< Return to Video

Câu chuyện kí sinh trùng: Nô lệ xác sống của tò vò ngọc lục bảo - Carl Zimmer

  • 0:00 - 0:20
    Tôi muốn giới thiệu với mọi người
    loài kí sinh trùng mà tôi thích nhất.
  • 0:20 - 0:22
    Có hàng triệu loài
    mà tôi có thể chọn,
  • 0:22 - 0:23
    đây là một trong số đó:
  • 0:23 - 0:24
    là tò vò gián lục bảo.
  • 0:24 - 0:27
    Bạn có thể tìm thấy nó
    tại một số vùng ở Châu Phi và Châu Á.
  • 0:27 - 0:29
    Nó dài khoảng dưới 1 inch,
  • 0:29 - 0:31
    và nó là một loài ấu trùng xinh đẹp.
  • 0:31 - 0:33
    Giờ, mọi người có thể nghĩ rằng,
  • 0:33 - 0:34
    "Đó không phải loài kí sinh.
  • 0:34 - 0:35
    Không phải sán dây,
  • 0:35 - 0:36
    không phải
    virus,
  • 0:36 - 0:39
    tại sao một con tò vò lại có thể
    là một kí sinh trùng?"
  • 0:39 - 0:41
    Bạn hẳn sẽ nghĩ về con
    tò vò thường,
  • 0:41 - 0:45
    bạn biết đấy, những con tò vò
    xây tổ làm nhà của chúng.
  • 0:45 - 0:49
    Vâng, vấn đề ở đây là
    tò vò ngọc lục bảo
  • 0:49 - 0:53
    làm tổ ở bên trong một con gián sống.
  • 0:55 - 0:58
    Đây là cách mọi thứ diễn ra.
  • 0:58 - 1:01
    Tò vò ngọc lục bảo bay xung quanh,
    tìm kiếm một con gián.
  • 1:01 - 1:04
    Khi nó thấy một con, nó sẽ
    đậu và cắn vào cánh của con gián đó.
  • 1:04 - 1:05
    Tôi sẽ là một con gián.
  • 1:05 - 1:06
    Be-wha! Bewha!
  • 1:06 - 1:08
    Rồi con gián sẽ bắt đầu lắc mình,
  • 1:08 - 1:11
    "Tránh xa tao ra!"
  • 1:11 - 1:15
    Con tò vò vò sẽ nhanh chóng
    chích vào con gián.
  • 1:15 - 1:17
    Đột nhiên, con gián sẽ không thể cử động,
  • 1:17 - 1:18
    trong khoảng một phút.
  • 1:18 - 1:21
    Rồi sau đó nó sẽ hồi phục,
  • 1:21 - 1:23
    và đứng dậy.
  • 1:23 - 1:24
    Nó có thể chạy đi lúc này,
  • 1:24 - 1:26
    nhưng nó không làm thế.
  • 1:26 - 1:29
    Chỉ là nó không muốn.
  • 1:29 - 1:30
    Nó đứng đó.
  • 1:30 - 1:34
    Và trở thành một con zombie.
  • 1:35 - 1:37
    Xin nhắc lại là tôi không hề dựng chuyện.
  • 1:37 - 1:39
    Con tò vò bỏ đi,
  • 1:39 - 1:41
    Nó đi ra xa và tìm một cái lỗ,
  • 1:41 - 1:44
    nó đào lên và biến cái lỗ
    thành cái hang.
  • 1:44 - 1:46
    Nó quay trở lại.
  • 1:46 - 1:48
    Việc này có thể kéo dài nửa giờ.
  • 1:48 - 1:51
    Con gián vẫn ở đó.
  • 1:51 - 1:54
    Giờ chúng ta làm gì?
  • 1:54 - 1:57
    Con tò vò tóm lấy một cái râu,
  • 1:57 - 1:58
    ngoạm vào đó,
  • 1:58 - 1:59
    râu của con gián,
  • 1:59 - 2:02
    rồi kéo con gián đi.
  • 2:02 - 2:05
    Con gián sẽ nói: "Được rồi",
  • 2:05 - 2:08
    và di chuyển như một con chó bị lôi
    bởi một sợi xích.
  • 2:08 - 2:12
    Con tò vò sẽ kéo con gián hướng về
    cái hang.
  • 2:12 - 2:15
    Con gián nói: "Nơi này được đó."
  • 2:15 - 2:16
    Con tò vò
  • 2:16 - 2:18
    sau đó nó rời đi
  • 2:18 - 2:19
    và lấp cái hang lại,
  • 2:19 - 2:23
    nhốt con gián vẫn còn sống trong bóng tối,
  • 2:23 - 2:27
    Con gián nói: "Được thôi, tao sẽ
    ở lại đây nếu mày muốn."
  • 2:27 - 2:30
    Giờ, như tôi đã nói,
    con gián,
  • 2:30 - 2:32
    à, con tò vò sẽ làm một việc nhỏ,
  • 2:32 - 2:35
    trước khi rờ bỏ cái hang.
  • 2:35 - 2:37
    Đó là đẻ một quả trứng
  • 2:37 - 2:39
    ở bên dưới con gián.
  • 2:39 - 2:41
    Quả trứng sẽ nở ra
  • 2:41 - 2:42
    một ấu trùng tò vò.
  • 2:42 - 2:46
    Ấu trùng này trông giống như một
    con dòi với cái miệng rộng và ghê tởm.
  • 2:46 - 2:49
    Nó cắn một lỗ để chui vào trong con gián
  • 2:49 - 2:52
    và bắt đầu lấy thức ăn từ bên ngoài.
  • 2:52 - 2:55
    Nó to dần lên,
    như các bạn thấy ở đây.
  • 2:55 - 2:57
    Và đi đủ lớn,
  • 2:57 - 3:00
    nó quyết định chui qua cái lỗ,
  • 3:00 - 3:02
    bò vào bên trong con gián.
  • 3:02 - 3:06
    vậy là giờ nó đang ở trong bụng
    một con gián sống
  • 3:06 - 3:10
    và con gián cũng chẳng bận tâm lắm.
  • 3:10 - 3:12
    Điều này kéo dài một tháng.
  • 3:12 - 3:14
    Ấu trùng lớn dần, lớn lần và lớn dần,
  • 3:14 - 3:17
    và trở hành một con nhộng,
    giống như một cái kén.
  • 3:17 - 3:19
    Trong bụng gián nó phát triển mắt,
  • 3:19 - 3:20
    cánh,
  • 3:20 - 3:22
    chân,
  • 3:22 - 3:25
    con gián vẫn sống, vẫn chờ đợi.
  • 3:25 - 3:27
    Cuối cùng con tò vò cũng
    sẵn sàng thoát ra,
  • 3:27 - 3:31
    và đó là thời điểm con gián chết,
  • 3:31 - 3:33
    bởi con tò vò trưởng thành
    với cấu tại đầy đủ
  • 3:33 - 3:37
    sẽ bò ra khỏi xác của con gián.
  • 3:38 - 3:41
    Con tò vò lắc mình,
  • 3:41 - 3:42
    trèo ra khỏi cái hang,
  • 3:42 - 3:44
    tìm kiếm con tò vó khác để ghép đôi,
  • 3:44 - 3:48
    và lại bắt đầu chu trình
    điên rồ này.
  • 3:48 - 3:51
    Vậy đó, đây không phải là
    khoa học viễn tưởng
  • 3:51 - 3:55
    điều này diễn ra hằng ngày
    trên trái đất.
  • 3:55 - 3:58
    Và hoàn toàn mê hoặc các nhà khoa học.
  • 3:58 - 4:02
    Họ bắt đầu tìm hiểu cách thức
    điều này diễn ra.
  • 4:02 - 4:04
    Và, nếu bạn thực sự bắt đầu nhìn nhận nó
    về mặt khoa học,
  • 4:04 - 4:08
    bạn sẽ thấy nể phục
    loài tò vò đáng sợ này.
  • 4:08 - 4:12
    Bạn thấy đấy, vấn đề là ngay từ khi
    tấn công con gián,
  • 4:12 - 4:14
    nó không chích
    bừa bãi,
  • 4:14 - 4:19
    mà nó tung ra hai cú chích cực chính xác.
  • 4:19 - 4:21
    Nó nắm rõ hệ thống thần kinh của con gián
  • 4:21 - 4:24
    như lòng bàn tay.
  • 4:24 - 4:26
    Cú đầu tiên chích vào điểm đó,
  • 4:26 - 4:28
    được gọi là "hệ thống điều phối vận động",
  • 4:28 - 4:29
    như đoán được,
  • 4:29 - 4:31
    đó là những nơ ron gửi tín hiệu
  • 4:31 - 4:33
    giúp chân cử động.
  • 4:33 - 4:36
    Nó chặn những kênh mà nơron sử dụng
  • 4:36 - 4:37
    để gửi các tín hiệu.
  • 4:37 - 4:40
    Con gián muốn đi,
    muốn chạy thoát
  • 4:40 - 4:43
    nhưng nó không thể bởi chân nó
    không thể cử động.
  • 4:43 - 4:45
    Và điều này diễn ra trong khoảng một phút.
  • 4:45 - 4:50
    Đây thực sự là vấn đề dược học phức tạp.
  • 4:50 - 4:52
    Thực tế ta đã sử dụng
    phương pháp tương tự,
  • 4:52 - 4:53
    một loại thuốc
    Ivermectin,
  • 4:53 - 4:54
    chữa mù đường sông,
  • 4:54 - 4:55
    gây ra bởi giun kí sinh
  • 4:55 - 4:58
    trong mắt người.
  • 4:58 - 5:01
    Nếu bạn sử dụng Ivermectin,
    bạn sẽ làm tê liệt những con giun
  • 5:01 - 5:03
    theo một cách thức tương tự.
  • 5:03 - 5:05
    Ta phát hiện ra điều này
    vào những năm 1970,
  • 5:05 - 5:08
    những con tò võ đã làm điều này
    trong hàng triệu năm.
  • 5:10 - 5:12
    Giờ đến cú chích thứ hai.
  • 5:12 - 5:15
    Cú thứ hai thực sự chích vào
    cùng lúc hai điểm.
  • 5:15 - 5:18
    Và để dễ tưởng tượng cách đều này diễn ra,
  • 5:18 - 5:22
    Tôi muốn bạn hình dung bạn cùng với
    một người bạn của mình
  • 5:22 - 5:26
    người này có một cái kim tiêm rất rất dài
    và đáng sợ.
  • 5:26 - 5:27
    Người bạn đó,
  • 5:27 - 5:28
    hay ít nhất bạn nghĩ đó là bạn,
  • 5:28 - 5:31
    chích nó vào cổ bạn,
  • 5:31 - 5:33
    đâm lên hộp sọ,
  • 5:33 - 5:36
    dừng lại ở một vùng não,
  • 5:36 - 5:39
    và tiêm vào đó một vài loại thuốc,
  • 5:39 - 5:41
    sau đó tiếp tục tiến vào não bạn,
  • 5:41 - 5:44
    và tiêm thêm một chút nữa.
  • 5:44 - 5:45
    Có hai điểm cụ thể,
  • 5:45 - 5:46
    được đánh dấu, "SEG",
  • 5:46 - 5:50
    và bạn có thể thấy đầu kim ở trong não,
    được đánh dấu "Br".
  • 5:50 - 5:56
    Hiện nay ta có thể làm điều này,
    dù nó hơi khó.
  • 5:56 - 5:58
    Nó được gọi là dẫn truyền sinh thiết.
  • 5:58 - 6:01
    Bạn phải đặt bệnh nhân vào một khung lớn
    bằng kim loại
  • 6:01 - 6:02
    để cố định họ,
  • 6:02 - 6:04
    bạn cần chụp cắt lớp
    để biết chỗ cần tiêm,
  • 6:04 - 6:05
    sau đó nhìn vào ảnh và nói,
  • 6:05 - 6:07
    "Liệu chúng ta đang đi đúng hướng?"
  • 6:07 - 6:11
    Con tò vò có bộ cảm biến ở vòi của nó
  • 6:11 - 6:14
    và các nhà khoa học cho rằng nó thực sự
    có thể cảm nhận được hướng đi
  • 6:14 - 6:17
    khi tiến vào não của con gián cho tới khi
  • 6:17 - 6:20
    đạt vị trí chính xác
  • 6:20 - 6:23
    sau đó thâm nhập vào đúng nơron
  • 6:23 - 6:25
    và rồi truyền "hàng" vào đó.
  • 6:25 - 6:29
    Đây là một điều rất đáng kinh ngạc,
  • 6:29 - 6:31
    điều có vẻ sẽ diễn ra sau đó
  • 6:31 - 6:37
    là con tò vò hoàn toàn kiểm soát
  • 6:37 - 6:39
    cơ thể của con gián.
  • 6:39 - 6:42
    Con tò vò lấy đi ý chí tự do của con gián.
  • 6:42 - 6:44
    Ta thực sự không đề cao con gián
  • 6:44 - 6:47
    có ý chí tự do cho đến khi
    con tò vò chỉ cho ta thấy.
  • 6:47 - 6:50
    Ta không biết được cách nó làm điều này,
  • 6:50 - 6:52
    và ta cũng không biết
    chất độc nó dùng là gì,
  • 6:52 - 6:54
    Ta cũng không biết nó tấn công
  • 6:54 - 6:56
    hệ thống nào trong não con gián,
  • 6:56 - 6:58
    và tôi nghĩ rằng, lí do mà trong tất cả
  • 6:58 - 7:00
    nó là kí sinh trùng
    yêu thích của tôi
  • 7:00 - 7:03
    đó là vì nó còn rất nhiều điều
    cần chúng ta khám phá.
  • 7:03 - 7:05
    Cảm ơn rất nhiều.
Title:
Câu chuyện kí sinh trùng: Nô lệ xác sống của tò vò ngọc lục bảo - Carl Zimmer
Description:

Điều này còn kì lạ hơn cả khoa học viễn tưởng. Tò vò ngọc lục bảo và gián có một mối quan hệ kí sinh kì diệu và cả kinh khủng. Tò vò làm cho con gián choáng váng, để rồi một tháng sau, một con tò vò khác nở ra từ trong con gián.
Tại TEDYouth2012, Carl Zimmer chỉ cho chúng ta thấy cách thức mà điều này diễn ra và tại sao nó lại khiến ông kinh ngạc.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
07:12

Vietnamese subtitles

Revisions