. -
10:10 - 10:13Tôi có một câu chuyện thực sự tốt đẹp
từ một người bạn của mình -
10:13 - 10:15người nói rằng
điều ông nhận thấy nhiều nhất -
10:15 - 10:18ở hai đứa con gái thiếu niên của mình
trước và sau tuổi dậy thì -
10:18 - 10:21là mức độ bối rối
khi đứng trước anh ta. -
10:21 - 10:23Vì vậy, anh nói, "Trước tuổi dậy thì,
nếu hai đứa con gái của tôi -
10:23 - 10:25quậy tung một cửa hàng, tôi sẽ nói,
' Hey, dừng quậy nữa -
10:25 - 10:27và ba sẽ hát
bài hát yêu thích của các con,' -
10:27 - 10:29và ngay lập tức
chúng sẽ ngừng lại và anh ta sẽ hát -
10:29 - 10:32cho chúng nghe bài hát yêu thích của chúng.
Sau tuổi dậy thì, điều đó trở thành một mối đe dọa. -
10:32 - 10:34(Tiếng cười)
-
10:34 - 10:38Khái niệm về việc cha của chúng
sẽ hát ở nơi công cộng -
10:38 - 10:40cũng đủ làm chúng hành xử tốt trở lại
-
10:40 - 10:42Do đó, mọi người thường hỏi,
-
10:42 - 10:44"Vâng, vậy tuổi thiếu niên có phải là
một hiện tượng gần đây không? -
10:44 - 10:46Nó là cái mà chúng ta đã phát minh ra,
gần đây. ở phương Tây ư?" -
10:46 - 10:49Và trên thực tế, câu trả lời có lẽ là không.
Có rất nhiều mô tả về thanh thiếu niên -
10:49 - 10:52trong lịch sử
mà nghe có vẻ -
10:52 - 10:55rất giống
với các mô tả chúng ta sử dụng ngày nay. -
10:55 - 10:59Có một câu nói nổi tiếng của Shakespeare
từ "The Winter's Tale" -
10:59 - 11:02nơi mà ông mô tả
tuổi thiếu niên như sau: -
11:02 - 11:04"Tôi sẽ ở đó
khi mà không có độ tuổi từ mười -
11:04 - 11:08và hai mươi ba,
hoặc tuổi trẻ đó sẽ ngủ say suốt phần còn lại; -
11:08 - 11:10khi mà không có gì xen giữa
ngoại trừ cặp kè với gái -
11:10 - 11:16có con, đối đầu với tổ tiên, ăn cắp và chiến đấu."
(Tiếng cười) -
11:16 - 11:21sau đó, ông tiếp tục thốt lên rằng,
"Đã nói rồi, bất kỳ cái gì -
11:21 - 11:24trừ những bộ não sục sôi
của tuổi nười chín và hai mươi hai -
11:24 - 11:26sẽ săn lấy
trong thời tiết này?" (Tiếng cười) -
11:26 - 11:29Như vậy, gần 400 năm về trước,
Shakespeare đã vẽ ra chân dung -
11:29 - 11:32của những thanh thiếu niên
cũng tương tự như điều mà chúng ta -
11:32 - 11:35miêu tả về chúng ngày hôm nay,
nhưng này nay chúng ta cố gắng thấu hiểu -
11:35 - 11:38hành vi của chúng
trên khía cạnh những thay đổi tiềm ẩn -
11:38 - 11:40xảy ra bên trong não bộ.
-
11:40 - 11:44Lấy việc mạo hiểm làm ví dụ,
Chúng ta biết được rằng -
11:44 - 11:46thanh thiếu niên có xu hướng liều lĩnh.
Thực sự là như vậy -
11:46 - 11:49Chúng liều lĩnh hơn trẻ em
hay người lớn, -
11:49 - 11:51và chúng có thiên hướng
trở nên liều lĩnh -
11:51 - 11:54khi ở với bạn bè.
Đó là một động lức quan trọng -
11:54 - 11:57để trở nên độc lập
khỏi cha mẹ -
11:57 - 12:00và để gây ấn tượng của một trong những người bạn
ở tuổi thanh thiếu niên. -
12:00 - 12:02Nhưng bây giờ, chúng tôi cố gắng hiểu điều đó
xét về sự phát triển của một phần bộ não -
12:02 - 12:05được gọi là hệ thống rìa,
-
12:05 - 12:08Vì vậy, tôi sẽ cho bạn thấy
hệ thống rìa màu đỏ -
12:08 - 12:10trên màn hình phía sau tôi đây,
và cũng nằm trên bộ não này. -
12:10 - 12:13Hệ thống rìa
nằm sâu bên trong não, -
12:13 - 12:16và có liên quan đến
những thứ như xử lý cảm xúc -
12:16 - 12:20và xử lý phần thưởng.
Nó mang lại cho bạn những cảm giác tưởng thưởng -
12:20 - 12:23khi làm cái gì đó vui vẻ,
bao gồm cả việc chấp nhận rủi ro. -
12:23 - 12:25Nó cho bạn một cú hích
để liều. -
12:25 - 12:28Và khu vực này,
các khu vực trong hệ thống rìa, -
12:28 - 12:32được tìm thấy
là vô cùng nhạy cảm với các cảm giác khen thưởng -
12:32 - 12:35khi chấp nhận rủi ro ở thanh thiếu niên
khi so sánh với người lớn, -
12:35 - 12:39vào thời điểm rất giống nhau,
vỏ não trước trán, -
12:39 - 12:41mà bạn có thể nhìn thấy, có màu xanh
trên màn hình ở đây, -
12:41 - 12:44ngăn không cho chúng ta
nhận lấy quá nhiều rủi ro -
12:44 - 12:48vẫn còn đang tiếp tục phát triển rất nhiều
ở thanh thiếu niên. -
12:48 - 12:51Vì vậy, nghiên cứu về não
đã chỉ ra rằng bộ não vị thành niên -
12:51 - 12:55phải trải qua
một sự phát triển thực sự khá sâu sắc, -
12:55 - 12:59và điều này là kết quả
của giáo dục, phục hồi chức năng, -
12:59 - 13:03và sự can thiệp.
Môi trường, bao gồm cả việc giảng dạy, -
13:03 - 13:06có thể định hình bộ não đang phát triển
ở tuổi thiếu niên , -
13:06 - 13:09và chưa hết, nó chỉ là có liên hệ tương đối
với những gì chúng ta -
13:09 - 13:11thường xuyên giáo dục gần đây
thanh thiếu niên ở phương Tây. -
13:11 - 13:15Tất cả bốn ông bà của tôi,
ví dụ, bỏ học -
13:15 - 13:19trong giai đoạn đầu của thời niên thiếu.
Họ đã không có sự lựa chọn. -
13:19 - 13:22Và vẫn còn nhiều trường hợp như thế,
với rất nhiều, rất nhiều thanh thiếu niên -
13:22 - 13:25trên thế giới ngày nay.
Bốn mươi phần trăm thanh thiếu niên -
13:25 - 13:29không được tiếp cận với
giáo dục bậc trung học. -
13:29 - 13:32mà đây lại là giai đoạn mà não bộ
-
13:32 - 13:35đặc biệt thích nghi và dễ uốn nắn.
-
13:35 - 13:38Đó là một cơ hội tuyệt vời
để học tập và sáng tạo. -
13:38 - 13:41Vì vậy, những gì đôi khi
được coi là vấn đề -
13:41 - 13:43với thanh thiếu niên
-chấp nhận rủi ro cao, thiếu kiểm soát -
13:43 - 13:47quá vị kỷ — thì không nên bị kỳ thị.
-
13:47 - 13:50Điều đó thực sự phản ánh
những thay đổi trong não -
13:50 - 13:53mà mang đến
một cơ hội tuyệt vời cho giáo dục -
13:53 - 13:57và phát triển xã hội.
Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) -
13:57 - 14:05(Vỗ tay)
- Title:
- Hoạt động bí ẩn của bộ não thiếu niên
- Speaker:
- Sarah-Jayne Blakemore
- Description:
-
Tại sao thanh thiếu niên dường như bốc đồng hơn và do đó, ít tự giác hơn những người trưởng thành? Nhà khoa học về thần kinh nhận thức Sarah-Jayne Blakemore so sánh vỏ não trước trán của thanh thiếu niên với người lớn, để chỉ ra cho chúng ta thấy hành vi thông thường của "tuổi teen" được gây ra như thế nào bởi bộ não đang lớn và phát triển của chúng.
- Video Language:
- English
- Team:
- closed TED
- Project:
- TEDTalks
- Duration:
- 14:26
Dimitra Papageorgiou approved Vietnamese subtitles for The mysterious workings of the adolescent brain | ||
Vu-An Phan accepted Vietnamese subtitles for The mysterious workings of the adolescent brain | ||
Vu-An Phan commented on Vietnamese subtitles for The mysterious workings of the adolescent brain | ||
Vu-An Phan edited Vietnamese subtitles for The mysterious workings of the adolescent brain | ||
Vu-An Phan edited Vietnamese subtitles for The mysterious workings of the adolescent brain | ||
Vu-An Phan edited Vietnamese subtitles for The mysterious workings of the adolescent brain | ||
Nhu PHAM edited Vietnamese subtitles for The mysterious workings of the adolescent brain | ||
Nhu PHAM edited Vietnamese subtitles for The mysterious workings of the adolescent brain |
Vu-An Phan
Good subtitle format.