< Return to Video

Lược sử của cồn - Rod Phillips

  • 0:07 - 0:12
    Chú tinh tinh này
    vô tình tìm thấy một mớ mận chín.
  • 0:12 - 0:14
    Nhiều quả chín mọng nứt vỏ,
  • 0:14 - 0:18
    hương trái cây lên men thu hút chú.
  • 0:18 - 0:19
    Chú ăn đầy bụng
  • 0:19 - 0:23
    và bắt đầu cảm thấy...
    vài điều kì lạ.
  • 0:23 - 0:26
    Chú tinh tinh này
    đã vô tình phát hiện một quá trình
  • 0:26 - 0:28
    mà sau đó, con người đã dùng
  • 0:28 - 0:33
    để sản xuất bia, rượu và
    các thức uống có cồn khác.
  • 0:33 - 0:37
    Lượng đường trong trái chín
    hấp dẫn các vi sinh vật
  • 0:37 - 0:39
    được gọi là nấm men.
  • 0:39 - 0:44
    Nấm men tiêu thụ đường trong trái cây
    tạo ra một hợp chất gọi là ethanol,
  • 0:44 - 0:47
    là loại cồn
    có trong thức uống có cồn.
  • 0:47 - 0:50
    Quá trình này được gọi là
    sự lên men rượu.
  • 0:50 - 0:52
    Không ai biết chính xác từ khi nào
  • 0:52 - 0:55
    con người bắt đầu tạo ra
    thức uống lên men.
  • 0:55 - 0:56
    Bằng chứng cổ xưa nhất được tìm thấy
  • 0:56 - 1:02
    là dư lượng cồn trong các bình gốm
    7000 năm trước công nguyên ở Trung Quốc,
  • 1:02 - 1:05
    cho thấy
    con người đã sản xuất thức uống có cồn
  • 1:05 - 1:09
    từ việc lên men gạo, kê, nho và mật ong.
  • 1:09 - 1:11
    Chỉ trong vòng vài nghìn năm,
  • 1:11 - 1:15
    các nền văn hóa khắp thế giới
    đã tự lên men các thức uống của riêng mình
  • 1:15 - 1:20
    Người Lưỡng Hà và Ai Cập cổ đại
    làm bia quanh năm
  • 1:20 - 1:22
    từ các loại ngũ cốc trong kho.
  • 1:22 - 1:25
    Loại bia này phổ biến
    trong mọi tầng lớp,
  • 1:25 - 1:28
    nhân công thậm chí còn được cấp phát bia
    trong khẩu phần hàng ngày.
  • 1:28 - 1:30
    Họ cũng sản xuất rượu,
  • 1:30 - 1:33
    nhưng vì thời tiết
    không thuận lợi để trồng nho,
  • 1:33 - 1:36
    rượu trở thành
    thức uống quý hiếm và đắt đỏ.
  • 1:36 - 1:40
    Ngược lại, ở Hi Lạp và La Mã,
    rất dễ để trồng nho,
  • 1:40 - 1:45
    rượu phổ biến như bia
    ở Ai Cập và Lưỡng Hà.
  • 1:45 - 1:49
    Vì nấm men lên men
    hầu hết mọi loại cây có đường,
  • 1:49 - 1:51
    nên người cổ đại sản xuất rượu
  • 1:51 - 1:54
    từ bất kì loại cây nào
    trồng được nơi họ sống.
  • 1:54 - 1:57
    Tại Nam Mỹ,
    người ta tạo ra chicha từ ngũ cốc,
  • 1:57 - 2:00
    đôi khi thêm vào
    các loại thảo mộc gây ảo giác.
  • 2:00 - 2:03
    Tại vùng đất nay là Mexico,
    pulque được làm từ nhựa xương rồng,
  • 2:03 - 2:05
    là thức uống khoái khẩu của nhiều người.
  • 2:05 - 2:09
    Người Đông Phi
    làm bia từ chuối và cây cọ.
  • 2:09 - 2:14
    Tại vùng đất nay là Nhật,
    người ta làm sake từ gạo.
  • 2:14 - 2:18
    Hầu như mọi vùng trên Trái Đất
    đều có thức uống lên men của riêng họ.
  • 2:18 - 2:21
    Từ khi rượu bia
    trở thành một phần của cuộc sống,
  • 2:21 - 2:26
    vài nhà chức trách chú ý đến
    lợi ích của rượu --
  • 2:26 - 2:29
    các thầy thuốc Hi Lạp
    cho rằng rượu có lợi cho sức khỏe,
  • 2:29 - 2:32
    và các thi sĩ minh chứng cho rượu
    là khởi nguồn của sáng tạo.
  • 2:32 - 2:36
    Những người khác quan ngại
    việc lạm dụng thức uống có cồn.
  • 2:36 - 2:39
    Các nhà hiền triết Hi Lạp
    khuyến khích uống rượu có chừng mực.
  • 2:39 - 2:42
    Những nhà truyền giáo
    Do Thái và Kito giáo sơ khai ở châu Âu
  • 2:42 - 2:47
    đưa rượu vào các nghi lễ
    nhưng xem việc say xỉn là một tội.
  • 2:47 - 2:50
    Tại Trung Đông, châu Phi và Tây Ban Nha
  • 2:50 - 2:53
    một điều luật của đạo Hồi
    nghiêm cấm cầu nguyện khi say xỉn
  • 2:53 - 2:57
    dần trở thành luật cấm rượu.
  • 2:57 - 3:02
    Các thức uống lên men thời cổ đại
    có nồng độ cồn tương đối thấp.
  • 3:02 - 3:04
    Khi nồng độ cồn đạt khoảng 13%,
  • 3:04 - 3:10
    các sản phẩm phụ trong quá trình lên men
    độc hại và giết chết nấm men.
  • 3:10 - 3:11
    Khi nấm men chết,
  • 3:11 - 3:15
    quá trình lên men chấm dứt
    và nồng độ cồn ngừng tăng lên.
  • 3:15 - 3:19
    Vì thế, trong suốt hàng ngàn năm,
    nồng độ cồn trong rượu bị giới hạn.
  • 3:19 - 3:21
    Điều này thay đổi
    khi một quá trình mới ra đời
  • 3:21 - 3:23
    được gọi chưng cất.
  • 3:23 - 3:25
    Các văn tự Ả Rập vào thế kỉ thứ IX
  • 3:25 - 3:30
    miêu tả việc đun các dung dịch lên men
    để làm bốc hơi cồn.
  • 3:30 - 3:35
    Cồn sôi ở nhiệt độ thấp hơn nước,
    nên bốc hơi trước.
  • 3:35 - 3:37
    Thu lượng khí bay hơi này, làm nguội,
  • 3:37 - 3:44
    sẽ có được cồn có nồng độ cao hơn
    những thức uống lên men khác.
  • 3:44 - 3:48
    Lúc đầu, các loại rượu mạnh này
    được dùng cho mục đích chữa bệnh.
  • 3:48 - 3:51
    Sau đó, rượu mạnh trở thành
    một mặt hàng thương mại quan trọng
  • 3:51 - 3:55
    vì khác với bia và rượu,
    rượu mạnh không bị hư.
  • 3:55 - 3:57
    Rượu rum làm từ đường
  • 3:57 - 3:59
    được thu hoạch từ thuộc địa châu Âu
    ở vùng Caribbean
  • 3:59 - 4:03
    trở thành mặt hàng chủ lực
    thủy thủ bán cho Bắc Mỹ.
  • 4:03 - 4:07
    Người châu Âu mang
    rượu brandy và gin đến châu Phi
  • 4:07 - 4:13
    đổi lấy nô lệ, đất đai,
    và các hàng hóa như dầu cọ và cao su.
  • 4:13 - 4:16
    Rượu mạnh trở thành
    một dạng tiền tệ ở các vùng này.
  • 4:16 - 4:18
    Trong thời kì khai phá,
  • 4:18 - 4:22
    rượu mạnh đóng vai trò quan trọng
    trong những chuyến đi biển đường dài.
  • 4:22 - 4:26
    Giong buồm từ châu Âu đến Đông Á
    và châu Mỹ có thể mất vài tháng,
  • 4:26 - 4:29
    và việc trữ nước sạch cho thủy thủ đoàn
    là một thử thách.
  • 4:29 - 4:34
    Thêm một gàu brandy vào thùng chứa nước
    giúp giữ nước sạch lâu hơn
  • 4:34 - 4:38
    vì cồn là một chất bảo quản
    giết các vi khuẩn có hại.
  • 4:38 - 4:41
    Vì thế, đến những năm 1600,
  • 4:41 - 4:44
    rượu đã chuyển từ chất
    chỉ gây kích thích động vật
  • 4:44 - 4:47
    thành động lực
    cho việc khai khá và thương mại toàn cầu
  • 4:47 - 4:50
    theo sau là những hậu họa của nó.
  • 4:50 - 4:51
    Thời gian dần trôi qua,
  • 4:51 - 4:56
    vai trò của cồn trong xã hội loài người
    ngày càng trở nên phức tạp hơn.
Title:
Lược sử của cồn - Rod Phillips
Speaker:
Rod Phillips
Description:

Xem phiên bản đầy đủ tại: https://ed.ted.com/lessons/a-brief-history-of-alcohol-rod-phillips

Không ai biết chính xác từ khi nào con người bắt đầu tạo ra thức uống lên men. Bằng chứng cổ xưa nhất được tìm thấy là dư lượng cồn trong các bình gốm 7000 năm trước công nguyên ở Trung Quốc, cho thấy con người đã sản xuất thức uống có cồn từ việc lên men gạo, kê, nho và mật ong. Vậy cồn đã trở thành động lực cho việc khai khá và thương mại toàn cầu như thế nào? Cùng Rod Phillips khám phá sự phát triển của cồn qua thời gian.

Bài học: Rod Phillips, đạo diễn: Anton Bogaty

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:56

Vietnamese subtitles

Revisions