< Return to Video

The Worst Drought in 1200 Years: What Does it Mean for Your Food?

  • 0:00 - 0:03
    Nước là một chất
    vô cùng quan trọng cho cuộc sống
  • 0:03 - 0:05
    cho trồng trọt, cho thức ăn
    và cả cho tắm rửa.
  • 0:06 - 0:08
    Thông thường,
    nước đến từ những vùng xa.
  • 0:08 - 0:10
    Ví dụ, hơn phân nửa nguồn nước
    của phía nam California
  • 0:10 - 0:12
    đến từ con sông Colorado.
  • 0:12 - 0:15
    Nó được tiếp tục được vận chuyển lên
    và qua một dãy núi
  • 0:15 - 0:17
    để được dùng
    ở những thành phố và nông trại.
  • 0:18 - 0:20
    Nhưng khi mưa rơi
    và nhiệt độ thay đổi,
  • 0:20 - 0:22
    các nhà khoa học
    đang trông thấy một siêu hạn hán
  • 0:22 - 0:23
    nổi lên ở Tây Mỹ.
  • 0:23 - 0:25
    Và nhiều phần của cuộc
    hạn hán dài đó
  • 0:25 - 0:27
    nằm ngay trên sông Colorado.
  • 0:27 - 0:30
    Điều đó có nghĩa là những thành phố lớn
    như L.A và những vùng nông thôn
  • 0:30 - 0:32
    có thể sẽ thấy sự giảm sút
    ở nguồn nước của họ.
  • 0:32 - 0:35
    Ở tập này, ta sẽ tìm hiểu tại sao
    vụ hạn hán này lại tệ như vậy
  • 0:35 - 0:36
    và tìm ra những bài học
    cho chúng ta
  • 0:36 - 0:38
    từ những người đã sống
    ở vùng Tây Nam
  • 0:38 - 0:40
    trong hàng ngàn năm.
  • 0:45 - 0:47
    Lưu vực thoát nước
    là một vùng
  • 0:47 - 0:50
    mà mưa đọng lại
    và chảy xuống một vùng nước.
  • 0:50 - 0:52
    Lưu vực ở sông Colorado
  • 0:52 - 0:54
    trải qua bảy bang và hai quốc gia.
  • 0:55 - 0:57
    40 triệu người sống
    dựa vào nguồn nước đó.
  • 0:57 - 0:59
    Nhưng chuyện gì xảy ra khi
    sông khô cạn
  • 0:59 - 1:01
    và nước bạn đang sống dựa vào
    không còn?
  • 1:02 - 1:03
    Để hiểu rõ hơn, tôi đã hỏi
  • 1:03 - 1:06
    một chuyên gia về nước và hạn hán,
    Brad Udall, về chuyện đang xảy ra.
  • 1:06 - 1:10
    Ở năm 2000, một cuộc hán hán
    xảy ra và 20 năm sau
  • 1:10 - 1:12
    nó đã trở thành cuộc hạn hán
    tê nhất
  • 1:12 - 1:17
    từ khi những thiết bị đo lường được
    lắp đặt trên sông ở năm 1906.
  • 1:18 - 1:20
    Dòng chảy đã chậm hơn khoảng 20%.
  • 1:21 - 1:22
    Hạn hán thường được nhận biết
  • 1:22 - 1:24
    là một khoảng thời gian với
    mưa ít hơn thường
  • 1:24 - 1:26
    dẫn tới sự thiếu nước.
  • 1:26 - 1:28
    Nhưng Brad đã bảo chúng ta rằng
    vụ hạn hán này có khác biệt.
  • 1:28 - 1:30
    Đó chính là do khi không mưa,
  • 1:30 - 1:33
    chúng không tính đến mực nước thấp.
  • 1:33 - 1:35
    Chúng ta có một cách gọi
    cho hiện tượng này:
  • 1:35 - 1:36
    Hạn hán nóng.
  • 1:36 - 1:39
    Vậy, nhiệt độ cao hơn
    làm khô đi Trái Đất.
  • 1:40 - 1:42
    Và những gì chúng ta tìm thấy là
    nhiệt độ cao
  • 1:42 - 1:45
    dẫn tới nhiều sự bốc hơi hơn.
  • 1:46 - 1:49
    Và sự bốc hơi đó là nguyên do
    của việc dòng chảy bị yếu đi.
  • 1:49 - 1:52
    Theo một cách nói khác,
    khi nhiệt độ càng tăng,
  • 1:52 - 1:54
    sự bốc hơi càng lấy nhiều nước
  • 1:54 - 1:56
    từ sông, hồ và núi băng.
  • 1:57 - 2:01
    Điều đó giải thích tại sao dòng chảy
    ở lưu vực Colorado giảm 20%
  • 2:01 - 2:03
    tuy số nước kết tủa lại chỉ giảm 5%.
  • 2:04 - 2:05
    Hạn hán sẽ đến lúc ngưng,
  • 2:05 - 2:07
    nhưng theo một số nhà khoa học,
  • 2:07 - 2:10
    chờ đợi mưa không phải
    là ý tưởng tốt nhất.
  • 2:11 - 2:12
    "Hạn hán" có ngụ ý rằng
  • 2:12 - 2:15
    sự quay về bình thường
    sẽ đến.
  • 2:15 - 2:17
    Hạn hán ý là tạm thời,
  • 2:17 - 2:20
    và nhiều nhà khoa học đang
    bàn luận về
  • 2:20 - 2:23
    sự khô cằn đi của miền Tây,
  • 2:23 - 2:27
    nghĩa là một sự chuyển biến
    vĩnh viễn tới một trạng thái khô hơn.
  • 2:28 - 2:34
    (tiếng động cơ xe)
  • 2:35 - 2:37
    Ít người hiểu được những
    nguy cơ của hạn hán
  • 2:37 - 2:38
    hơn Nancy Caywood.
  • 2:38 - 2:40
    Cố ấy là một nông dân
    thế hệ thứ năm ở Pinal County
  • 2:40 - 2:43
    nơi nước đến từ con sông Colorado
  • 2:43 - 2:45
    qua kênh của Dự Án Trung Tâm Arizona
  • 2:45 - 2:47
    hoặc từ những sông và kênh khác
    thuộc lưu vực Colorado.
  • 2:47 - 2:49
    Chúng như vàng lỏng vậy.
  • 2:49 - 2:51
    Đây chính là nguồn nước của chúng tôi.
  • 2:51 - 2:53
    Chúng tôi lấy nó ra,
    có một cái cổng ở kia,
  • 2:53 - 2:55
    và nó đi xuống một con kênh
  • 2:55 - 2:56
    dẫn thẳng tới trang trại.
  • 2:56 - 2:57
    Tôi sẽ mở cổng này ra.
  • 2:57 - 2:59
    ta có cánh cỏng mở,
  • 2:59 - 3:02
    chúng ta sẽ mở 4 cái,
    để nước tràn vào.
  • 3:04 - 3:07
    Chúng tôi có khoảng
    0.55 kilomet vuông trồng cỏ linh lăng.
  • 3:07 - 3:10
    Đây là một ví dụ của việc
    tưới bằng lũ,
  • 3:10 - 3:12
    một trong những cách tưới
    cổ và thông dụng nhất.
  • 3:12 - 3:14
    Tưới lũ phân phát nước vào đất
  • 3:14 - 3:17
    bằng cách cho nước chảy xuống dốc.
  • 3:17 - 3:19
    Cách tưới đó có một sự
    đơn giản tuyệt đẹp,
  • 3:19 - 3:22
    nhưng nó là cách tưới
    kém hiệu quả nhất
  • 3:22 - 3:24
    vì phần lớn nước sẽ bốc hơi đi
  • 3:24 - 3:27
    hoặc thấm vào trong đất
    khỏi tầm của rễ cây.
  • 3:27 - 3:30
    Hơn nữa, cỏ linh lăng
    tốn rất nhiều nước,
  • 3:30 - 3:33
    nên thịt bò từ gia súc ăn
    cỏ linh lăng
  • 3:33 - 3:36
    là thức ăn dùng nhiều nước nhất
    có sẵn.
  • 3:36 - 3:38
    Tưới nhỏ giọt và tưới bằng vòi phun nước
    có thể hiệu quả hơn,
  • 3:38 - 3:40
    nhưng Nancy nói rằng cô ấy chưa thể
  • 3:40 - 3:42
    lấy giấy phép cần thiết
  • 3:42 - 3:44
    để đổi cách tưới ở trang trại.
  • 3:44 - 3:46
    Và những cánh đồng cỏ linh lăng
    Caywood rất quan trong.
  • 3:46 - 3:49
    60% đất trồng ở lưu vực Colorado
  • 3:49 - 3:50
    được dùng để trồng thức ăn chăn nuôi.
  • 3:50 - 3:53
    Kết hợp tất cả nhu cầu đó lại
    và ở hạt Pinal
  • 3:53 - 3:55
    chính là nơi bị hán hán.
  • 3:55 - 3:59
    Lần cuối hồ chứa đầy là ở 1992.
  • 3:59 - 4:02
    Có một năm, chúng tôi không trồng được
    gì ở trang trại này cả.
  • 4:02 - 4:04
    Năm 2019, nước ở hồ Mead,
  • 4:04 - 4:07
    hồ chứa lớn nhất của USA,
    ít tới mức
  • 4:07 - 4:08
    nó bắt buộc sự cắt giảm đầu tiên
  • 4:08 - 4:10
    về việc phân chia nước ở lưu vực.
  • 4:11 - 4:12
    Nông dân hạt Pinal là những người đầu
  • 4:12 - 4:14
    bị cắt giảm nước.
  • 4:14 - 4:17
    Đất bỏ trống, đã chuẩn bị và sẵn sàng,
    nhưng không được trồng.
  • 4:18 - 4:20
    Đây là một khi đất bỏ hoang,
  • 4:20 - 4:22
    chúng tôi không có đủ nước để trồng.
  • 4:22 - 4:25
    Chúng tôi có
    một nửa kilomet vuông đất bỏ hoang.
  • 4:29 - 4:31
    Tin tốt là từ khoảng năm 1980,
  • 4:31 - 4:34
    nhu cầu dùng nước của người Mỹ đã giảm.
  • 4:34 - 4:38
    Kẻ cả ở những thành phố đang phát triển
    ở Tây Nam,
  • 4:38 - 4:41
    lượng nước sử dụng đã sụt giảm
  • 4:41 - 4:44
    cho dù lượng dân số gia tăng lớn.
  • 4:44 - 4:46
    Nhưng để tưới đất trồng trọt, thế giới
  • 4:46 - 4:51
    sử dụng đến 70% nước ở sông.
  • 4:51 - 4:56
    Những thành phố sử dụng ít hơn
    rất nhiều, khoảng 20% hoặc ít hơn.
  • 4:56 - 4:58
    Một phần là do
  • 4:58 - 5:00
    nỗ lực tiết kiệm nước ở gia đình,
  • 5:00 - 5:02
    nhưng phần lớn là do cách
    các thành phố sử dụng nước.
  • 5:03 - 5:06
    Khi bạn tắm, rửa bát,
    hay kể cả xả bồn cầu,
  • 5:06 - 5:09
    nước đó sẽ được xử lý và được
    đưa lên sử dụng tiếp
  • 5:09 - 5:10
    thay vì bị bốc hơi đi.
  • 5:10 - 5:13
    Nước sử dụng trong công nghiệp
    cũng vậy.
  • 5:13 - 5:15
    Cơ hội và khó khăn lớn nhất
  • 5:15 - 5:17
    chính là giảm tiêu thụ nước
    trong lĩnh vực trồng trọt.
  • 5:17 - 5:19
    Đó là vì nước dùng để trồng trọt
  • 5:19 - 5:21
    sẽ thành một phần của cây
  • 5:21 - 5:23
    hoặc bị bốc hơi đi,
  • 5:23 - 5:25
    nghĩa là nó sẽ không quay trở lại
    vòng tuần hoàn nước
  • 5:25 - 5:27
    trong một thời gian dài.
  • 5:28 - 5:31
    Nhiều nhà khoa học nói đây
    là vụ hạn hán tệ nhất trong 1200 năm,
  • 5:31 - 5:33
    nhưng người Hopi đã sống ở đây
  • 5:33 - 5:36
    hơn 2000 năm
    và đã trồng thức ăn qua hết những năm đó.
  • 5:36 - 5:39
    Chúng ta gặp Max Taylor,
    kí thuật viên quản tài nguyên nước Hopi
  • 5:39 - 5:42
    để tìm hiểu nếu những bài học
    của cộng đồng lâu đời nhất
  • 5:42 - 5:44
    ở Mỹ có thể được áp dụng
    vào cuộc sống hiện đại
  • 5:44 - 5:46
    ở lưu vực Colorado khô cằn.
  • 5:46 - 5:50
    Người Hopi được biết đến với việc
    sử dụng nước ít
  • 5:51 - 5:53
    hơn tất cả mọi người ở Mỹ.
  • 5:53 - 5:56
    Vì chúng tôi sống ở sa mac,
  • 5:56 - 5:58
    chúng tôi để ý hơn về
    việc sử dụng nước.
  • 5:58 - 6:00
    Vậy, lượng nước dùng rất ít.
  • 6:01 - 6:02
    Chúng ta đã xuống ruộng của tôi.
  • 6:02 - 6:06
    Đây là ngô lam, chúng được trồng ở đây
  • 6:06 - 6:07
    Tất cả đều được trồng khô.
  • 6:07 - 6:09
    Tôi không tưới chúng.
  • 6:09 - 6:13
    Cách thức của tôi là:
    bạn làm thoáng một vùng,
  • 6:17 - 6:20
    bạn đào khoảng 20 - 30cm xuống,
  • 6:20 - 6:22
    lấy khoảng 8-10 hạt ngô
  • 6:23 - 6:24
    vào ném vào đó.
  • 6:24 - 6:26
    Độ ẩm bạn đã đưa lên,
  • 6:26 - 6:28
    bạn ấn chúng lại
  • 6:28 - 6:30
    rồi vùi xuống bằng đất khô.
  • 6:30 - 6:32
    Đó là trồng trọt khô.
  • 6:32 - 6:34
    Vườn của ông được trồng ở nơi đất thấp
  • 6:34 - 6:36
    để hứng lấy sự ẩm ướt hiếm có.
  • 6:36 - 6:39
    Cây trồng của ông
    đã rất thích nghi với vùng.
  • 6:39 - 6:41
    Chúng được trông cách xa nhau
    để tránh sự tranh nước,
  • 6:41 - 6:44
    và rễ của chúng cắm sâu vào đất
    để tới chỗ nước ngầm.
  • 6:44 - 6:47
    Chúng ta đang giữa tháng 9.
  • 6:47 - 6:50
    Ta có thể cảm nhận được
    một chút hơi ẩm ở đất,
  • 6:50 - 6:51
    thấy không?
  • 6:52 - 6:56
    Không nhiều, nhưng vừa đủ
    để chúng sống tiếp.
  • 6:56 - 6:59
    Thật tuyệt vời khi thấy
    Max sử dụng hạt giống
  • 6:59 - 7:01
    để trồng ra lương thực
    trong đất không khác gì bụi
  • 7:01 - 7:03
    trong khi không tưới cây.
  • 7:03 - 7:05
    Ông chưa bao giờ tưới khu ruộng này.
  • 7:07 - 7:10
    Chúng tôi có hạt giống được truyền qua
    các thế hệ.
  • 7:10 - 7:13
    Vậy chúng đã thích nghi
    với môi trường khô này.
  • 7:13 - 7:16
    Ngô đã đi cùng người Hopi trong
    ít nhất vài ngàn năm.
  • 7:17 - 7:18
    Tôi nghĩ bài học ở đây
  • 7:18 - 7:21
    là ta phải sống với
    chính môi trường của ta.
  • 7:21 - 7:24
    Và đó chính là cách người bản địa
    đã sống sót ở những vùng này
  • 7:24 - 7:25
    bởi vì họ sống bền vững.
  • 7:25 - 7:27
    Và chúng ra biết đất nước này.
  • 7:31 - 7:33
    Dần chuyển biến tới lương thực
    phù hợp
  • 7:33 - 7:34
    với môi trường của họ
  • 7:34 - 7:37
    cho ta một cơ hội lớn
    cho việc tiết kiệm nước.
  • 7:37 - 7:39
    Sự chuyển biến này có thể xảy ra
    ở nông trại hay thành phố
  • 7:39 - 7:42
    khi ta ăn thức ăn mà
    khi trồng tốn ít nước để nuôi.
  • 7:42 - 7:45
    Về lý thuyết, sự chuyển biến khỏi
    thức ăn chăn nuôi và gia súc có lý.
  • 7:45 - 7:46
    Nhưng nếu ta muốn thích nghi
  • 7:46 - 7:48
    với khí hâu nóng dần
    một cách công bằng,
  • 7:48 - 7:51
    ta không thể bỏ qua nông dân
    như Nancy và những người
  • 7:51 - 7:53
    đã nuôi chúng ta trong hàng thế hệ.
  • 7:53 - 7:54
    Chúng tôi muốn tiếp tục trồng trọt.
  • 7:55 - 7:56
    Chúng tôi không muốn bỏ hoang nông trại.
  • 7:56 - 7:59
    Chúng tôi đang tìm những sự thay thế,
  • 7:59 - 8:00
    những lương thực thay thế,
  • 8:00 - 8:04
    những cách tiết kiệm nước
    trong việc tưới cây.
  • 8:04 - 8:07
    Cỏ linh lăng cần mười ngàn
    mét khối nước để trồng.
  • 8:07 - 8:11
    Ô-liu cần khoảng 1500 mét khối nước.
  • 8:11 - 8:13
    Nhưng nếu chúng ta bắt đầu trồng ô-liu,
  • 8:13 - 8:14
    nhiều sự chuẩn bị cho
    đất trồng là cần thiết.
  • 8:14 - 8:16
    Vậy, chúng ta sẽ mất nhiều tiền
    để bắt đầu.
  • 8:16 - 8:19
    Nhưng câu hỏi là liệu
    chúng ta có thể hợp lại
  • 8:19 - 8:21
    để giảm tải sự căng thẳng
  • 8:21 - 8:24
    cho nguồn nước của chúng ta
    trước khi sự thiếu hụt nữa xảy ra?
  • 8:24 - 8:26
    Chúng ta cần phải chuẩn bị
  • 8:26 - 8:28
    cho nhiều sự thay đổi lớn
  • 8:28 - 8:31
    mà có lẽ ngoài tầm hiểu biết của chúng ta.
  • 8:31 - 8:35
    Đây chính là cách chúng ta
    vượt qua những sự khó khăn
  • 8:35 - 8:37
    và chung tay giúp sức
  • 8:37 - 8:42
    những người sẽ đối mặt với
    sự thay đổi và khó khăn lớn nhất.
  • 8:42 - 8:43
    Và khi chúng ta tập trung
  • 8:43 - 8:45
    vào vùng Tây Bắc Mỹ ở tập này,
  • 8:45 - 8:47
    hạn hán ảnh hưởng tới
    mọi nơi ở đất nước Mỹ.
  • 8:47 - 8:49
    Vậy tiết kiệm nước
  • 8:49 - 8:52
    trong cuộc sống hằng ngày
    có thể giúp bạn chuẩn bị
  • 8:52 - 8:54
    khi nguồn nước nơi bạn ở
    bị cạn đi.
  • 8:54 - 8:56
    Một vài thứ bạn có thể làm
    ngay bây giờ
  • 8:56 - 8:57
    không quá khó.
  • 8:57 - 9:00
    Ví dụ, không bao giờ để vòi nước
    chạy khi không dùng,
  • 9:00 - 9:03
    như khi vệ sinh răng miệng
    hay rửa bát.
  • 9:03 - 9:04
    Bảo đảm sửa những
    vòi nước rò rỉ
  • 9:04 - 9:07
    và chọn đồ dùng tiết kiêm
    nước và điện.
  • 9:07 - 9:08
    Nếu bạn muốn đi thêm một bước,
  • 9:08 - 9:10
    bạn có thể để một cục gạch
    vào bồn vệ sinh
  • 9:10 - 9:12
    để nó dùng ít nước hơn mỗi lần xả,
  • 9:12 - 9:14
    hay đổi vườn nhà bạn thành một
    khu đất tuyệt đẹp
  • 9:14 - 9:16
    trong khi không cần tưới.
  • 9:16 - 9:18
    Bạn còn có thể lắp đặt
    một hệ thống hứng nước mưa.
  • 9:19 - 9:21
    Tất nhiên, còn một thứ nữa
    chúng ta có thể làm,
  • 9:21 - 9:25
    đó chính là giải quyết gốc rễ
    của vấn để, biến đổi khí hậu.
  • 9:25 - 9:27
    Tương lai của vụ hạn hán này
    chưa xác định,
  • 9:27 - 9:29
    và sự nóng lên ta tạo ra càng ít,
  • 9:29 - 9:31
    tương lai của chúng ta càng tươi sáng.
  • 9:31 - 9:33
    Nên hãy xem chương trình tuyệt vời
    của chúng tôi, Hot Mess,
  • 9:33 - 9:35
    cho nhiều ý tưởng hơn nữa về
    việc có thể làm.
  • 9:35 - 9:36
    Và tất nhiên, đăng kí
  • 9:36 - 9:38
    để bắt kịp với tất cả những
    tập khác của Weathered.
  • 9:38 - 9:45
    (nhạc nhẹ)
Title:
The Worst Drought in 1200 Years: What Does it Mean for Your Food?
Description:

more » « less
Video Language:
English
Team:
Amplifying Voices
Project:
Environment and Climate Change
Duration:
10:04

Vietnamese subtitles

Incomplete

Revisions Compare revisions