< Return to Video

Martin Scorsese - The Art of Silence

  • 0:05 - 0:08
    Xin chào, tôi là Tony và đây là
    Every Frame a Painting. Cùng lèo lái nào!
  • 0:09 - 0:12
    Chủ đề của ngày hôm nay là đạo diễn Martin Scorsese
    và Nghệ thuật của Sự Im lặng.
  • 0:12 - 0:16
    Mặc dù Scorsese nổi danh với việc sử dụng âm nhạc,
    nhưng một trong những đặc trưng đỉnh nhất của ông ấy...
  • 0:16 - 0:19
    là cách sử dụng sự im lặng
    một cách có chủ ý và ảo diệu.
  • 0:19 - 0:22
    Trong các cuộc phỏng vấn, ông ấy đã ghi công cho Frank Warner
    vì đã giúp mình thực hiện điều này trong phim Raging Bull.
  • 0:22 - 0:26
    - Sau một khoảng thời gian,
    khi ta đã có quá nhiều hiệu ứng âm thanh,
  • 0:26 - 0:29
    thì đây là lúc ta cần bàn tới việc
    thêm sự im lặng vào.
  • 0:29 - 0:33
    Nó giống như lại bị đánh vào tai một lần nữa
    khiến ta cảm thấy tê liệt.
  • 0:33 - 0:37
    Đây là một khoảnh khắc nổi tiếng khi Jake LaMotta
    thiếu chút tự khiến mình bị "thảm sát".
  • 0:50 - 0:55
    Nếu bạn xem qua phim của Scorsese,
    sẽ có rất nhiều biến thể thú vị về dạng này.
  • 0:55 - 0:57
    Và thậm chí có thể so sánh trực quan
    giữa ông ấy với những nhà làm phim khác.
  • 0:57 - 1:00
    Ví dụ, trong Infernal Affairs bản gốc,
  • 1:00 - 1:02
    thời khác vàng của phim
    được chiếu cùng với âm nhạc.
  • 1:08 - 1:09
    Nhưng trong bản remake...
  • 1:15 - 1:19
    Bất kể bạn thích bản nào hơn,
    sẽ có cả tá điều mà bạn có thể học hỏi...
  • 1:19 - 1:21
    nếu bạn xem và so sánh 2 bản phim này.
  • 1:22 - 1:25
    Đôi khi, Scorsese xây dựng xuyên suốt bộ phim
    lên đến đỉnh điểm của âm thanh...
  • 1:29 - 1:30
    ...và rồi im lặng.
  • 1:31 - 1:33
    Ví dụ này thực sự vô cùng chuẩn vì...
  • 1:33 - 1:37
    khoảnh khắc ồn ào nhất phim thì
    ngay sau đó là khoảnh khắc yên tĩnh nhất.
  • 1:37 - 1:42
    Ngoài ra, có những lần sự im lặng
    là nhịp điệu kịch tính chính của phân cảnh. Điển hình...
  • 1:42 - 1:46
    - Buồn cười con mẹ gì!!
    Tao thì có cái mẹ gì buồn cười hả?! Sủa lên!
  • 1:46 - 1:47
    - Sủa xem cái gì buồn cười!
  • 1:53 - 1:56
    - Dẹp mẹ nó đi, Tommy!
  • 1:56 - 1:58
    Nếu bạn điểm lại 50 năm sự nghiệp của ông ấy...
  • 1:58 - 2:01
    bạn sẽ thực sự tìm thấy rất nhiều
    cách hấp dẫn để sử dụng sự im lặng...
  • 2:01 - 2:05
    để nâng cao tính chủ quan của một khoảnh khắc,
    để khiến một cảnh rùng rợn thậm chí còn rùng rợn hơn,
  • 2:05 - 2:07
    để thể hiện yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên,
  • 2:07 - 2:09
    và để hạnh phúc ngừng trôi.
  • 2:13 - 2:16
    À thì, có lẽ không phải ngừng hoàn toàn.
  • 2:16 - 2:18
    - Tôi không rời đi!
  • 2:20 - 2:22
    - Tôi đéo đi đâu hết!
  • 2:23 - 2:28
    Tôi nghĩ trên hết, kiểu thiết kế âm thanh này
    bắt nguồn từ nhân vật.
  • 2:28 - 2:32
    Các nhân vật đều đang đưa ra
    những lựa chọn quan trọng sẽ dẫn đến hậu quả:
  • 2:32 - 2:35
    chọn lấy tiền, chọn không chống lại,
  • 2:35 - 2:38
    chọn cách che giấu cảm xúc,
    chọn không tin ai đó,
  • 2:38 - 2:40
    chọn chờ đợi cảm xúc khó chịu,
  • 2:40 - 2:44
    chọn quay lại cuộc chơi,
    chọn bỏ qua điều không muốn.
  • 2:44 - 2:47
    Và bởi vì những khoảnh khắc này hiếm khi được lặp lại
    và có chủ đích trong phim...
  • 2:47 - 2:50
    nên cảm giác im lặng sẽ khác nhau
    và có ý nghĩa khác nhau.
  • 2:50 - 2:55
    Nó cũng cho phép Scorsese xây dựng
    một cấu trúc điện ảnh xoay quanh việc sử dụng âm thanh.
  • 2:55 - 3:00
    Ví dụ, trong Raging Bull, hầu hết mọi cảnh chiến đấu đều
    diễn ra trước một khoảnh khắc gia đình yên tĩnh.
  • 3:00 - 3:04
    Điều này cho phép ông ấy
    làm những vết cắt thô sang những cú đấm mạnh.
  • 3:04 - 3:09
    Nhưng nó cũng nhấn mạnh chủ đề của bộ phim,
    đó là bạo lực trên võ đài chỉ là một phần của bạo lực gia đình.
  • 3:09 - 3:13
    Vào thời điểm anh ta tấn công em trai mình,
    ta thực sự nghe thấy những âm thanh tương tự...
  • 3:15 - 3:16
    ...như trên võ đài.
  • 3:18 - 3:21
    Và không chỉ Scorsese
    mới thực hiện kiểu cấu trúc này.
  • 3:21 - 3:24
    Ví dụ, trong phim Saving Private Ryan
    bị ràng buộc bởi hai trận chiến kéo dài.
  • 3:24 - 3:27
    Và trong mỗi trận chiến,
    chúng ta có được những khoảnh khắc như thế này.
  • 3:30 - 3:32
    Lúc đầu, chúng ta không biết
    bất kỳ ai trong số những người này.
  • 3:32 - 3:34
    Rồi tới cuối, chúng ta biết hết.
  • 3:34 - 3:37
    Ngay lúc này, bạn có thể không đồng ý
    với cách giải thích của tôi ở đây,
  • 3:37 - 3:40
    nhưng tôi tin là nhân vật này
    biết mình sắp chết và trong cả hai khoảnh khắc,
  • 3:40 - 3:43
    anh ấy chấp nhận và tiếp tục chiến đấu.
  • 3:43 - 3:48
    Và tôi cho đó là một ví dụ tuyệt vời khi sử dụng âm thanh
    như một cấu trúc tổng thể cho cả bộ phim.
  • 3:49 - 3:53
    Tôi muốn chỉ ra rằng, điều này không chỉ là
    về việc kết hợp âm thanh tốt dù cho đúng là phải thế.
  • 3:53 - 3:54
    Việc kết hợp âm thanh
    không thể làm được điều này...
  • 3:54 - 3:58
    nếu bạn dùng nó với
    lời thoại, hiệu ứng và âm nhạc xuyên suốt.
  • 3:58 - 4:02
    - Tôi không phản đối việc một bộ phim với âm thanh lớn...
  • 4:02 - 4:07
    trong 1 hoặc 2 khoảng khắc hay 1 khoảng thời gian ngắn.
    Nó hoàn toàn phù hợp.
  • 4:07 - 4:11
    nhưng nếu âm thanh lớn trong khoảng 20 hoặc 30 phút,
  • 4:11 - 4:15
    thì ta sẽ quên mất im lặng là như thế nào và rồi...
  • 4:15 - 4:19
    không có gì là ồn nữa
    bởi đâu cũng ồn.
  • 4:19 - 4:25
    Trong điện ảnh đại chúng, các biên kịch và đạo diễn đã không còn
    có bất kỳ sự im lặng nào, hoặc lạm dụng sự im lặng mà họ có.
  • 4:25 - 4:28
    Và ví dụ này là điều mà qua mỗi năm
    lại ngày một tệ hơn.
  • 4:28 - 4:30
    Hãy xem vào năm... 1978.
  • 4:38 - 4:41
    Bạn có thể thấy nó hơi mùi mẫn,
    nhưng ít nhất bộ phim này cũng đã...
  • 4:41 - 4:43
    sử dụng sự im lặng để
    khiến ta cảm nhận được sự mất mát của nhân vật.
  • 4:43 - 4:47
    Và nó luôn ở bên nhân vật
    trong suốt khoảng thời gian im lặng.
  • 4:48 - 4:50
    Trong khi vào năm 2013...
  • 4:58 - 5:01
    Nó có vẻ im lặng
    nhưng luôn có nhạc nền.
  • 5:01 - 5:05
    Quan trọng hơn là cái "không-mấy-im lặng" này
    được sử dụng để thưởng cho nhân vật:
  • 5:05 - 5:09
    Anh ta giết ai đó và nhận được một cái ôm.
    Nhưng nếu bạn xem cả bộ phim,
  • 5:09 - 5:12
    có thể nói là
    cứ mỗi lần im lặng thì sẽ được ôm.
  • 5:15 - 5:17
    Vì vậy, hãy cân nhắc sự im lặng
    và dùng chúng có chủ đích.
  • 5:17 - 5:20
    Đừng khiến chúng trở nên rẻ tiền
    vì việc lạm dụng vào bất kỳ cảnh kịch tính nào.
  • 5:20 - 5:24
    Nếu có thể xây dựng bộ phim,
    hãy cấu trúc nó, để tạo ra sự im lặng...
  • 5:24 - 5:25
    từ nhân vật và cảm xúc của họ,
  • 5:25 - 5:27
    rồi sẽ gặt được điều gì đó tốt hơn là chỉ sự im lặng...
  • 5:28 - 5:29
    Cảm xúc!
  • 5:29 - 5:31
    - Cái nào tệ hơn?
  • 5:32 - 5:37
    - Chết vinh hay sống nhục?
  • 5:46 - 5:47
    - Teddy?!
Title:
Martin Scorsese - The Art of Silence
Description:

more » « less
Video Language:
English
Duration:
06:09

Vietnamese subtitles

Revisions