Mẹo nhỏ giúp phát hiện việc "giật" tít - Jeff Leek và Lucy McGowan
-
0:07 - 0:12Một loại vitamin có thể
làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch. -
0:12 - 0:16Ăn sô-cô-la
làm giảm căng thẳng ở sinh viên. -
0:16 - 0:20Loại thuốc mới kéo dài tuổi thọ
những bệnh nhân mắc bệnh hiếm gặp. -
0:20 - 0:23Những tít báo về sức khỏe như thế này
được đăng tải mỗi ngày, -
0:23 - 0:26và đôi khi đưa những tuyên bố
trái ngược nhau. -
0:26 - 0:29Có thể có sự sai lệch
giữa những tít báo bao quát -
0:29 - 0:32thu hút sự chú ý
và những kết quả cụ thể -
0:32 - 0:35của nghiên cứu khoa học
được đề cập. -
0:35 - 0:39Vậy làm thế nào để tránh bị
những tiêu đề hào nhoáng này đánh lừa? -
0:39 - 0:42Cách tốt nhất để đánh giá
độ tin cậy của một tiêu đề -
0:42 - 0:46là nhìn qua nghiên cứu
mà chúng đề cập. -
0:46 - 0:48Chúng tôi đưa ra
những tình huống nghiên cứu giả tưởng -
0:48 - 0:51cho ba tiêu đề sau.
-
0:51 - 0:53Tiếp tục theo dõi lời giải thích
cho ví dụ đầu tiên; -
0:53 - 0:56sau đó dừng lại tại tiêu đề
để trả lời câu hỏi. -
0:56 - 0:59Đây là những tình huống đơn giản.
-
0:59 - 1:03Một nghiên cứu thực tế sẽ đi chi tiết
giải thích từng yếu tố -
1:03 - 1:05nhưng với bài tập này,
-
1:05 - 1:11hãy giả sử tất cả các thông tin cần
để tìm ra lỗi đều có đủ. -
1:11 - 1:14Hãy bắt đầu bằng việc xem xét
hiệu quả lên tim mạch -
1:14 - 1:17của loại vitamin cụ thể sau,
Healthium. -
1:17 - 1:20Nghiên cứu phát hiện ra
những người tham gia dùng Healthium -
1:20 - 1:24có mức cholesterol khỏe mạnh
cao hơn nhóm dùng giả dược, -
1:24 - 1:28tương đương với người
có mức cholesterol khỏe mạnh -
1:28 - 1:30cao tự nhiên.
-
1:30 - 1:32Những nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng
-
1:32 - 1:34người có mức cholesterol khỏe mạnh
cao tự nhiên -
1:34 - 1:37có nguy cơ mắc bệnh tim mạch
rất thấp. -
1:37 - 1:40Vậy điều gì
khiến tiêu đề này bị sai lệch: -
1:40 - 1:44“Healthium làm giảm
nguy cơ mắc bệnh tim mạch.” -
1:44 - 1:49Vấn đề chính là
nghiên cứu đã không thực sự điều tra -
1:49 - 1:52liệu Healthium
có làm giảm bệnh tim mạch hay không. -
1:52 - 1:54Nó chỉ đo tác động của Healthium
-
1:54 - 1:57lên một loại cholesterol cụ thể.
-
1:57 - 2:00Sự thật là người
có mức cholesterol này cao tự nhiên -
2:00 - 2:02có nguy cơ bị bệnh tim mạch
thấp hơn -
2:02 - 2:05không có nghĩa là
nó sẽ có kết quả tương tự -
2:05 - 2:08với người nâng cao mức cholesterol
bằng cách sử dụng Healthium. -
2:08 - 2:10Bạn đã vạch trần
việc "giật" tít về Healthium, -
2:10 - 2:14hãy thử giải tiếp
tiêu đề đầy lôi cuốn sau: -
2:14 - 2:17mối quan hệ
giữa việc ăn sô-cô-la và căng thẳng. -
2:17 - 2:20Nghiên cứu giả tưởng này
chiêu mộ mười sinh viên. -
2:20 - 2:24Một nửa bắt đầu ăn
một lượng sô-cô-la mỗi ngày -
2:24 - 2:26trong khi nhóm còn lại tránh ăn sô-cô-la.
-
2:26 - 2:29Là bạn cùng lớp,
họ có chung thời khoá biểu. -
2:29 - 2:32Vào cuối nghiên cứu,
sinh viên ăn sô-cô-là ít bị căng thẳng hơn -
2:32 - 2:35những người bạn
không ăn sô-cô-la. -
2:35 - 2:38Vậy có gì sai ở tiêu đề này:
-
2:38 - 2:43“Ăn sô-cô-la
làm giảm căng thẳng ở sinh viên.” -
2:43 - 2:49Nó suy diễn kết luận tổng thể
từ một mẫu nghiên cứu chỉ mười người, -
2:49 - 2:52vì càng ít người tham gia
trong mẫu ngẫu nhiên, -
2:52 - 2:57càng ít có khả năng
nó đại diện chính xác cho toàn thể. -
2:57 - 3:02Ví dụ, trong một nhóm sinh viên rất đông
một nửa là nam, một nửa là nữ, -
3:02 - 3:05chọn ra ngẫu nhiên
mười sinh viên -
3:05 - 3:10với 70% là nam, 30% là nữ,
xác suất của tỷ lệ sai lệch là 12%. -
3:10 - 3:16Với mẫu 100 người (70:30),
xác suất này nhỏ hơn 0.0025% -
3:16 - 3:18và với mẫu 1.000 người,
-
3:18 - 3:23tỷ lệ này là nhỏ hơn 6 x 10^-36.
-
3:23 - 3:25Tương tự, người tham gia càng ít,
-
3:25 - 3:29mỗi kết quả cá nhân
càng có ảnh hưởng lên kết quả tổng thể -
3:29 - 3:33và có thể làm sai lệch
kết quả tổng quan. -
3:33 - 3:34Tuy vậy, vẫn có nhiều lý do
-
3:34 - 3:37các nhà khoa học
thực hiện những nghiên cứu nhỏ. -
3:37 - 3:39Bằng cách bắt đầu với một nhóm nhỏ,
-
3:39 - 3:42họ có thể đánh giá
liệu kết quả có đủ hứa hẹn -
3:42 - 3:45để tiếp tục thực hiện
một nghiên cứu đắt giá, toàn diện hơn. -
3:45 - 3:49Và vài nghiên cứu
cần những người tham gia rất đặc trưng -
3:49 - 3:52khó thể
chiêu mộ với số lượng lớn. -
3:52 - 3:54Chìa khóa ở đây chính là độ tin cậy—
-
3:54 - 3:58nếu một bài báo đưa ra kết luận
từ một nghiên cứu nhỏ, -
3:58 - 4:00kết luận đó có thể không đáng tin —
-
4:00 - 4:02nhưng sẽ đáng tin cậy hơn
-
4:02 - 4:05nếu dựa trên nhiều nghiên cứu
đã cho ra kết quả tương tự. -
4:05 - 4:07Chúng ta vẫn còn một tiêu đề nữa.
-
4:07 - 4:12Ở tình huống này, nghiên cứu thử nghiệm
thuốc mới cho bệnh hiếm gặp, chết người. -
4:12 - 4:14Mẫu gồm 2.000 bệnh nhân,
-
4:14 - 4:18những người bắt đầu dùng thuốc
sau khi được chẩn đoán -
4:18 - 4:21sống lâu hơn
những người dùng giả dược. -
4:21 - 4:24Lần này, câu hỏi hơi khác một chút.
-
4:24 - 4:28Thêm một điều mà bạn nên biết, trước khi
đánh giá liệu tiêu đề này có hợp lý? -
4:28 - 4:34“Loại thuốc mới có thể kéo dài sự sống
của các bệnh nhân mắc bệnh hiếm gặp.” -
4:34 - 4:36Trước khi ra đưa ra kết luận,
-
4:36 - 4:41bạn sẽ muốn biết loại thuốc này
kéo dài sự sống thêm bao lâu. -
4:41 - 4:43Đôi khi, một nghiên cứu
cho ra kết quả, -
4:43 - 4:48có giá trị khoa học,
không mấy liên quan đến thực tế. -
4:48 - 4:53Ví dụ, một thử nghiệm lâm sàng
về loại thuốc điều trị ung thư tuyến tụy -
4:53 - 4:57cho thấy, trên thực tế, nó giúp
kéo dài sự sống thêm mười ngày. -
4:57 - 5:01Lần tới, khi tìm thấy
tiêu đề về nghiên cứu y học đáng kinh ngạc -
5:01 - 5:04hãy nhìn vào
kết quả khoa học mà nó đề cập. -
5:04 - 5:07Dù các báo cáo khoa học
không phải lúc nào cũng miễn phí, -
5:07 - 5:10bạn vẫn có thể dễ dàng tìm ra
nội dung tóm lược và kết quả thí nghiệm -
5:10 - 5:13trong bản tóm tắt miễn phí trên mạng,
-
5:13 - 5:16hoặc ngay trong bài báo.
-
5:16 - 5:20Thật hào hứng khi đọc được
các tít báo về nghiên cứu khoa học -
5:20 - 5:24nhưng việc hiểu được những kết quả
nghiên cứu đó cũng rất quan trọng.
- Title:
- Mẹo nhỏ giúp phát hiện việc "giật" tít - Jeff Leek và Lucy McGowan
- Speaker:
- Jeff Leek và Lucy McGowan
- Description:
-
Xem bài giảng đầy đủ tại: https://ed.ted.com/lessons/this-one-weird-trick-will-help-you-spot-clickbait-jeff-leek-and-lucy-mcgowan
Tít báo về sức khỏe được đăng tải mỗi ngày, và đôi khi đưa ra những tuyên bố trái ngược nhau. Có thể có sự sai lệch giữa những tít báo bao quát nhằm thu hút sự chú ý và những kết quả cụ thể của những nghiên cứu khoa học được đề cập. Vậy làm thế nào để tránh bị những tiêu đề hào nhoáng này đánh lừa? Jeff Leek và Lucy McGowan sẽ chỉ cách cho bạn.
Bài giảng: Jeff Leek and Lucy McGowan, Đạo diễn: Zedem Media.
- Video Language:
- English
- Team:
- closed TED
- Project:
- TED-Ed
- Duration:
- 04:49
Nhu PHAM approved Vietnamese subtitles for This one weird trick will help you spot clickbait | ||
Nhu PHAM edited Vietnamese subtitles for This one weird trick will help you spot clickbait | ||
Nhu PHAM edited Vietnamese subtitles for This one weird trick will help you spot clickbait | ||
Nhu PHAM edited Vietnamese subtitles for This one weird trick will help you spot clickbait | ||
Nhu PHAM edited Vietnamese subtitles for This one weird trick will help you spot clickbait | ||
Nhu PHAM edited Vietnamese subtitles for This one weird trick will help you spot clickbait | ||
Nhu PHAM accepted Vietnamese subtitles for This one weird trick will help you spot clickbait | ||
Nhu PHAM edited Vietnamese subtitles for This one weird trick will help you spot clickbait |