< Return to Video

Tiềm năng đáng kinh ngạc của các robot mềm, linh hoạt

  • 0:02 - 0:03
    Robot.
  • 0:03 - 0:05
    Robot có thể được lập trình
  • 0:05 - 0:09
    để làm những công việc trùng lặp
    hàng nghìn lần với ít sai sót nhất,
  • 0:09 - 0:11
    một điều mà rất khó cho chúng ta,
    đúng không?
  • 0:11 - 0:14
    Và nó có thể rất ấn tượng
    khi xem robot làm việc.
  • 0:14 - 0:16
    Hãy nhìn chúng kìa.
  • 0:16 - 0:17
    Tôi có thể nhìn chúng trong hàng giờ liền
  • 0:18 - 0:19
    Không ư?
  • 0:19 - 0:22
    Điều ít ấn tượng hơn
  • 0:22 - 0:25
    đó là khi bạn lấy những con robot này
    ra khỏi nhà máy,
  • 0:25 - 0:29
    nơi mà môi trường không được biết rõ
    và đo lường một cách hoàn hảo như ở đây,
  • 0:29 - 0:33
    để mà làm một việc đơn giản và
    không đòi hỏi quá nhiều sự chính xác
  • 0:33 - 0:35
    thì đây là điều có thể xảy ra.
  • 0:35 - 0:38
    Ý tôi là, mở một cánh cửa
    không cần quá nhiều sự chính xác
  • 0:38 - 0:39
    (Cười)
  • 0:39 - 0:41
    Hoặc một sự sai sót nhỏ trong tính toán,
  • 0:41 - 0:43
    Nó đã mất van, và thế là hết --
  • 0:43 - 0:44
    (Cười)
  • 0:44 - 0:47
    và không có cách nào sửa lại được,
    đa phần là vậy.
  • 0:48 - 0:49
    Vậy, tại sao lại thế?
  • 0:49 - 0:51
    Trong nhiều năm
  • 0:51 - 0:54
    Robot đã được thiết kế để
    tăng cường tốc độ và độ chính xác,
  • 0:54 - 0:57
    và điều này đồng nghĩa với
    một thiết kế rất chuyên biệt.
  • 0:57 - 0:59
    Nếu bạn lấy tay robot,
  • 0:59 - 1:01
    nó là một tập hợp rạch ròi
    gồm những liên kết cứng
  • 1:01 - 1:03
    và các mô-tơ,
    gọi là thiết bị truyền động,
  • 1:03 - 1:05
    dịch chuyển những liên kết ở các khớp.
  • 1:05 - 1:07
    Trong cấu trúc Robot này,
  • 1:07 - 1:09
    bạn phải đo lường hoàn hảo
    môi trường của bạn,
  • 1:09 - 1:11
    cái gì ở xung quanh,
  • 1:11 - 1:13
    và bạn phải lập trình hoàn hảo
    từng chuyển động
  • 1:13 - 1:16
    của các khớp robot,
  • 1:16 - 1:19
    bởi vì một lỗi nhỏ
    có thể tạo ra sai lầm rất lớn,
  • 1:19 - 1:22
    và có thể tổn hại vật gì đó
    hoặc khiến robot bị hư
  • 1:22 - 1:23
    nếu vật kia cứng hơn.
  • 1:24 - 1:26
    Vậy hãy nói về chúng một chút,
  • 1:26 - 1:30
    và đừng nghĩ về não của các con robot này
  • 1:30 - 1:32
    hay chúng được lập trình cẩn thận thế nào,
  • 1:32 - 1:34
    mà hãy nhìn vào cơ thể của chúng.
  • 1:35 - 1:37
    Rõ ràng là có gì sai với nó,
  • 1:38 - 1:41
    bởi vì điều khiến một con
    robot mạnh và chính xác
  • 1:41 - 1:45
    cũng khiến chúng cực kì nguy hiểm
    và không hiệu quả ngoài đời thực,
  • 1:45 - 1:47
    bởi cơ thế của chúng không thể biến dạng
  • 1:47 - 1:50
    hay điều chỉnh thích hợp
    với sự tác động với môi trường thực.
  • 1:51 - 1:54
    Nên hãy nghĩ đến cách tiếp cận khác,
  • 1:54 - 1:57
    trở nên mềm hơn mọi thứ xung quanh bạn
  • 1:58 - 2:03
    có thể bạn nghĩ rằng
    bạn sẽ không làm được gì nếu bạn mềm,
  • 2:03 - 2:04
    có thể.
  • 2:04 - 2:07
    Tự nhiên dạy chúng ta điều ngược lại.
  • 2:07 - 2:09
    Ví dụ, dưới đáy biển,
  • 2:09 - 2:11
    dưới hàng nghìn pound của áp lực nước,
  • 2:12 - 2:14
    một sinh vật hoàn toàn mềm,
  • 2:14 - 2:17
    có thể di chuyển và tương tác
    với vật thể cứng hơn nó rất nhiều.
  • 2:18 - 2:21
    Nó di chuyển bằng cách
    mang theo cái vỏ dừa này
  • 2:21 - 2:23
    nhờ vào sự linh hoạt của các xúc tu,
  • 2:23 - 2:26
    với vai trò của cả chân và tay.
  • 2:26 - 2:30
    Rõ ràng, bạch tuộc còn có thể
    mở được cái lọ.
  • 2:32 - 2:34
    Khá ấn tượng, phải không?
  • 2:36 - 2:40
    Nhưng rõ ràng điều này không thể thực hiện
    chỉ với não của con vật này,
  • 2:40 - 2:42
    mà còn là nhờ cơ thể của nó,
  • 2:42 - 2:47
    và đây là một ví dụ rõ,
    có thể là rõ ràng nhất,
  • 2:47 - 2:48
    của trí thông minh cơ thể,
  • 2:48 - 2:52
    nó là một loại trí thông minh
    mà mọi sinh vật sống đều có.
  • 2:52 - 2:53
    Chúng ta đều có nó.
  • 2:53 - 2:57
    cơ thể chúng ta, hình dạng,
    chất liệu và kết cấu,
  • 2:57 - 3:00
    đóng vai trò nền móng
    trong công việc thể chất,
  • 3:00 - 3:06
    vì chúng ta có thể thay đổi với môi trường
  • 3:06 - 3:08
    nên ta có thể thành công
    trong nhiều tình huống
  • 3:08 - 3:11
    không cần tính toán và lên kế hoạch trước.
  • 3:11 - 3:14
    Vậy tại sao chúng ta không áp dụng
    trí thông minh này
  • 3:14 - 3:16
    vào các máy robot,
  • 3:16 - 3:18
    để khiến chúng không phụ thuộc
    vào quá nhiều việc
  • 3:18 - 3:20
    của tính toán và phán đoán?
  • 3:21 - 3:24
    Để thực hiện, ta cần tuân theo
    chiến lược của tự nhiên,
  • 3:24 - 3:26
    vì với sự tiến hóa, nó đã làm khá tốt việc
  • 3:26 - 3:31
    thiết kế máy móc cho
    sự tác động với môi trường.
  • 3:31 - 3:35
    Và dễ dàng nhận thấy, thiên nhiên sử dụng
    vật liệu mềm thường xuyên
  • 3:35 - 3:38
    và hiếm khi với vật liệu cứng.
  • 3:38 - 3:42
    Và đây là những gì đã được thực hiện
    trong lĩnh vực robot mới,
  • 3:42 - 3:44
    được gọi "robot mềm",
  • 3:44 - 3:48
    trong đó mục tiêu chính không phải là
    tạo ra những máy móc siêu chính xác,
  • 3:48 - 3:50
    vì chúng ta đã đạt được điều đó,
  • 3:50 - 3:55
    mà là giúp robot đối mặt với
    các tình huống bất ngờ ngoài đời thực,
  • 3:55 - 3:56
    và có thể ra ngoài đó.
  • 3:56 - 4:00
    Và thứ đầu tiên khiến robot mềm là
    cơ thể tuân thủ của nó,
  • 4:00 - 4:05
    được làm từ vật liệu và cấu trúc
    có thể trải qua sự biến dạng lớn,
  • 4:05 - 4:07
    vậy không còn các liên kết cứng nữa,
  • 4:07 - 4:11
    và thứ hai, để di chuyển,
    chúng tôi dùng phân bố truyền động,
  • 4:11 - 4:16
    vậy nên chúng tôi phải kiểm soát liên tục
    hình dạng của cơ thể biến dạng này,
  • 4:16 - 4:19
    thứ mà có hiệu ứng nhờ vào việc
    có nhiều liên kết và khớp nối,
  • 4:19 - 4:22
    nhưng không hề có cấu trúc cứng nào cả.
  • 4:22 - 4:25
    Bạn có thể hình dung tạo ra một robot mềm
    là một quá trình hoàn toàn khác
  • 4:25 - 4:28
    với robot cứng,
    với khớp nối, bánh răng, đinh vít
  • 4:28 - 4:30
    mà phải kết hợp lại một cách nhất định.
  • 4:31 - 4:34
    Với robot mềm, bạn chỉ cần xây dựng
    bộ truyền động từ đầu
  • 4:34 - 4:36
    phần lớn thời gian,
  • 4:36 - 4:38
    nhưng bạn tạo hình vật liệu linh hoạt
  • 4:38 - 4:40
    thành hình dạng phản ứng
    với một đầu vào cụ thể.
  • 4:41 - 4:44
    Ví dụ, ở đây, bạn có thể làm biến dạng
    một cấu trúc
  • 4:44 - 4:46
    tạo ra một hình dạng khá phức tạp
  • 4:46 - 4:49
    nếu bạn nghĩ đến làm như thế
    với các liên kết cứng và các khớp nối,
  • 4:49 - 4:52
    và ở đây, bạn chỉ sử dụng
    một lực truyền vào,
  • 4:52 - 4:53
    như áp lực không khí.
  • 4:54 - 4:57
    OK, hãy xem một vài ví dụ hay ho
    về robot mềm.
  • 4:58 - 5:02
    Đây là một chú bé dễ thương
    được phát triển ở Đại học Harvard,
  • 5:02 - 5:07
    và nó di chuyển nhờ các sóng của
    áp suất đặt lên cơ thể nó,
  • 5:07 - 5:10
    nhờ vào sự linh hoạt,
    nó có thể luồn dưới một cái cầu thấp,
  • 5:10 - 5:11
    tiếp tục đi,
  • 5:11 - 5:15
    và vẫn tiếp tục đi
    với một chút khác biệt sau đó.
  • 5:15 - 5:18
    Và đó là vật mẫu đầu tiên vô cùng cơ bản,
  • 5:18 - 5:21
    nhưng họ còn tạo ra một phiên bản
    tốt hơn với công suất tích hợp
  • 5:21 - 5:27
    mà có thể thực sự gửi ra ngoài thế giới
    và đối mặt với các tương tác đời thực
  • 5:27 - 5:28
    chẳng hạn như một chiếc xe cán qua
  • 5:30 - 5:31
    và nó vẫn tiếp tục đi.
  • 5:32 - 5:33
    Đáng yêu nhỉ
  • 5:33 - 5:35
    (cười)
  • 5:35 - 5:39
    Hoặc một con cá robot
    có thể bơi như cá thật trong nước
  • 5:39 - 5:42
    đơn giản vì nó có đuôi mềm
    với phân bố truyền động
  • 5:42 - 5:43
    sử dụng áp lực không khí tĩnh.
  • 5:44 - 5:45
    Nó đến từ MIT.
  • 5:45 - 5:48
    Và đương nhiên,
    chúng tôi có robot bạch tuộc.
  • 5:48 - 5:50
    Nó thực ra là một trong các
    dự án đầu tiên
  • 5:50 - 5:52
    được phát triển trong lĩnh vực robot mềm.
  • 5:52 - 5:54
    Ở đây, bạn thấy các xúc tu nhân tạo,
  • 5:54 - 5:59
    nhưng họ có thể thực sự chế tạo
    một bộ máy với nhiều xúc tu
  • 5:59 - 6:02
    họ có thể chỉ ném vào nước,
  • 6:02 - 6:06
    và bạn thấy nó có thể đi xung quanh,
    và tìm hiểu thế giới dưới nước
  • 6:06 - 6:09
    một cách khác với các robot cứng sẽ làm.
  • 6:09 - 6:13
    Nhưng điều này rất quan trọng với
    môi trường mỏng manh,như các rạn san hô.
  • 6:13 - 6:14
    Hãy trở về mặt đất.
  • 6:14 - 6:16
    Bạn có thể thấy hình ảnh
  • 6:16 - 6:20
    từ một robot đang lớn phát triển bởi
    các cộng sự của tôi đến từ Stanford.
  • 6:20 - 6:22
    Bạn thấy máy quay được gắn trên đỉnh.
  • 6:22 - 6:23
    Và robot này đặc biệt,
  • 6:23 - 6:26
    vì sử dụng áp lực không khí,
    nó vươn ra từ đỉnh,
  • 6:26 - 6:29
    trong khi phần còn lại giữ nguyên
    tương tác với môi trường.
  • 6:29 - 6:32
    và nó được truyền cảm hứng từ cây,
    không phải động vật,
  • 6:32 - 6:35
    cây lớn lên thông qua vật liệu
    với cách thức tương tự
  • 6:35 - 6:38
    nên có thể đối mặt
    với khá nhiều tính huống.
  • 6:39 - 6:41
    nhưng tôi là một kĩ sư y sinh,
  • 6:41 - 6:43
    và có lẽ ứng dụng tôi thích nhất
  • 6:43 - 6:44
    là trong lĩnh vực y học,
  • 6:45 - 6:49
    rất khó để tưởng tượng một sự tác động
    sâu hơn với cơ thể con người
  • 6:49 - 6:51
    hơn là thực sự đi vào cơ thể
  • 6:51 - 6:54
    Ví dụ, để thực hiện cuộc giải phẫu
    với sự xâm lấn tối thiểu
  • 6:55 - 6:58
    Ở đây, robot có thể rất hữu dụng
    với các bác sĩ phẫu thuật,
  • 6:58 - 7:00
    vì nó phải tiến vào trong cơ thể
  • 7:00 - 7:03
    sử dụng những lỗ nhỏ và các công cụ thẳng,
  • 7:03 - 7:06
    và các công cụ này phải tương tác
    với những cấu trúc rất mỏng manh
  • 7:06 - 7:08
    trong một môi trường hay thay đổi,
  • 7:08 - 7:10
    và phải được thực hiện an toàn.
  • 7:10 - 7:12
    Và mang máy quay vào bên trong cơ thể,
  • 7:12 - 7:16
    cũng là mang đôi mắt của
    bác sĩ phẫu thuật vào các ca mổ
  • 7:16 - 7:18
    có thể rất khó nếu sử dụng
    cây gậy cứng,
  • 7:18 - 7:20
    như đèn soi điển hình.
  • 7:21 - 7:23
    Cùng với đội nghiên cứu trước của tôi
    ở châu Âu,
  • 7:23 - 7:26
    chúng tôi phát triển robot
    máy quay mềm cho phẫu thuật,
  • 7:26 - 7:30
    nó rất khác so với
    đèn soi kiểu truyền thống,
  • 7:30 - 7:33
    nó có thể di chuyển
    nhờ vào sự linh hoạt của bộ phận
  • 7:33 - 7:38
    có thể uốn cong theo mọi hướng và kéo dãn.
  • 7:38 - 7:41
    Và điều này được sử dụng bởi bác sĩ
    để xem họ đang làm gì
  • 7:41 - 7:43
    với các loại công cụ khác nhau
    và điểm nhìn khác nhau,
  • 7:43 - 7:47
    mà không phải quá lo lắng
    về những gì bị chạm vào xung quanh.
  • 7:47 - 7:51
    Và bạn có thể thấy
    một robot đang làm việc ở đây,
  • 7:51 - 7:54
    nó vừa đi vào trong.
  • 7:54 - 7:57
    Đây là mô hình cơ thể,
    không phải cơ thể người thật.
  • 7:57 - 7:58
    Nó di chuyển xung quanh.
  • 7:58 - 8:00
    Bạn có ánh sáng, vì thông thường,
  • 8:00 - 8:03
    bạn không có quá nhiều đèn
    trong cơ thể bạn.
  • 8:03 - 8:04
    Chúng tôi hi vọng vậy
  • 8:04 - 8:07
    (cười)
  • 8:07 - 8:12
    Nhưng đôi khi, một thủ tục phẫu thuật
    có thể thực hiện chỉ với một cái kim,
  • 8:12 - 8:16
    và ở Stanford bây giờ, chúng tôi đang
    phát triển một loại kim vô cùng linh hoạt,
  • 8:16 - 8:19
    giống như một loại robot mềm nhỏ xíu
  • 8:19 - 8:22
    được thiết kế cơ học để sử dụng
    cho tác động với các mô
  • 8:22 - 8:24
    và lái xung quanh bên trong nội tạng.
  • 8:24 - 8:29
    Điều này khiến việc chạm đến các mục tiêu
    khác nhau, như khối u,
  • 8:29 - 8:30
    ở sâu bên trong nội tạng
  • 8:30 - 8:33
    chỉ bằng sử dụng một mũi tiêm vào.
  • 8:33 - 8:37
    Và bạn có thể lái xung quanh cấu trúc
    mà bạn muốn tránh khỏi
  • 8:37 - 8:38
    trên đường đến mục tiêu.
  • 8:39 - 8:43
    Rõ ràng, đây là thời đại đầy hứng khởi
    cho ngành robot.
  • 8:43 - 8:46
    Chúng tôi có robot phải làm việc
    với các cấu trúc mềm,
  • 8:46 - 8:48
    nên điều này đặt ra
    nhiều câu hỏi mới khó khăn
  • 8:48 - 8:50
    cho cộng đồng chế tạo robot,
  • 8:50 - 8:53
    Thật vậy, chúng tôi chỉ mới bắt đầu
    học cách điều khiển,
  • 8:53 - 8:56
    cách đặt các máy cảm biến
    lên các cấu trúc linh hoạt này.
  • 8:56 - 8:59
    Nhưng chắc chắn, ta còn rất xa
    với thứ thiên nhiên đã hiểu được
  • 8:59 - 9:01
    sau hàng triệu năm tiến hóa.
  • 9:01 - 9:03
    Nhưng có một điều tôi chắc chắn:
  • 9:03 - 9:05
    Robot trở nên mềm hơn và an toàn hơn
  • 9:05 - 9:08
    và chúng sẽ ở ngoài kia, giúp đỡ con người
  • 9:09 - 9:10
    Xin cảm ơn.
  • 9:10 - 9:14
    (vỗ tay)
Title:
Tiềm năng đáng kinh ngạc của các robot mềm, linh hoạt
Speaker:
Giada Gerboni
Description:

Robot được thiết kế dành cho tốc độ và sự chính xác -- nhưng tính cứng nhắc đã giới hạn ứng dụng của chúng. Trong bài phát biểu, kỹ sư y sinh Giada Gerboni chia sẻ diễn biến mới nhất về "robot mềm", lĩnh vực mới nổi lên tập trung vào tạo các loại máy nhanh gọn, bắt chước thiên nhiên, như người máy bạch tuộc. Hãy tìm hiểu thêm về cách cấu trúc linh hoạt này có thể đóng một vai trò quan trọng trong phẫu thuật, y học và đời sống hằng ngày của chúng ta.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
09:14

Vietnamese subtitles

Revisions