WEBVTT 00:00:06.481 --> 00:00:09.603 Việc khám phá ra cấu trúc ADN 00:00:09.603 --> 00:00:14.170 là một trong những thành tựu khoa học quan trọng nhất ở thế kỉ trước 00:00:14.170 --> 00:00:16.224 và cả trong lịch sử loài người. 00:00:16.224 --> 00:00:20.163 Chuỗi xoắn kép nổi tiếng này gắn liền với tên tuổi Watson và Crick, 00:00:20.163 --> 00:00:24.327 hai trong số các nhà khoa học đạt giải Nobel nhờ khám phá ra nó. 00:00:24.327 --> 00:00:28.022 Nhưng có một tên khác ít được biết đến: Rosalind Franklin. 00:00:28.022 --> 00:00:32.567 Bạn hẳn đã nghe rằng bà hỗ trợ dữ liệu cho ý tưởng tuyệt vời của Watson và Crick, 00:00:32.567 --> 00:00:36.850 hay bà là một nhà khoa học tham vọng với lối ăn mặc giản dị, 00:00:36.850 --> 00:00:41.229 theo như miêu tả của Watson trong cuốn "The Double Helix." 00:00:41.229 --> 00:00:43.852 Nhờ những người viết tiểu sử của Franklin, 00:00:43.852 --> 00:00:47.191 tìm hiểu về cuộc sống, phỏng vấn người thân 00:00:47.191 --> 00:00:50.917 mà ta mới được biết về bà qua một câu chuyện thật khác , 00:00:50.917 --> 00:00:54.511 và rằng những đóng góp khoa học của bà đã quá bị xem nhẹ, 00:00:54.511 --> 00:00:56.721 Hãy cùng lắng nghe câu chuyện ấy. 00:00:56.721 --> 00:01:01.475 Rosalind Elsie Franklin sinh tại London, năm 1920. 00:01:01.475 --> 00:01:04.612 Thời niên thiếu, bà đã mong ước trở thành nhà khoa học, 00:01:04.612 --> 00:01:08.764 một con đường sự nghiệp không mấy phổ biến và dễ dàng cho nữ giới thời đó. 00:01:08.764 --> 00:01:11.039 Mặc dù vậy, bà rất giỏi môn này. 00:01:11.039 --> 00:01:14.325 Bà đã được nhận học bổng đến Cambridge học ngành Hóa, 00:01:14.325 --> 00:01:16.282 lấy bằng Tiến sĩ tại đây, 00:01:16.282 --> 00:01:19.397 sau đó, tiến hành nghiên cứu cấu trúc của than, 00:01:19.397 --> 00:01:23.760 giúp chế tạo mặt nạ khí tốt hơn cho nước Anh trong Thế chiến thứ II. 00:01:23.760 --> 00:01:26.256 Năm 1951, bà tham gia King's College, 00:01:26.256 --> 00:01:29.520 sử dụng kĩ thuật chụp X-quang để nghiên cứu cấu trúc ADN, 00:01:29.520 --> 00:01:32.414 là một trong những đề tài nóng nhất giới khoa học. 00:01:32.414 --> 00:01:35.449 Franklin nâng cấp phòng chụp X-quang và soi xét 00:01:35.449 --> 00:01:40.120 những tia X mang năng lượng cao trên các tinh thể ADN nhỏ và ẩm ướt . 00:01:40.120 --> 00:01:43.804 Nhưng nền văn hóa hàn lâm thời đó không mấy ưu ái phụ nữ, 00:01:43.804 --> 00:01:46.286 và Franklin bị các đồng nghiệp của mình cô lập. 00:01:46.286 --> 00:01:48.609 Bà từng có xung đột với Maurice Wilkins, 00:01:48.609 --> 00:01:52.534 một chuyên viên phòng thí nghiệm cho rằng bà được thuê làm trợ lý. 00:01:52.534 --> 00:01:54.472 Nhưng Franklin vẫn làm việc, 00:01:54.472 --> 00:02:01.193 và vào năm 1952, bà thu được Bức ảnh 51, bức ảnh X-quang nổi tiếng nhất của ADN. 00:02:01.193 --> 00:02:03.630 Để có được hình ảnh này phải tốn 100 giờ, 00:02:03.630 --> 00:02:07.485 thêm khoảng một năm nữa cho những tính toán, phân tích. 00:02:07.485 --> 00:02:10.448 Cùng lúc đó, nhà sinh vật học người Mỹ James Watson 00:02:10.448 --> 00:02:12.787 và nhà vật lý học người Anh Francis Crick 00:02:12.787 --> 00:02:15.730 cũng đang tiến hành tìm kiếm cấu trúc ADN. 00:02:15.730 --> 00:02:17.752 Không báo trước với Franklin, 00:02:17.752 --> 00:02:21.277 Wilkins đã lấy Bức ảnh 51 cho Watson và Crick xem. 00:02:21.277 --> 00:02:25.078 Thay vì phải tính toán vị trí chính xác của từng nguyên tử một, 00:02:25.078 --> 00:02:27.942 họ làm phân tích nhanh dữ liệu của Franklin 00:02:27.942 --> 00:02:31.442 và sử dụng nó để dựng nên một vài cấu trúc tiềm năng, 00:02:31.442 --> 00:02:34.220 sau cùng, đi đến kết luận chính xác. 00:02:34.220 --> 00:02:37.169 ADN được cấu thành bởi hai dải xoắn, 00:02:37.169 --> 00:02:42.416 nối nhau ở giữa bằng các bazơ, trông như những nấc thang. 00:02:42.416 --> 00:02:46.670 Watson và Crick công bố mô hình này vào tháng Tư năm 1953. 00:02:46.670 --> 00:02:50.215 Khi đó, Franklin cũng vừa thực hiện xong các tính toán, 00:02:50.215 --> 00:02:54.248 đưa đến kết luận tương tự, và đệ trình bản thảo của mình. 00:02:54.248 --> 00:02:56.721 Báo chí công bố các bản thảo cùng lúc, 00:02:56.721 --> 00:02:58.883 nhưng luôn đặt Franklin ở phía sau, 00:02:58.883 --> 00:03:02.592 như thể thí nghiệm của bà chỉ để khẳng định ý tưởng đột phá 00:03:02.592 --> 00:03:05.381 của Watson và Crick thay vì làm nền tảng. 00:03:05.381 --> 00:03:07.920 Nhưng Franklin cũng đã dừng công việc nghiên cứu ADN 00:03:07.920 --> 00:03:11.018 và qua đời vì ung thư năm 1958 00:03:11.018 --> 00:03:15.107 mà không bao giờ biết được rằng Watson và Crick đã thấy bức ảnh của mình 00:03:15.107 --> 00:03:19.326 và cùng với Wilkins, nhận giải Nobel năm 1962 00:03:19.326 --> 00:03:21.421 cho nghiên cứu về ADN của họ. 00:03:21.421 --> 00:03:25.006 Người ta thường nói Franklin đáng ra đã được nhận giải Nobel 00:03:25.006 --> 00:03:28.288 nếu như người ta đồng ý trao nó cho người đã khuất. 00:03:28.288 --> 00:03:31.638 Trên thực tế, có thể bà sẽ được trao giải đến hai lần. 00:03:31.638 --> 00:03:37.302 Công trình về cấu trúc vi-rút của bà đã giúp đồng nghiệp nhận giải Nobel năm 1982. 00:03:37.302 --> 00:03:42.636 Đã đến lúc kể về một phụ nữ dũng cảm chống phân biệt giới tính trong khoa học 00:03:42.636 --> 00:03:47.514 và đóng góp vào cách mạng y học, sinh học và nông nghiệp. 00:03:47.514 --> 00:03:51.034 Đã đến lúc tôn vinh Rosalind Elsie Franklin, 00:03:51.034 --> 00:03:54.504 người mẹ vô danh của cấu trúc xoắn kép.