< Return to Video

Sao đổ tương cà ra khó thế nhỉ ? - George Zaidan

  • 0:07 - 0:09
    Khoai tây chiên thật ngon
  • 0:09 - 0:13
    thậm chí còn ngon hơn
    khi ăn với tương cà.
  • 0:13 - 0:15
    Vấn đề là chúng ta khó có thể
  • 0:15 - 0:18
    đổ ra một lượng vừa đủ tương cà.
  • 0:18 - 0:20
    Chúng ta đã quá quen với việc
  • 0:20 - 0:22
    lỡ tay xịt tương cà quá mức
  • 0:22 - 0:26
    Hãy tưởng tượng một chai tương cà
    chứa chất rắn như thép.
  • 0:26 - 0:30
    Lắc bao nhiêu cũng chẳng thể
    lấy phần thép này ra.
  • 0:30 - 0:32
    Giờ thì hãy tưởng tượng
    bên trong đó là nước.
  • 0:32 - 0:34
    Đổ ra thì dễ như chơi.
  • 0:34 - 0:37
    Tương cà như là một kẻ ba phải
  • 0:37 - 0:39
    Nó là chất rắn hay chất lỏng?
  • 0:39 - 0:42
    Câu trả lời là: còn tùy.
  • 0:42 - 0:45
    Các chất lỏng thông dụng
    nhất thế giới: nước, dầu và cồn
  • 0:45 - 0:48
    có quan hệ tuyến tính với lực tác động
  • 0:48 - 0:51
    Nếu lực tác động mạnh gấp 2,
    chúng di chuyển nhanh gấp 2.
  • 0:51 - 0:54
    Isaac Newton là người đầu tiên
    đề ra mối quan hệ này
  • 0:54 - 0:58
    và vì thế những chất lỏng này
    được gọi là chất lỏng Newton
  • 0:58 - 1:01
    Song, tương cà lại là thành viên
    của nhóm những kẻ phá luật
  • 1:01 - 1:03
    được gọi là chất lỏng phi Newton.
  • 1:03 - 1:06
    Xốt mayonnaise, kem đánh răng,
    máu, sơn, bơ đậu phộng
  • 1:06 - 1:10
    và nhiều chất lỏng khác
    không phản ứng tuyến tính với lực
  • 1:10 - 1:12
    độ đặc tương đối của chúng thay đổi
  • 1:12 - 1:15
    tuỳ vào độ mạnh, thời gian và tốc độ
    của lực tác động.
  • 1:15 - 1:19
    Tương cà là chất lỏng phi Newton
    dưới hai góc độ
  • 1:19 - 1:23
    Thứ 1: lực càng mạnh,
    tương cà càng lỏng đi.
  • 1:23 - 1:25
    Dưới một lực tác động nhất định,
  • 1:25 - 1:27
    tương cà sẽ giống như chất rắn.
  • 1:27 - 1:29
    Một khi lực tác động
    vượt quá mức cho phép,
  • 1:29 - 1:33
    nó sẽ trở nên
    mỏng hơn trước 1 ngàn lần.
  • 1:33 - 1:35
    Nghe quen nhỉ?
  • 1:35 - 1:39
    Thứ 2: nếu lực tác động
    yếu hơn lực ngưỡng
  • 1:39 - 1:42
    tương cà
    sẽ bắt đầu chảy xuống.
  • 1:42 - 1:45
    Trong trường hợp này, thời gian
    mới chính là chìa khóa
  • 1:45 - 1:47
    giải phóng tương cà
    ra khỏi chai thủy tinh.
  • 1:47 - 1:50
    Tại sao lại lạ lùng như vậy?
  • 1:50 - 1:51
    tương cà được làm từ cà chua,
  • 1:51 - 1:55
    những trái cà chua được nghiền,
    đập dập, giã nát
  • 1:55 - 1:59
    Các phân tử nhỏ bé này
    là phần còn lại của tế bào cà chua
  • 1:59 - 2:01
    sau khi đã qua khâu xử lý.
  • 2:01 - 2:06
    Chất lỏng bao quanh những phân tử này
    hầu hết là nước, dấm, đường và gia vị.
  • 2:06 - 2:08
    Khi tương cà đứng yên,
  • 2:08 - 2:12
    phân tử cà chua được
    phân bổ đồng đều và ngẫu nhiên.
  • 2:12 - 2:14
    Bạn tác động 1 lực nhỏ.
  • 2:14 - 2:17
    Các phân tử trượt vào nhau,
    nhưng không thực sự tách ra hẳn
  • 2:17 - 2:19
    thế nên tương cà không thể chảy ra.
  • 2:19 - 2:22
    Giờ bạn tác động một lực mạnh.
  • 2:22 - 2:25
    Lực này đủ sức
    chèn ép các phân tử cà chua
  • 2:25 - 2:29
    thế nên thay vì có hình cầu
    chúng biến dạng thành hình bầu dục và BÙM!
  • 2:29 - 2:30
    Giờ thì bạn đã có đủ không gian
  • 2:30 - 2:35
    cho một nhóm phân tử vượt lên
    và tương cà sẽ chảy xuống.
  • 2:35 - 2:38
    Giả sử bạn tác động một lực rất nhỏ
    nhưng trong thời gian dài
  • 2:38 - 2:41
    Chúng ta không chắc chắn
    điều gì xảy ra trong trường hợp này.
  • 2:41 - 2:45
    Một khả năng là
    các phân tử nằm gần thành chai
  • 2:45 - 2:48
    chầm chậm va vào nhau
    dồn vào phần trung tâm,
  • 2:48 - 2:52
    chừa lại phần nước sốt hoà tan
    và đấy là phần nước gần rìa,
  • 2:52 - 2:54
    Nước đóng vai trò như
    chất bôi trơn giữa chai
  • 2:54 - 2:56
    và phần trung tâm của tương cà
  • 2:56 - 2:59
    thế nên tương cà bắt đầu chảy ra,
  • 2:59 - 3:02
    Một khả năng khác là
    các phân tử sẽ từ từ nhóm lại
  • 3:02 - 3:06
    thành những nhóm nhỏ
    trượt qua nhau.
  • 3:06 - 3:08
    Các nhà khoa học
    đang tích cực nghiên cứu
  • 3:08 - 3:11
    hoạt động của tương cà và
    những người bạn vui tính của nó
  • 3:11 - 3:13
    Cà chua sẽ lỏng hơn
    khi bị ấn mạnh,
  • 3:13 - 3:16
    những chất khác như
    oobleck hay bơ đậu phộng tự nhiên
  • 3:16 - 3:19
    lại trở nên đặc hơn
    dưới tác dụng lực
  • 3:19 - 3:22
    Một số khác có thể trào ngược lên
    khi ống hút xoay
  • 3:22 - 3:26
    hoặc tiếp tục chảy ra khỏi ly
    khi bạn bắt đầu rót.
  • 3:26 - 3:27
    Xét từ quan điểm vật lý,
  • 3:27 - 3:31
    tương cà là một trong những
    hỗn hợp phức tạp
  • 3:31 - 3:32
    có sự cân bằng giữa các nguyên liệu
  • 3:32 - 3:35
    và những chất
    làm dày như xanthan gum
  • 3:35 - 3:38
    được tìm thấy trong rất nhiều
    thức uống trái cây và sữa
  • 3:38 - 3:42
    nghĩa là hai loại tương cà khác nhau
    có phản ứng hoàn toàn khác nhau.
  • 3:42 - 3:44
    Nhưng hầu hết chúng
    sẽ thể hiện hai tính chất
  • 3:44 - 3:48
    đột ngột lỏng khi lực tác động
    vượt ngưỡng, và lỏng dần
  • 3:48 - 3:50
    dưới tác động của lực nhỏ
    nhưng trong thời gian dài.
  • 3:50 - 3:53
    Điều đó có nghĩa bạn có thể
    đổ tương cà ra
  • 3:53 - 3:56
    bằng hai cách:
    lắc thật lâu và chậm rãi
  • 3:56 - 3:58
    trong một thời gian dài,
  • 3:58 - 4:03
    hoặc có thể lắc một lần thật mạnh.
  • 4:03 - 4:05
    Một mánh hay là đậy nắp,
  • 4:05 - 4:07
    lắc thật dứt khoát để đánh thức
  • 4:07 - 4:09
    các phân tử cà chua bên trong
  • 4:09 - 4:11
    sau đó mở nắp ra,
    chế tương cà
  • 4:11 - 4:16
    một cách thật hoàn hảo
    lên món khoai tây chiên hảo hạng.
Title:
Sao đổ tương cà ra khó thế nhỉ ? - George Zaidan
Speaker:
George Zaidan
Description:

Xem bài giảng đầy đủ tại: http://ed.ted.com/lessons/why-is-ketchup-so-hard-to-pour-george-zai-dan

Bạn đã bao giờ cố đổ tương cà lên khoai tây ... nhưng lại chẳng có gì chảy ra ? Hay ngược lại, đĩa của bạn lại bê bết một màu đỏ ? George Zaidan mô tả khía cạnh vật lý đằng sau hiện tượng này. Ông giải thích lý do tương cà và các chất lỏng phi Newton khác lại có thể chuyển đổi từ chất rắn sang chất lỏng và ngược lại.
Bài học của George Zaidan, hoạt hình bởi TOGETHER

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:29
  • Dear hai bạn,

    Bài dịch tốt lắm.

    Lưu ý nhỏ là canh thời gian ít hơn 21 characters/sec là ok, cao hơn thế người xem sẽ không đọc kịp. Trong giao diện Editor mới, các bạn có thể xem số liệu này bằng cách click vào từng ô trắng.

    Thân,
    Như

Vietnamese subtitles

Revisions Compare revisions