-
Trong video trước, chúng ta đã bắt đầu khám phá khái niệm của hàm sai số.
-
Mình không nên nhầm nó với giá trị kì vọng
-
vì cách viết của nó cũng giống.
-
Nhưng ở đây thì E là sai số.
-
Và chúng ta cũng có thể hiểu rằng nó sẽ
-
được nhắc tới như là hàm số phần dư.
-
Và chúng ta đã thấy sự khác biệt giữa hàm số
-
và ước lượng của chúng ta về hàm số đó.
-
Ví dụ là, ở đây, khoảng cách ở ngay đây sẽ là sai số của chúng ta.
-
Đó sẽ là sai số của chúng ta tại x bằng b.
-
Và chúng ta thật sự cần quan tâm tới giá trị tuyệt đối của nó.
-
Bởi vì đôi khi f(x) sẽ lớn hơn đa thức,
-
và đôi khi đa thức sẽ lớn hơn f(x).
-
Chúng ta cần quan tâm đến trị tuyệt đối của khoảng cách giữa chúng.
-
Và điều mà mình muốn làm trong video này là
-
cố gắn tìm cận sai số tại một điểm b nào đó.
-
Cố tìm cận sai số.
-
Vậy hãy nói cận sai số sẽ bé hơn hoặc bằng một hằng số.
-
Hãy cố giới hạn cận sai số tại b với b lớn hơn a.
-
Chúng ta sẽ cho rằng b sẽ lớn hơn a.
-
Và chúng ta đã có được những kết quả rất hoành tráng
-
là có lẽ chúng ta đã giới hạn được cận sai số trong video trước.
-
Chúng ta thấy được đạo hàm bậc n cộng 1 của
-
hàm số sai số sẽ bằng với đạo hàm bậc n cộng 1 của hàm số của chúng ta.
-
Hoặc là giá trị tuyệt đối của chúng sẽ bằng.
-
Hoặc là nếu chúng ta có thể giới hạn đạo hàm bậc n cộng 1
-
của hàm số của chúng ta tại một khoảng nào đó
-
mà có chứa b ở trong đó.
-
Thì ít nhất là chúng ta có thể giới hạn đạo hàm bậc n cộng 1 của hàm số sai số của chúng ta.
-
Và sau đó, có thể chúng ta sẽ
-
lấy tích phân để xác định cận sai số tại một giá trị b.
-
Vậy nên hãy thử xem mình có làm được không nhé.
-
Thì hãy cho rằng chúng ta đã
-
biết được gì đó về đạo hàm bậc n cộng 1 của f(x)
-
Hãy cho rằng chúng ta biết được,
-
Hãy để mình sử dụng màu khác.
-
Mình sẽ sử dụng màu trắng.
-
Hãy cho rằng hàm số sai số của chúng ta sẽ nhìn giống như này.
-
Vậy cái này sẽ là đạo hàm bậc n cộng 1 của f(x).
-
Đạo hàm bậc n cộng 1.
-
Và mình chỉ cần quan tâm về hàm số sai số trên khoảng này ở đây.
-
Chúng ta cũng đâu cần quan tâm nó đi tới đâu nữa, mình chỉ cần giới hạn ở khoảng này thôi
-
bởi vì mục đích của chúng ta là xác định cận sai số tại b.
-
Hãy xem rằng chúng ta đã biết giá trị tuyệt đối,
-
hãy xem rằng chúng ta đã biết,
-
hãy để mình viết ở đây,
-
giá trị tuyệt đối của đạo hàm bậc n cộng 1
-
Mình xin lỗi mình đã lỡ nhầm giữa chữ N viết hoa
-
và n viết thường, mình đã làm điều đó trong video trước.
-
Mình đã không nên làm thế, nhưng bây giờ bạn đã biết
-
mình đã nhầm nên mình mong nó không khó hiểu.
-
Hãy cho rằng mình biết đạo hàm bậc n cộng 1
-
của f(x), giá trị tuyệt đối của nhỏ, hãy cho rằng nó được giới hạn.
-
Hãy cho rằng trị tuyệt đối sẽ bé hơn hoặc bằng một m
-
trên khoảng này, tại chúng ta chỉ cần quan tâm đến khoảng.
-
Sai số có thể không bị giới hạn nói chung, nhưng chúng ta chỉ quan tâm
-
rằng sai số sẽ bị giới hạn trên khoảng này.
-
Cho nên là trên khoảng, mình có thể viết như này,
-
trên đoạn x thuộc [a,b], và cái này là đoạn,
-
nên x có thể là a, x có thể là b, và x
-
cũng có thể là bất cứ giá trị gì ở giữa.
-
Và nhìn chung là chúng ta có thể nói
-
đạo hàm này ở đây sẽ có giá trị lớn nhất.
-
Vậy cái này sẽ là trị tuyệt đối, giá trị lớn nhất, chữ m đại diện cho max.
-
Chúng ta biết được nó sẽ có giá trị lớn nhất, nếu hàm số này là hàm số liên tục.
-
Một lần nữa chúng ta đang tự cho là hàm số liên tục,
-
và nó có giá trị lớn nhất trên đoạn này ở đây.
-
Thì cái này ở đây, chúng ta biết được là nó sẽ bằng với
-
đạo hàm bậc nhất của hàm số sai số.
-
Cho nên là chúng ta sẽ biết được rằng,
-
hãy để mình sử dụng màu xanh dương, hoặc là xanh lá,
-
nó cho ta biết được đạo hàm bậc n cộng 1 của hàm số sai số
-
trị tuyệt đối của nó vì hai cái này
-
là hai cái giống nhau, và cũng bị giới hạn bới M.
-
Điều mình rút ra được cũng rất thú vị nhưng mà nó không đưa mình đi được tới đâu cả.
-
Cái này có thể nhìn giống với cái này nhưng mà cái này là đạo hàm bậc n cộng 1 của hàm số sai số.
-
Và chúng ta sẽ phải suy nghĩ làm sao để có giá trị m trong tương lai.
-
Chúng ta đang mặc định là chúng ta đã biết m,
-
và có lẽ chúng ta sẽ làm một vài ví dụ
để hiểu được nó.
-
Nhưng cái này là đạo hàm bậc n cộng 1.
-
Chúng ta đang giới hạn
trị tuyệt đối của nó, nhưng
-
thật ra thì chúng ta đang cần
giới hạn hàm số sai số.
-
Bạn có thể nói đạo hàm bậc 0
sẽ là chính hàm số đó.
-
Mình có thể thử lấy tích phân cả hai vế
và xem xem
-
mình có thể ra được E(x),
-
có thể ra được hàm số sai số hoặc là
hàm số phần dư của chúng ta được hay không.
-
Hãy lấy tích phân hai vế của cái này.
-
Bây giờ tích phân của vế bên trái,
cái này thú vị nè.
-
Chúng ta đang lấy tích phân của trị tuyệt đối.
-
Nó sẽ dễ hơn nếu chúng ta
lấy trị tuyệt đối của tích phân.
-
Và may cho chúng ta là nó đã dưới dạng này.
-
Để mình viết qua bên này một chút.
-
Đây là một thứ để bạn nghĩ tới,
nhìn chung thì chúng ta biết được
-
nếu mình có hai lựa chọn,
-
mình có hai lựa chọn như thế này,
và chúng có thể nhìn giống ở thời điểm này,
-
Mình biết là chúng nhìn giống nhau.
-
Ở đây, mình sẽ có tích phân của giá trị tuyệt đối,
-
và ở đây mình sẽ có trị tuyệt đối của tích phân.
-
Thì trong hai cái này, cái nào sẽ lớn hơn?
-
Thì bạn sẽ phải nghĩ tới 2 trường hợp.
-
Nếu f(x) luôn dương trên khoảng
-
mà bạn đang lấy tích phân,
thì hai cái này sẽ như nhau.
-
Bạn sẽ có những giá trị dương.
-
Lấy trị tuyệt đối của một giá trị dương
-
sẽ không thay đổi gì cả.
-
Điều quan trọng là khi f(x) âm.
-
Nếu f(x) âm trên cả khoảng này,
-
nếu đây là trục x,
và đây là trục y của chúng ta,
-
nếu f(x) dương trên cả khoảng này,
-
thì bạn đang lấy trị tuyệt đối
của một giá trị dương.
-
Nên nó sẽ không quan trọng lắm.
-
Hai cái này sẽ bằng nhau.
-
Nếu f(x) âm trên cả khoảng,
-
thì tích phân của bạn sẽ bằng với một giá trị âm.
-
Nhưng mà nếu bạn lấy trị tuyệt đối của nó,
-
và ở đây, tích phân của nó
-
sẽ cho một giá trị dương
và hai cái này cũng bằng nhau.
-
Trường hợp thú vị nhất là khi f(x) sẽ
-
vừa âm và vừa dương,
và bạn có thể tưởng tượng trường hợp sau.
-
Nếu f(x) nhìn giống như thế,
-
thì cái này ở đây, tích phân của nó,
bạn sẽ có giá trị dương.
-
Đây sẽ là dương và đây sẽ là âm.
-
Và chúng nó sẽ triệt tiêu nhau.
-
Vậy cái này sẽ có giá trị nhỏ hơn
-
tích phân của trị tuyệt đối.
-
Thì tích phân của trị tuyệt đối của f
sẽ nhìn như thế này.
-
Nếu tất cả phần diện tích này,
-
nếu mà bạn đang lấy tích phân xác định,
-
nếu bạn đang lấy tích phân xác định,
-
thì cả phần diện tích ở đây sẽ trở nên dương.
-
Cho nên bạn sẽ có một giá trị lớn hơn
-
nếu bạn lấy tích phân của trị tuyệt đối.
-
Thì sau đó, đặc biệt là khi f(x)
-
có thể có giá trị dương
và giá trị âm trên khoảng,
-
thì nếu bạn sẽ lấy tích phân trước
rồi mới lấy đạo hàm,
-
một lần nữa, nếu bạn lấy tích phân trước
đối với hàm số như thế này,
-
bạn sẽ ra một giá trị thấp hơn vì
hai phần này đang triệt tiêu nhau.
-
Chúng sẽ triệt tiêu nhau,
-
và rồi bạn sẽ đang lấy trị tuyệt đối
của một giá trị nhỏ hơn.
-
Vậy nhìn chung thì,
-
trị tuyệt đối của tích phân
-
sẽ nhỏ hơn hoặc bằng tích phân của trị tuyệt đối.
-
Vậy nên ta có thể nói, nếu cái này ở đây
-
là tích phân của trị tuyệt đối, nó cũng sẽ
lớn hơn hoặc bằng.
-
Nhưng gì chúng ta viết ở đây cũng là cái này.
-
Nó sẽ lớn hơn hoặc bằng, bạn sẽ hiểu
-
tại sao mình lại làm như thế này trong lát nữa.
-
Sẽ lớn hơn hoặc bằng trị tuyệt đối của
-
tích phân của đạo hàm bậc n cộng 1.
-
Đạo hàm bậc n cộng 1 của x dx.
-
Và lý do tại sao cái này hữu dụng là tại
-
mình vẫn đang có bất phương trình rằng
cái này đang bé hơn hoặc bằng cái này.
-
Nhưng bây giờ thì lấy tích phân của cái này
cũng rất đơn giản.
-
Nguyên phân của đạo hàm bậc n cộng 1
-
thì sẽ bằng đạo hàm bậc n.
-
Vậy phần này ở ngay đây
-
sẽ chỉ bằng trị tuyệt đối của đạo hàm bậc n.
-
Trị tuyệt đối của đạo hàm bậc n của
hàm số sai số của chúng ta.
-
Hồi nãy mình có nói giá trị kì vọng phải không?
-
Mình đã không nên.
-
Cái này đang làm chính mình bị rối.
-
Cái này là hàm số sai số.
-
Mình đã nên xài chữ R thể hiện phần dư.
-
Mình chỉ đang nói về sai số.
-
Không có gì liên quan tới xác suất hoặc
giá trị kỳ vọng trong video này cả.
-
Đây sẽ là,
-
chữ E sẽ biểu thị sai số.
-
Dù sao thì, cái này sẽ là đạo hàm bậc n
-
của hàm số sai số của chúng ta,
và nó sẽ bé hơn hoặc bằng cái này,
-
Sẽ bé hơn hoặc bằng nguyên phân của M.
-
Thì M sẽ là hằng số.
-
Vậy nó sẽ bằng Mx, là Mx.
-
Và vì chúng ta chỉ lấy
tích phân không xác định,
-
chúng ta không thể nào quên được hằng số C ở đây.
-
Và nhìn chung thì, nếu bạn đang lấy cận trên,
-
thì bạn sẽ muốn cận dưới càng bé càng tốt,
-
Và chúng ta sẽ lấy tổi thiểu của hằng số này.
-
Và may cho chúng ta thì chúng ta thật sự biết
-
giá trị của hàm số này tại một điểm.
-
Chúng ta biết được đạo hàm bậc n của
hàm số sai số tại a sẽ bằng 0.
-
MÌnh đã viết nó ở ngay đây.
-
Đạo hàm bậc n tại a sẽ bằng 0,
-
bởi vì đạo hàm bậc n của hàm số
-
và ước lượng của chúng ta tại a sẽ là
những thứ y hệt nhau.
-
Vậy cho nên là nếu chúng ta tính cả hai vế tại a,
-
mình sẽ viết tại đây, chúng ta biết được
trị tuyệt đối
-
của đạo hàm bậc n tại a, chúng ta biết được
-
cái này sẽ bằng với trị tuyệt đối của 0.
-
Và sẽ bằng 0.
-
Và cái này sẽ bé hơn hoặc bằng Mx tại a,
-
và Mx tại a sẽ bé hơn hoặc bằng Ma cộng c.
-
Và rồi nếu bạn nhìn về
bất phương trình này,
-
bạn có thể trừ Ma cho cả hai vế.
-
Bãn sẽ có trừ Ma sẽ bé hơn hoặc bằng c.
-
Vậy hằng số của chúng ta ở đây,
dựa vào điều kiện này,
-
mà chúng ta đã giải ra được
trong video trước.
-
Hằng số của chúng ta sẽ
bé hơn hoặc bằng trừ Ma.
-
Vậy nếu chúng ta muốn lấy hằng số tối thiểu,
nếu chúng ta lấy cận a
-
càng bé càng tốt, thì chúng ta sẽ lấy c bằng trừ Ma.
-
Đó sẽ là hằng số c bé nhất mà có thể
-
đáp ứng những điều kiện mà chúng ta biết ở đây.
-
NÊn là, chúng ta sẽ thật sự chọn Ma cho hằng c.
-
Và rồi chúng ta có thể
viết lại cả phần này thành
-
trị tuyệt đối của đạo hàm bậc n
của hàm số sai số.
-
Đạo hàm bậc n của hàm số sai số,
-
chứ không phải là của giá trị kỳ vọng.
-
Mình đang ngờ rằng mình đã nói lộn tới giá trị kỳ vọng.
-
Nhưng mà cái này là hàm số sai số,
-
-
Trị tuyệt đối của đạo hàm bậc n của
hàm số sai số
-
sẽ bé hơn hoặc bằng M nhân x trừ a.
-
Và một lần nữa, tất cả điều kiện này
vẫn còn hiệu lực.
-
Đây sẽ là cho x thuộc đoạn
-
từ a tới b.
-
Nhưng có vẻ như chúng ta
đang gần tới đáp án.
-
Ít ra thì chúng ta đã đi từ đạo hàm
bậc n cộng 1 tới đạo hàm bậc n.
-
Hãy thử xem nếu chúng ta tiếp tục làm thế.
-
Thì ý tưởng cũng như vậy.
-
Nếu chúng ta đã biết cái này, thì
chúng ta cũng đã biết
-
ta có thể lấy tích phân cả hai vế
của cái này.
-
Vậy nên ta có thể lấy tích phân
hai vế của cái này,
-
lấy nguyên hàm hai vế.
-
Và chúng ta đã biết được từ những gì
chúng ta đã giải ở đây
-
một thứ còn nhỏ hơn cả thứ này ở đây,
-
sẽ là trị tuyệt đối của hàm số sai số.
-
Là hàm số sai số,
-
chứ không phải là hàm số giá trị kỳ vọng.
-
Hàm số sai số.
-
Đạo hàm bậc n của hàm số sai số của x.
-
Đạo hàm bậc n của hàm số sai số của x dx.
-
Nên là ta biết cái này sẽ nhỏ hơn hoặc bằng,
dựa trên logic ở ngay đây.
-
Và cái này sẽ hữu dụng vì cái này
sẽ chỉ bằng với
-
đạo hàm bậc n trừ 1 của hàm số sai số của x.
-
Và đương nhiên là chúng ta có
trị tuyệt đối xung quanh nó.
-
Và rồi cái này sẽ bé hơn hoặc bằng cái này
-
và cái này lại bé hơn hoặc bằng
-
cái này, và cái này lại bé hơn hoặc bằng
cái này.
-
Nguyên hàm của cái này ở đây sẽ bằng
-
M nhân với x trừ a bình tất cả chia 2.
-
Bạn có thể thay u vào, hoặc bạn
cũng có thể nói
-
ồ, mình đang có một biểu thức ở đây,
và đạo hàm của nó bằng 1.
-
Vậy nên mình có thể xem nó như
là đang thế u vào.
-
Vậy ta đã nâng số mũ lên và
chia số mũ đó.
-
Một lần nữa, mình đang lấy tích phân
không xác định.
-
Mình sẽ cộng C ở ngay đây.
-
Hãy sử dụng ý tưởng y chang hồi nãy.
-
Nếu chúng ta đang tính cái này,
-
nếu chúng ta đang tính cả hai cái này
ở hai vế tại a,
-
thì vế bên trái tại a, chúng ta đã biết
sẽ bằng với 0.
-
Chúng ta đã biết được nó từ video trước.
-
Vậy nên bạn sẽ có, mình sẽ viết ở bên này,
-
bạn sẽ có giá trị 0 nếu bạn tính
vế trái theo a.
-
Nếu bạn tính vế phải theo a, nếu bạn tính
-
vế phải theo a, bạn sẽ có M nhân a
trừ a tất cả chia 2.
-
Vậy nên bạn sẽ có 0 cộng c, bạn sẽ có
0 sẽ bé hơn hoặc bằng c.
-
Một lần nữa, chúng ta muốn tối thiểu
hằng số,
-
chúng ta đang tối thiểu cận trên
ở đây,
-
nến chúng ta muốn tìm c bé nhất
thỏa điều kiện.
-
Vậy nên c bé nhất mà thỏa điều kiện sẽ là 0.
-
Và ý tưởng chung ở đây sẽ là nếu chúng ta
tiếp tục làm như thế này,
-
nếu chúng ta tiếp tục làm mãi,
làm mãi tới hết,
-
và chúng ta tiếp tục lấy tích phân
y chang cách nãy giờ chúng ta vẫn làm,
-
tiếp tục làm như vậy với những tính chất
tương tự ở ngay đây,
-
làm hết từ đây cho tới khi ta có được
cận sai số của hàm số sai số của x.
-
Bạn có thể xem cái này như là
đạo hàm bậc 0.
-
Bạn biết đó, mình có thể đi hết
tới đạo hàm bậc 0,
-
và cái này cũng chỉ là hàm số sai số
của chúng ta.
-
Cận trên của hàm số sai số của x
-
sẽ nhỏ hơn hoặc bằng với, bằng với gì nhỉ?
-
Thì bạn đã có thể thấy hình mẫu rồi đấy,
-
nó sẽ bằng với m nhân x trừ a
-
và số mũ, một cách để nghĩ về nó, là số mũ
-
cộng với bậc của đạo hàm ở đây
sẽ bằng n cộng 1.
-
Bậc của đạo hàm ở đây bằng 0 nên số mũ sẽ là
n cộng 1.
-
Và bất kể số mũ là gì bạn cũng sẽ có,
đáng lẽ mình đã nên
-
làm nó ở trên, bạn sẽ có n cộng 1 giai thừa
ở dưới này.
-
Và nếu bạn không hiểu ủa tại sao lại có
n cộng 1 giai thừa ở đây?
-
Thì mình đã có số 2 ở đây,
-
Thì hãy nghĩ xem điều gì sẽ xảy ra nếu
chúng ta lại lấy tích phân của cái này.
-
Bạn sẽ nâng số mũ lên thành mũ 3, và
chia cho 3.
-
Vậy mẫu số của chúng ta sẽ là 2 nhân 3.
-
Và sau đó nên bạn tích phân nó,
bạn lại nâng
-
số mũ lên thành mũ 4, và chia cho 4.
-
Vậy nên mẫu số của chúng ta sẽ bằng
2 nhân 3 nhân 4.
-
4 giai thừa.
-
Vậy bất kể bạn nâng số mũ lên bao nhiêu
-
thì mẫu số vẫn sẽ bằng số mũ đó giai thừa.
-
Nhưng thứ thật sự thú vị ở đây là
nếu chúng ta
-
biết được giá trị lớn nhất của
hàm số của chúng ta,
-
nếu chúng ta có thể biết được
giá trị lớn nhất của hàm số,
-
chúng ta sẽ có cách giới hạn
hàm số sai số của chúng ta
-
trên đoạn đó, đoạn từ a tới b.
-
Ví dụ là hàm số sai số tại b,
-
chúng ta có thể giới hạn nó nếu
chúng ta biết M là gì.
-
Chúng ta có thế nói hàm số sai số tại b
sẽ bé hơn hoặc bằng
-
M nhân b trừ a tất cã mũ n cộng 1
chia n cộng 1 giai thừa.
-
Cái này cho chúng ta một đáp án,
-
hoặc là một thuật toán rất công lực ở đây.
-
Và bây giờ mình có thể giải một số bài toán
để biết ứng dụng của cái này.