Ba loại định kiến định hình thế giới quan của bạn
-
0:01 - 0:03Tôi là một nhà khí tượng học.
-
0:03 - 0:06Tôi có bằng cử nhân, thạc sĩ
và tiến sĩ ngành khí tượng học, -
0:06 - 0:09vì vậy tôi là nhà khí tượng học
được công nhận. -
0:09 - 0:13Chính vì vậy tôi luôn nhận được
bốn câu hỏi. -
0:13 - 0:16Đây là một dự đoán mà tôi sẽ luôn đúng.
-
0:16 - 0:18(Cười)
-
0:18 - 0:20Đó là những câu hỏi như sau:
-
0:20 - 0:22"Này Marshall,
anh dẫn thời tiết trên kênh nào thế?" -
0:22 - 0:24(Cười)
-
0:24 - 0:27"Tiến sĩ Shepherd,
ngày mai thời tiết như nào vậy?" -
0:27 - 0:28(Cười)
-
0:28 - 0:30Và ồ, đây là câu tôi rất thích:
-
0:30 - 0:33"Con gái tôi sẽ cưới vào tháng chín tới,
đó là một đám cưới ngoài trời. -
0:33 - 0:35Liệu trời có mưa không nhỉ?"
-
0:35 - 0:36(Cười)
-
0:36 - 0:39Thật đấy, tôi được hỏi vậy
và tôi không biết câu trả lời, -
0:39 - 0:41khoa học không nằm ở đó.
-
0:41 - 0:44Gần đây,
có một câu tôi được hỏi nhiều nhất là: -
0:44 - 0:50"Tiến sĩ Shepherd,
ông có tin vào biến đổi khí hậu không? -
0:50 - 0:53Ông có tin vào nóng lên toàn cầu không?"
-
0:53 - 0:57Bây giờ, tôi phải chuẩn bị tâm lí
mỗi khi được hỏi câu đó. -
0:57 - 0:58Bởi vì đây mà một câu hỏi tồi.
-
0:58 - 1:01Khoa học không phải là
một hệ thống niềm tin. -
1:01 - 1:05Cậu con trai mười tuổi của tôi
tin vào cô tiên răng. -
1:05 - 1:09Và nó cần phải ngừng tin vào điều đó
vì tôi đang mất khá nhiều tiền, rất nhanh. -
1:09 - 1:11(Cười)
-
1:11 - 1:13Con trai tôi tin vào cô tiên răng.
-
1:13 - 1:16Nhưng hãy cân nhắc điều này.
-
1:16 - 1:18Tại tòa nhà của Ngân hàng Mỹ ở Atlanta,
-
1:18 - 1:21bạn không bao giờ nghe thấy ai nói rằng,
-
1:21 - 1:23"Bạn có tin rằng
nếu bạn đi lên nóc tòa nhà đó -
1:23 - 1:26và thả một quả bóng,
nó sẽ rơi xuống không?" -
1:26 - 1:31Bạn sẽ không bao giờ nghe thấy điều đó vì
trọng lực là một điều hiển nhiên. -
1:31 - 1:33Vậy tại sao không ai hỏi:
-
1:33 - 1:35"Bạn có tin vào trọng lực không?"
-
1:35 - 1:37mà lại hỏi:
-
1:37 - 1:40"Bạn có tin vào nóng lên toàn cầu không?"
-
1:40 - 1:44Hãy cùng cân nhắc điều này.
-
1:44 - 1:47Hiệp hội vì Sự tiến bộ Khoa học Mỹ, AAAS,
-
1:47 - 1:50một trong những tổ chức
đi đầu trong khoa học, -
1:50 - 1:54chất vấn các nhà khoa học và công chúng
về các vấn đề khoa học khác nhau. -
1:54 - 1:55Một số vấn đề trong đó là:
-
1:55 - 2:00thực phẩm biến đổi gen, thử nghiệm
trên động vật, sự tiến hóa của con người. -
2:00 - 2:03Và nhìn xem các nhà khoa học
nói gì về những điều đó, -
2:03 - 2:05những người thực sự nghiên cứu
những vấn đề đó, màu đỏ, -
2:05 - 2:08với màu xám, những gì công chúng nghĩ.
-
2:08 - 2:10Tại sao chúng ta lại có
những suy nghĩ như vậy? -
2:10 - 2:13Tại sao chúng ta lại có
những suy nghĩ như vậy? -
2:13 - 2:18Nhà khoa học và công chúng khác xa nhau
về quan điểm với những vấn đề này. -
2:18 - 2:20Tôi sẽ đề cập đến vấn đề
gần gũi với mình nhất: -
2:20 - 2:21biến đổi khí hậu.
-
2:21 - 2:2487% các nhà khoa học
-
2:24 - 2:30tin rằng con người đang góp phần
gây ra biến đối khí hậu. -
2:30 - 2:34Nhưng chỉ có 50% người dân nghĩ như vậy?
-
2:34 - 2:35Tại sao lại có việc này?
-
2:35 - 2:36Một câu hỏi được đặt ra ở đây:
-
2:36 - 2:42điều gì hình thành nên
nhận thức về khoa học? -
2:43 - 2:44Đây là một câu hỏi rất thú vị
-
2:44 - 2:49và tôi cũng đã nghĩ một chút về nó.
-
2:49 - 2:53Tôi nghĩ một yếu tố hình thành
nhận thức của công chúng về khoa học -
2:53 - 2:57đó là hệ thống niềm tin và định kiến
-
2:57 - 2:58Hệ thống niềm tin và định kiến.
-
2:58 - 3:00Hãy cùng tôi đi qua vấn đề này một chút.
-
3:00 - 3:02Bởi vì tôi muốn đề cập đến ba yếu tố:
-
3:02 - 3:06thiên kiến xác nhận,
hiệu ứng Dunning-Kruger -
3:06 - 3:08và sự bất đồng về nhận thức.
-
3:08 - 3:13Nghe có vẻ như đây là những thuật ngữ
học thuật cao siêu, và đúng là như thế. -
3:13 - 3:14Nhưng khi tôi miêu tả bạn sẽ thấy:
-
3:14 - 3:20"À, tôi nhận ra điều đó, tôi thậm chí biết
nhiều người có hành động như vậy." -
3:22 - 3:25Thiên kiến xác nhận.
-
3:25 - 3:29Tìm kiếm những bằng chứng để củng cố thêm
niềm tin sẵn có của mình. -
3:29 - 3:32Chúng ta đều thỉnh thoảng
cảm thấy một chút tội lỗi. -
3:33 - 3:35Nhìn vào ví dụ này nhé.
-
3:35 - 3:36Tôi đang lướt Twitter.
-
3:36 - 3:39Và khi tuyết rơi,
-
3:39 - 3:41tôi sẽ nhận được những dòng tweet này.
-
3:41 - 3:43(Cười)
-
3:43 - 3:47"Này, Tiến sĩ Shepherd, trong sân nhà tôi
có 50 cm nóng lên toàn cầu đây, -
3:47 - 3:50các ông đang nói về cái gì vậy,
biến đổi khí hậu ư?" -
3:50 - 3:53Thực tế, tôi nhận được khá nhiều
những tweet như vậy. -
3:53 - 3:56Đó là những dòng tweet rất đáng yêu,
nó làm tôi mỉm cười khi đọc. -
3:56 - 4:01Nhưng nó cũng thiết sót
rất cơ bản về mặt khoa học. -
4:01 - 4:02Bởi vì điều này đã giải thích rằng
-
4:02 - 4:04người viết tweet đó không hiểu được
-
4:04 - 4:08sự khác biệt giữa thời tiết và khí hậu.
-
4:08 - 4:11Tôi thường nói rằng,
thời tiết là tâm trạng của bạn -
4:11 - 4:14và khí hậu là tính cách của bạn.
-
4:15 - 4:16Nghĩ về điều đó mà xem.
-
4:16 - 4:19Thời tiết là tâm trạng của bạn
khí hậu là tính cách của bạn. -
4:19 - 4:23Tâm trạng hôm nay không cho tôi biết
bất cứ điều gì về tính cách của bạn, -
4:23 - 4:26một ngày lạnh không nói lên điều gì
về biến đổi khí hậu, -
4:26 - 4:30hay một ngày nóng bức cũng vậy.
-
4:30 - 4:32Dunning-Kruger.
-
4:32 - 4:35Hai học giả từ Cornell
đã đưa ra hiệu ứng Dunning-Kruger. -
4:35 - 4:37Nếu bạn tìm kiếm
bài bình duyệt cho vấn đề này, -
4:37 - 4:40bạn sẽ thấy rất nhiều thuật ngữ cao siêu:
-
4:40 - 4:43đây là một tổ hợp siêu việt ảo tưởng,
nghĩ rằng chúng ta biết nhiều điều. -
4:43 - 4:48Nói cách khác, con người cho rằng
mình biết nhiều thứ hơn thực tế. -
4:48 - 4:51Hoặc là họ đánh giá thấp
những điều mà họ không biết. -
4:51 - 4:55Và sau đó,
có "sự bất đồng về nhận thức." -
4:55 - 4:58"Sự bất đồng về nhận thức" rất thú vị.
-
4:58 - 5:01Chúng ta chỉ vừa mới có
"Ngày Macmot châu Mỹ'' đúng không? -
5:01 - 5:04Không có định nghĩa nào rõ hơn về
"sự bất đồng về nhận thức" -
5:04 - 5:08khi những người thông minh hỏi tôi rằng
dự báo của loài gặm nhấm chính xác không? -
5:08 - 5:10(Cười)
-
5:10 - 5:14Thế mà tôi lại nhận được câu hỏi như vậy,
thường xuyên đấy. -
5:14 - 5:14(Cười)
-
5:14 - 5:18Tôi cũng nghe về Niên giám Nông dân.
-
5:18 - 5:22Chúng ta lớn lên với Niên giám Nông dân,
vì vậy mọi người đã quen thuộc với nó. -
5:23 - 5:26Vấn đề là, niên giám này chỉ chính xác 37%
-
5:26 - 5:29theo như nghiên cứu của Đại học Penn State
-
5:32 - 5:35Nhưng chúng ta đang ở trong
thời đại của khoa học -
5:35 - 5:37mà ta có thể thực sự dự đoán thời tiết.
-
5:37 - 5:39Tin hay không thì tôi biết
vài bạn sẽ nói: "Ờ, phải" -
5:39 - 5:43ta dự đoán thời tiết chính xác
khoảng 90% hoặc hơn thế. -
5:43 - 5:46Bạn chỉ là có xu hướng nhớ
những lần dự đoán chưa chính xác thôi. -
5:46 - 5:48(Cười)
-
5:50 - 5:54Thiên kiến xác nhận, Dunning-Kruger
và "sự bất đồng về nhận thức". -
5:54 - 6:00Tôi nghĩ chúng định hình những định kiến
và nhận thức của con người về khoa học. -
6:00 - 6:02Nhưng sau đó,
học vấn và thông tin sai lệch -
6:02 - 6:04khiến chúng ta bị giới hạn.
-
6:06 - 6:09Trong mùa bão năm 2017,
-
6:09 - 6:13các phương tiện truyền thông
đã phải chỉ định các phóng viên -
6:13 - 6:17loại bỏ thông tin sai lệch
về dự báo thời tiết. -
6:18 - 6:21Đó là thời đại mà chúng ta đang sống.
-
6:21 - 6:23Tôi luôn phải đối phó với việc này
trên truyền thông. -
6:23 - 6:25Ai đó sẽ tweet dự báo thời tiết
-
6:25 - 6:28đó là dự báo cho Bão Irma,
nhưng vấn đề ở đây là: -
6:28 - 6:30dự báo này không phải do
Trung tâm báo Bão công bố. -
6:31 - 6:33Nhưng mọi người đăng tải tweet và chia sẻ,
nó tràn lan. -
6:33 - 6:37Mà dự báo này lại không đến từ
Trung tâm báo Bão. -
6:38 - 6:41Vì vậy tôi dành 12 năm
sự nghiệp của mình ở NASA -
6:41 - 6:43trước khi đến Đại học Georgia
-
6:43 - 6:45và làm chủ tịch
Ủy ban Tư vấn Khoa học Trái đất của họ. -
6:45 - 6:47Tôi vừa lên đó tuần trước tại DC
-
6:47 - 6:49và tôi bắt gặp vài điều rất thú vị.
-
6:49 - 6:53Đây là một một mô hình
và dữ liệu khoa học từ vệ tinh của NASA -
6:53 - 6:55cho thấy mùa bão 2017.
-
6:55 - 6:58Bạn có nhìn thấy Bão Harvey ở đó không?
-
6:58 - 7:01Hãy nhìn vào đám bụi bốc lên từ Châu Phi.
-
7:01 - 7:06Hãy nhìn những đám cháy
ở tây bắc Mỹ và tây Canada. -
7:06 - 7:08Và đến Bão Irma.
-
7:09 - 7:12Điều này rất hấp dẫn đối với tôi.
-
7:12 - 7:15Phải thừa nhận rằng,
tôi là một người đam mê thời tiết. -
7:15 - 7:19Nhưng quan trọng hơn,
điều này chứng minh chúng ta có công nghệ -
7:19 - 7:21để không chỉ quan sát
hệ thống thời tiết và khí hậu -
7:21 - 7:23mà còn để dự đoán chúng.
-
7:23 - 7:25Khi đã có những hiểu biết về khoa học
-
7:25 - 7:28thì sẽ không cần đến
những định kiến và nhận thức -
7:28 - 7:29mà chúng ta vẫn thường nói đến.
-
7:29 - 7:30Chúng ta có sự hiểu biết.
-
7:30 - 7:32Nhưng hãy nghĩ về điều này.
-
7:32 - 7:36Đây là Houston, Texas sau cơn bão Harvey.
-
7:36 - 7:39Tôi viết bài đóng góp
cho tạp chí Forbes theo định kỳ -
7:39 - 7:43và tôi đã viết một mục một tuần trước khi
bão Harvey đổ bộ, nói rằng: -
7:43 - 7:47"Có lẽ sẽ có lượng mưa
khoảng từ 1000-1300 mm." -
7:47 - 7:49Tôi viết điều này một tuần trước khi
cơn bão đổ bộ. -
7:49 - 7:52Tuy thế, khi bạn nói chuyện
với người dân Houston, -
7:52 - 7:55họ nói rằng: "Chúng tôi không biết
nó sẽ tệ đến mức này." -
7:55 - 7:57Tôi chỉ....
-
7:57 - 7:58(Thở dài)
-
7:58 - 7:59(Cười)
-
7:59 - 8:00Một tuần trước đó.
-
8:00 - 8:01Nhưng...
-
8:01 - 8:04Tôi biết điều này buồn cười,
nhưng thực tế là, -
8:04 - 8:10ta đều vật lộn với việc nhận thức một điều
vượt ngoài trải nghiệm của mình. -
8:10 - 8:12Người dân Houston luôn phải hứng chịu mưa,
-
8:12 - 8:15họ luôn bị ngập lụt.
-
8:15 - 8:18Nhưng họ chưa bao giờ trải nghiệm
cơn bão nào như vậy. -
8:18 - 8:22Lượng mưa cả năm tại Houston
thường vào khoảng 860 mm. -
8:22 - 8:25Nhưng trong ba ngày,
họ phải hứng chịu lượng mưa 1300 mm. -
8:25 - 8:28Đây là một sự kiện bất thường,
vượt ra khỏi sự bình thường. -
8:30 - 8:33Hệ thống niềm tin và định kiến,
học vấn và thông tin sai lệch, -
8:33 - 8:37Làm sao để chúng ta bước ra khỏi giới hạn
đã bó hẹp nhận thức của mình? -
8:39 - 8:42Chà, chúng ta không cần đến Houston,
chúng ta chỉ cần về gần nhà thôi. -
8:42 - 8:44(Cười)
-
8:44 - 8:46Các bạn có nhớ
"Trận bão tuyết tồi tệ" không? -
8:46 - 8:48(Cười)
-
8:48 - 8:49Khải huyền Tuyết?
-
8:49 - 8:50Khổng lồ tuyết?
-
8:50 - 8:52Bạn muốn gọi như thế nào cũng được.
-
8:52 - 8:55Tất cả 5 cm của nó.
-
8:55 - 8:57(Cười)
-
8:57 - 9:00Lớp tuyết dày 5 cm
đã đóng cửa thành phố Atlanta. -
9:00 - 9:03(Cười)
-
9:03 - 9:07Nhưng thực tế là chúng ta đang
ở trong một mùa đông có thể có bão, -
9:07 - 9:10chúng ta đến với
chương trình tư vấn thời tiết mùa đông, -
9:10 - 9:12và rất nhiều người xem đó
là điều không quan trọng -
9:12 - 9:14"Ồ, không tệ đến thế đâu."
-
9:14 - 9:17Trong khi thực tế, nhận thức của ta
cho rằng nó không tệ đến vậy -
9:17 - 9:19nhưng vấn đề đó trên thực tế
đã được nâng cấp. -
9:19 - 9:22Mọi thứ trở nên tồi tệ hơn
khi các mô hình xuất hiện. -
9:22 - 9:26Đấy là một ví dụ cho việc
nhận thức của chúng ta bị giới hạn. -
9:26 - 9:28Câu hỏi lúc này sẽ là:
-
9:28 - 9:32làm sao để mở rộng
vòng tròn nhận thức của chúng ta? -
9:34 - 9:36Diện tích của hình tròn là
"Pi r bình phương". -
9:36 - 9:38Chúng ta tăng bán kính,
chúng ta tăng diện tích. -
9:38 - 9:43Vậy làm sao để chúng ta tăng bán kính
hiểu biết về khoa học? -
9:43 - 9:45Đây là một vài suy nghĩ của tôi
-
9:45 - 9:48Bạn kiểm kê lại các thành kiến của mình.
-
9:48 - 9:50Và tôi thách thức các bạn làm điều đó.
-
9:50 - 9:53Kiểm kê lại các thành kiến của mình.
-
9:53 - 9:54Chúng đến từ đâu?
-
9:54 - 9:58Giáo dục, quan điểm chính trị
hay niềm tin của bạn -- -
9:58 - 10:01Điều gì hình thành nên
các thành kiến của bạn? -
10:02 - 10:04Rồi đánh giá nguồn tin của bạn.
-
10:04 - 10:07Bạn lấy những thông tin về khoa học ở đâu?
-
10:07 - 10:08Bạn đọc điều gì, nghe được điều gì,
-
10:08 - 10:11để nắm bắt các thông tin
về khoa học của mình? -
10:11 - 10:14Và sau đó, quan trọng là dám nói.
-
10:14 - 10:18Hãy nói lên cách bạn đánh giá
các định kiện và nguồn tin của mình. -
10:18 - 10:21Tôi muốn bạn hãy lắng nghe
đoạn clip ngắn 40 giây này -
10:21 - 10:26từ một trong những
nhà khí tượng hàng đầu ở Mỹ, Greg Fishel, -
10:26 - 10:27tại Raleigh, Durham.
-
10:27 - 10:29Ông được kính trọng tại khu vực này.
-
10:29 - 10:30Nhưng ông lại hoài nghi về khí hậu.
-
10:30 - 10:33Tuy nhiên,
hãy lắng nghe những lời nói của ông ấy. -
10:33 - 10:34Greg Fishel:
Sai lầm tôi mắc phải -
10:34 - 10:36và không nhận ra cho đến gần đây
-
10:36 - 10:39là tôi chỉ tìm kiếm những thông tin
-
10:39 - 10:42mà hỗ trợ cho những gì tôi đã nghĩ;
-
10:42 - 10:47và không hứng thú nghe về
những gì ngược lại với suy nghĩ của mình. -
10:47 - 10:49Và vào một buổi sáng thức giấc
-
10:49 - 10:51có một câu hỏi trong đầu tôi:
-
10:51 - 10:56"Greg, có phải ông đang chìm vào
thiên kiến xác nhận không? -
10:56 - 10:59Ông có đang tìm những thông tin
ủng hộ cho những gì mà ông đã nghĩ?" -
10:59 - 11:03Và nếu tôi thành thật với bản thân
và tôi cũng đang cố như vậy, -
11:03 - 11:05tôi thừa nhận rằng điều này đang diễn ra.
-
11:05 - 11:08Và khi tôi nói chuyện
với các nhà khoa học nhiều hơn -
11:08 - 11:11và đọc các bài bình duyệt
-
11:11 - 11:15và cố gắng quản lý bản thân
như cách đã được dạy -
11:15 - 11:18tại Penn State khi tôi là một sinh viên,
-
11:18 - 11:21tôi cảm thấy rất khó khăn
khi phải tranh luận rằng -
11:21 - 11:23chúng ta không chịu
ít nhất một ảnh hưởng nào. -
11:23 - 11:26Ảnh hưởng lớn như nào
vẫn có thể là điều nghi vấn, -
11:26 - 11:30nhưng để nói "không có gì"
là một điều vô trách nhiệm với tôi -
11:30 - 11:32trên cương vị là một nhà khoa học
hay là một con người. -
11:34 - 11:38JMS: Greg Fishel vừa mới nói về việc
mở rộng bán kính nhận thức của mình -
11:38 - 11:39về kiến thức khoa học.
-
11:39 - 11:41Và khi chúng ta mở rộng bán kính của mình,
-
11:41 - 11:44không phải về việc
tạo ra một tương lai tốt hơn, -
11:44 - 11:48mà là bảo tồn cuộc sống mà chúng ta biết.
-
11:48 - 11:55Vì thế, khi chúng ta nghĩ về việc mở rộng
bán kính của mình về hiểu biết khoa học, -
11:55 - 11:58đây là điều quan trọng đối với
Athens, Georgia và Atlanta, Georgia, -
11:58 - 12:01đối với bang Georgia và với cả thế giới.
-
12:01 - 12:03Vì vậy hãy mở rộng
phạm vi hiểu biết của bạn. -
12:03 - 12:04Cảm ơn các bạn.
-
12:04 - 12:08(Vỗ tay)
- Title:
- Ba loại định kiến định hình thế giới quan của bạn
- Speaker:
- J.Marshall Shepherd
- Description:
-
Điều gì ảnh hưởng tới nhận thức (đúng và sai) của chúng ta về khoa học? Trong một bài thuyết trình khai sáng, nhà khí tượng học J. Marshall Shepherd giải thích cách mà thiên kiến xác nhận, hiệu ứng Dunning-Kruger và sự bất đồng về nhận thức tác động đến điều mà chúng ta nghĩ là mình biết - và chia sẻ những ý tưởng vững chắc hơn để thay thế những định kiến đấy: kiến thức.
- Video Language:
- English
- Team:
- closed TED
- Project:
- TEDTalks
- Duration:
- 12:21
Thu Ha Tran approved Vietnamese subtitles for 3 kinds of bias that shape your worldview | ||
Thu Ha Tran edited Vietnamese subtitles for 3 kinds of bias that shape your worldview | ||
Thu Ha Tran edited Vietnamese subtitles for 3 kinds of bias that shape your worldview | ||
Hoàng Trung Lê accepted Vietnamese subtitles for 3 kinds of bias that shape your worldview | ||
Hoàng Trung Lê edited Vietnamese subtitles for 3 kinds of bias that shape your worldview | ||
Hoàng Trung Lê edited Vietnamese subtitles for 3 kinds of bias that shape your worldview | ||
Mi Tra edited Vietnamese subtitles for 3 kinds of bias that shape your worldview | ||
Mi Tra edited Vietnamese subtitles for 3 kinds of bias that shape your worldview |