-
Với niềm thương kính đến Thầy
và Sư Cô Chân Không,
-
và tới tất cả các vị thầy
tổ tiên của chúng ta
-
qua nhiều thế hệ.
-
Thưa Đại chúng
-
Hôm nay là ngày 7 tháng Tám
-
năm 2016
-
Chúng ta đang ở trong khóa tu Wake-up Earth
(khóa tu đề tài Đất Mẹ dành cho người trẻ)
-
tại Thiền Đường Nước Tĩnh
-
Xóm Thượng, Làng Mai.
-
Mọi người gọi tên con là Hiến Nghiêm
-
và con được tạo nên bời những yếu tố không (phải là) con
-
Vì vậy hôm nay không thực sự là con ngồi đây
-
mà là toàn bộ những yếu tố đã làm nên con
-
trong đó có Tăng Thân mầu nhiệm của chúng ta
-
các sư anh, sư chị, sư em cùng với Thầy
-
và cả bố mẹ của con nữa
-
Con đến từ Anh Quốc, và khi tăng thân
-
có dịp đến thăm gia đình con
-
đã có nhiều sư anh, sư chị, của con
-
nói rằng: "Ah!............"
-
"Bây giờ thì sư anh/sư chị đã hiểu rồi!"
-
"Đã hiểu tại sao Sư Cô lại như thế rồi"
-
Chúng ta được tạo nên bởi Cha và Mẹ chúng ta.
-
Và trong chúng ta có nhiều người có những nguyện ước đẹp đẽ
-
trong cuộc đời mình để chuyển hóa và trị liệu
-
cũng như điều chỉnh lại một vài những yếu điểm
-
của chính Cha Mẹ chúng ta.
-
Qua kinh nghiệm của bản thân con,
-
con đã không dành đủ thời gian để trân quý
-
những phẩm chất của Cha Mẹ con thật tốt.
-
Cha Mẹ chúng ta đã trao truyền cho ta
-
những đức tính vô cùng tuyệt vời.
-
Con có thể ngồi đây là nhờ Cha con
-
đã truyền cho con sự can đảm.
-
Và khi con thở, trái tim con đang đập,
-
và hơi thở của con rất ngắn.
-
Thầy đã thường dạy cho chúng con phương pháp
-
thực tập thở với lá phổi của Cha mình
-
khi chúng con ngồi thiền.
-
Con thở với hai lá phổi của Cha con,
-
con ngồi với tấm lưng của Cha;
-
nhưng Cha con có hơi thở rất ngắn.
-
Vì vậy sáng nay
-
con đã thực tập thở với phổi của Mẹ con.
-
Mẹ con có hai lá phổi rất lớn,
-
và điều đó yểm trợ con rất nhiều.
-
Và con cũng có mặt đây với năng lượng của ánh Mặt Trời vào buổi sáng,
-
nhờ vào nhiều thức ăn ngon lành
-
mà chúng ta đã
-
cùng nhau chuẩn bị.
-
Vì vậy, chúng ta tương tức với nhau, con tương tức với tất cả mọi người
-
và Đại chúng ở đây cũng tương tức
-
với con, và với cả vũ trụ.
-
Thầy có một câu nói tuyệt vời
-
mà con rất thích.
-
Người nói rằng: "Mình không thể tồn tại một mình được.
-
Mình phải
-
cùng tồn tại với cả thế giới.
-
Mình tương tức với toàn bộ vũ trụ."
-
Thầy thường chỉ vào bông hoa
-
trên bục và nói rằng mỗi bông hoa
-
đều được làm nên từ những yếu tố không (phải là) hoa
-
Và con phải thú nhận rằng phản ứng của con lúc đầu là
-
"nhưng con không phải là một bông hoa".
-
Nhưng sự thật vẫn là
-
chúng ta được tạo nên bởi các yếu tố "không-ta"
-
Và đó là một tin tốt lành,
-
một niềm hân hoan, là điều mà
-
ta có kết nối và khám phá mỗi ngày.
-
Con đã rất tâm đắc khi nghe Thầy dạy rằng
-
mỗi người đều cần một đời sống tâm linh trong cuộc sống của mình.
-
Khi nghe như vậy, con đã nghĩ
-
"Thật vậy, con đang khát khao
-
một đời sống tâm linh trong con".
-
Tâm hồn con đang khát.
-
Trong đời sống của chúng con ở đây,
tại một trung tâm thực tập
-
với pháp môn Làng Mai,
-
chúng con có rất nhiều cơ hội để
-
giữ gìn đời sống tâm linh đó, làm cho nó
-
tràn đầy sự sống, được nuôi dưỡng và được kết nối.
-
Chúng con có một bài kệ mà chúng con
-
thường đọc trong ngày
-
khi chúng con tiếp xúc với nước chảy
-
khi chúng con uống nước
-
hay khi mở nước từ vòi để rửa mặt,
-
và chúng con quán chiếu nguồn nước
-
với một bài kệ rất hay:
-
"Nước từ nguồn suối cao,
-
nước từ lòng đất sâu
-
nước mầu nhiệm tuôn chảy
-
nước mầu nhiệm tuôn chảy
-
ơn nước luôn tràn đầy."
-
Và đó chỉ là những sinh hoạt đơn giản:
-
uống nước, vặn nước,
-
nhưng bằng một cách nào đó chúng ta nhìn sâu
-
và với chánh niệm, chúng ta kết nối chính mình
-
với bản thể của nước.
-
Nước đến từ những ngọn núi cao,
-
từ đại dương sâu thẳm
-
và giờ đây trở thành một phần trong ta.
-
Khi con còn đi làm trong một văn phòng,
-
con đã thầm đọc bài kệ này gần cái bình đựng nước.
-
ở trên tầng 6 của một tòa nhà
-
ngay giữa thành phố Luân Đôn.
-
Và con đã cảm thấy mình được kết nối với cả vũ trụ
-
Con đã có một phút giây mầu nhiệm
-
mà không ai biết là con đang làm điều đó cả:
-
một phút mầu nhiệm khi uống nước.
-
Khi chúng ta tắm, ta có thể hỏi chính ta:
-
"Cơ thể này là của ai?"
-
"Cơ thể này đến từ đâu?"
-
"Đâu là những hơi nóng,
-
là nguồn gốc của hơi nóng
để tạo nên cơ thể này?"
-
Cơ thể này được trao lại từ thế hệ này
đến thế hệ khác
-
mà chưa bao giờ bị nguội lạnh.
-
Con là người Anh nên con rất thích uống trà.
-
Con đã tự làm một bài kệ
"đun sôi ấm nước".
-
Người Anh Quốc có văn hóa là
khi gặp khó khăn,
-
thường bắc một ấm nước lên
-
như phản ứng đầu tiên
cho tình huống đó.
-
Chỉ cần một khoảnh khắc để tiếp xúc với
đời sống tâm linh của con
-
khi đun nước pha trà
cũng mang lại giá trị nuôi dưỡng.
-
Khi ta viết một bài thơ như thế
-
ta quán chiếu những yếu tố khác nhau
-
tập hợp lại trong phép lạ của sự sống
-
để yểm trợ cho ta.
-
Có nước, có năng lượng trong nguồn điện,
-
những thứ này đến từ đâu?
-
Và có mình. Vậy mình đến từ đâu?
-
Chúng ta đã du hành
-
từ khởi đầu của thời gian
-
để đến được giây phút này,
-
giây phút pha một tách trà!
-
Vậy con mời Đại chúng
-
cùng viết những bài kệ của riêng mình
-
hãy chọn một hay hai
-
sinh hoạt thường ngày của mình
-
mà mình muốn biến nó thành
những khoảnh khắc tâm linh
-
cho mình và cho ngày của mình,
-
những giây phút có chánh niệm,
-
có sự quán chiếu sâu sắc.
-
Thầy đã dạy rằng mỗi một hành động của ta
-
đều có thể trở nên thiêng liêng khi ta dùng
-
năng lượng của chánh niệm
để làm giàu cho hành động đó.
-
Vào các buổi sáng ở đây
-
chúng ta có cơ hội để thực tập
-
ngồi thiền cùng nhau
-
và tận hưởng những bước chân thiền hành
-
trong sự lặng im của buổi sớm.
-
Vài năm trước, trong các khóa tu mùa đông,
-
khi Thầy còn ở trong cốc của Người
-
nằm trên triền đồi,
-
một buổi sáng Người đã bước ra ngoài
-
và khi thấy bầu trời đầy sao,
-
thầy đã cảm được một tình thương sâu sắc cho Đất Mẹ,
-
cho hành tinh này và cho cả vũ trụ.
-
Vào đúng hôm đó hay hôm sau,
-
khi Thầy cho pháp thoại,
-
Người đã nói rằng
-
Người đã yêu Đất Mẹ.
-
Người đã nhận ra rằng
-
Người đang yêu Đất Mẹ.
-
Con thường tự hỏi rằng
-
liệu con có thực sự yêu Đất Mẹ chưa?
-
Chúng ta thường nói về các phép lạ của sự sống
-
và khi ta quán chiếu sâu
-
và thấy được sự biểu hiện đa dạng
-
của Trái Đất này;
-
thấy được cách mà các biểu hiện đó
trải qua hàng triệu, hàng tỷ năm
-
để tiến hóa.
-
Bản thân con có một sự ngỡ ngàng,
một sự kinh ngạc
-
khi nhìn vào sự màu mỡ
-
và vẻ đẹp của sự sống.
-
Và con đang thực tập
-
trân quý điều đó thật nhiều
trong khả năng của con.
-
Nhưng đôi khi điều đó không
thực sự dễ dàng.
-
Con lớn lên trong môi trường hiện đại
-
trong xã hội ngày nay, trong thế hệ này;
-
bằng cách nào đó, một cái cây không
có vẻ gì là thú vị.
-
Nhưng con vẫn đang học hỏi để nhìn sự sống
-
dưới cái nhìn đầy kinh ngạc, để thấy được
-
sự mầu nhiệm của một cái cây,
hay một con bọ,
-
hay bất kỳ cá thể sống nào
-
hay thậm chí bất kỳ con người nào.
-
Vì vậy con đang thực tập
-
để yêu Đất Mẹ,
-
để học hỏi thêm về Đất Mẹ.
-
Thầy đã dạy rằng nếu chúng ta có đủ
-
tình thương với Đất Mẹ,
ta sẽ biết mình nên làm gì
-
để bảo vệ Đất Mẹ.
-
Và ta sẽ có đủ năng lượng mà ta cần
-
để bảo vệ Đất Mẹ, bởi tình thương
-
là một năng lượng nhiệm mầu.
-
Nó chống đỡ cho ta, nuôi dưỡng ta,
-
làm cho ta hạnh phúc.
-
Nó giúp tâm trí ta tươi mát và hoan hỷ.
-
(Tiếng chuông)
-
Con đến Làng Mai lần đầu
-
khi con gần 22 tuổi.
-
Và con đã có rất nhiều thắc mắc.
-
Khi đó con vừa tốt nghiệp đại học
-
và cảm thấy dường như
-
nền tảng giáo dục đó đã lừa dối con.
-
Con đã đặt câu hỏi "con là ai?",
-
và dường như tấm bằng đại học của con,
-
trường đại học của con đã không
giúp con lý giải được.
-
Con đã hỏi bản thân mình muốn gì,
-
điều mà con thực sự muốn trong
cuộc đời là gì.
-
Và con cũng đã hỏi rằng
-
"tại sao mình ở đây?"
-
Nghĩa là tại sao con tồn tại
trên hành tinh này
-
con ở đây để làm gì,
-
"Tại sao con ở đây?"
-
Sự thực là lúc đó con chưa biết
-
thực tập chánh niệm là gì
-
nên lúc đó con chẳng thực sự có mặt đâu.
-
Nên con nghĩ rằng lúc đó
-
thậm chí còn không có mặt
-
khi con đặt câu hỏi
"tại sao con có mặt đây?"
-
Nhưng con đang dần dần học cách
-
làm sao để có mặt hơn.
-
Con cũng đã muốn biết điều gì
làm con có thể tin tưởng,
-
có thể nương tựa vào được.
-
Mẹ Thiên Nhiên thường đang mỉm cười với ta
-
nên ta có thể nương tựa
-
vào sự thật ấy.
-
Đặc biệt vào những lúc khó khăn,
-
những lúc khủng hoảng,
-
những lúc con cảm thấy quá tải
-
con muốn biết con có thể dựa vào điều gì.
-
Con cũng muốn biết con đang đi về đâu,
-
đang đi về hướng nào.
-
Con cũng cảm thấy rằng
-
mình đang ở trên một
dây chuyền vận chuyển,
-
và con phải đậu kỳ thi này,
-
phải vào học trường nọ,
-
rồi lại phải thi và vào đại học,
-
Con đã cảm thấy mình như bị bung ra
vào tuổi 22
-
dây chuyền vận chuyển đó vẫn còn nhiều
-
năng lượng, bảo con phải làm việc này,
-
bảo con cần phải có một
sự nghiệp thế này,
-
phải đi đến nơi kia,
phải học thứ nọ.
-
Con đã cảm thấy con chưa dừng lại được
-
để thực sự hỏi chính mình,
mình đang đi về đâu,
-
và mình muốn đi về đâu,
cho đến giờ
-
bao nhiêu trong con đường này là mình,
-
bao nhiêu là do mọi thứ xung quanh
-
đưa đẩy mình.
-
Trong đạo Bụt có một câu chuyện
-
về một người trên lưng ngựa
-
đang phi rất nhanh qua ngã tư đường.
-
Có một người đứng đó và hỏi:
-
"Anh đi đâu mà nhanh quá vậy?"
-
Và người trên lưng ngựa đáp:
-
"Tôi không biết. Anh hỏi con ngựa đi."
-
Chúng ta có đang phi trên lưng ngựa không?
-
Ta có biết con ngựa của mình
đang đi về đâu?
-
Đâu là những yếu tố
-
giúp truyền năng lượng cho chú ngựa?
-
Cái gì đang đẩy ta?
-
Chúng ta đã thuần được chú ngựa chưa?
-
Từ khi con đến Làng Mai
-
và sống ở đây,
-
con đã nghiệm ra rằng cần một khoảng
-
thời gian để học cách điều khiển ngựa.
-
Ta phải thực tập và ta có thể thành công.
-
Ta có thể thuần được chú ngựa.
-
Một câu hỏi khác lúc đó của con đó là
làm thế nào để con giúp đỡ,
-
con nghĩ rằng con có một chút năng lượng
-
và thấy rằng có nhiều vấn đề đang xảy ra
trên thế giới,
-
và con muốn biết con có thể làm gì để
giúp đỡ.
-
Con nhớ có một nhà thơ
-
đã từng nói:
-
"Chúng ta đi đến lời giải đáp bằng chính
đường đời của mình" (Rilke)
-
Vì vậy con cũng đang sống đời của con
-
để tìm lời giải đáp
cho các câu hỏi này.
-
Và con mong là mỗi chúng ta đều có thể
-
linh động trong đời sống để trả lời
cho các câu hỏi ấy.
-
Có thể một vài trong các bạn trẻ ở đây
biết rằng
-
Làng Mai có chương trình xuất gia
trong vòng 5 năm.
-
Lúc con đi xuất gia thì chưa có
lựa chọn này;
-
vậy nên,
-
con đã không phải trải qua
sự đau khổ
-
khi phải phân vân trước nhiều lựa chọn.
-
Quyết định một lần
là đi xuất gia cả đời luôn.
-
Nhưng khi đến năm thứ năm,
-
và Thầy luôn cho rằng 5 năm
-
là đã quá đủ
-
để học được thật nhiều,
-
rồi sau đó ra đời
-
và tiếp tục truyền bá pháp môn
trong đời sống tại gia.
-
Vì thế khi hết 5 năm rồi,
-
con phải làm một cuộc kiểm nghiệm thực tế
-
và con đã tự hỏi con đã học được những gì?
-
Và đây là những gì con học được:
-
con đã học cách ăn!
-
Ăn khó hơn ta vẫn thường nghĩ đấy!
-
Học cách lắng nghe cơ thể của mình,
-
cách chọn lựa nguồn thức ăn,
-
cách cảm thấy kết nối khi ăn,
-
cách nuôi dưỡng niềm vui của mình
-
và của người khác với thức ăn,
-
cách tôn trọng sự sống của các loài khi ăn,
-
làm sao nuôi lớn tình thương qua việc ăn.
-
Có thể con chưa thành thục hoàn toàn,
-
nhưng con đã có nhiều tiến bộ.
-
Con đã học cách ngủ.
-
Con nghĩ rằng chỉ khi đến và sống ở tu viện
-
con mới thực sự thấy rằng
-
cuộc sống của con kém ổn định
đến mức nào
-
và con nghĩ nhiều bạn trẻ
ở đây cũng vậy.
-
Bạn có ngủ đủ giấc không?
-
Giấc ngủ của bạn có ngon không?
-
Bạn có biết cách để chuẩn bị
-
để có một giấc ngủ ngon không?
-
Làm sao để thức dậy mà không bị đau đầu.
-
Làm sao để mỉm cười mới chính mình
-
khi thức dậy mỗi buổi sáng?
-
Con cũng đã tiến bộ ở phần này nhiều.
-
Nhưng con vẫn chưa thành thục hoàn toàn.
-
Các Sư Chị Sư Em ở cùng với con
-
tuần vừa qua
có thể xác nhận điều này.
-
Con cũng đã bằng một cách nào đó học hỏi về việc
-
chăm sóc cho cơ thể và tâm trí của mình,
-
điều khiển cơ thể và tâm trí,
-
lắng nghe thân tâm mình.
-
Tất cả đều liên quan đến năng lượng,
-
sự sống là năng lượng,
-
chú ngựa ta đang cưỡi cũng là
một dạng năng lượng.
-
Và liệu chúng ta đã học cách lắng nghe
-
sự kết hợp độc nhất của các năng lượng
trong mình chưa?
-
Để mà ta có thể làm chủ những năng lượng đó
-
cũng như việc cưỡi ngựa vậy.
-
Để mà ta có thể sống một cách đẹp đẽ,
-
có nhiều bình an và hạnh phúc đích thực,
càng nhiều càng tốt.
-
Và đó cũng là điều Thầy đã dạy:
-
còn điều gì quan trọng hơn là
-
biết được chính mình, là
chế tác được hạnh phúc
-
trong đời sống hằng ngày,
-
và làm thế nào để đối mặt với khó khăn,
với khổ đau.
-
Thầy đã nhắc đi nhắc lại rằng
đây là điều có thể thực hiện được.
-
Chúng ta có thể thực tập chế tác
-
những phút giây hạnh phúc mỗi ngày.
-
Chúng ta cũng có thể học cách
-
đối mặt với khổ đau,
khó khăn của ta;
-
cách không cảm thấy bị quá tải;
-
học những cách ta có thể
-
ứng dụng trong những tình huống khó khăn.
-
Khi con mới đến Làng, con không hề biết
-
về những điều này khi là một người trẻ -
chỉ 21, gần 22 tuổi đời.
-
Con không biết cách chế tác hạnh phúc,
-
cũng không biết giải quyết khổ đau như thế nào.
-
Đôi khi khổ đau đã đến với ta
-
từ nhiều thế hệ trước rồi.
-
Chúng không chính xác là của ta.
-
Có lẽ hạt giống buồn khổ
-
hay tuyệt vọng,...
Đây là điều con đã khám phá ra được
-
Hạt giống buồn khổ, tuyệt vọng của con
-
đã được truyền trao cho con.
-
Con thực ra cũng đã đóng góp một ít
để giúp nó lớn lên trong con
-
nhưng trước đó con đã nhận được những
hạt giống mạnh rồi,
-
từ Cha Mẹ con, từ Ông Bà,
-
và có thể từ các Cụ nữa.
-
Bởi vì thậm chí Cha Mẹ ta
-
cũng không chỉ là Cha mẹ ta mà thôi.
-
Cha Mẹ cũng là Ông Bà nữa.
-
Mỗi chúng ta có một kho tàng những hạt giống
được trao truyền lại từ tổ tiên mình.
-
Chúng ta cần phải biết những hạt giống đó là gì,
-
và đối mặt với chúng như thế nào.
-
Ít nhất con cần biết chúng là gì,
-
biết mình cần làm gì với các hạt giống ấy
-
để có được tự do trong đời sống.
-
và để có thể giải đáp được
-
những câu hỏi của con.
-
Chúng ta đã được học rằng
-
chúng ta được làm nên từ những yếu tố "không-ta"
-
và con xin vẽ lên bảng
-
để minh họa cho điều này.
-
Chúng ta có thể xem mình như năm dòng sông
khác nhau, ta có Thân.
-
Và Thầy thường minh họa điều này bằng
hình ảnh các múi trong một quả quýt
-
Ta có THÂN
-
Thân ta được trao cho ta từ nhiều thế hệ
-
mà ta nuôi dưỡng với tất cả những thứ ta ăn vào
-
Con ước đây là một cái bảng không gian ba chiều,
nhưng nó không phải
-
THÂN
-
Múi tiếp theo là các CẢM THỌ
-
Cảm thọ có thể đến từ thân
hay các cảm xúc của ta
-
TRI GIÁC (tưởng)
-
Tri giác là cách mà ta nhận thức mọi thứ
-
cách ta nhìn nhận về thế giới,
-
về chính ta,
-
về người khác,
-
về các hoàn cảnh.
-
Thường thì hầu hết tri giác đều sai lầm
-
Và tiếp theo chúng ta có TÂM HÀNH
-
Dựa trên TRI GIÁC
-
và CẢM THỌ
-
mà ta khởi lên một trạng thái tâm,
-
gọi là TÂM HÀNH.
-
Đó có thể là sự nản lòng
-
giận dữ
-
hay trầm cảm, đau buồn
-
hay niềm vui
-
thêm vào vài cái tích cực
-
niềm hy vọng
-
tiếp theo ta có THỨC
-
chính là nền tảng của sự tồn tại của chúng ta
-
Để chia sẻ kỹ hơn về THỨC,
-
Thầy thường hay vẽ một vòng tròn.
-
Nhưng vì con không giỏi vẽ hình tròn lắm
-
nên con đã chuẩn bị một chút trợ giúp
-
Con nghĩ đó là biểu hiện của tổ tiên
Anh Quốc của con
-
hơn là tổ tiên Việt Nam
-
Vậy, THÂN và TÂM
-
Thầy thường hay nói về hai mức của tâm
-
Ta có phần trên của tâm
-
và phần dưới.
-
Ta gọi phần trên là Ý THỨC
-
và phần ở dưới là TÀNG THỨC.
-
Ở đây,
-
chúng ta chú ý rất nhiều về TÀNG THỨC
-
Đây chính là nơi chứa tất cả các hạt giống -
-
những yếu tố mà chúng ta kế thừa
-
và mang theo
-
Và đó cũng là tiềm tàng của cuộc sống.
-
Vậy ta có những hạt giống như
-
Niềm vui
-
Hy vọng
-
Chánh niệm
-
Bình an
-
và những hạt giống khác như...Giận dữ
-
Sợ hãi
-
Lo lắng bồn chồn
-
Đại chúng có nghĩ ra một vài hạt giống
khác nữa không?
-
Ghen tỵ...
rất tốt
-
Buồn khổ
-
Lòng từ bi...
tuyệt vời
-
Khát vọng, Thèm muốn
-
Đôi khi ta thường có những ham muốn
-
về nhục dục (qua các giác quan)
-
và ta cũng ham muốn tiền bạc, danh vọng, quyền lực.
Thèm muốn...
-
Hạt giống này hơi to hơn so với các hạt khác
-
Còn nữa không nhỉ?
-
Hoài nghi
-
Tự phụ
oh...tuyệt vời
-
Tự phụ to cỡ nào nhỉ?
-
và ta có Hoài nghi
-
Vậy là chúng ta có rất nhiều hạt giống
-
Và bằng cách nào đó,
tàng thức của ta
-
mang cả tính cá nhân và cộng đồng.
-
Chúng ta cùng chia sẻ nó.
-
Vì vậy, chẳng hạn khi hạt giống sợ hãi
trong xã hội đang biểu hiện mạnh mẽ
-
thì hạt giống sợ hãi trong mỗi chúng ta
-
cũng biểu hiện nhiều hơn, tích cực hơn.
-
Và nếu Cha Mẹ ta kế thừa cho ta
một hạt giống mạnh mẽ dưới đây
-
thì có thể hạt giống đó sẽ mạnh trong ta
-
hơn là trong người khác.
Và tâm ta đang nhận vào
-
các thông tin từ các cánh cửa
gọi là các CĂN
-
như mắt, tai, mũi, lưỡi
-
và thân.
-
Vậy thông tin đến từ bên ngoài
trong mọi lúc
-
Khi ta xem một bản tin,
-
hay khi ta nghe đài,
các thông tin ấy đi vào
-
và có thể tưới tẩm hạt giống Sợ hãi trong ta
-
hay hạt giống Giận dữ, hạt giống đó
-
sau đó sẽ đi lên
-
trong phần ý thức của ta.
-
Vậy khi chúng ta học cách
đối diện với tâm,
-
ta cần phải biết làm gì khi điều này xảy ra.
-
Đầu tiên, ta cần nhận diện được rằng
-
Giận dữ đang đi lên,
-
hay Sợ hãi, Buồn đau đang đi lên
-
Ta phải nhận diện, biết được rằng
-
điều đó vừa xảy đến. Và đó là lý do tại sao
-
chúng ta cần năng lượng của chánh niệm.
-
Chánh niệm giúp ta nhận diện được
điều gì đang xảy ra.
-
Vậy năng lượng của chánh niệm
cũng là một hạt giống
-
và nếu hạt giống Giận dữ
-
đang đi lên, hạt giống chánh niệm
-
cũng đi lên và ôm ấp
-
cơn giận đó. Vậy ta có năng lượng giận dữ,
-
đồng thời ta cũng có năng lượng của
-
Tình thương. Con nói "Tình thương"
-
là vì "vị thuốc giải" cho Giận dữ
-
chính là Tình thương.
-
Vậy ta có chánh niệm ôm ấp giận dữ,
-
và nếu ta có khả năng chế tác năng lượng
-
của Tình thương, nó sẽ giúp nguôi ngoai cơn giận.
-
Vậy điều mà con học được ở đây
-
là xây dựng một chiến lược khi các
-
tâm hành khác nhau đi lên, mình biết được
-
cách để mời các hạt giống nhất định đi lên theo
-
để ôm ấp các hạt giống đó.
-
Vậy các hạt giống khác nhau có
một "vị thuốc giải" khác nhau.
-
Ta có thể nói rằng
-
khi ta đang bồn chồn, vị thuốc giải
-
dành cho nó có thể là sự Buông thư.
-
Khi ta không thể nào nghỉ ngơi được, ta
có thể dành 10 hay 20 phút để buông thư.
-
Khi ta buồn, ta có thể đi tắm
-
5 hay 10 phút trong chánh niệm;
-
và nó sẽ giúp ta tươi tỉnh lại.
Ta có khả năng nuôi dưỡng chính mình
-
với những điều kỳ diệu của cuộc sống.
Nhưng nếu muộn phiền
-
trong ta quá mạnh và đi đến
-
tuyệt vọng, ta cần có
-
một chiến lược mạnh hơn nữa.
-
Và con đã học được rằng,
để trị liệu cho tuyệt vọng,
-
ta luôn có vị Bồ Tát của lòng Can trường và Kiên nhẫn.
-
Ta có năng lượng của Hy vọng,
-
ta can đảm và ta không bỏ cuộc.
-
Đó chính là cách để chúng ta đối mặt với
-
sự tuyệt vọng, là cách con thực tập
-
để giải quyết hạt giống tuyệt vọng trong con.
-
Chúng ta cũng có nhiều cách thực tập để trau dồi
-
lòng can đảm, như "5 Phép Quán Tưởng":
-
Nhận biết được rằng chúng ta sẽ già đi,
-
sẽ bệnh, sẽ chết và sẽ phải
-
xa lìa những người mà ta thương quý.
-
Chúng con có sự quán niệm về điều đó, và nó giúp
-
lòng can đảm của chúng con vững vàng hơn.
-
Ta chấp nhận sự thật, trau dồi lòng can đảm
và không sợ hãi.
-
Và đôi khi các hạt giống đi lên quá
-
mạnh mẽ và có thể làm cho ta thấy rằng
-
thậm chí còn không có chỗ
-
cho Chánh niệm can thiệp vào,
-
và đó là những lúc ta cần
-
một loại thực tập khẩn cấp.
-
Với con, sự thực tập khẩn cấp
-
mà con đã được Thầy dạy
-
chính là thở bụng thật sâu.
-
Khi tâm ta có một hạt giống đang khuấy đảo
-
ta cần phải đi xuống từ phần đầu (nơi có
-
một cơn sấm sét hỗn độn) và ta phải
-
đưa năng lượng xuống hơi thở của mình.
-
Ta đưa năng lượng từ phần ý thức
-
của mình xuống,
-
ta chỉ thở, và ta tin tưởng
-
vào những hạt giống tốt đẹp ở đây, giúp ta
-
có không gian để đáp lại tình huống gặp phải.
-
Nếu cần thiết, ta hãy nằm xuống, đưa mình
-
ra khỏi tình huống làm ta
-
giận dữ, buồn phiền
-
hay tuyệt vọng. Ta đặt hai tay lên bụng,
-
đưa hết sự chú tâm,
-
100% chỉ chú tâm vào sự phồng lên
-
và xẹp xuống của bụng mà thôi.
-
Con thường đặt ra một thử thách,
-
đó là con phải theo dõi hơi thở
-
từ đầu đến cuối và lặp lại như thế
-
một cách nghiêm ngặt, không vọng tưởng.
-
Và nó không thực sự dễ, nhưng nếu ta để tay lên bụng,
-
và ta chỉ chú ý vào
-
hơi thở ra, hơi thở vào
-
của mình,
-
con đã khám phá ra được rằng
nếu ta thực tập,
-
ta có thể thở vào ra 10 lần
-
mà không có vọng tưởng nào.
-
Và như luật của trò chơi "rắn leo thang" vậy,
-
nếu con có một vọng,
con liền bắt đầu lại
-
và đếm từ 1. Và con làm điều này
-
bởi con nghĩ rằng nếu con thậm chí không thể
-
làm chủ được hơi thở của mình,
-
thì làm sao con có thể giải quyết
-
được các tình huống này?
-
Khi tâm con chưa sáng tỏ, con chưa
-
hiểu thấu được tâm mình thì con không
-
được tin vào nó trong trường hợp này.
-
Nó không có quyền lên tiếng cho đến khi
-
đã thở đúng 10 lần.
-
Và điều kinh ngạc đó là sau 10 hơi thở,
-
có sự sáng tỏ, có sự vững vàng trong con.
-
Trong một ngày tồi tệ, có thể
-
phải đến 20 hay 25 phút con mới có được
-
10 hơi thở thông suốt.
-
Nhưng sau đó, có một sự sáng tỏ và ta biết
-
được ta nên và không nên làm gì.
-
Vì vậy bằng một cách nào đó con học cách
-
không tin vào tâm, nhưng tin vào hơi thở của mình.
-
Nếu hoài nghi, hãy thở. Và sự thực tập này chưa
-
bao giờ làm con thất vọng; nó giúp con có được
-
một nền tảng vững chãi mà con luôn có thể
-
nương tựa vào, và con không cần phải e sợ
-
vì con biết hơi thở (nếu con thở
-
trọn vẹn 100%) sẽ giúp tâm con
-
định tĩnh, sáng tỏ và can trường.
-
(Thỉnh chuông)
-
Những thứ mà chúng ta tiêu thụ
-
thông qua các giác quan,
-
đó là một dạng thức ăn. Thức ăn này sẽ
-
có ảnh hưởng đến cách vận hành của tâm.
-
Vì vậy những gì mà ta xem,
-
phim ảnh, các trang mạng;
những gì ta nghe, âm nhạc,
-
hay các cuộc hội thoại;
những gì ta ngửi thấy,
-
ta sẽ để ý được rằng mũi của ta
-
rất nhạy cảm với những mùi hương nhất định;
-
những thức ăn ta tiêu thụ như thức ăn
-
ta ăn hằng ngày, sẽ nuôi dưỡng một
-
hạt giống nào đó trong ta. Nếu ta ăn thức ăn
-
chứa đựng bạo hành và khổ đau, những thức ăn đó
-
sẽ trở thành một phần của ta
-
và ảnh hưởng đến ta; nhưng nếu ta
-
biết tiêu thụ thức ăn với tình thương
-
thì hạt giống Từ Bi trong ta sẽ lớn lên.
-
Vì vậy bạn hãy chọn cho mình một ngày
-
"không thịt", hãy tự nói với bản thân rằng
-
"hôm nay con nuôi dưỡng hạt giống Từ Bi
-
và con không nuôi dưỡng hạt giống Bạo hành
-
hay Khổ đau". Ta biết rằng các con vật
-
phải chịu khổ thật nhiều khi chúng
-
bị giết mổ rồi trở thành thức ăn của ta;
-
và khi ta ăn thịt mà biết rằng môi trường
-
đang bị hủy hoại để nuôi thịt đó,
-
vậy ta đang tiêu thụ những thức ăn
-
không lành mạnh, ta không phải đang nuôi dưỡng
-
lòng Từ Bi và Bảo Hộ của ta.
-
Chúng ta sẽ học tiếp về
-
Bốn loại thức ăn.
-
Dạng đầu tiên là ĐOÀN THỰC
-
thức ăn, nước uống đi vào miệng ta
-
bao gồm cả nước cam hay rượu bia.
-
Ta biết rằng cần phải tiêu thụ rất nhiều hạt
-
để làm nên rượu bia, và những hạt đó
-
có thể được dùng với nhiều mục đích khác tốt hơn.
-
Trái Đất đang cần sự giúp đỡ của chúng ta.
-
Loại thứ hai là XÚC THỰC, đó là tất cả các
-
phim ảnh, âm nhạc, vân vân.
-
Cho đến bây giờ, con vẫn nhớ được những bộ phim
-
con xem 20 năm trước. Đôi khi chúng đi lên
-
ngay cả trong giờ thiền tập và con đã nghĩ
-
"Trời, làm thế nào mà mình để nó đi vào như vậy?"
-
Bởi vì một khi đã được dung nạp, bằng một cách nào đó
-
chúng sẽ ở lại trong tâm thức của ta, và thậm chí
-
nó rất tin tưởng ta. Khi bạn vào rạp chiếu phim,
-
bạn thậm chí còn bỏ tiền ra để
-
cho người khác đặc quyền rót hết những điều này
-
vào tâm thức bạn, mà chúng có thể mang tính bạo lực,
-
làm ta lo âu hoặc khó chịu. Vậy nên ta rất cần phải
-
cẩn trọng khi chọn lựa những thứ để xem.
-
Và hãy mạnh dạn bước ra khỏi rạp nếu cần thiết.
-
Có lẽ con đã không đủ dũng cảm để đi ra
-
khỏi rạp phim, hay để tắt những bộ phim đi.
-
Nhưng con nghĩ chúng ta cần có
-
can đảm để tắt chúng.
-
Loại thức ăn thứ ba là TƯ NIỆM THỰC.
-
Từ này (volition) đến từ từ "will"
(nguyện vọng), tương tự như
-
"volonté" trong tiếng Pháp.
Đó là một từ chuyên môn;
-
nghĩa của nó chỉ đơn giản là
nỗi ước ao sâu sắc nhất của đời ta.
-
Bạn có biết điều bạn muốn làm,
-
điều mà bạn thực sự, thực sự muốn làm
-
cho đời sống của mình không?
-
Hoài bão lớn nhất của ta là gì,
và hoài bão đó
-
cũng như một hạt giống
-
mà ta gieo trồng trong tàng thức của ta
-
và ta có thể nhận diện và chăm sóc nó.
-
Nguyện vọng ấy sẽ là một nguồn năng lượng lớn
-
trong đời ta, và ta cần phải biết
-
ta thực sự muốn làm gì.
-
Đời sống này thật quý báu, mình không biết
-
mình sẽ sống được bao lâu. Ta thường nghĩ
-
rồi mình sẽ sống đến 80 tuổi, nhưng có lẽ
-
sẽ không được như thế. Vậy mình muốn làm gì?
-
Mình có cơ thể này, đời sống này,
-
vậy ta nên làm gì với nó đây?
-
Một người khủng bố là một người
-
có ý định trả thù.
-
Đó cũng là một mong muốn sâu sắc.
-
Người này cũng có hạt giống của từ bi,
-
của lòng tốt, bình an, niềm vui và thương yêu.
-
Nhưng họ đã tưới tẩm một hạt giống khác
-
khiến họ làm những điều vô cùng bạo lực.
-
Ta có thể thấy được sức mạnh của loại
-
năng lượng này và mỗi người trong chúng ta
-
cần biết được điều ta muốn làm trong cuộc đời.
-
Mình muốn sống như thế nào, những tài năng nào
-
mình được thừa hưởng mà mình muốn phát triển.
-
Chúng ta là điều kỳ diệu của Trái Đất,
-
và bông hoa của chúng ta trong khu vườn
-
của nhân loại sẽ bài hát của mình ra sao.
-
Bài hát của bạn là gì? Bạn sẽ là loại hoa nào
-
trên Trái Đất này?
-
Tư niệm thực của bạn là gì.
-
Con đến đây vì con muốn chuyển hóa,
-
và sống một đời sống đơn giản.
-
Chúng ta có một từ rất đẹp trong tiếng Anh: "leanly"
-
Nó có nghĩa là sự sống giản đơn, chỉ vừa đủ,
-
để có nhiều năng lượng hơn để
-
hành động, để cứu giúp, để không phá hủy
-
qua lối tiêu thụ của mình.
-
Loại cuối cùng là THỨC THỰC.
-
Chúng ta đã được học rằng thức bao gồm
-
tâm thức cá nhân và cộng đồng.
-
Ở đây ta chủ yếu nói về
-
tâm thức cộng đồng:
-
những môi trường được mở ra cho ta,
-
những thức ăn làm nên ta.
-
Nếu bạn đã từng tham gia vào một cuộc biểu tình
-
cho công lý xã hội, khi nhiều người cùng
-
chia sẻ một năng lượng rất mạnh,
-
đôi khi trong các cuộc biểu tình có thể có các
-
năng lượng của sự giận dữ hay đòi hỏi
-
và ta cảm thấy ta được cuốn theo
-
năng lượng chung này. Hoặc ngày ngay
-
chúng ta có rất nhiều sự sợ hãi trên thế giới
-
và điều đó đang được ta dung nạp
-
và thúc đẩy nỗi sợ và sự lo âu trong mình.
-
Trong gia đình mình, nếu có điều gì đó đang
-
xảy ra, một vài hạt giống này có thể sẽ mạnh mẽ hơn
-
các hạt giống còn lại vào lúc này hay lúc khác.
-
Lòng đố kỵ, giận dữ...
-
Hoặc nơi làm việc
hay trong nhóm bạn bè cũng là một dạng
-
năng lượng chung mà ta cần phải nhận diện,
-
điều gì đang được thúc đẩy bởi môi trường của ta
-
và ta cần biết khi nào thì nên đi ra,
-
khi nào thì nên bước ra khỏi căn phòng,
-
khi nào nên tắt tivi. Đó là tự do của chính ta,
-
giúp ta có sức mạnh để trở thành con người
-
mà ta muốn trở thành.
-
Đó là cách ta bảo vệ thân và tâm.
-
Vì khi chúng ta gặp phải những điều làm ta
-
căng thẳng hay e sợ hay lo âu,
-
ta cũng đang sống với nó trong ta.
-
Tối nay chúng ta sẽ có buổi chia sẻ
-
về Năm giới thực tập chánh niệm
-
và đó là con đường thực tập thật tuyệt vời,
-
mở ra cho ta thấy trong những hành động thường ngày
-
ta có thể bồi dưỡng tâm mình ra sao, để ta có thể
-
trở thành con người mà ta muốn trở thành,
-
để ta có thêm nhiều tình thương,
-
thêm nhiều không gian trong ta,
-
thêm tự do, lòng can đảm để
-
sử dụng đời sống đáng quý này thật tốt.
-
Và có thể giúp ta có khả năng
-
phụng sự Đất Mẹ bằng cách mà ta
-
mong mỏi.
-
Đất Mẹ rất sự giúp đỡ của ta
cũng như ta cần Mẹ vậy.
-
Con xin cám ơn Đại chúng đã lắng nghe.