Nước là một chất vô cùng quan trọng cho cuộc sống cho trồng trọt, cho thức ăn và cả cho tắm rửa. Thông thường, nước đến từ những vùng xa. Ví dụ, hơn phân nửa nguồn nước của phía nam California đến từ con sông Colorado. Nó được tiếp tục được vận chuyển lên và qua một dãy núi để được dùng ở những thành phố và nông trại. Nhưng khi mưa rơi và nhiệt độ thay đổi, các nhà khoa học đang trông thấy một siêu hạn hán nổi lên ở Tây Mỹ. Và nhiều phần của cuộc hạn hán dài đó nằm ngay trên sông Colorado. Điều đó có nghĩa là những thành phố lớn như L.A và những vùng nông thôn có thể sẽ thấy sự giảm sút ở nguồn nước của họ. Ở tập này, ta sẽ tìm hiểu tại sao vụ hạn hán này lại tệ như vậy và tìm ra những bài học cho chúng ta từ những người đã sống ở vùng Tây Nam trong hàng ngàn năm. Lưu vực thoát nước là một vùng mà mưa đọng lại và chảy xuống một vùng nước. Lưu vực ở sông Colorado trải qua bảy bang và hai quốc gia. 40 triệu người sống dựa vào nguồn nước đó. Nhưng chuyện gì xảy ra khi sông khô cạn và nước bạn đang sống dựa vào không còn? Để hiểu rõ hơn, tôi đã hỏi một chuyên gia về nước và hạn hán, Brad Udall, về chuyện đang xảy ra. Ở năm 2000, một cuộc hán hán xảy ra và 20 năm sau nó đã trở thành cuộc hạn hán tê nhất từ khi những thiết bị đo lường được lắp đặt trên sông ở năm 1906. Dòng chảy đã chậm hơn khoảng 20%. Hạn hán thường được nhận biết là một khoảng thời gian với mưa ít hơn thường dẫn tới sự thiếu nước. Nhưng Brad đã bảo chúng ta rằng vụ hạn hán này có khác biệt. Đó chính là do khi không mưa, chúng không tính đến mực nước thấp. Chúng ta có một cách gọi cho hiện tượng này: Hạn hán nóng. Vậy, nhiệt độ cao hơn làm khô đi Trái Đất. Và những gì chúng ta tìm thấy là nhiệt độ cao dẫn tới nhiều sự bốc hơi hơn. Và sự bốc hơi đó là nguyên do của việc dòng chảy bị yếu đi. Theo một cách nói khác, khi nhiệt độ càng tăng, sự bốc hơi càng lấy nhiều nước từ sông, hồ và núi băng. Điều đó giải thích tại sao dòng chảy ở lưu vực Colorado giảm 20% tuy số nước kết tủa lại chỉ giảm 5%. Hạn hán sẽ đến lúc ngưng, nhưng theo một số nhà khoa học, chờ đợi mưa không phải là ý tưởng tốt nhất. "Hạn hán" có ngụ ý rằng sự quay về bình thường sẽ đến. Hạn hán ý là tạm thời, và nhiều nhà khoa học đang bàn luận về sự khô cằn đi của miền Tây, nghĩa là một sự chuyển biến vĩnh viễn tới một trạng thái khô hơn. (tiếng động cơ xe) Ít người hiểu được những nguy cơ của hạn hán hơn Nancy Caywood. Cố ấy là một nông dân thế hệ thứ năm ở Pinal County nơi nước đến từ con sông Colorado qua kênh của Dự Án Trung Tâm Arizona hoặc từ những sông và kênh khác thuộc lưu vực Colorado. Chúng như vàng lỏng vậy. Đây chính là nguồn nước của chúng tôi. Chúng tôi lấy nó ra, có một cái cổng ở kia, và nó đi xuống một con kênh dẫn thẳng tới trang trại. Tôi sẽ mở cổng này ra. ta có cánh cỏng mở, chúng ta sẽ mở 4 cái, để nước tràn vào. Chúng tôi có khoảng 0.55 kilomet vuông trồng cỏ linh lăng. Đây là một ví dụ của việc tưới bằng lũ, một trong những cách tưới cổ và thông dụng nhất. Tưới lũ phân phát nước vào đất bằng cách cho nước chảy xuống dốc. Cách tưới đó có một sự đơn giản tuyệt đẹp, nhưng nó là cách tưới kém hiệu quả nhất vì phần lớn nước sẽ bốc hơi đi hoặc thấm vào trong đất khỏi tầm của rễ cây. Hơn nữa, cỏ linh lăng tốn rất nhiều nước, nên thịt bò từ gia súc ăn cỏ linh lăng là thức ăn dùng nhiều nước nhất có sẵn. Tưới nhỏ giọt và tưới bằng vòi phun nước có thể hiệu quả hơn, nhưng Nancy nói rằng cô ấy chưa thể lấy giấy phép cần thiết để đổi cách tưới ở trang trại. Và những cánh đồng cỏ linh lăng Caywood rất quan trong. 60% đất trồng ở lưu vực Colorado được dùng để trồng thức ăn chăn nuôi. Kết hợp tất cả nhu cầu đó lại và ở hạt Pinal chính là nơi bị hán hán. Lần cuối hồ chứa đầy là ở 1992. Có một năm, chúng tôi không trồng được gì ở trang trại này cả. Năm 2019, nước ở hồ Mead, hồ chứa lớn nhất của USA, ít tới mức nó bắt buộc sự cắt giảm đầu tiên về việc phân chia nước ở lưu vực. Nông dân hạt Pinal là những người đầu bị cắt giảm nước. Đất bỏ trống, đã chuẩn bị và sẵn sàng, nhưng không được trồng. Đây là một khi đất bỏ hoang, chúng tôi không có đủ nước để trồng. Chúng tôi có một nửa kilomet vuông đất bỏ hoang. Tin tốt là từ khoảng năm 1980, nhu cầu dùng nước của người Mỹ đã giảm. Kẻ cả ở những thành phố đang phát triển ở Tây Nam, lượng nước sử dụng đã sụt giảm cho dù lượng dân số gia tăng lớn. Nhưng để tưới đất trồng trọt, thế giới sử dụng đến 70% nước ở sông. Những thành phố sử dụng ít hơn rất nhiều, khoảng 20% hoặc ít hơn. Một phần là do nỗ lực tiết kiệm nước ở gia đình, nhưng phần lớn là do cách các thành phố sử dụng nước. Khi bạn tắm, rửa bát, hay kể cả xả bồn cầu, nước đó sẽ được xử lý và được đưa lên sử dụng tiếp thay vì bị bốc hơi đi. Nước sử dụng trong công nghiệp cũng vậy. Cơ hội và khó khăn lớn nhất chính là giảm tiêu thụ nước trong lĩnh vực trồng trọt. Đó là vì nước dùng để trồng trọt sẽ thành một phần của cây hoặc bị bốc hơi đi, nghĩa là nó sẽ không quay trở lại vòng tuần hoàn nước trong một thời gian dài. Nhiều nhà khoa học nói đây là vụ hạn hán tệ nhất trong 1200 năm, nhưng người Hopi đã sống ở đây hơn 2000 năm và đã trồng thức ăn qua hết những năm đó. Chúng ta gặp Max Taylor, kí thuật viên quản tài nguyên nước Hopi để tìm hiểu nếu những bài học của cộng đồng lâu đời nhất ở Mỹ có thể được áp dụng vào cuộc sống hiện đại ở lưu vực Colorado khô cằn. Người Hopi được biết đến với việc sử dụng nước ít hơn tất cả mọi người ở Mỹ. Vì chúng tôi sống ở sa mac, chúng tôi để ý hơn về việc sử dụng nước. Vậy, lượng nước dùng rất ít. Chúng ta đã xuống ruộng của tôi. Đây là ngô lam, chúng được trồng ở đây Tất cả đều được trồng khô. Tôi không tưới chúng. Cách thức của tôi là: bạn làm thoáng một vùng, bạn đào khoảng 20 - 30cm xuống, lấy khoảng 8-10 hạt ngô vào ném vào đó. Độ ẩm bạn đã đưa lên, bạn ấn chúng lại rồi vùi xuống bằng đất khô. Đó là trồng trọt khô. Vườn của ông được trồng ở nơi đất thấp để hứng lấy sự ẩm ướt hiếm có. Cây trồng của ông đã rất thích nghi với vùng. Chúng được trông cách xa nhau để tránh sự tranh nước, và rễ của chúng cắm sâu vào đất để tới chỗ nước ngầm. Chúng ta đang giữa tháng 9. Ta có thể cảm nhận được một chút hơi ẩm ở đất, thấy không? Không nhiều, nhưng vừa đủ để chúng sống tiếp. Thật tuyệt vời khi thấy Max sử dụng hạt giống để trồng ra lương thực trong đất không khác gì bụi trong khi không tưới cây. Ông chưa bao giờ tưới khu ruộng này. Chúng tôi có hạt giống được truyền qua các thế hệ. Vậy chúng đã thích nghi với môi trường khô này. Ngô đã đi cùng người Hopi trong ít nhất vài ngàn năm. Tôi nghĩ bài học ở đây là ta phải sống với chính môi trường của ta. Và đó chính là cách người bản địa đã sống sót ở những vùng này bởi vì họ sống bền vững. Và chúng ra biết đất nước này. Dần chuyển biến tới lương thực phù hợp với môi trường của họ cho ta một cơ hội lớn cho việc tiết kiệm nước. Sự chuyển biến này có thể xảy ra ở nông trại hay thành phố khi ta ăn thức ăn mà khi trồng tốn ít nước để nuôi. Về lý thuyết, sự chuyển biến khỏi thức ăn chăn nuôi và gia súc có lý. Nhưng nếu ta muốn thích nghi với khí hâu nóng dần một cách công bằng, ta không thể bỏ qua nông dân như Nancy và những người đã nuôi chúng ta trong hàng thế hệ. Chúng tôi muốn tiếp tục trồng trọt. Chúng tôi không muốn bỏ hoang nông trại. Chúng tôi đang tìm những sự thay thế, những lương thực thay thế, những cách tiết kiệm nước trong việc tưới cây. Cỏ linh lăng cần mười ngàn mét khối nước để trồng. Ô-liu cần khoảng 1500 mét khối nước. Nhưng nếu chúng ta bắt đầu trồng ô-liu, nhiều sự chuẩn bị cho đất trồng là cần thiết. Vậy, chúng ta sẽ mất nhiều tiền để bắt đầu. Nhưng câu hỏi là liệu chúng ta có thể hợp lại để giảm tải sự căng thẳng cho nguồn nước của chúng ta trước khi sự thiếu hụt nữa xảy ra? Chúng ta cần phải chuẩn bị cho nhiều sự thay đổi lớn mà có lẽ ngoài tầm hiểu biết của chúng ta. Đây chính là cách chúng ta vượt qua những sự khó khăn và chung tay giúp sức những người sẽ đối mặt với sự thay đổi và khó khăn lớn nhất. Và khi chúng ta tập trung vào vùng Tây Bắc Mỹ ở tập này, hạn hán ảnh hưởng tới mọi nơi ở đất nước Mỹ. Vậy tiết kiệm nước trong cuộc sống hằng ngày có thể giúp bạn chuẩn bị khi nguồn nước nơi bạn ở bị cạn đi. Một vài thứ bạn có thể làm ngay bây giờ không quá khó. Ví dụ, không bao giờ để vòi nước chạy khi không dùng, như khi vệ sinh răng miệng hay rửa bát. Bảo đảm sửa những vòi nước rò rỉ và chọn đồ dùng tiết kiêm nước và điện. Nếu bạn muốn đi thêm một bước, bạn có thể để một cục gạch vào bồn vệ sinh để nó dùng ít nước hơn mỗi lần xả, hay đổi vườn nhà bạn thành một khu đất tuyệt đẹp trong khi không cần tưới. Bạn còn có thể lắp đặt một hệ thống hứng nước mưa. Tất nhiên, còn một thứ nữa chúng ta có thể làm, đó chính là giải quyết gốc rễ của vấn để, biến đổi khí hậu. Tương lai của vụ hạn hán này chưa xác định, và sự nóng lên ta tạo ra càng ít, tương lai của chúng ta càng tươi sáng. Nên hãy xem chương trình tuyệt vời của chúng tôi, Hot Mess, cho nhiều ý tưởng hơn nữa về việc có thể làm. Và tất nhiên, đăng kí để bắt kịp với tất cả những tập khác của Weathered. (nhạc nhẹ)