Toán học không ngờ tới trong "Trời Sao" của Van Gogh - Natalya St. Clair
-
0:07 - 0:10Một trong những điểm nổi
bật của bộ não con người -
0:10 - 0:14là khả năng nhận ra họa tiết
và mô tả nó. -
0:14 - 0:16Trong số những họa tiết khó nhất
mà ta cố tìm hiểu -
0:16 - 0:21là khái niệm về dòng chảy hỗn loạn
trong động lực học chất lỏng. -
0:21 - 0:23Nhà vật lý người Đức
Werner Heisenberg nói, -
0:23 - 0:27"Khi tôi gặp Chúa,
tôi sẽ hỏi ngài hai câu hỏi: -
0:27 - 0:31tại sao lại có tương đối
và tại sao lại có hỗn loạn? -
0:31 - 0:35Tôi tin rằng ngài sẽ có câu trả lời
cho điều thứ nhất." -
0:35 - 0:38Dù sự hỗn loạn rất khó để hiểu
dựa trên toán học, -
0:38 - 0:42chúng ta có thể dùng hội họa
để minh họa nó. -
0:42 - 0:47Tháng 6 năm 1889, Vincent van Gogh
vẽ cảnh ngay trước bình minh -
0:47 - 0:52từ cửa sổ phòng ông
ở nhà thương điên Saint-Paul-de-Mausole -
0:52 - 0:54ở Saint-Rémy-de-Provence,
-
0:54 - 0:57nơi ông đã tự nhập viện
sau khi cắt một bên tai -
0:57 - 0:58khi bị rối loạn tâm thần.
-
0:59 - 1:02Trong bức Trời Sao,
những nét cọ tròn -
1:02 - 1:08tạo nên một bầu trời đầy những
đám mây xoáy và xoáy lốc của các ngôi sao. -
1:08 - 1:12Van Gogh và những họa sĩ
trường phái Ấn tượng khác -
1:12 - 1:13thể hiện ánh sáng
khác với người đi trước, -
1:13 - 1:16dường như bắt lấy
chuyển động của chúng, ví dụ như -
1:16 - 1:18mặt nước
sáng lấp lánh ánh mặt trời, -
1:18 - 1:22hoặc trong ánh sao
nhấp nháy và tan chảy -
1:22 - 1:24trong biển sao của trời đêm.
-
1:25 - 1:27Hiệu ứng này là do
độ chói của ánh sáng, -
1:27 - 1:31cường độ của ánh sáng
trong màu sắc trên bức vẽ. -
1:31 - 1:34Các phần tế bào nguyên thủy
của vỏ não, -
1:34 - 1:38phần nhìn thấy ánh sáng tương phản
và chuyển động, nhưng không thấy màu, -
1:38 - 1:41sẽ trộn hai cùng màu khác nhau lại
-
1:41 - 1:43nếu chúng có cùng
cường độ ánh sáng. -
1:43 - 1:45Nhưng phần phụ của não
-
1:45 - 1:48sẽ thấy những màu tương phản này
mà không bị trộn lẫn. -
1:49 - 1:51Với cả hai sự nhận thức này
diễn ra cùng lúc, -
1:51 - 1:57ánh sáng ở nhiều tác phẩm Ấn tượng
dường như chuyển động và nhấp nháy. -
1:58 - 2:00Đó là cách mà
các họa sĩ Ấn tượng -
2:00 - 2:03dùng những nét vẽ nhanh
và nổi bật -
2:03 - 2:07để khắc họa chân thực
chuyển động của ánh sáng. -
2:08 - 2:1160 năm sau,
nhà toán học Nga Andrey Kolmogorov -
2:11 - 2:14cho ta hiểu thêm mặt toán học
của sự hỗn loạn -
2:14 - 2:18khi ông nói năng lượng trong
một chất lỏng hỗn loạn ở độ dài R -
2:18 - 2:22dao động trong khoảng
5/3 lần R. -
2:22 - 2:24Các thí nghiệm
cho thấy Kolmogorov -
2:24 - 2:28đã đến rất gần với
cách mà sự hỗn loạn vận hành, -
2:28 - 2:30mặc dù mô tả hoàn chỉnh
về sự hỗn loạn -
2:30 - 2:33vẫn chưa có lời giải đáp
trong vật lý. -
2:33 - 2:37Dòng chảy hỗn loạn giống như
chính nó với một thác năng lượng. -
2:38 - 2:41Nói cách khác, xoáy lớn chuyền
năng lượng sang những xoáy nhỏ, -
2:41 - 2:43và tương tự như vậy ở các bậc khác.
-
2:44 - 2:47Ví dụ của việc này
bao gồm cả Vết đỏ lớn của sao Mộc, -
2:47 - 2:51sự hình thành sao
và những phần tử bụi ngoài vũ trụ. -
2:52 - 2:55Năm 2004, dùng kính thiên văn Hubble,
-
2:55 - 3:00các nhà khoa học thấy xoáy
của những đám bụi quanh một ngôi sao, -
3:00 - 3:03và nó nhắc họ nhớ đến
bức "Trời sao" của Van Gogh. -
3:04 - 3:07Những nhà khoa học
đến từ Mexico, Tây Ban Nha và Anh -
3:07 - 3:11nghiên cứu sự phát sáng
trong tranh Van Gogh thật chi tiết. -
3:11 - 3:16Họ phát hiện ra có những phần
giống sự hỗn loạn của chất lỏng -
3:16 - 3:20gần với phương trình của Kolmogorov
ẩn chứa sau nhiều bức họa Van Gogh. -
3:21 - 3:23Các nhà phân tích phân chia bức tranh,
-
3:23 - 3:27và nghiên cứu độ sáng
giữa hai điểm ảnh. -
3:27 - 3:30Từ đường cong đo đạc
sự phân bố các điểm ảnh, -
3:30 - 3:34họ kết luận rằng bức tranh
Van Gogh vẽ trong lúc bị bệnh -
3:34 - 3:37có nhiều điểm rất giống
sự hỗn loạn chất lỏng. -
3:38 - 3:42Bức tự họa với ống điếu
vẽ lúc ông không bị bệnh, -
3:42 - 3:44không có dấu hiệu tương tự nào.
-
3:44 - 3:47Và không có tác phẩm nào
-
3:47 - 3:49có sự hỗn loạn dễ thấy
từ cái nhìn đầu tiên -
3:49 - 3:51như Tiếng Thét của Munch.
-
3:51 - 3:55Quá dễ khi nói thiên tư hỗn loạn
của Van Gogh -
3:55 - 3:57cho phép ông diễn tả sự hỗn loạn,
-
3:57 - 4:02vẫn quá khó để thể hiện chính xác
sức sống mãnh liệt của cái đẹp -
4:02 - 4:04trong thời gian bệnh nặng như vậy,
-
4:04 - 4:08Van Gogh bằng cách nào đó
đã nhận thức và thể hiện -
4:08 - 4:10một trong những khái niệm khó nhất
-
4:10 - 4:14thiên nhiên từng mang đến,
-
4:14 - 4:16và hợp nhất não và mắt
-
4:16 - 4:20với sự bí ẩn tột cùng của
chuyển động, chất lỏng và ánh sáng.
- Title:
- Toán học không ngờ tới trong "Trời Sao" của Van Gogh - Natalya St. Clair
- Speaker:
- Natalya St. Clair
- Description:
-
Xem đầy đủ: http://ed.ted.com/lessons/the-unexpected-math-behind-van-gogh-s-starry-night-natalya-st-clair
Nhà vật lý Werner Heisenberg nói rằng: "Khi gặp Chúa, tôi sẽ hỏi người hai điều: tại sao lại là tương đối? Và tại sao lại là hỗn loạn? Tôi thực sự tin rằng người sẽ có câu trả lời cho điều đầu tiên." Dù sự hỗn loạn khó hiểu thế nào dưới góc độ toán học, chúng ta có thể dùng nghệ thuật để diễn tả nó. Natalya St. Clair minh họa cách mà Van Gogh đã nắm bắt được bí ẩn tột cùng của chuyển động, chất lỏng và ánh sáng trong tác phẩm của mình.
Bài học của Natalya St. Clair, minh họa bởi Avi Ofer.
- Video Language:
- English
- Team:
- closed TED
- Project:
- TED-Ed
- Duration:
- 04:39
Michelle Mehrtens edited Vietnamese subtitles for The unexpected math behind Van Gogh's "Starry Night" | ||
Dimitra Papageorgiou approved Vietnamese subtitles for The unexpected math behind Van Gogh's "Starry Night" | ||
Linh Tran edited Vietnamese subtitles for The unexpected math behind Van Gogh's "Starry Night" | ||
Linh Tran accepted Vietnamese subtitles for The unexpected math behind Van Gogh's "Starry Night" | ||
Linh Tran edited Vietnamese subtitles for The unexpected math behind Van Gogh's "Starry Night" | ||
Linh Tran edited Vietnamese subtitles for The unexpected math behind Van Gogh's "Starry Night" | ||
Thi Minh Phuong Chu edited Vietnamese subtitles for The unexpected math behind Van Gogh's "Starry Night" | ||
Thi Minh Phuong Chu edited Vietnamese subtitles for The unexpected math behind Van Gogh's "Starry Night" |