< Return to Video

Rosalind Franklin: Người hùng vô danh của ADN - Cláudio L. Guerra

  • 0:06 - 0:10
    Việc khám phá ra cấu trúc ADN
  • 0:10 - 0:14
    là một trong những thành tựu khoa học
    quan trọng nhất ở thế kỉ trước
  • 0:14 - 0:16
    và cả trong lịch sử loài người.
  • 0:16 - 0:20
    Chuỗi xoắn kép nổi tiếng này
    gắn liền với tên tuổi Watson và Crick,
  • 0:20 - 0:24
    hai trong số các nhà khoa học
    đạt giải Nobel nhờ khám phá ra nó.
  • 0:24 - 0:28
    Nhưng có một tên khác
    ít được biết đến: Rosalind Franklin.
  • 0:28 - 0:33
    Bạn hẳn đã nghe rằng bà hỗ trợ dữ liệu
    cho ý tưởng tuyệt vời của Watson và Crick,
  • 0:33 - 0:37
    hay bà là một nhà khoa học tham vọng
    với lối ăn mặc giản dị,
  • 0:37 - 0:41
    theo như miêu tả của Watson
    trong cuốn "The Double Helix."
  • 0:41 - 0:44
    Nhờ những người viết tiểu sử của Franklin,
  • 0:44 - 0:47
    tìm hiểu về cuộc sống,
    phỏng vấn người thân
  • 0:47 - 0:51
    mà ta mới được biết về bà
    qua một câu chuyện thật khác ,
  • 0:51 - 0:55
    và rằng những đóng góp khoa học của bà
    đã quá bị xem nhẹ,
  • 0:55 - 0:57
    Hãy cùng lắng nghe câu chuyện ấy.
  • 0:57 - 1:01
    Rosalind Elsie Franklin sinh
    tại London, năm 1920.
  • 1:01 - 1:05
    Thời niên thiếu, bà đã mong ước
    trở thành nhà khoa học,
  • 1:05 - 1:09
    một con đường sự nghiệp không mấy phổ biến
    và dễ dàng cho nữ giới thời đó.
  • 1:09 - 1:11
    Mặc dù vậy, bà rất giỏi môn này.
  • 1:11 - 1:14
    Bà đã được nhận học bổng đến Cambridge
    học ngành Hóa,
  • 1:14 - 1:16
    lấy bằng Tiến sĩ tại đây,
  • 1:16 - 1:19
    sau đó, tiến hành nghiên cứu
    cấu trúc của than,
  • 1:19 - 1:24
    giúp chế tạo mặt nạ khí tốt hơn
    cho nước Anh trong Thế chiến thứ II.
  • 1:24 - 1:26
    Năm 1951, bà tham gia King's College,
  • 1:26 - 1:30
    sử dụng kĩ thuật chụp X-quang
    để nghiên cứu cấu trúc ADN,
  • 1:30 - 1:32
    là một trong những đề tài
    nóng nhất giới khoa học.
  • 1:32 - 1:35
    Franklin nâng cấp phòng chụp X-quang
    và soi xét
  • 1:35 - 1:40
    những tia X mang năng lượng cao
    trên các tinh thể ADN nhỏ và ẩm ướt .
  • 1:40 - 1:44
    Nhưng nền văn hóa hàn lâm thời đó
    không mấy ưu ái phụ nữ,
  • 1:44 - 1:46
    và Franklin bị các đồng nghiệp
    của mình cô lập.
  • 1:46 - 1:49
    Bà từng có xung đột với Maurice Wilkins,
  • 1:49 - 1:53
    một chuyên viên phòng thí nghiệm
    cho rằng bà được thuê làm trợ lý.
  • 1:53 - 1:54
    Nhưng Franklin vẫn làm việc,
  • 1:54 - 2:01
    và vào năm 1952, bà thu được Bức ảnh 51,
    bức ảnh X-quang nổi tiếng nhất của ADN.
  • 2:01 - 2:04
    Để có được hình ảnh này
    phải tốn 100 giờ,
  • 2:04 - 2:07
    thêm khoảng một năm nữa
    cho những tính toán, phân tích.
  • 2:07 - 2:10
    Cùng lúc đó, nhà sinh vật học người Mỹ
    James Watson
  • 2:10 - 2:13
    và nhà vật lý học người Anh Francis Crick
  • 2:13 - 2:16
    cũng đang tiến hành
    tìm kiếm cấu trúc ADN.
  • 2:16 - 2:18
    Không báo trước với Franklin,
  • 2:18 - 2:21
    Wilkins đã lấy Bức ảnh 51
    cho Watson và Crick xem.
  • 2:21 - 2:25
    Thay vì phải tính toán vị trí chính xác
    của từng nguyên tử một,
  • 2:25 - 2:28
    họ làm phân tích nhanh
    dữ liệu của Franklin
  • 2:28 - 2:31
    và sử dụng nó để dựng nên
    một vài cấu trúc tiềm năng,
  • 2:31 - 2:34
    sau cùng, đi đến kết luận chính xác.
  • 2:34 - 2:37
    ADN được cấu thành bởi hai dải xoắn,
  • 2:37 - 2:42
    nối nhau ở giữa bằng các bazơ,
    trông như những nấc thang.
  • 2:42 - 2:47
    Watson và Crick công bố mô hình này
    vào tháng Tư năm 1953.
  • 2:47 - 2:50
    Khi đó, Franklin
    cũng vừa thực hiện xong các tính toán,
  • 2:50 - 2:54
    đưa đến kết luận tương tự,
    và đệ trình bản thảo của mình.
  • 2:54 - 2:57
    Báo chí công bố
    các bản thảo cùng lúc,
  • 2:57 - 2:59
    nhưng luôn đặt Franklin ở phía sau,
  • 2:59 - 3:03
    như thể thí nghiệm của bà chỉ để
    khẳng định ý tưởng đột phá
  • 3:03 - 3:05
    của Watson và Crick
    thay vì làm nền tảng.
  • 3:05 - 3:08
    Nhưng Franklin cũng đã dừng
    công việc nghiên cứu ADN
  • 3:08 - 3:11
    và qua đời vì ung thư năm 1958
  • 3:11 - 3:15
    mà không bao giờ biết được rằng
    Watson và Crick đã thấy bức ảnh của mình
  • 3:15 - 3:19
    và cùng với Wilkins,
    nhận giải Nobel năm 1962
  • 3:19 - 3:21
    cho nghiên cứu về ADN của họ.
  • 3:21 - 3:25
    Người ta thường nói Franklin
    đáng ra đã được nhận giải Nobel
  • 3:25 - 3:28
    nếu như người ta đồng ý
    trao nó cho người đã khuất.
  • 3:28 - 3:32
    Trên thực tế, có thể
    bà sẽ được trao giải đến hai lần.
  • 3:32 - 3:37
    Công trình về cấu trúc vi-rút của bà đã
    giúp đồng nghiệp nhận giải Nobel năm 1982.
  • 3:37 - 3:43
    Đã đến lúc kể về một phụ nữ dũng cảm
    chống phân biệt giới tính trong khoa học
  • 3:43 - 3:48
    và đóng góp vào cách mạng
    y học, sinh học và nông nghiệp.
  • 3:48 - 3:51
    Đã đến lúc tôn vinh
    Rosalind Elsie Franklin,
  • 3:51 - 3:55
    người mẹ vô danh
    của cấu trúc xoắn kép.
Title:
Rosalind Franklin: Người hùng vô danh của ADN - Cláudio L. Guerra
Description:

Xem toàn bộ bài học tại: http://ed.ted.com/lessons/rosalind-franklin-dna-s-unsung-hero-claudio-l-guerra

Việc khám phá ra cấu trúc của ADN là một trong những thành tựu khoa học quan trọng nhất trong lịch sử loài người. Chuỗi xoắn kép nổi tiếng này gần như gắn liền với tên tuổi Watson và Crick, hai nhà khoa học đã đạt giải Nobel nhờ khám phá ra nó. Nhưng còn một cái tên khác ít được biết đến: Rosalind Franklin. Cláudio L. Guerra chia sẻ câu chuyện thật về người phụ nữ đằng sau chuỗi xoắn kép này.

Bài học của Cláudio L. Guerra , minh hoạ bởi Chris Bishop.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:10

Vietnamese subtitles

Revisions