Với niềm thương kính đến Thầy
và Sư Cô Chân Không,
và tới tất cả các vị thầy
tổ tiên của chúng ta
qua nhiều thế hệ.
Thưa Đại chúng
Hôm nay là ngày 7 tháng Tám
năm 2016
Chúng ta đang ở trong khóa tu Wake-up Earth
(khóa tu đề tài Đất Mẹ dành cho người trẻ)
tại Thiền Đường Nước Tĩnh
Xóm Thượng, Làng Mai.
Mọi người gọi tên con là Hiến Nghiêm
và con được tạo nên bời những yếu tố không (phải là) con
Vì vậy hôm nay không thực sự là con ngồi đây
mà là toàn bộ những yếu tố đã làm nên con
trong đó có Tăng Thân mầu nhiệm của chúng ta
các sư anh, sư chị, sư em cùng với Thầy
và cả bố mẹ của con nữa
Con đến từ Anh Quốc, và khi tăng thân
có dịp đến thăm gia đình con
đã có nhiều sư anh, sư chị, của con
nói rằng: "Ah!............"
"Bây giờ thì sư anh/sư chị đã hiểu rồi!"
"Đã hiểu tại sao Sư Cô lại như thế rồi"
Chúng ta được tạo nên bởi Cha và Mẹ chúng ta.
Và trong chúng ta có nhiều người có những nguyện ước đẹp đẽ
trong cuộc đời mình để chuyển hóa và trị liệu
cũng như điều chỉnh lại một vài những yếu điểm
của chính Cha Mẹ chúng ta.
Qua kinh nghiệm của bản thân con,
con đã không dành đủ thời gian để trân quý
những phẩm chất của Cha Mẹ con thật tốt.
Cha Mẹ chúng ta đã trao truyền cho ta
những đức tính vô cùng tuyệt vời.
Con có thể ngồi đây là nhờ Cha con
đã truyền cho con sự can đảm.
Và khi con thở, trái tim con đang đập,
và hơi thở của con rất ngắn.
Thầy đã thường dạy cho chúng con phương pháp
thực tập thở với lá phổi của Cha mình
khi chúng con ngồi thiền.
Con thở với hai lá phổi của Cha con,
con ngồi với tấm lưng của Cha;
nhưng Cha con có hơi thở rất ngắn.
Vì vậy sáng nay
con đã thực tập thở với phổi của Mẹ con.
Mẹ con có hai lá phổi rất lớn,
và điều đó yểm trợ con rất nhiều.
Và con cũng có mặt đây với năng lượng của ánh Mặt Trời vào buổi sáng,
nhờ vào nhiều thức ăn ngon lành
mà chúng ta đã
cùng nhau chuẩn bị.
Vì vậy, chúng ta tương tức với nhau, con tương tức với tất cả mọi người
và Đại chúng ở đây cũng tương tức
với con, và với cả vũ trụ.
Thầy có một câu nói tuyệt vời
mà con rất thích.
Người nói rằng: "Mình không thể tồn tại một mình được.
Mình phải
cùng tồn tại với cả thế giới.
Mình tương tức với toàn bộ vũ trụ."
Thầy thường chỉ vào bông hoa
trên bục và nói rằng mỗi bông hoa
đều được làm nên từ những yếu tố không (phải là) hoa
Và con phải thú nhận rằng phản ứng của con lúc đầu là
"nhưng con không phải là một bông hoa".
Nhưng sự thật vẫn là
chúng ta được tạo nên bởi các yếu tố "không-ta"
Và đó là một tin tốt lành,
một niềm hân hoan, là điều mà
ta có kết nối và khám phá mỗi ngày.
Con đã rất tâm đắc khi nghe Thầy dạy rằng
mỗi người đều cần một đời sống tâm linh trong cuộc sống của mình.
Khi nghe như vậy, con đã nghĩ
"Thật vậy, con đang khát khao
một đời sống tâm linh trong con".
Tâm hồn con đang khát.
Trong đời sống của chúng con ở đây,
tại một trung tâm thực tập
với pháp môn Làng Mai,
chúng con có rất nhiều cơ hội để
giữ gìn đời sống tâm linh đó, làm cho nó
tràn đầy sự sống, được nuôi dưỡng và được kết nối.
Chúng con có một bài kệ mà chúng con
thường đọc trong ngày
khi chúng con tiếp xúc với nước chảy
khi chúng con uống nước
hay khi mở nước từ vòi để rửa mặt,
và chúng con quán chiếu nguồn nước
với một bài kệ rất hay:
"Nước từ nguồn suối cao,
nước từ lòng đất sâu
nước mầu nhiệm tuôn chảy
nước mầu nhiệm tuôn chảy
ơn nước luôn tràn đầy."
Và đó chỉ là những sinh hoạt đơn giản:
uống nước, vặn nước,
nhưng bằng một cách nào đó chúng ta nhìn sâu
và với chánh niệm, chúng ta kết nối chính mình
với bản thể của nước.
Nước đến từ những ngọn núi cao,
từ đại dương sâu thẳm
và giờ đây trở thành một phần trong ta.
Khi con còn đi làm trong một văn phòng,
con đã thầm đọc bài kệ này gần cái bình đựng nước.
ở trên tầng 6 của một tòa nhà
ngay giữa thành phố Luân Đôn.
Và con đã cảm thấy mình được kết nối với cả vũ trụ
Con đã có một phút giây mầu nhiệm
mà không ai biết là con đang làm điều đó cả:
một phút mầu nhiệm khi uống nước.
Khi chúng ta tắm, ta có thể hỏi chính ta:
"Cơ thể này là của ai?"
"Cơ thể này đến từ đâu?"
"Đâu là những hơi nóng,
là nguồn gốc của hơi nóng
để tạo nên cơ thể này?"
Cơ thể này được trao lại từ thế hệ này
đến thế hệ khác
mà chưa bao giờ bị nguội lạnh.
Con là người Anh nên con rất thích uống trà.
Con đã tự làm một bài kệ
"đun sôi ấm nước".
Người Anh Quốc có văn hóa là
khi gặp khó khăn,
thường bắc một ấm nước lên
như phản ứng đầu tiên
cho tình huống đó.
Chỉ cần một khoảnh khắc để tiếp xúc với
đời sống tâm linh của con
khi đun nước pha trà
cũng mang lại giá trị nuôi dưỡng.
Khi ta viết một bài thơ như thế
ta quán chiếu những yếu tố khác nhau
tập hợp lại trong phép lạ của sự sống
để yểm trợ cho ta.
Có nước, có năng lượng trong nguồn điện,
những thứ này đến từ đâu?
Và có mình. Vậy mình đến từ đâu?
Chúng ta đã du hành
từ khởi đầu của thời gian
để đến được giây phút này,
giây phút pha một tách trà!
Vậy con mời Đại chúng
cùng viết những bài kệ của riêng mình
hãy chọn một hay hai
sinh hoạt thường ngày của mình
mà mình muốn biến nó thành
những khoảnh khắc tâm linh
cho mình và cho ngày của mình,
những giây phút có chánh niệm,
có sự quán chiếu sâu sắc.
Thầy đã dạy rằng mỗi một hành động của ta
đều có thể trở nên thiêng liêng khi ta dùng
năng lượng của chánh niệm
để làm giàu cho hành động đó.
Vào các buổi sáng ở đây
chúng ta có cơ hội để thực tập
ngồi thiền cùng nhau
và tận hưởng những bước chân thiền hành
trong sự lặng im của buổi sớm.
Vài năm trước, trong các khóa tu mùa đông,
khi Thầy còn ở trong cốc của Người
nằm trên triền đồi,
một buổi sáng Người đã bước ra ngoài
và khi thấy bầu trời đầy sao,
thầy đã cảm được một tình thương sâu sắc cho Đất Mẹ,
cho hành tinh này và cho cả vũ trụ.
Vào đúng hôm đó hay hôm sau,
khi Thầy cho pháp thoại,
Người đã nói rằng
Người đã yêu Đất Mẹ.
Người đã nhận ra rằng
Người đang yêu Đất Mẹ.
Con thường tự hỏi rằng
liệu con có thực sự yêu Đất Mẹ chưa?
Chúng ta thường nói về các phép lạ của sự sống
và khi ta quán chiếu sâu
và thấy được sự biểu hiện đa dạng
của Trái Đất này;
thấy được cách mà các biểu hiện đó
trải qua hàng triệu, hàng tỷ năm
để tiến hóa.
Bản thân con có một sự ngỡ ngàng,
một sự kinh ngạc
khi nhìn vào sự màu mỡ
và vẻ đẹp của sự sống.
Và con đang thực tập
trân quý điều đó thật nhiều
trong khả năng của con.
Nhưng đôi khi điều đó không
thực sự dễ dàng.
Con lớn lên trong môi trường hiện đại
trong xã hội ngày nay, trong thế hệ này;
bằng cách nào đó, một cái cây không
có vẻ gì là thú vị.
Nhưng con vẫn đang học hỏi để nhìn sự sống
dưới cái nhìn đầy kinh ngạc, để thấy được
sự mầu nhiệm của một cái cây,
hay một con bọ,
hay bất kỳ cá thể sống nào
hay thậm chí bất kỳ con người nào.
Vì vậy con đang thực tập
để yêu Đất Mẹ,
để học hỏi thêm về Đất Mẹ.
Thầy đã dạy rằng nếu chúng ta có đủ
tình thương với Đất Mẹ,
ta sẽ biết mình nên làm gì
để bảo vệ Đất Mẹ.
Và ta sẽ có đủ năng lượng mà ta cần
để bảo vệ Đất Mẹ, bởi tình thương
là một năng lượng nhiệm mầu.
Nó chống đỡ cho ta, nuôi dưỡng ta,
làm cho ta hạnh phúc.
Nó giúp tâm trí ta tươi mát và hoan hỷ.
(Tiếng chuông)
Con đến Làng Mai lần đầu
khi con gần 22 tuổi.
Và con đã có rất nhiều thắc mắc.
Khi đó con vừa tốt nghiệp đại học
và cảm thấy dường như
nền tảng giáo dục đó đã lừa dối con.
Con đã đặt câu hỏi "con là ai?",
và dường như tấm bằng đại học của con,
trường đại học của con đã không
giúp con lý giải được.
Con đã hỏi bản thân mình muốn gì,
điều mà con thực sự muốn trong
cuộc đời là gì.
Và con cũng đã hỏi rằng
"tại sao mình ở đây?"
Nghĩa là tại sao con tồn tại
trên hành tinh này
con ở đây để làm gì,
"Tại sao con ở đây?"
Sự thực là lúc đó con chưa biết
thực tập chánh niệm là gì
nên lúc đó con chẳng thực sự có mặt đâu.
Nên con nghĩ rằng lúc đó
thậm chí còn không có mặt
khi con đặt câu hỏi
"tại sao con có mặt đây?"
Nhưng con đang dần dần học cách
làm sao để có mặt hơn.
Con cũng đã muốn biết điều gì
làm con có thể tin tưởng,
có thể nương tựa vào được.
Mẹ Thiên Nhiên thường đang mỉm cười với ta
nên ta có thể nương tựa
vào sự thật ấy.
Đặc biệt vào những lúc khó khăn,
những lúc khủng hoảng,
những lúc con cảm thấy quá tải
con muốn biết con có thể dựa vào điều gì.
Con cũng muốn biết con đang đi về đâu,
đang đi về hướng nào.
Con cũng cảm thấy rằng
mình đang ở trên một
dây chuyền vận chuyển,
và con phải đậu kỳ thi này,
phải vào học trường nọ,
rồi lại phải thi và vào đại học,
Con đã cảm thấy mình như bị bung ra
vào tuổi 22
dây chuyền vận chuyển đó vẫn còn nhiều
năng lượng, bảo con phải làm việc này,
bảo con cần phải có một
sự nghiệp thế này,
phải đi đến nơi kia,
phải học thứ nọ.
Con đã cảm thấy con chưa dừng lại được
để thực sự hỏi chính mình,
mình đang đi về đâu,
và mình muốn đi về đâu,
cho đến giờ
bao nhiêu trong con đường này là mình,
bao nhiêu là do mọi thứ xung quanh
đưa đẩy mình.
Trong đạo Bụt có một câu chuyện
về một người trên lưng ngựa
đang phi rất nhanh qua ngã tư đường.
Có một người đứng đó và hỏi:
"Anh đi đâu mà nhanh quá vậy?"
Và người trên lưng ngựa đáp:
"Tôi không biết. Anh hỏi con ngựa đi."
Chúng ta có đang phi trên lưng ngựa không?
Ta có biết con ngựa của mình
đang đi về đâu?
Đâu là những yếu tố
giúp truyền năng lượng cho chú ngựa?
Cái gì đang đẩy ta?
Chúng ta đã thuần được chú ngựa chưa?
Từ khi con đến Làng Mai
và sống ở đây,
con đã nghiệm ra rằng cần một khoảng
thời gian để học cách điều khiển ngựa.
Ta phải thực tập và ta có thể thành công.
Ta có thể thuần được chú ngựa.
Một câu hỏi khác lúc đó của con đó là
làm thế nào để con giúp đỡ,
con nghĩ rằng con có một chút năng lượng
và thấy rằng có nhiều vấn đề đang xảy ra
trên thế giới,
và con muốn biết con có thể làm gì để
giúp đỡ.
Con nhớ có một nhà thơ
đã từng nói:
"Chúng ta đi đến lời giải đáp bằng chính
đường đời của mình" (Rilke)
Vì vậy con cũng đang sống đời của con
để tìm lời giải đáp
cho các câu hỏi này.
Và con mong là mỗi chúng ta đều có thể
linh động trong đời sống để trả lời
cho các câu hỏi ấy.
Có thể một vài trong các bạn trẻ ở đây
biết rằng
Làng Mai có chương trình xuất gia
trong vòng 5 năm.
Lúc con đi xuất gia thì chưa có
lựa chọn này;
vậy nên,
con đã không phải trải qua
sự đau khổ
khi phải phân vân trước nhiều lựa chọn.
Quyết định một lần
là đi xuất gia cả đời luôn.
Nhưng khi đến năm thứ năm,
và Thầy luôn cho rằng 5 năm
là đã quá đủ
để học được thật nhiều,
rồi sau đó ra đời
và tiếp tục truyền bá pháp môn
trong đời sống tại gia.
Vì thế khi hết 5 năm rồi,
con phải làm một cuộc kiểm nghiệm thực tế
và con đã tự hỏi con đã học được những gì?
Và đây là những gì con học được:
con đã học cách ăn!
Ăn khó hơn ta vẫn thường nghĩ đấy!
Học cách lắng nghe cơ thể của mình,
cách chọn lựa nguồn thức ăn,
cách cảm thấy kết nối khi ăn,
cách nuôi dưỡng niềm vui của mình
và của người khác với thức ăn,
cách tôn trọng sự sống của các loài khi ăn,
làm sao nuôi lớn tình thương qua việc ăn.
Có thể con chưa thành thục hoàn toàn,
nhưng con đã có nhiều tiến bộ.
Con đã học cách ngủ.
Con nghĩ rằng chỉ khi đến và sống ở tu viện
con mới thực sự thấy rằng
cuộc sống của con kém ổn định
đến mức nào
và con nghĩ nhiều bạn trẻ
ở đây cũng vậy.
Bạn có ngủ đủ giấc không?
Giấc ngủ của bạn có ngon không?
Bạn có biết cách để chuẩn bị
để có một giấc ngủ ngon không?
Làm sao để thức dậy mà không bị đau đầu.
Làm sao để mỉm cười mới chính mình
khi thức dậy mỗi buổi sáng?
Con cũng đã tiến bộ ở phần này nhiều.
Nhưng con vẫn chưa thành thục hoàn toàn.
Các Sư Chị Sư Em ở cùng với con
tuần vừa qua
có thể xác nhận điều này.
Con cũng đã bằng một cách nào đó học hỏi về việc
chăm sóc cho cơ thể và tâm trí của mình,
điều khiển cơ thể và tâm trí,
lắng nghe thân tâm mình.
Tất cả đều liên quan đến năng lượng,
sự sống là năng lượng,
chú ngựa ta đang cưỡi cũng là
một dạng năng lượng.
Và liệu chúng ta đã học cách lắng nghe
sự kết hợp độc nhất của các năng lượng
trong mình chưa?
Để mà ta có thể làm chủ những năng lượng đó
cũng như việc cưỡi ngựa vậy.
Để mà ta có thể sống một cách đẹp đẽ,
có nhiều bình an và hạnh phúc đích thực,
càng nhiều càng tốt.
Và đó cũng là điều Thầy đã dạy:
còn điều gì quan trọng hơn là
biết được chính mình, là
chế tác được hạnh phúc
trong đời sống hằng ngày,
và làm thế nào để đối mặt với khó khăn,
với khổ đau.
Thầy đã nhắc đi nhắc lại rằng
đây là điều có thể thực hiện được.
Chúng ta có thể thực tập chế tác
những phút giây hạnh phúc mỗi ngày.
Chúng ta cũng có thể học cách
đối mặt với khổ đau,
khó khăn của ta;
cách không cảm thấy bị quá tải;
học những cách ta có thể
ứng dụng trong những tình huống khó khăn.
Khi con mới đến Làng, con không hề biết
về những điều này khi là một người trẻ -
chỉ 21, gần 22 tuổi đời.
Con không biết cách chế tác hạnh phúc,
cũng không biết giải quyết khổ đau như thế nào.
Đôi khi khổ đau đã đến với ta
từ nhiều thế hệ trước rồi.
Chúng không chính xác là của ta.
Có lẽ hạt giống buồn khổ
hay tuyệt vọng,...
Đây là điều con đã khám phá ra được
Hạt giống buồn khổ, tuyệt vọng của con
đã được truyền trao cho con.
Con thực ra cũng đã đóng góp một ít
để giúp nó lớn lên trong con
nhưng trước đó con đã nhận được những
hạt giống mạnh rồi,
từ Cha Mẹ con, từ Ông Bà,
và có thể từ các Cụ nữa.
Bởi vì thậm chí Cha Mẹ ta
cũng không chỉ là Cha mẹ ta mà thôi.
Cha Mẹ cũng là Ông Bà nữa.
Mỗi chúng ta có một kho tàng những hạt giống
được trao truyền lại từ tổ tiên mình.
Chúng ta cần phải biết những hạt giống đó là gì,
và đối mặt với chúng như thế nào.
Ít nhất con cần biết chúng là gì,
biết mình cần làm gì với các hạt giống ấy
để có được tự do trong đời sống.
và để có thể giải đáp được
những câu hỏi của con.
Chúng ta đã được học rằng
chúng ta được làm nên từ những yếu tố "không-ta"
và con xin vẽ lên bảng
để minh họa cho điều này.
Chúng ta có thể xem mình như năm dòng sông
khác nhau, ta có Thân.
Và Thầy thường minh họa điều này bằng
hình ảnh các múi trong một quả quýt
Ta có THÂN
Thân ta được trao cho ta từ nhiều thế hệ
mà ta nuôi dưỡng với tất cả những thứ ta ăn vào
Con ước đây là một cái bảng không gian ba chiều,
nhưng nó không phải
THÂN
Múi tiếp theo là các CẢM THỌ
Cảm thọ có thể đến từ thân
hay các cảm xúc của ta
TRI GIÁC (tưởng)
Tri giác là cách mà ta nhận thức mọi thứ
cách ta nhìn nhận về thế giới,
về chính ta,
về người khác,
về các hoàn cảnh.
Thường thì hầu hết tri giác đều sai lầm
Và tiếp theo chúng ta có TÂM HÀNH
Dựa trên TRI GIÁC
và CẢM THỌ
mà ta khởi lên một trạng thái tâm,
gọi là TÂM HÀNH.
Đó có thể là sự nản lòng
giận dữ
hay trầm cảm, đau buồn
hay niềm vui
thêm vào vài cái tích cực
niềm hy vọng
tiếp theo ta có THỨC
chính là nền tảng của sự tồn tại của chúng ta
Để chia sẻ kỹ hơn về THỨC,
Thầy thường hay vẽ một vòng tròn.
Nhưng vì con không giỏi vẽ hình tròn lắm
nên con đã chuẩn bị một chút trợ giúp
Con nghĩ đó là biểu hiện của tổ tiên
Anh Quốc của con
hơn là tổ tiên Việt Nam
Vậy, THÂN và TÂM
Thầy thường hay nói về hai mức của tâm
Ta có phần trên của tâm
và phần dưới.
Ta gọi phần trên là Ý THỨC
và phần ở dưới là TÀNG THỨC.
Ở đây,
chúng ta chú ý rất nhiều về TÀNG THỨC
Đây chính là nơi chứa tất cả các hạt giống -
những yếu tố mà chúng ta kế thừa
và mang theo
Và đó cũng là tiềm tàng của cuộc sống.
Vậy ta có những hạt giống như
Niềm vui
Hy vọng
Chánh niệm
Bình an
và những hạt giống khác như...Giận dữ
Sợ hãi
Lo lắng bồn chồn
Đại chúng có nghĩ ra một vài hạt giống
khác nữa không?
Ghen tỵ...
rất tốt
Buồn khổ
Lòng từ bi...
tuyệt vời
Khát vọng, Thèm muốn
Đôi khi ta thường có những ham muốn
về nhục dục (qua các giác quan)
và ta cũng ham muốn tiền bạc, danh vọng, quyền lực.
Thèm muốn...
Hạt giống này hơi to hơn so với các hạt khác
Còn nữa không nhỉ?
Hoài nghi
Tự phụ
oh...tuyệt vời
Tự phụ to cỡ nào nhỉ?
và ta có Hoài nghi
Vậy là chúng ta có rất nhiều hạt giống
Và bằng cách nào đó,
tàng thức của ta
mang cả tính cá nhân và cộng đồng.
Chúng ta cùng chia sẻ nó.
Vì vậy, chẳng hạn khi hạt giống sợ hãi
trong xã hội đang biểu hiện mạnh mẽ
thì hạt giống sợ hãi trong mỗi chúng ta
cũng biểu hiện nhiều hơn, tích cực hơn.
Và nếu Cha Mẹ ta kế thừa cho ta
một hạt giống mạnh mẽ dưới đây
thì có thể hạt giống đó sẽ mạnh trong ta
hơn là trong người khác.
Và tâm ta đang nhận vào
các thông tin từ các cánh cửa
gọi là các CĂN
như mắt, tai, mũi, lưỡi
và thân.
Vậy thông tin đến từ bên ngoài
trong mọi lúc
Khi ta xem một bản tin,
hay khi ta nghe đài,
các thông tin ấy đi vào
và có thể tưới tẩm hạt giống Sợ hãi trong ta
hay hạt giống Giận dữ, hạt giống đó
sau đó sẽ đi lên
trong phần ý thức của ta.
Vậy khi chúng ta học cách
đối diện với tâm,
ta cần phải biết làm gì khi điều này xảy ra.
Đầu tiên, ta cần nhận diện được rằng
Giận dữ đang đi lên,
hay Sợ hãi, Buồn đau đang đi lên
Ta phải nhận diện, biết được rằng
điều đó vừa xảy đến. Và đó là lý do tại sao
chúng ta cần năng lượng của chánh niệm.
Chánh niệm giúp ta nhận diện được
điều gì đang xảy ra.
Vậy năng lượng của chánh niệm
cũng là một hạt giống
và nếu hạt giống Giận dữ
đang đi lên, hạt giống chánh niệm
cũng đi lên và ôm ấp
cơn giận đó. Vậy ta có năng lượng giận dữ,
đồng thời ta cũng có năng lượng của
Tình thương. Con nói "Tình thương"
là vì "vị thuốc giải" cho Giận dữ
chính là Tình thương.
Vậy ta có chánh niệm ôm ấp giận dữ,
và nếu ta có khả năng chế tác năng lượng
của Tình thương, nó sẽ giúp nguôi ngoai cơn giận.
Vậy điều mà con học được ở đây
là xây dựng một chiến lược khi các
tâm hành khác nhau đi lên, mình biết được
cách để mời các hạt giống nhất định đi lên theo
để ôm ấp các hạt giống đó.
Vậy các hạt giống khác nhau có
một "vị thuốc giải" khác nhau.
Ta có thể nói rằng
khi ta đang bồn chồn, vị thuốc giải
dành cho nó có thể là sự Buông thư.
Khi ta không thể nào nghỉ ngơi được, ta
có thể dành 10 hay 20 phút để buông thư.
Khi ta buồn, ta có thể đi tắm
5 hay 10 phút trong chánh niệm;
và nó sẽ giúp ta tươi tỉnh lại.
Ta có khả năng nuôi dưỡng chính mình
với những điều kỳ diệu của cuộc sống.
Nhưng nếu muộn phiền
trong ta quá mạnh và đi đến
tuyệt vọng, ta cần có
một chiến lược mạnh hơn nữa.
Và con đã học được rằng,
để trị liệu cho tuyệt vọng,
ta luôn có vị Bồ Tát của lòng Can trường và Kiên nhẫn.
Ta có năng lượng của Hy vọng,
ta can đảm và ta không bỏ cuộc.
Đó chính là cách để chúng ta đối mặt với
sự tuyệt vọng, là cách con thực tập
để giải quyết hạt giống tuyệt vọng trong con.
Chúng ta cũng có nhiều cách thực tập để trau dồi
lòng can đảm, như "5 Phép Quán Tưởng":
Nhận biết được rằng chúng ta sẽ già đi,
sẽ bệnh, sẽ chết và sẽ phải
xa lìa những người mà ta thương quý.
Chúng con có sự quán niệm về điều đó, và nó giúp
lòng can đảm của chúng con vững vàng hơn.
Ta chấp nhận sự thật, trau dồi lòng can đảm
và không sợ hãi.
Và đôi khi các hạt giống đi lên quá
mạnh mẽ và có thể làm cho ta thấy rằng
thậm chí còn không có chỗ
cho Chánh niệm can thiệp vào,
và đó là những lúc ta cần
một loại thực tập khẩn cấp.
Với con, sự thực tập khẩn cấp
mà con đã được Thầy dạy
chính là thở bụng thật sâu.
Khi tâm ta có một hạt giống đang khuấy đảo
ta cần phải đi xuống từ phần đầu (nơi có
một cơn sấm sét hỗn độn) và ta phải
đưa năng lượng xuống hơi thở của mình.
Ta đưa năng lượng từ phần ý thức
của mình xuống,
ta chỉ thở, và ta tin tưởng
vào những hạt giống tốt đẹp ở đây, giúp ta
có không gian để đáp lại tình huống gặp phải.
Nếu cần thiết, ta hãy nằm xuống, đưa mình
ra khỏi tình huống làm ta
giận dữ, buồn phiền
hay tuyệt vọng. Ta đặt hai tay lên bụng,
đưa hết sự chú tâm,
100% chỉ chú tâm vào sự phồng lên
và xẹp xuống của bụng mà thôi.
Con thường đặt ra một thử thách,
đó là con phải theo dõi hơi thở
từ đầu đến cuối và lặp lại như thế
một cách nghiêm ngặt, không vọng tưởng.
Và nó không thực sự dễ, nhưng nếu ta để tay lên bụng,
và ta chỉ chú ý vào
hơi thở ra, hơi thở vào
của mình,
con đã khám phá ra được rằng
nếu ta thực tập,
ta có thể thở vào ra 10 lần
mà không có vọng tưởng nào.
Và như luật của trò chơi "rắn leo thang" vậy,
nếu con có một vọng,
con liền bắt đầu lại
và đếm từ 1. Và con làm điều này
bởi con nghĩ rằng nếu con thậm chí không thể
làm chủ được hơi thở của mình,
thì làm sao con có thể giải quyết
được các tình huống này?
Khi tâm con chưa sáng tỏ, con chưa
hiểu thấu được tâm mình thì con không
được tin vào nó trong trường hợp này.
Nó không có quyền lên tiếng cho đến khi
đã thở đúng 10 lần.
Và điều kinh ngạc đó là sau 10 hơi thở,
có sự sáng tỏ, có sự vững vàng trong con.
Trong một ngày tồi tệ, có thể
phải đến 20 hay 25 phút con mới có được
10 hơi thở thông suốt.
Nhưng sau đó, có một sự sáng tỏ và ta biết
được ta nên và không nên làm gì.
Vì vậy bằng một cách nào đó con học cách
không tin vào tâm, nhưng tin vào hơi thở của mình.
Nếu hoài nghi, hãy thở. Và sự thực tập này chưa
bao giờ làm con thất vọng; nó giúp con có được
một nền tảng vững chãi mà con luôn có thể
nương tựa vào, và con không cần phải e sợ
vì con biết hơi thở (nếu con thở
trọn vẹn 100%) sẽ giúp tâm con
định tĩnh, sáng tỏ và can trường.
(Thỉnh chuông)
Những thứ mà chúng ta tiêu thụ
thông qua các giác quan,
đó là một dạng thức ăn. Thức ăn này sẽ
có ảnh hưởng đến cách vận hành của tâm.
Vì vậy những gì mà ta xem,
phim ảnh, các trang mạng;
những gì ta nghe, âm nhạc,
hay các cuộc hội thoại;
những gì ta ngửi thấy,
ta sẽ để ý được rằng mũi của ta
rất nhạy cảm với những mùi hương nhất định;
những thức ăn ta tiêu thụ như thức ăn
ta ăn hằng ngày, sẽ nuôi dưỡng một
hạt giống nào đó trong ta. Nếu ta ăn thức ăn
chứa đựng bạo hành và khổ đau, những thức ăn đó
sẽ trở thành một phần của ta
và ảnh hưởng đến ta; nhưng nếu ta
biết tiêu thụ thức ăn với tình thương
thì hạt giống Từ Bi trong ta sẽ lớn lên.
Vì vậy bạn hãy chọn cho mình một ngày
"không thịt", hãy tự nói với bản thân rằng
"hôm nay con nuôi dưỡng hạt giống Từ Bi
và con không nuôi dưỡng hạt giống Bạo hành
hay Khổ đau". Ta biết rằng các con vật
phải chịu khổ thật nhiều khi chúng
bị giết mổ rồi trở thành thức ăn của ta;
và khi ta ăn thịt mà biết rằng môi trường
đang bị hủy hoại để nuôi thịt đó,
vậy ta đang tiêu thụ những thức ăn
không lành mạnh, ta không phải đang nuôi dưỡng
lòng Từ Bi và Bảo Hộ của ta.
Chúng ta sẽ học tiếp về
Bốn loại thức ăn.
Dạng đầu tiên là ĐOÀN THỰC
thức ăn, nước uống đi vào miệng ta
bao gồm cả nước cam hay rượu bia.
Ta biết rằng cần phải tiêu thụ rất nhiều hạt
để làm nên rượu bia, và những hạt đó
có thể được dùng với nhiều mục đích khác tốt hơn.
Trái Đất đang cần sự giúp đỡ của chúng ta.
Loại thứ hai là XÚC THỰC, đó là tất cả các
phim ảnh, âm nhạc, vân vân.
Cho đến bây giờ, con vẫn nhớ được những bộ phim
con xem 20 năm trước. Đôi khi chúng đi lên
ngay cả trong giờ thiền tập và con đã nghĩ
"Trời, làm thế nào mà mình để nó đi vào như vậy?"
Bởi vì một khi đã được dung nạp, bằng một cách nào đó
chúng sẽ ở lại trong tâm thức của ta, và thậm chí
nó rất tin tưởng ta. Khi bạn vào rạp chiếu phim,
bạn thậm chí còn bỏ tiền ra để
cho người khác đặc quyền rót hết những điều này
vào tâm thức bạn, mà chúng có thể mang tính bạo lực,
làm ta lo âu hoặc khó chịu. Vậy nên ta rất cần phải
cẩn trọng khi chọn lựa những thứ để xem.
Và hãy mạnh dạn bước ra khỏi rạp nếu cần thiết.
Có lẽ con đã không đủ dũng cảm để đi ra
khỏi rạp phim, hay để tắt những bộ phim đi.
Nhưng con nghĩ chúng ta cần có
can đảm để tắt chúng.
Loại thức ăn thứ ba là TƯ NIỆM THỰC.
Từ này (volition) đến từ từ "will"
(nguyện vọng), tương tự như
"volonté" trong tiếng Pháp.
Đó là một từ chuyên môn;
nghĩa của nó chỉ đơn giản là
nỗi ước ao sâu sắc nhất của đời ta.
Bạn có biết điều bạn muốn làm,
điều mà bạn thực sự, thực sự muốn làm
cho đời sống của mình không?
Hoài bão lớn nhất của ta là gì,
và hoài bão đó
cũng như một hạt giống
mà ta gieo trồng trong tàng thức của ta
và ta có thể nhận diện và chăm sóc nó.
Nguyện vọng ấy sẽ là một nguồn năng lượng lớn
trong đời ta, và ta cần phải biết
ta thực sự muốn làm gì.
Đời sống này thật quý báu, mình không biết
mình sẽ sống được bao lâu. Ta thường nghĩ
rồi mình sẽ sống đến 80 tuổi, nhưng có lẽ
sẽ không được như thế. Vậy mình muốn làm gì?
Mình có cơ thể này, đời sống này,
vậy ta nên làm gì với nó đây?
Một người khủng bố là một người
có ý định trả thù.
Đó cũng là một mong muốn sâu sắc.
Người này cũng có hạt giống của từ bi,
của lòng tốt, bình an, niềm vui và thương yêu.
Nhưng họ đã tưới tẩm một hạt giống khác
khiến họ làm những điều vô cùng bạo lực.
Ta có thể thấy được sức mạnh của loại
năng lượng này và mỗi người trong chúng ta
cần biết được điều ta muốn làm trong cuộc đời.
Mình muốn sống như thế nào, những tài năng nào
mình được thừa hưởng mà mình muốn phát triển.
Chúng ta là điều kỳ diệu của Trái Đất,
và bông hoa của chúng ta trong khu vườn
của nhân loại sẽ bài hát của mình ra sao.
Bài hát của bạn là gì? Bạn sẽ là loại hoa nào
trên Trái Đất này?
Tư niệm thực của bạn là gì.
Con đến đây vì con muốn chuyển hóa,
và sống một đời sống đơn giản.
Chúng ta có một từ rất đẹp trong tiếng Anh: "leanly"
Nó có nghĩa là sự sống giản đơn, chỉ vừa đủ,
để có nhiều năng lượng hơn để
hành động, để cứu giúp, để không phá hủy
qua lối tiêu thụ của mình.
Loại cuối cùng là THỨC THỰC.
Chúng ta đã được học rằng thức bao gồm
tâm thức cá nhân và cộng đồng.
Ở đây ta chủ yếu nói về
tâm thức cộng đồng:
những môi trường được mở ra cho ta,
những thức ăn làm nên ta.
Nếu bạn đã từng tham gia vào một cuộc biểu tình
cho công lý xã hội, khi nhiều người cùng
chia sẻ một năng lượng rất mạnh,
đôi khi trong các cuộc biểu tình có thể có các
năng lượng của sự giận dữ hay đòi hỏi
và ta cảm thấy ta được cuốn theo
năng lượng chung này. Hoặc ngày ngay
chúng ta có rất nhiều sự sợ hãi trên thế giới
và điều đó đang được ta dung nạp
và thúc đẩy nỗi sợ và sự lo âu trong mình.
Trong gia đình mình, nếu có điều gì đó đang
xảy ra, một vài hạt giống này có thể sẽ mạnh mẽ hơn
các hạt giống còn lại vào lúc này hay lúc khác.
Lòng đố kỵ, giận dữ...
Hoặc nơi làm việc
hay trong nhóm bạn bè cũng là một dạng
năng lượng chung mà ta cần phải nhận diện,
điều gì đang được thúc đẩy bởi môi trường của ta
và ta cần biết khi nào thì nên đi ra,
khi nào thì nên bước ra khỏi căn phòng,
khi nào nên tắt tivi. Đó là tự do của chính ta,
giúp ta có sức mạnh để trở thành con người
mà ta muốn trở thành.
Đó là cách ta bảo vệ thân và tâm.
Vì khi chúng ta gặp phải những điều làm ta
căng thẳng hay e sợ hay lo âu,
ta cũng đang sống với nó trong ta.
Tối nay chúng ta sẽ có buổi chia sẻ
về Năm giới thực tập chánh niệm
và đó là con đường thực tập thật tuyệt vời,
mở ra cho ta thấy trong những hành động thường ngày
ta có thể bồi dưỡng tâm mình ra sao, để ta có thể
trở thành con người mà ta muốn trở thành,
để ta có thêm nhiều tình thương,
thêm nhiều không gian trong ta,
thêm tự do, lòng can đảm để
sử dụng đời sống đáng quý này thật tốt.
Và có thể giúp ta có khả năng
phụng sự Đất Mẹ bằng cách mà ta
mong mỏi.
Đất Mẹ rất sự giúp đỡ của ta
cũng như ta cần Mẹ vậy.
Con xin cám ơn Đại chúng đã lắng nghe.