< Return to Video

Chăm sóc sức khỏe tâm thần không hề là một điều đáng xấu hổ

  • 0:01 - 0:03
    Năm vừa rồi...
  • 0:03 - 0:04
    thật thảm hại.
  • 0:04 - 0:06
    (Cười)
  • 0:09 - 0:12
    Đó là lần đầu tôi ăn món cơm Jollof
    của người Nigeria.
  • 0:12 - 0:14
    (Cười)
  • 0:15 - 0:17
    Thật ra, một cách nghiêm túc mà nói,
  • 0:17 - 0:20
    tôi đã trải qua khá nhiều xáo trộn cá nhân.
  • 0:21 - 0:23
    Đối mặt với căng thẳng trầm trọng,
  • 0:23 - 0:25
    tôi đã phải chịu đựng
    một nỗi lo sợ.
  • 0:27 - 0:29
    Có những ngày,
    tôi chẳng thể làm được gì.
  • 0:30 - 0:32
    Lại có những ngày,
  • 0:32 - 0:36
    tôi chỉ muốn nằm trên giường và khóc.
  • 0:37 - 0:42
    Bác sĩ của tôi hỏi liệu tôi có muốn
    nói chuyện với bác sĩ sức khỏe tâm thần
  • 0:42 - 0:44
    về nỗi lo sợ và sự căng thẳng của mình.
  • 0:45 - 0:46
    Sức khỏe tâm thần ư?
  • 0:47 - 0:51
    Tôi đã không nói năng gì và
    lắc đầu quầy quậy để phản đối.
  • 0:53 - 0:57
    Tôi cảm thấy xấu hổ một cách sâu sắc.
  • 0:58 - 1:02
    Tôi cảm thấy sức nặng của sự sỉ nhục.
  • 1:03 - 1:05
    Tôi có một gia đình luôn yêu thương và
    ủng hộ
  • 1:06 - 1:08
    và những người bạn vô cùng trung thành,
  • 1:08 - 1:12
    nhưng tôi vẫn không thể nào
    tâm sự với một ai đó
  • 1:12 - 1:14
    về nỗi đau của mình.
  • 1:16 - 1:20
    Tôi cảm thấy ngạt thở
    bởi sự cứng nhắc
  • 1:20 - 1:23
    của khái niệm nam tính
    ở người châu Phi chúng tôi
  • 1:24 - 1:26
    "Mọi người có những vấn đề thực sự,
    Sangu ạ.
  • 1:26 - 1:27
    Phấn chấn lên!"
  • 1:29 - 1:31
    Lần đầu tôi nghe đến
    "sức khỏe tâm thần"
  • 1:32 - 1:36
    tôi đang là một học sinh nội trú
    di cư từ Ghana
  • 1:36 - 1:38
    tới Peddie School tại New Jersey.
  • 1:39 - 1:42
    Tôi khi đó vừa trải qua
    cú sốc tinh thần
  • 1:42 - 1:45
    do cùng lúc mất đi 7 người yêu thương
    chỉ trong 1 tháng.
  • 1:47 - 1:48
    Y tá ở trường,
  • 1:48 - 1:52
    thực sự lo lắng cho tôi
    -Chúa phù hộ cô ấy-
  • 1:52 - 1:54
    nên đã hỏi thăm
    về sức khỏe tinh thần của tôi.
  • 1:55 - 1:57
    "Cô ấy thần kinh à?"
    Tôi thầm nghĩ.
  • 1:58 - 2:01
    Cô ấy không biết tôi là
    một người đàn ông Châu Phi sao?
  • 2:01 - 2:02
    (Cười lớn)
  • 2:02 - 2:04
    Như Okonkwo trong "Things Fall Apart",
  • 2:04 - 2:08
    đàn ông Châu Phi chúng tôi
    không để ý hay thể hiện cảm xúc của mình.
  • 2:09 - 2:11
    Chúng tôi tự giải quyết vấn đề của mình
  • 2:11 - 2:12
    (Vỗ tay)
  • 2:13 - 2:15
    Chúng tôi tự giải quyết vấn đề.
  • 2:15 - 2:20
    Tôi gọi anh trai và cười nhạo
    về những người "Oyibo" - người da trắng
  • 2:20 - 2:22
    và những căn bệnh kỳ quái của họ
  • 2:22 - 2:25
    trầm cảm, ADD và những thứ "kỳ quặc" khác
  • 2:26 - 2:28
    Lớn lên ở Tây Phi,
  • 2:29 - 2:33
    khi nói đến thuật ngữ "mental",
    người ta nghĩ ngay tới một người điên
  • 2:33 - 2:35
    bẩn thỉu, tóc bù xù,
  • 2:35 - 2:38
    nửa trần truồng loăng quăng trên phố.
  • 2:39 - 2:41
    Chúng ta đều biết người đàn ông này
  • 2:41 - 2:43
    Bố mẹ vẫn cảnh báo chúng ta về hắn
  • 2:44 - 2:45
    "Mẹ ơi mẹ, tại sao ông ấy điên?"
  • 2:45 - 2:47
    "Nghiện đấy!
  • 2:47 - 2:49
    Nếu con dám ngó ngàng tới thuốc phiện,
    con sẽ như ông ta."
  • 2:49 - 2:50
    (Cười)
  • 2:51 - 2:53
    Bạn mắc viêm phổi,
  • 2:53 - 2:56
    mẹ bạn sẽ hối hả đưa bạn
    tới bệnh viện gần nhất
  • 2:56 - 2:57
    để chữa trị.
  • 2:58 - 3:01
    Nhưng nếu là trầm cảm,
  • 3:01 - 3:05
    mục sư ở khu vực bạn sống
    sẽ thực hiện đuổi tà
  • 3:05 - 3:07
    và đổ lỗi cho phù thủy ở ngôi làng.
  • 3:07 - 3:10
    Theo Tổ chức Y tế Thế giới,
  • 3:10 - 3:13
    sức khỏe tâm thần là khả năng đối chọi
  • 3:13 - 3:15
    với những căng thẳng thường ngày
    trong cuộc sống
  • 3:16 - 3:19
    để làm việc năng suất và hiệu quả
  • 3:19 - 3:23
    và để có thể
    đóng góp cho cộng đồng.
  • 3:24 - 3:30
    Sức khỏe tâm thần bao gồm sự phát triển
    cảm xúc, tâm lý và xã hội của mỗi người.
  • 3:31 - 3:36
    Trên thế giới hiện có 75%
    ca mắc bệnh lý tâm thần
  • 3:36 - 3:38
    được tìm thấy ở các nước kém phát triển.
  • 3:38 - 3:40
    Song, hầu hết các chính phủ châu Phi
  • 3:40 - 3:44
    không đầu tư quá 1% ngân sách
    chăm sóc sức khỏe
  • 3:44 - 3:46
    vào lĩnh vực sức khỏe tâm thần.
  • 3:47 - 3:48
    Tệ hơn nữa,
  • 3:48 - 3:52
    đội ngũ bác sĩ tâm lý ở châu Phi
    hiện thiếu hụt trầm trọng.
  • 3:53 - 3:57
    Ví dụ như Nigeria,
    chỉ có khoảng 200 bác sĩ
  • 3:58 - 4:01
    khi mà dân số đạt mức 200 triệu người.
  • 4:02 - 4:04
    Và trên toàn bộ Châu Phi,
  • 4:04 - 4:08
    90% dân số không được tiếp cận điều trị.
  • 4:09 - 4:10
    Hậu quả là,
  • 4:10 - 4:13
    chúng tôi chịu đựng sự cô độc,
  • 4:13 - 4:16
    im lặng vì hổ thẹn.
  • 4:17 - 4:22
    Chúng tôi, những người Phi,
    thường nhìn nhận sức khỏe tâm thần với khoảng cách,
  • 4:23 - 4:24
    sự thờ ơ,
  • 4:25 - 4:26
    một chút tội lỗi,
  • 4:26 - 4:27
    sợ hãi,
  • 4:28 - 4:29
    và giận dữ.
  • 4:30 - 4:35
    Trong một nghiên cứu bởi Arboleda-Flórez,
  • 4:35 - 4:39
    trực tiếp đưa ra câu hỏi
    "Đâu là nguyên nhân của bệnh lý tâm thần?"
  • 4:40 - 4:45
    34% người Nigeria được khảo sát
    đã trả lời do dùng thuốc sai cách;
  • 4:46 - 4:52
    19% nói rằng do thần thánh
    và ý chí của Chúa.
  • 4:52 - 4:53
    (Cười lớn)
  • 4:53 - 4:55
    12%,
  • 4:56 - 4:59
    cho rằng liên quan đến phù thủy
    và bị ám hồn.
  • 5:00 - 5:04
    Rất ít người biết đến
    nguyên nhân thực sự của bệnh lý tâm thần,
  • 5:04 - 5:06
    như di truyền,
  • 5:06 - 5:08
    địa vị kinh tế xã hội,
  • 5:08 - 5:10
    chiến tranh,
  • 5:10 - 5:11
    bất đồng
  • 5:11 - 5:13
    hoặc do mất mát người thân.
  • 5:14 - 5:17
    Sự kỳ thị bệnh lý tâm thần
  • 5:17 - 5:21
    thường gây ra hiện tượng tẩy chay
    và ác quỷ hóa những người bệnh.
  • 5:22 - 5:26
    Phóng viên ảnh Robin Hammond
    đã ghi lại tư liệu về sự ngược đãi này...
  • 5:26 - 5:28
    ở Uganda,
  • 5:29 - 5:30
    ở Somalia,
  • 5:31 - 5:33
    và ở đây, Nigeria.
  • 5:36 - 5:37
    Đối với tôi,
  • 5:38 - 5:40
    nỗi sợ hãi là một điều cá nhân.
  • 5:42 - 5:44
    Vào năm 2009,
  • 5:45 - 5:48
    tôi nhận được một cuộc gọi điên rồ
    lúc nửa đêm.
  • 5:49 - 5:52
    Người bạn thân nhất của tôi
  • 5:52 - 5:57
    một chàng trai trẻ hiện đại, thông minh,
    trầm tĩnh, thu hút
  • 5:57 - 5:59
    được chẩn đoán mắc tâm thần phân liệt.
  • 6:01 - 6:05
    Tôi đã chứng kiến một vài người bạn
    từ thuở thơ ấu giật lùi lại.
  • 6:07 - 6:09
    Tôi nghe tiếng cười khúc khích.
  • 6:10 - 6:11
    Tôi nghe cả những tiếng thì thầm.
  • 6:12 - 6:14
    "Cậu đã nghe chuyện nó bị điên chưa?"
  • 6:15 - 6:18
    (Kru English) "Nó bị điên rồi!"
  • 6:18 - 6:22
    Những nhận xét xúc phạm, tự hạ phẩm giá
    về tình trạng của người bạn ấy
  • 6:22 - 6:26
    những từ ngữ chúng ta sẽ chẳng bao giờ
    nói với một người mắc ung thư
  • 6:26 - 6:28
    hoặc với bệnh nhân sốt rét.
  • 6:29 - 6:32
    Thế nhưng, bằng cách nào đó,
    mỗi khi nhắc tới bệnh tâm thần,
  • 6:32 - 6:35
    sự thiếu hiểu biết của chúng ta
    đã tước mất toàn bộ sự cảm thông
  • 6:37 - 6:41
    Tôi đứng về phía bạn mình
    khi những người xung quanh cô lập anh ấy
  • 6:42 - 6:44
    tình bạn của chúng tôi không hề dao động
  • 6:46 - 6:49
    Lẳng lặng, tôi bắt đầu hứng thú
    với sức khỏe tâm thần.
  • 6:50 - 6:53
    Được truyền cảm hứng từ
    hoàn cảnh khó khăn của bạn mình
  • 6:53 - 6:56
    tôi đã giúp thành lập hội sinh viên
    có quan tâm đặc biệt tới sức khỏe tâm thần
  • 6:56 - 6:58
    tại trường đại học của mình.
  • 6:58 - 7:01
    Và trong suốt nhiệm kỳ hỗ trợ sinh viên khác
    ở trường đại học,
  • 7:01 - 7:05
    tôi đã hỗ trợ nhiều bạn
    vượt qua thử thách về mặt tinh thần của họ
  • 7:05 - 7:08
    Tôi đã chứng kiến
    những sinh viên người Phi vật vã
  • 7:08 - 7:10
    và không thể nói ra với ai.
  • 7:11 - 7:15
    Thậm chí với kiến thức đã có
    và những câu chuyện như trên đây,
  • 7:15 - 7:17
    tôi vẫn phải vật lộn,
  • 7:17 - 7:21
    và không thể nói với ai mỗi khi phải
    đối mặt với cảm giác lo âu của chính mình
  • 7:21 - 7:25
    tận sâu thẳm là nỗi sợ
    trở thành một kẻ điên.
  • 7:28 - 7:29
    Tất cả mọi người
  • 7:30 - 7:32
    nhưng đặc biệt là người Phi chúng tôi
  • 7:33 - 7:39
    cần nhận ra rằng những đấu tranh tinh thần
    không hề làm giảm đi sự nam tính
  • 7:39 - 7:42
    hay chấn thương tâm lý không hề
    làm chúng ta yếu đi.
  • 7:43 - 7:48
    Sức khỏe tâm thần cũng quan trọng
    như sức khỏe thể chất vậy.
  • 7:49 - 7:53
    Chúng ta cần phải ngưng chịu đựng
    trong im lặng.
  • 7:54 - 7:58
    Chúng ta phải ngưng châm biếm bệnh tật
  • 7:58 - 8:00
    và ngưng tổn thương những người
    đang chịu đau đớn
  • 8:02 - 8:03
    Hãy nói chuyện với bạn mình.
  • 8:04 - 8:06
    Với những người bạn yêu thương.
  • 8:07 - 8:08
    Với các chuyên gia sức khỏe.
  • 8:10 - 8:11
    Hãy cứ mong manh.
  • 8:12 - 8:14
    Với tất cả sự tự tin
  • 8:15 - 8:17
    rằng bạn không hề đơn độc.
  • 8:18 - 8:20
    Hãy nói nếu bạn đang gặp khó khăn.
  • 8:23 - 8:26
    Thành thật với cảm xúc của chính mình
  • 8:26 - 8:28
    không hề làm chúng ta yếu đuối;
  • 8:29 - 8:30
    mà khiến chúng ta "người" hơn.
  • 8:32 - 8:36
    Đã đến lúc chấm dứt sự coi thường
    vẫn gắn liền với bệnh về tâm thần.
  • 8:37 - 8:41
    Lần tới nếu bạn nghe tới chữ "tâm thần",
  • 8:41 - 8:43
    đừng liên hệ nó với một người điên.
  • 8:44 - 8:46
    Hãy nghĩ tới tôi.
  • 8:46 - 8:48
    (Vỗ tay)
  • 8:48 - 8:49
    Cảm ơn các bạn.
  • 8:49 - 8:53
    (Vỗ tay)
Title:
Chăm sóc sức khỏe tâm thần không hề là một điều đáng xấu hổ
Speaker:
Sangu Delle
Description:

Khi sự căng thẳng lên đến cao trào đối với người doanh nhân tên Sangu Delle, anh phải đối mặt với một định kiến của chính mình: rằng đàn ông không nên chú trọng tới sức khỏe tâm thần của họ. Trong môt cuộc nói chuyện, Delle chia sẻ anh ấy đã học cách kiểm soát sự lo âu trong một cộng đồng khá khép kín về mặt cảm xúc như thế nào. "Thành thật với cảm xúc của mình không làm chúng ta yếu đuối - mà khiến chúng ta "người" hơn" - là điều mà Delle muốn truyền tải.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
08:53

Vietnamese subtitles

Revisions