1 00:00:06,841 --> 00:00:09,999 Một trong những điểm nổi bật của bộ não con người 2 00:00:10,023 --> 00:00:13,651 là khả năng nhận ra họa tiết và mô tả nó. 3 00:00:13,675 --> 00:00:16,331 Trong số những họa tiết khó nhất mà ta cố tìm hiểu 4 00:00:16,355 --> 00:00:20,765 là khái niệm về dòng chảy hỗn loạn trong động lực học chất lỏng. 5 00:00:20,789 --> 00:00:23,272 Nhà vật lý người Đức Werner Heisenberg nói, 6 00:00:23,296 --> 00:00:27,357 "Khi tôi gặp Chúa, tôi sẽ hỏi ngài hai câu hỏi: 7 00:00:27,381 --> 00:00:30,818 tại sao lại có tương đối và tại sao lại có hỗn loạn? 8 00:00:30,842 --> 00:00:34,908 Tôi tin rằng ngài sẽ có câu trả lời cho điều thứ nhất." 9 00:00:34,932 --> 00:00:38,280 Dù sự hỗn loạn rất khó để hiểu dựa trên toán học, 10 00:00:38,304 --> 00:00:42,170 chúng ta có thể dùng hội họa để minh họa nó. 11 00:00:42,194 --> 00:00:47,284 Tháng 6 năm 1889, Vincent van Gogh vẽ cảnh ngay trước bình minh 12 00:00:47,308 --> 00:00:51,635 từ cửa sổ phòng ông ở nhà thương điên Saint-Paul-de-Mausole 13 00:00:51,659 --> 00:00:53,564 ở Saint-Rémy-de-Provence, 14 00:00:53,588 --> 00:00:56,816 nơi ông đã tự nhập viện sau khi cắt một bên tai 15 00:00:56,840 --> 00:00:58,415 khi bị rối loạn tâm thần. 16 00:00:59,312 --> 00:01:02,032 Trong bức Trời Sao, những nét cọ tròn 17 00:01:02,056 --> 00:01:07,803 tạo nên một bầu trời đầy những đám mây xoáy và xoáy lốc của các ngôi sao. 18 00:01:07,827 --> 00:01:11,724 Van Gogh và những họa sĩ trường phái Ấn tượng khác 19 00:01:11,748 --> 00:01:12,955 thể hiện ánh sáng khác với người đi trước, 20 00:01:12,979 --> 00:01:15,749 dường như bắt lấy chuyển động của chúng, ví dụ như 21 00:01:15,773 --> 00:01:17,836 mặt nước sáng lấp lánh ánh mặt trời, 22 00:01:17,860 --> 00:01:21,506 hoặc trong ánh sao nhấp nháy và tan chảy 23 00:01:21,530 --> 00:01:23,919 trong biển sao của trời đêm. 24 00:01:24,844 --> 00:01:27,391 Hiệu ứng này là do độ chói của ánh sáng, 25 00:01:27,415 --> 00:01:30,916 cường độ của ánh sáng trong màu sắc trên bức vẽ. 26 00:01:30,940 --> 00:01:33,608 Các phần tế bào nguyên thủy của vỏ não, 27 00:01:33,632 --> 00:01:37,554 phần nhìn thấy ánh sáng tương phản và chuyển động, nhưng không thấy màu, 28 00:01:37,578 --> 00:01:40,603 sẽ trộn hai cùng màu khác nhau lại 29 00:01:40,627 --> 00:01:42,949 nếu chúng có cùng cường độ ánh sáng. 30 00:01:42,973 --> 00:01:45,328 Nhưng phần phụ của não 31 00:01:45,352 --> 00:01:48,482 sẽ thấy những màu tương phản này mà không bị trộn lẫn. 32 00:01:48,506 --> 00:01:51,433 Với cả hai sự nhận thức này diễn ra cùng lúc, 33 00:01:51,457 --> 00:01:57,005 ánh sáng ở nhiều tác phẩm Ấn tượng dường như chuyển động và nhấp nháy. 34 00:01:57,898 --> 00:02:00,200 Đó là cách mà các họa sĩ Ấn tượng 35 00:02:00,225 --> 00:02:03,042 dùng những nét vẽ nhanh và nổi bật 36 00:02:03,067 --> 00:02:06,733 để khắc họa chân thực chuyển động của ánh sáng. 37 00:02:07,702 --> 00:02:11,182 60 năm sau, nhà toán học Nga Andrey Kolmogorov 38 00:02:11,206 --> 00:02:13,763 cho ta hiểu thêm mặt toán học của sự hỗn loạn 39 00:02:13,787 --> 00:02:18,133 khi ông nói năng lượng trong một chất lỏng hỗn loạn ở độ dài R 40 00:02:18,157 --> 00:02:22,467 dao động trong khoảng 5/3 lần R. 41 00:02:22,491 --> 00:02:24,444 Các thí nghiệm cho thấy Kolmogorov 42 00:02:24,469 --> 00:02:27,632 đã đến rất gần với cách mà sự hỗn loạn vận hành, 43 00:02:27,656 --> 00:02:29,788 mặc dù mô tả hoàn chỉnh về sự hỗn loạn 44 00:02:29,811 --> 00:02:32,576 vẫn chưa có lời giải đáp trong vật lý. 45 00:02:33,181 --> 00:02:37,491 Dòng chảy hỗn loạn giống như chính nó với một thác năng lượng. 46 00:02:37,515 --> 00:02:41,099 Nói cách khác, xoáy lớn chuyền năng lượng sang những xoáy nhỏ, 47 00:02:41,123 --> 00:02:43,174 và tương tự như vậy ở các bậc khác. 48 00:02:43,921 --> 00:02:47,204 Ví dụ của việc này bao gồm cả Vết đỏ lớn của sao Mộc, 49 00:02:47,228 --> 00:02:50,568 sự hình thành sao và những phần tử bụi ngoài vũ trụ. 50 00:02:51,671 --> 00:02:54,885 Năm 2004, dùng kính thiên văn Hubble, 51 00:02:54,909 --> 00:02:59,907 các nhà khoa học thấy xoáy của những đám bụi quanh một ngôi sao, 52 00:02:59,931 --> 00:03:02,857 và nó nhắc họ nhớ đến bức "Trời sao" của Van Gogh. 53 00:03:03,961 --> 00:03:07,169 Những nhà khoa học đến từ Mexico, Tây Ban Nha và Anh 54 00:03:07,193 --> 00:03:10,570 nghiên cứu sự phát sáng trong tranh Van Gogh thật chi tiết. 55 00:03:11,421 --> 00:03:15,676 Họ phát hiện ra có những phần giống sự hỗn loạn của chất lỏng 56 00:03:15,700 --> 00:03:20,014 gần với phương trình của Kolmogorov ẩn chứa sau nhiều bức họa Van Gogh. 57 00:03:20,998 --> 00:03:23,200 Các nhà phân tích phân chia bức tranh, 58 00:03:23,224 --> 00:03:26,946 và nghiên cứu độ sáng giữa hai điểm ảnh. 59 00:03:26,970 --> 00:03:29,665 Từ đường cong đo đạc sự phân bố các điểm ảnh, 60 00:03:29,689 --> 00:03:34,431 họ kết luận rằng bức tranh Van Gogh vẽ trong lúc bị bệnh 61 00:03:34,455 --> 00:03:37,137 có nhiều điểm rất giống sự hỗn loạn chất lỏng. 62 00:03:37,987 --> 00:03:41,974 Bức tự họa với ống điếu vẽ lúc ông không bị bệnh, 63 00:03:41,999 --> 00:03:43,860 không có dấu hiệu tương tự nào. 64 00:03:44,313 --> 00:03:46,787 Và không có tác phẩm nào 65 00:03:46,811 --> 00:03:49,337 có sự hỗn loạn dễ thấy từ cái nhìn đầu tiên 66 00:03:49,362 --> 00:03:50,977 như Tiếng Thét của Munch. 67 00:03:51,418 --> 00:03:54,672 Quá dễ khi nói thiên tư hỗn loạn của Van Gogh 68 00:03:54,696 --> 00:03:57,068 cho phép ông diễn tả sự hỗn loạn, 69 00:03:57,092 --> 00:04:02,002 vẫn quá khó để thể hiện chính xác sức sống mãnh liệt của cái đẹp 70 00:04:02,026 --> 00:04:04,453 trong thời gian bệnh nặng như vậy, 71 00:04:04,477 --> 00:04:07,907 Van Gogh bằng cách nào đó đã nhận thức và thể hiện 72 00:04:07,931 --> 00:04:10,336 một trong những khái niệm khó nhất 73 00:04:10,360 --> 00:04:13,597 thiên nhiên từng mang đến, 74 00:04:13,621 --> 00:04:15,736 và hợp nhất não và mắt 75 00:04:15,760 --> 00:04:19,926 với sự bí ẩn tột cùng của chuyển động, chất lỏng và ánh sáng.