< Return to Video

PV Italian Retreat 2014-08-29 UH

  • 0:19 - 0:22
    Chào buổi sáng, kính thưa đại chúng,
  • 0:22 - 0:27
    hôm nay là ngày 29 tháng 8 năm 2014.
  • 0:28 - 0:32
    Chúng ta đang ở tại Thiền Đường Trăng Rằm, Xóm Mới.
  • 0:43 - 0:45
    Chủ đề của khóa tu của chúng ta là
  • 0:47 - 0:49
    "Tâm Từ Bi"
  • 0:53 - 0:56
    Tại sao lại là Tâm Từ Bi ?
  • 1:01 - 1:05
    Từ gốc tiếng Phạn là Bodhicitta.
  • 1:11 - 1:12
    Bodhi nghĩa là
  • 1:14 - 1:17
    sự tỉnh thức
  • 1:25 - 1:28
    citta nghĩa là tâm
  • 1:31 - 1:34
    Trong Phật giáo Trung Quốc,
  • 1:36 - 1:37
    từ citta
  • 1:38 - 1:40
    khi thì được dịch là
  • 1:40 - 1:44
    (lí) trí, khi thì là tâm (trái tim)
  • 1:54 - 2:01
    Vậy nên ta có thể nghĩ đó là hai thứ tách biệt, lí trí và trái tim
  • 2:06 - 2:09
    Mình hay nói là trái tim có những lý do
  • 2:09 - 2:12
    mà lí trí không hiểu được
  • 2:17 - 2:23
    Nhưng liên hệ giữa con tim và lí trí là rất chặt
  • 2:28 - 2:30
    Tình yêu chân chính,
  • 2:30 - 2:33
    tình yêu mà có thể giúp mình chữa lành,
  • 2:33 - 2:36
    có thể nuôi dưỡng mình và người khác
  • 2:38 - 2:41
    cần phải đến từ sự thấu hiểu
  • 2:50 - 2:57
    mà thấu hiểu thì chính là khu vực của lí trí
  • 3:01 - 3:04
    Mình biết là bodhi nghĩa là tỉnh thức
  • 3:11 - 3:15
    Mà đầu tiên là tỉnh thức trước vẻ đẹp của thế giới
  • 3:20 - 3:26
    Tiếp theo là tỉnh thức trước khổ đau của thế giới
  • 3:32 - 3:40
    Có rất nhiều thứ đẹp trên đời mà không có nhiều người trong chúng ta có khả năng thưởng thức.
  • 3:51 - 3:54
    Vậy nên mình nên biết làm thế nào
  • 3:57 - 4:02
    để hiểu và để chăm sóc những khổ đau đó
  • 4:09 - 4:17
    'Hiểu' ở đây, đầu tiên nghĩa là hiểu trong mình có khổ đau
  • 4:25 - 4:28
    Và nếu mình đã hiểu cái đau khổ của mình
  • 4:28 - 4:36
    Thì mình mới có khả năng hiểu đau khổ của người khác, mới giúp được họ bớt khổ
  • 4:45 - 4:50
    Ở Làng Mai, chúng tôi có định nghĩa rất đơn giản về (yêu) thương
  • 4:57 - 5:00
    Theo chúng tôi, thương nghĩa là có mặt ở đó,
  • 5:05 - 5:07
    ở đó với bản thân mình.
  • 5:09 - 5:12
    Nếu mình không ở đó với mình,
  • 5:13 - 5:18
    mình không thể biết chuyện gì đang xảy ra với cơ thể, với cảm xúc, với tri giác của mình
  • 5:28 - 5:35
    Vì thế thương nghĩa là hiện diện ở đó để chăm sóc niềm vui hoặc đau khổ của mình.
  • 5:43 - 5:47
    Và khi mà mình thực sự có mặt,
  • 5:48 - 5:52
    mình có thể bắt đầu giúp đỡ người khác
  • 5:53 - 5:57
    bằng việc dành sự có mặt của mình cho người đó.
  • 6:10 - 6:13
    Nếu mình không ở đó, thì làm sao mình thương được ?
  • 6:16 - 6:19
    Vì thế, rất rõ ràng là thương nghĩa là có mặt ở đó,
  • 6:24 - 6:29
    cả hai người đều có mặt ở đó cho bản thân mình và cho người kia.
  • 6:36 - 6:44
    Và thực tập hơi thở chánh niệm, thực tập thiền hành có thể giúp mình
  • 6:44 - 6:48
    trở về với 'ở đây và bây giờ' để có mặt cho mình
  • 6:48 - 6:51
    và cho người thương của mình.
  • 7:02 - 7:11
    Món quà quý giá nhất mình có thể tặng cho người thương của mình không phải là tiền bạc, mà là sự có mặt của mình.
  • 7:19 - 7:23
    và nếu mà mình biết thực tập như thế nào, mình có thể tìm lại
  • 7:24 - 7:32
    cái sự tươi mát, cái vẻ đẹp mà mình hay đánh mất trong cuộc sống thường nhật
  • 7:41 - 7:50
    Nếu mình không có tươi mát, mình không có đẹp thì mình không có gì nhiều để tặng cho người đó.
  • 7:56 - 8:01
    Nên phục hồi sự tươi mát và cái đẹp là một thực tập.
  • 8:04 - 8:08
    Và cái đó thì không thể làm được bằng việc mua đồ trang điểm.
  • 8:11 - 8:19
    Thực tập hơi thở chánh niệm, thiền hành có thể giúp giải phóng căng thẳng trên cơ thể,
  • 8:27 - 8:36
    và giúp mình phục hồi cái vẻ đẹp, cái sự tươi mát mà mình đánh mất.
  • 8:41 - 8:49
    Vì thế, sự có mặt của mình, có mặt với vẻ đẹp, với sự tươi mát mới là sự có mặt có giá trị.
  • 8:55 - 8:57
    Rồi sau đó mình có thể
  • 8:57 - 9:03
    nâng cao chất lượng của sự có mặt bằng việc phục hồi
  • 9:05 - 9:08
    sự ổn định, vững chãi.
  • 9:18 - 9:21
    Người mà không ổn định
  • 9:23 - 9:26
    thì mình không thể tin cậy người đó.
  • 9:30 - 9:34
    Đó là tại sao mình phải cần thực tập những cái có thể giúp mình
  • 9:36 - 9:41
    vun trồng sự ổn định và vững chãi cho bản thân.
  • 9:50 - 9:54
    Và đó là nhân tố thứ hai
  • 9:57 - 10:00
    để nâng cao chất lượng của sự có mặt.
  • 10:07 - 10:14
    Bởi vì mình muốn tặng cho người đó những gì tốt nhất
  • 10:18 - 10:27
    Trước khi người đó hưởng được cái vẻ đẹp, sự tươi mát, ổn định vững chãi của mình, thì mình đã hưởng từ người đó trước.
  • 10:37 - 10:43
    Nhân tố thứ ba có thể nâng cao chất lượng của sự có mặt
  • 10:45 - 10:50
    là sự an lạc, yên bình, thanh bình.
  • 10:57 - 11:08
    Nếu mình có quá nhiều tức giận, bạo lực, sợ hãi, thì mình không có an lạc,
  • 11:14 - 11:18
    mình bị kéo đi bởi những cảm xúc đó,
  • 11:19 - 11:22
    và mình không thể nhìn thấy sự thật.
  • 11:29 - 11:38
    Vậy nên thực tập ngồi, đi, thở trong chánh niệm có thể vun trồng thêm
  • 11:40 - 11:47
    sự yên bình, an lạc trong bản thân mình.
  • 12:00 - 12:07
    Nếu mình có nhân tố an lạc trong mình,
  • 12:08 - 12:14
    người khác sẽ thích tới ngồi cạnh mình, bởi vì họ có thể được lợi lạc từ năng lượng an lạc
  • 12:15 - 12:17
    tỏa ra từ sự có mặt của mình.
  • 12:28 - 12:37
    Sẽ không có nhiều an lạc trên thế giới nếu không có an lạc bên trong bản thân mình.
  • 12:43 - 12:48
    Nếu ai cũng biết nuôi dưỡng an lạc từ bên trong
  • 12:49 - 12:52
    thì thế giới ngoài sẽ trở nên tốt đẹp hơn.
  • 13:03 - 13:06
    Nếu mình là một người thực sự có tình thương, mình nên
  • 13:07 - 13:11
    có nhân tố an lạc trong tình thương của mình.
  • 13:18 - 13:20
    Thiếu cái nhân tố đó
  • 13:23 - 13:28
    thì mình không có gì mấy để tặng cho người mình thương.
  • 13:33 - 13:37
    Mình có đủ an lạc trong mình để tặng người đó không ?
  • 13:43 - 13:50
    Mình có biết làm thế nào để chuyển hóa bạo lực, chuyển hóa cơn giận trong mình ?
  • 13:56 - 13:59
    Nên trong thực tập chánh niệm,
  • 13:59 - 14:06
    tôi có hướng dẫn làm thế nào để chăm sóc cảm xúc,
  • 14:06 - 14:11
    cơn giận, bạo lực, để trấn an nó
  • 14:11 - 14:15
    và để phục hồi nhân tố an lạc bên trong.
  • 14:29 - 14:33
    Mọi người nói về hòa bình trên thế giới
  • 14:36 - 14:40
    nhưng bình an từ bên trong mới là căn bản.
  • 14:46 - 14:53
    Một người mà không có nhân tố an lạc trong họ thì không thể là một người hạnh phúc.
  • 14:59 - 15:02
    Vì thế học để nhận diện,
  • 15:02 - 15:04
    ôm ấp
  • 15:05 - 15:06
    sự bạo lực,
  • 15:06 - 15:08
    cơn giận, sợ hãi trong mình
  • 15:08 - 15:13
    giúp họ trấn an và tìm lại được an lạc chính là
  • 15:13 - 15:17
    thực tập căn bản để chế tác hạnh phúc chân thực.
  • 15:29 - 15:33
    Và nhân tố thứ tư mà có thể
  • 15:35 - 15:44
    làm cho sự có mặt có giá trị để tặng cho người đó là sự tự do.
  • 15:52 - 16:00
    Một lần nữa, mọi người nói về tự do trên thế giới nhưng lại không nói nhiều về tự do trong bản thân mình.
  • 16:07 - 16:11
    Hầu hết chúng ta không có đủ tự do từ bên trong.
  • 16:16 - 16:21
    Mình bị quá tải với lo lắng, sợ hãi, giận dữ, hoạch định.
  • 16:28 - 16:31
    Mình không có đủ không gian trong tâm trí mình.
  • 16:34 - 16:37
    Một người mà có tự do trong họ
  • 16:39 - 16:42
    toả ra cái năng lượng
  • 16:43 - 16:47
    hạnh phúc trong lúc đi lại, lúc ngồi
  • 16:49 - 16:52
    lúc ăn, lúc làm việc.
  • 17:02 - 17:06
    Mình bận rộn với rất nhiều thứ.
  • 17:10 - 17:13
    Và mình tin là những thứ này rất quan trọng.
  • 17:18 - 17:20
    Và đó là tại sao
  • 17:21 - 17:27
    mình không có tự do để chăm sóc bản thân mình, chăm sóc người thương của mình.
  • 17:35 - 17:38
    Đó là vì sao mà thực tập
  • 17:39 - 17:45
    tìm lại tự do, mang lại nhiều không gian bên trong bản thân,
  • 17:46 - 17:48
    làm cho mình hạnh phúc
  • 17:48 - 17:54
    và sự có mặt của mình có chất lượng cao.
  • 18:04 - 18:11
    Vì thế thực tập chánh niệm có thể giúp mình chế tác bốn nhân tố.
  • 18:18 - 18:19
    Sự tươi mát, vẻ đẹp.
  • 18:21 - 18:24
    Sự ổn định, vững chãi.
  • 18:28 - 18:31
    Sự thanh bình, an lạc.
  • 18:33 - 18:35
    Sự tự do.
  • 18:36 - 18:39
    Mình có thể nói là mình biết yêu thương,
  • 18:44 - 18:46
    nhưng mình nên hỏi
  • 18:47 - 18:48
    nếu
  • 18:49 - 18:51
    tình yêu của mình dành cho người đó
  • 18:52 - 18:56
    có bốn cái yếu tố này không.
  • 19:05 - 19:13
    Thực tập hàng ngày có thể giúp những yếu tố này lớn mạnh hơn.
  • 19:22 - 19:27
    Mình hạnh phúc và mình có thể giúp người đó hạnh phúc.
  • 19:34 - 19:37
    Thực tập chánh niệm rất là cụ thể,
  • 19:38 - 19:43
    tôi đã hướng dẫn để chế tác bốn yếu tố này
  • 19:45 - 19:49
    để sự có mặt của mình trở thành sự có mặt có giá trị,
  • 19:49 - 19:53
    và mình sẽ trở thành một người biết yêu thương một cách chân chính.
  • 20:07 - 20:08
    Mình có phải là một người thực sự biết thương không ?
  • 20:12 - 20:14
    Mình có thể tự trả lời câu hỏi này.
  • 20:16 - 20:19
    Nếu mình có đủ bốn yếu tố trong tình thương của mình
  • 20:19 - 20:24
    thì tình thương của mình là chân chính, và mình là một người thực sự biết thương.
  • 20:32 - 20:40
    Và mình không cần phải dùng tất cả thời gian để chế tác bốn yếu tố này.
  • 20:48 - 20:53
    Cả ngày dài nếu mình biết làm thế nào để theo dõi hơi thở vào, thở ra
  • 20:53 - 21:02
    và thế là mọi thời điểm đều có thế giúp mình chế tác bốn nhân tố hạnh phúc.
  • 21:13 - 21:17
    Tôi sẽ tóm tắt lại.
  • 21:17 - 21:21
    Yêu thương, nghĩa là có mặt ở đó
  • 21:26 - 21:29
    cho mình và cho người đó.
  • 21:33 - 21:35
    Và nếu mình có đủ,
  • 21:37 - 21:42
    nếu mình có bốn nhân tố này
  • 21:42 - 21:45
    và mình có mặt
  • 21:46 - 21:50
    thì mình có thể tặng cho người đó cả ngày.
  • 21:59 - 22:01
    Câu linh chú đầu tiên của Làng Mai là:
  • 22:02 - 22:04
    "Em ơi, tôi đang có mặt đây cho em"
  • 22:09 - 22:12
    Nghĩa là tôi hoàn toàn có mặt.
  • 22:13 - 22:14
    Tôi dành tặng
  • 22:14 - 22:18
    sự có mặt đích thực cho em.
  • 22:26 - 22:27
    Thực tập là
  • 22:28 - 22:30
    khi người đó ở đó
  • 22:32 - 22:37
    mình thở vào, thở ra một cách chánh niệm và
  • 22:37 - 22:41
    mang tâm trí của mình quay về nhà với thân thể mình.
  • 22:51 - 22:58
    Và khi mà mình hoàn toàn có mặt, mình tươi mát, mình an lạc
  • 22:58 - 23:03
    Và rồi mình đi tới người đó, mình nhẩm câu linh chú thứ nhất
  • 23:03 - 23:06
    "Em ơi, tôi đang có mặt ở đây cho em".
  • 23:16 - 23:26
    Kể cả nếu người đó không ở đó, mình cũng có thể gửi câu linh chú qua email.
  • 23:36 - 23:42
    Câu linh chú thứ hai của Làng Mai
  • 23:45 - 23:48
    để nhận diện sự có mặt
  • 23:50 - 23:56
    của người mình thương là một thứ rất quý giá với mình.
  • 24:06 - 24:09
    Khi mình thực sự có mặt,
  • 24:09 - 24:12
    mình công nhận
  • 24:13 - 24:16
    sự có mặt của người mình thương.
  • 24:25 - 24:32
    Câu linh chú như này "Em ơi, tôi biết em ở đó và tôi rất hạnh phúc"
  • 24:39 - 24:41
    Đó là thực tập chánh niệm.
  • 24:44 - 24:49
    Tôi biết rằng người thương của tôi đang ở đó.
  • 24:51 - 24:59
    Đó là vì sao hạnh phúc có mặt bởi sự thấu hiểu.
  • 25:12 - 25:16
    Đó là cách sử dụng năng lương chánh niệm để
  • 25:18 - 25:26
    ôm lấy người mình thương, công nhận sự có mặt của người đó là một thứ vô cùng quý giá cho mình
  • 25:36 - 25:39
    Nếu mình thực tập chánh niệm tốt,
  • 25:39 - 25:43
    câu linh chú đó sẽ làm cho người đó hạnh phúc ngay tức khắc.
  • 25:51 - 25:57
    Giả sử mình đang lái xe, và người mình thương ngồi cạnh mình
  • 26:03 - 26:07
    Mình đang nghĩ tới mọi thứ
  • 26:07 - 26:10
    các dự án của mình, nỗi sợ, cơn giận
  • 26:10 - 26:13
    nhưng người đó không ở trong suy nghĩ của mình.
  • 26:21 - 26:25
    Người đó thấy không được mình để ý tới, bị mình phớt lờ.
  • 26:28 - 26:36
    Và một người sống như thế thì không thể hạnh phúc.
  • 26:40 - 26:43
    Vì vậy yêu thương chân chính là luôn nhận ra
  • 26:43 - 26:47
    sự có mặt của người mình thương.
  • 26:54 - 27:02
    Mình có thể gửi email cho người đó nói rằng "Em ơi, tôi biết em ở đó và tôi rất hạnh phúc".
  • 27:08 - 27:14
    Và những câu linh chú này mình không cần phải thực tập bằng tiếng Sanskrit hay Tây Tạng.
  • 27:20 - 27:22
    Tiếng Ý là đủ tốt rồi.
  • 27:24 - 27:31
    Nếu người đó không chú ý là mình có mặt, người đó không thực sự yêu thương mình.
  • 27:36 - 27:43
    Và khi mà mình bị ngó lơ bởi người đó, thì mình không thấy mình được yêu thương.
  • 27:51 - 27:54
    Đó là tại sao câu linh chú thứ hai
  • 27:55 - 27:57
    là một phương pháp tuyệt vời
  • 27:58 - 28:00
    để nhận ra sự có mặt của người mình thương
  • 28:01 - 28:02
    và ôm người đó
  • 28:03 - 28:07
    với năng lượng chánh niệm và hạnh phúc.
  • 28:18 - 28:23
    Và thực tập đó sẽ cùng lúc giúp cả hai người hạnh phúc.
  • 28:30 - 28:33
    Câu linh chú thứ ba của Làng Mai là
  • 28:34 - 28:43
    "Em ơi, tôi biết em đang đau khổ, vì vậy mà tôi có mặt đây cho em"
  • 28:54 - 28:59
    Bởi vì mình luôn luôn biết người mình thương có mặt
  • 29:00 - 29:06
    nên khi có chuyện gì với người đó thì mình đều biết.
  • 29:18 - 29:23
    Và điều đầu tiên mình có thể làm
  • 29:24 - 29:27
    để giúp người đó bớt đau khổ
  • 29:28 - 29:30
    là có mặt ở đó.
  • 29:37 - 29:47
    Khi mình đau khổ và nếu người mình thương không biết thì mình sẽ đau khổ hơn.
  • 29:54 - 29:58
    Vì thế mình có mặt ở đó với người đó,
  • 29:59 - 30:08
    mình có thể nhìn vào những khó khăn, đau khổ của người đó.
  • 30:18 - 30:22
    Mình phải học lắng nghe sâu,
  • 30:27 - 30:34
    để có thể hiểu nguồn gốc sự đau khổ của người đó.
  • 30:39 - 30:46
    Mình không nên nôn nóng giúp người đó bớt đau khổ ngay lập tức,
  • 30:51 - 30:55
    mình không nên đề nghị quá nhiều thứ,
  • 30:56 - 30:58
    mình nên lắng nghe người đó.
  • 31:01 - 31:05
    Bước đầu của thực tập
  • 31:05 - 31:12
    chỉ là ngồi im lặng cạnh người đó, dành sự có mặt của mình cho người đó.
  • 31:21 - 31:28
    Bước thứ hai là lắng nghe đau khổ của người đó và cố gắng hiểu.
  • 31:36 - 31:42
    Có một cách lắng nghe gọi là lắng nghe với tâm từ bi.
  • 31:47 - 31:55
    Nếu mình thực tập lắng nghe với tâm từ bi thì người đó sẽ bớt khổ đau.
  • 32:00 - 32:02
    Mình không phải làm gì nhiều,
  • 32:04 - 32:08
    chỉ cần ở đó và hiểu đau khổ của người đó.
  • 32:14 - 32:17
    Thưa đại chúng, chúng ta sẽ tiếp tục bài pháp thoại ngày mai.
Title:
PV Italian Retreat 2014-08-29 UH
Description:

more » « less
Video Language:
English
Duration:
32:40

Vietnamese subtitles

Revisions