< Return to Video

Bạn chính là vi sinh vật của bạn - Jessica Green và Karen Guillemin

  • 0:14 - 0:16
    Là con người,
  • 0:16 - 0:21
    mỗi chúng ta xem bản thân mình
    là một cá thể độc lập và duy nhất,
  • 0:21 - 0:23
    nhưng chúng ta chưa bao giờ đơn độc!
  • 0:23 - 0:27
    Hàng triệu sinh vật nhỏ bé đang
    cư trú trên cơ thể chúng ta
  • 0:27 - 0:29
    và không cơ thể nào giống nhau.
  • 0:29 - 0:33
    Mỗi cơ thể là một môi trường khác nhau
    cho quần thể vi sinh vật:
  • 0:33 - 0:35
    từ những sa mạc khô cằn trên da chúng ta,
  • 0:35 - 0:38
    đến những thôn xóm trên môi,
  • 0:38 - 0:40
    và các thành phố trong miệng.
  • 0:40 - 0:45
    Thậm chí từng cái răng cũng có
    khu dân cư riêng biệt của nó.
  • 0:45 - 0:50
    và ruột chính là khu đô thị sầm uất
    của các vi sinh vật tương hỗ.
  • 0:50 - 0:53
    Và trên những con đường
    đông đúc của ruột,
  • 0:53 - 0:56
    chúng ta thấy dòng chảy
    không ngừng của thức ăn,
  • 0:56 - 0:59
    và mỗi vi sinh vật đều có việc để làm.
  • 0:59 - 1:02
    Ví dụ, đây là vi khuẩn phân huỷ cellulose,
  • 1:02 - 1:05
    công việc duy nhất của chúng
    là phân giải cellulose thành đường
  • 1:05 - 1:09
    cellulose là một hợp chất
    thường thấy trong rau,
  • 1:09 - 1:12
    Những đường đơn sau đó
    di chuyển đến cơ quan hô hấp,
  • 1:12 - 1:14
    một hệ các vi khuẩn khác
    sẽ hấp thụ đường đơn này
  • 1:14 - 1:17
    và dùng chúng như nhiên liệu đốt.
  • 1:17 - 1:20
    Khi thức ăn đi qua đường tiêu hoá,
  • 1:20 - 1:24
    nó sẽ gặp các phân tử lên men để
    phân giải đường thành năng lượng
  • 1:24 - 1:25
    bằng cách biến đổi chúng
    thành những chất hóa học,
  • 1:25 - 1:27
    như cồn và khí hydro,
  • 1:27 - 1:31
    những thứ này sẽ thoát ra ngoài
    dưới dạng chất thải.
  • 1:31 - 1:33
    Sâu hơn nữa trong ruột của chúng ta
  • 1:33 - 1:38
    sự hợp dưỡng duy trì sự sinh sôi
    của các sản phẩm phụ từ phân tử lên men
  • 1:38 - 1:40
    Ở mỗi bước của quá trình này,
  • 1:40 - 1:41
    nằng lượng được giải phóng,
  • 1:41 - 1:43
    và năng lượng được hấp thụ
  • 1:43 - 1:44
    bởi những tế bào tiêu hoá.
  • 1:44 - 1:48
    Thành phố mà chúng ta vừa thấy
    thì khác nhau ở mỗi người.
  • 1:48 - 1:52
    Mỗi người có một quần thể vi sinh vật
    đường ruột đa dạng và duy nhất
  • 1:52 - 1:55
    có thể xử lý thức ăn
    theo nhiều cách khác nhau
  • 1:55 - 1:58
    Vi sinh vật đường ruột
    của người này có thể chỉ
  • 1:58 - 2:00
    giải phóng được một lượng nhỏ calo
  • 2:00 - 2:03
    so với vi sinh vật đường ruột
    của người khác.
  • 2:03 - 2:08
    Điều gì quyết định về quần thể
    vi sinh vật đường ruột ở mỗi người?
  • 2:08 - 2:11
    Yếu tố di truyền
  • 2:11 - 2:13
    hoặc các tế bào vi sinh
    mà chúng ta gặp trong cuộc sống
  • 2:13 - 2:17
    đều có thể làm nên
    hệ sinh thái vi khuẩn của mỗi ngườ.
  • 2:17 - 2:19
    Thức ăn chúng ta ăn cũng ảnh hưởng
  • 2:19 - 2:21
    tới việc vi sinh vật nào
    sống trong ruột ta.
  • 2:21 - 2:24
    Ví dụ như thức ăn được tạo bởi
    những phân tử phức tạp,
  • 2:24 - 2:25
    như táo,
  • 2:25 - 2:29
    đòi hỏi rất nhiều vi sinh vật khác nhau
    làm việc để phân giải chúng.
  • 2:29 - 2:31
    Nhưng nếu thức ăn có cấu tạo
    phân tử đơn giản
  • 2:31 - 2:32
    như kẹo que,
  • 2:32 - 2:35
    thì một số "thợ" vi sinh vật
    sẽ phải nghỉ việc.
  • 2:35 - 2:38
    Những người thợ ấy sẽ rời thành phố
    và không bao giờ quay lại.
  • 2:38 - 2:41
    Điều đó làm quần thể vi sinh vật
    không hoạt động tốt
  • 2:41 - 2:44
    chỉ với một vài loại "thợ".
  • 2:44 - 2:46
    Ví dụ, khi con người mắc phải các bệnh
  • 2:46 - 2:49
    như bệnh đái tháo đường hay
    viêm ruột mãn tính
  • 2:49 - 2:53
    thường có ít loại vi sinh vật
    trong ruột của họ.
  • 2:53 - 2:55
    Chúng ta không thật sự hiểu được
    cách tốt nhất
  • 2:55 - 2:58
    để kiểm soát môi trường vi sinh vật
    ở mỗi người,
  • 2:58 - 3:00
    nhưng rất có thể là
    thay đổi về lối sống,
  • 3:00 - 3:05
    như là có chế độ ăn đa dạng
    với thực phẩm phức tạp và từ thực vật,
  • 3:05 - 3:08
    có thể giúp phục hồi môi trường sinh thái
    vi sinh vật trong ruột
  • 3:08 - 3:11
    và trên toàn bộ cơ thể chúng ta.
  • 3:11 - 3:13
    Vậy nên, ta không đơn độc
    trên chính cơ thể mình.
  • 3:13 - 3:17
    Cơ thể ta là nhà của hàng triệu
    loại vi sinh vật khác nhau,
  • 3:17 - 3:21
    và ta cần chúng
    không thua gì chúng cần ta.
  • 3:21 - 3:23
    Nhờ việc nghiên cứu sâu hơn
    về cách các vi sinh trong cơ thể
  • 3:23 - 3:25
    tương tác với nhau và với cơ thể chúng ta,
  • 3:25 - 3:28
    ta sẽ khám phá cách nuôi dưỡng
  • 3:28 - 3:29
    thế giới phức tạp và vô hình này
  • 3:29 - 3:31
    thứ góp phần làm nên đặc tính,
  • 3:31 - 3:32
    sức khỏe,
  • 3:32 - 3:34
    và chất lượng cuộc sống
    của mỗi người.
Title:
Bạn chính là vi sinh vật của bạn - Jessica Green và Karen Guillemin
Speaker:
Jessica Green and Karen Guillemin
Description:

Xem trọn bài giảng tại: http://ed.ted.com/lessons/you-are-your-microbes-jessica-green-and-karen-guillemin
Từ các vi sinh trong bao tử cho đến các vi sinh trên răng, cơ thể chúng ta là nơi cư trú của hằng triệu các cộng đồng vi khuẩn độc đáo và đa dạng giúp ích cho các chức năng cơ thể. Jessica Green và Karen Guillemin nhấn mạng tầm quan trọng của việc hiểu cách các tế bào sản sinh ra các tế bào.

Được giảng bởi Jessica Green và Karen Guillemin, minh họa bởi nenatv.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
03:46

Vietnamese subtitles

Revisions