< Return to Video

Điều tôi đã khám phá ra ở bãi rác thành phố New York

  • 0:00 - 0:03
    Khi tôi khoảng 10 tuổi
  • 0:03 - 0:04
    tôi và bố đi cắm trại cùng nhau
  • 0:04 - 0:07
    ở dãy núi Adirondack,
    nó là một vùng đất hoang dã
  • 0:07 - 0:10
    ở phía bắc New York
  • 0:10 - 0:11
    Đó là một ngày thật đẹp.
  • 0:11 - 0:13
    Cánh rừng sáng lấp lánh.
  • 0:13 - 0:17
    Mặt trời chiếu vào
    làm cho những chiếc lá trông như kính màu,
  • 0:17 - 0:20
    và nếu chúng tôi không đi trên con đường ấy,
  • 0:20 - 0:22
    chúng tôi gần như sẽ nghĩ rằng mình là
  • 0:22 - 0:25
    những người đầu tiên đi trên mảnh đất đó.
  • 0:25 - 0:27
    Chúng tôi đi đến khu vực cắm trại.
  • 0:27 - 0:29
    Có một cái nhà chòi ở trên sườn dốc
  • 0:29 - 0:31
    nhìn ra một hồ nước óng ánh tuyệt đẹp,
  • 0:31 - 0:34
    lúc đó, tôi đã khám phá ra
    một điều khủng khiếp.
  • 0:34 - 0:37
    Đằng sau cái nhà chòi đó là một đống rác
  • 0:37 - 0:39
    có lẽ là 40 bộ vuông (khoảng 12 mét vuông)
  • 0:39 - 0:41
    với những hạch trái táo bị hư
  • 0:41 - 0:43
    và lá nhôm (dùng để gói thức ăn) được cuộn tròn,
  • 0:43 - 0:45
    và một chiếc giày sneaker bị hư
  • 0:45 - 0:47
    Tôi đã ngạc nhiên,
  • 0:47 - 0:51
    vô cùng tức giận, và cực kỳ bối rối.
  • 0:51 - 0:52
    Những người cắm trại đã rất lười biếng
  • 0:52 - 0:54
    để đem đi những thứ mà họ mang đến,
  • 0:54 - 0:58
    Họ cho rằng ai sẽ dọn dẹp cho họ chứ?
  • 0:58 - 1:00
    Tôi luôn băn khoăn về câu hỏi đó,
  • 1:00 - 1:02
    và nó đã đơn giản hoá đi chút ít
  • 1:02 - 1:04
    Ai dọn những rác thải đó
    sau khi chúng ta sử dụng chúng?
  • 1:04 - 1:06
    Bạn định hình lại
  • 1:06 - 1:07
    hoặc bất cứ nơi đâu bạn nói đến "chúng ta"
  • 1:07 - 1:10
    Ai dọn dẹp rác thải cho cho chúng ta ở Istanbul?
  • 1:10 - 1:12
    Ai dọn dẹp rác thải cho chúng ta ở Rio
  • 1:12 - 1:15
    hay ở Paris, ở London?
  • 1:15 - 1:16
    Ở New York,
  • 1:16 - 1:19
    Phòng Vệ Sinh Môi Trường
    dọn dẹp rác thải do chúng ta thải ra,
  • 1:19 - 1:22
    một con số lên đến 11.000 tấn rác thải
  • 1:22 - 1:26
    và 2.000 tấn rác tái chế mỗi ngày.
  • 1:26 - 1:29
    Tôi đã muốn tìm hiểu rõ hơn.
  • 1:29 - 1:31
    Tôi muốn biết ai là người làm công việc này,
  • 1:31 - 1:34
    những người mặc đồng phục
  • 1:34 - 1:36
    và chịu đựng gánh nặng rác thải này
    sẽ trông như thế nào?
  • 1:36 - 1:38
    Tôi đã bắt đầu một dự án nghiên cứu về họ.
  • 1:38 - 1:41
    Tôi ngồi trong những chiếc xe tải,
    đi bộ trên các con đường nhỏ
  • 1:41 - 1:43
    và phỏng vấn những người làm tại các cơ quan đó
  • 1:43 - 1:45
    trên khắp cả nước,
  • 1:45 - 1:46
    tôi đã học được rất nhiều điều,
  • 1:46 - 1:49
    nhưng tôi vẫn chỉ là 1 người ngoài cuộc.
  • 1:49 - 1:51
    Tôi cần phải đi sâu vào công việc ấy.
  • 1:51 - 1:54
    Vì thế tôi nhận công việc lao công.
  • 1:54 - 1:56
    Và thế là giờ đây, tôi không chỉ ngồi trong các chiếc xe tải.
    Tôi đã lái những chiếc xe tải đó.
  • 1:56 - 2:00
    Tôi đã sử dụng những chiếc chổi cơ học
    và cũng đã cào tuyết.
  • 2:00 - 2:01
    Đó là một đặc ân đáng ghi nhận
  • 2:01 - 2:04
    và là một bài học tuyệt vời.
  • 2:04 - 2:06
    Mọi người hỏi về mùi của rác thải.
  • 2:06 - 2:09
    Tất nhiên là có mùi,
    nhưng mùi đó không đến nỗi như bạn nghĩ,
  • 2:09 - 2:11
    vào những ngày khi mà mùi đó thực sự hôi,
  • 2:11 - 2:13
    bạn sẽ làm quen với nó rất nhanh.
  • 2:13 - 2:17
    Nhưng bạn phải mất một thời gian dài
    để làm quen với việc mang vác
  • 2:17 - 2:19
    Tôi biết những người
    đã làm công việc này trong nhiều năm
  • 2:19 - 2:21
    cơ thể của họ điều chỉnh để chịu được
  • 2:21 - 2:24
    sức nặng trên cơ thể mình
  • 2:24 - 2:27
    hàng tấn rác thải mỗi tuần.
  • 2:27 - 2:29
    Có những nguy hiểm luôn rình rập.
  • 2:29 - 2:31
    Theo Cục Thống kê Lao động,
  • 2:31 - 2:33
    lao công là
    một trong mười công việc nguy hiểm nhất
  • 2:33 - 2:35
    ở nước Mỹ,
  • 2:35 - 2:37
    và tôi hiểu được lý do tại sao.
  • 2:37 - 2:38
    Bạn di chuyển trên đường hàng ngày,
  • 2:38 - 2:39
    và xe cộ chạy rất nhanh xung quanh bạn.
  • 2:39 - 2:41
    Chỉ muốn vượt qua bạn, vì thế thường thì
  • 2:41 - 2:43
    người lái xe ô tô không tập trung.
  • 2:43 - 2:45
    Điều này thực sự rất tệ cho những người lao công.
  • 2:45 - 2:47
    Lúc đó chính rác thải
    mang đầy những mối nguy hiểm
  • 2:47 - 2:49
    rác thải thường bay ra khỏi xe tải
  • 2:49 - 2:51
    và gây ra những mối nguy hiểm khủng khiếp
  • 2:51 - 2:54
    Tôi cũng đã hiểu được
    sự tàn nhẫn của rác thải.
  • 2:54 - 2:56
    Khi bạn bước xuống đường
  • 2:56 - 2:58
    và nhìn thành phố từ đằng sau xe tải,
  • 2:58 - 3:00
    bạn bắt đầu hiểu
  • 3:00 - 3:03
    rác thải là điều tồn tại tự nhiên.
  • 3:03 - 3:05
    Nó không ngừng được tạo ra.
  • 3:05 - 3:09
    Cũng giống như
    một hình thức của sự hô hấp hay tuần hoàn.
  • 3:09 - 3:12
    Rác thải luôn luôn trong quá trình vận động.
  • 3:12 - 3:14
    Có những sự kỳ thị tồn tại.
  • 3:14 - 3:17
    Bạn mặc bộ đồng phục lao công,
    và bạn trở thành người vô hình
  • 3:17 - 3:19
    cho đến khi một ai đó
    cảm thấy khó chịu với bạn vì bất cứ lý do gì
  • 3:19 - 3:21
    ví dụ như chiếc xe tải của bạn
    làm cản trở giao thông,
  • 3:21 - 3:24
    hay bạn nghỉ giải lao quá gần nhà của họ,
  • 3:24 - 3:27
    hay việc bạn uống cà phê
    ở nơi mà họ dùng bữa,
  • 3:27 - 3:30
    bọn họ sẽ đến và chỉ trích bạn,
  • 3:30 - 3:33
    và nói với bạn rằng
    họ không muốn bạn ở gần họ.
  • 3:33 - 3:35
    Tôi thấy sự kỳ thị này thật phi lý,
  • 3:35 - 3:39
    bởi vì tôi hoàn toàn tin rằng những người lao công
  • 3:39 - 3:40
    là lực lượng lao động quan trọng nhất
  • 3:40 - 3:43
    trên các con đường của thành phố, với 3 lý do.
  • 3:43 - 3:46
    Họ là những người đầu tiên
    bảo vệ sức khoẻ của cộng đồng.
  • 3:46 - 3:48
    Nếu họ không đem những rác thải này đi
  • 3:48 - 3:51
    một cách hiệu quả và nhanh chóng mỗi ngày,
  • 3:51 - 3:53
    rác thải sẽ bắt đầu rơi vãi
    mà không có gì bất cứ sự ngăn chặn nào,
  • 3:53 - 3:57
    và những mối nguy hiểm
    đi kèm theo nó đe doạ đến chúng ta
  • 3:57 - 3:58
    theo nhiều cách.
  • 3:58 - 4:01
    Những căn bệnh mà chúng ta đã kiếm soát được
    ở một giới hạn nào đó trong nhiều thập kỷ, thế ký
  • 4:01 - 4:04
    sẽ bùng phát trở lại và bắt đầu làm hại chúng ta.
  • 4:04 - 4:06
    Nền kinh tế cần những người lao công.
  • 4:06 - 4:09
    Nếu chúng ta không vứt đi những thứ cũ kỹ
  • 4:09 - 4:11
    thì sẽ không có chỗ cho những thứ mới,
  • 4:11 - 4:13
    và rồi cỗ máy nền kinh tế
  • 4:13 - 4:16
    sẽ bắt đầu có những dấu hiệu hoạt động không tốt
    khi mà sự tiêu dùng vẫn được diễn ra không ngừng.
  • 4:16 - 4:20
    Tôi không bào chữa cho chủ nghĩa tư bản,
    tôi chỉ đang chỉ ra mối quan hệ giữa chúng.
  • 4:20 - 4:22
    Và đó là cái mà tôi gọi
  • 4:22 - 4:26
    tốc độ trung bình cần thiết hằng năm
  • 4:26 - 4:27
    Ý tôi là
  • 4:27 - 4:29
    chúng ta đã thích nghi nhanh chóng với việc vận động
  • 4:29 - 4:31
    trong thời hiện đại này.
  • 4:31 - 4:37
    Chúng ta thường không quan tâm,
    sửa chữa, dọn dẹp, thu gom
  • 4:37 - 4:39
    ly cà phê mà chúng ta uống, chiếc túi đựng đồ,
  • 4:39 - 4:41
    chai nước.
  • 4:41 - 4:44
    Chúng ta sử dụng chúng, vứt chúng đi,
    chúng ta chẳng nhớ gì về chúng,
  • 4:44 - 4:45
    bởi vì chúng ta biết rằng sẽ có những người
  • 4:45 - 4:48
    dọn dẹp chúng.
  • 4:48 - 4:51
    Vì thế hôm nay tôi muốn đề nghị một vài cách
  • 4:51 - 4:55
    suy nghĩ về việc dọn dẹp vệ sinh
  • 4:55 - 4:58
    để cải thiện sự kỳ thị này
  • 4:58 - 5:00
    và đưa họ vào cuộc trò chuyện này
  • 5:00 - 5:06
    về cách để làm cho một thành phố
    trở nên bền vững và nhân văn
  • 5:06 - 5:10
    Công việc của họ, theo tôi, là một nghi thức
  • 5:10 - 5:12
    Họ ở trên đường tất cả các ngày, đều đặn.
  • 5:12 - 5:14
    Ở nhiều thành phố, họ mặc đồng phục.
  • 5:14 - 5:16
    Bạn biết rằng khi nào bạn cần đến họ.
  • 5:16 - 5:20
    Và công việc của họ
    giúp chúng ta làm công việc của mình.
  • 5:20 - 5:23
    Họ gần như là một hình thức của sự bảo đảm.
  • 5:23 - 5:25
    Công việc hằng ngày mà họ vẫn duy trì
  • 5:25 - 5:27
    giữ cho chúng ta an toàn khỏi chính chúng ta,
  • 5:27 - 5:29
    khỏi những thứ rác rưởi,
    những bộ đồ cũ nát vứt đi,
  • 5:29 - 5:32
    và công việc hằng ngày của họ
    sẽ luôn được diễn ra
  • 5:32 - 5:34
    dù cho có bất cứ chuyện gì.
  • 5:34 - 5:38
    Vào một ngày sau ngày 11 tháng 09 năm 2001,
  • 5:38 - 5:41
    tôi nghe thấy tiếng gầm
    của chiếc xe tải chở rác trên đường,
  • 5:41 - 5:43
    tôi đã ôm đứa con trai nuôi của mình
    chạy xuống cầu thang
  • 5:43 - 5:46
    và ở đó có một người đàn ông
    đang tái chế lại giấy
  • 5:46 - 5:48
    như công việc
    anh ta vẫn làm vào mỗi ngày thứ 4.
  • 5:48 - 5:51
    Tôi đã cảm ơn anh ta
    vì vẫn tiếp tục công việc của mình
  • 5:51 - 5:53
    vào ngày hôm đó
    và những ngày khác,
  • 5:53 - 5:56
    rồi tôi bắt đầu khóc.
  • 5:56 - 5:57
    Anh ta nhìn tôi,
  • 5:57 - 6:01
    và ông chỉ gật đầu rồi nói,
  • 6:01 - 6:04
    "Chúng ta sẽ ổn
  • 6:04 - 6:06
    Chúng ta sẽ ổn cả thôi."
  • 6:06 - 6:08
    Một thời gian ngắn sau đó, tôi bắt đầu
  • 6:08 - 6:09
    nghiên cứu của mình về việc dọn dẹp vệ sinh,
  • 6:09 - 6:10
    và tôi đã gặp lại người đàn ông ấy.
  • 6:10 - 6:13
    Anh ta lên là Paulie,
    và chúng tôi đã làm việc cùng nhau nhiều lần,
  • 6:13 - 6:15
    chúng tôi đã trở thành những người bạn tốt.
  • 6:15 - 6:18
    Tôi muốn tin rằng Paulie đã nói đúng.
  • 6:18 - 6:20
    Chúng ta rồi sẽ ổn thôi.
  • 6:20 - 6:22
    Nhưng trong việc nỗ lực để định hình lại
  • 6:22 - 6:25
    cách mà chúng ta tồn tại trên hành tinh này
  • 6:25 - 6:28
    Chúng ta phải tính đến
  • 6:28 - 6:32
    tất cả những chi phí,
    gồm có chi phí nhân lực
  • 6:32 - 6:34
    lao động thực tế
  • 6:34 - 6:37
    Và chúng ta cũng được thông tin đầy đủ
  • 6:37 - 6:39
    để tiếp cận với những người làm công việc đó
  • 6:39 - 6:41
    và nắm bắt công việc của họ
  • 6:41 - 6:42
    theo cách mà chúng ta suy nghĩ
  • 6:42 - 6:46
    cách chúng ta tạo nên các hệ thống bền vững
  • 6:46 - 6:49
    những hệ thống có thể giải thoát chúng ta
    khỏi việc tái chế rác thải
  • 6:49 - 6:52
    đó là một thành công đáng kể trong 40 năm qua,
  • 6:52 - 6:55
    ở nước Mỹ và các nước trên khắp thế giới,
  • 6:55 - 6:58
    và nâng chúng ta
    lên một chân trời rộng lớn hơn
  • 6:58 - 7:01
    nơi mà chúng ta
    nhìn vào các hình thức khác của sự lãng phí
  • 7:01 - 7:02
    có thể được giảm bớt đi
  • 7:02 - 7:05
    từ hoạt động sản xuất
    và các nguồn lực công nghiệp.
  • 7:05 - 7:09
    Rác thải của thành phố,
    cái mà chúng ta nghĩ tới khi chúng ta nói về rác
  • 7:09 - 7:13
    chiếm 3% lượng rác của cả nước.
  • 7:13 - 7:15
    Đó là một thống kê đáng chú ý.
  • 7:15 - 7:18
    Mỗi ngày bạn trải qua
  • 7:18 - 7:19
    theo dòng đời của mình,
  • 7:19 - 7:22
    lần tới, khi bạn nhìn thấy một người
  • 7:22 - 7:25
    đang dọn dẹp vệ sinh,
  • 7:25 - 7:28
    hãy dành ra một khoảnh khắc
    để công nhận họ.
  • 7:28 - 7:32
    Dành ra một khoảnh khắc
    để nói cảm ơn.
  • 7:32 - 7:36
    (tiếng vỗ tay)
Title:
Điều tôi đã khám phá ra ở bãi rác thành phố New York
Speaker:
Robin Nagle
Description:

Người dân thành phố New York thải ra 11.000 tấn rác thải mỗi ngày. Mỗi ngày! Thống kê đáng kinh ngạc này chỉ là một trong những lý do Robin Nagle bắt đầu dự án nghiên cứu của mình về Phòng Vệ Sinh Môi Trường của thành phố. Cô ấy đã đi trên các con đường, sử dụng chổi cơ học, thậm chí lái xe tải chở rác. Nhờ tất cả những điều đó, cô ấy có thể trả lời câu hỏi nghe có vẻ đơn giản nhưng phức tạp: Ai dọn dẹp sau khi chúng ta xả rác?

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
07:52

Vietnamese subtitles

Revisions