Lịch sử thú vị của Học thuyết Tế bào
-
0:00 - 0:13(Âm nhạc)
-
0:13 - 0:16Một trong những điều vĩ đại của khoa học
-
0:16 - 0:19là khi các nhà khoa học
khám phá ra một điều gì đó, -
0:19 - 0:21nó không phải lúc nào cũng diễn ra
theo một quy trình định sẵn, -
0:21 - 0:25hay là chỉ trong phòng thí nghiệm
với những quy định nghiêm ngặt -
0:25 - 0:28với áo khoác trắng và
tất cả những thiết bị khoa học gọn gàng -
0:28 - 0:29và chỉ cần "Beep".
-
0:29 - 0:32Thực tế thì những sự kiện và con người
-
0:32 - 0:35liên quan tới
các khám phá khoa học quan trọng -
0:35 - 0:37đều thật kỳ dị và đa dạng.
-
0:37 - 0:39Ví dụ trong bài này là
-
0:39 - 0:42Lịch sử kỳ lạ của Thuyết Tế bào
-
0:42 - 0:45Thuyết này có 3 phần.
-
0:45 - 0:49Phần 1: Tất cả sinh vật đều được tạo thành
từ một hay nhiều tế bào -
0:49 - 0:53Phần 2: Tế bào là đơn vị cơ bản
của cấu trúc và tổ chức trong sinh vật. -
0:53 - 0:57Và phần 3: Tất cả các tế bào
đều được sinh ra từ tế bào có từ trước. -
0:57 - 1:01Thật lòng mà nói,
lý thuyết này nghe có vẻ nhàm chán, -
1:01 - 1:06cho tới khi bạn đào sâu hơn
về thế giới sinh vật vi mô -
1:06 - 1:08và cũng là nguồn gốc của Thuyết Tế bào.
-
1:08 - 1:10Tất cả bắt đầu từ đầu thập niên 1600s.
-
1:10 - 1:14ở Hà Lan, nơi mà người sản xuất kính mắt
tên là Zacharias Jansen -
1:14 - 1:17đã sản xuất ra được
kính hiển vi tổng hợp đầu tiên -
1:17 - 1:19cùng với kính viễn vọng đầu tiên.
-
1:19 - 1:21Những tuyên bố này thường gây tranh cãi,
-
1:21 - 1:26vì hiển nhiên thời đó ông ấy không phải
người duy nhất có cả lô ống kính để vọc. -
1:26 - 1:27Mặc dù vậy,
-
1:27 - 1:30kính hiển vi nhanh chóng trở nên nổi tiếng
-
1:30 - 1:33mà tất cả các nhà thiên nhiên học
hay nhà khoa học đều muốn sử dụng, -
1:33 - 1:35giống như iPad hiện nay vậy.
-
1:35 - 1:37Một trong những người đó
-
1:37 - 1:41là một người Hà Lan
tên Anton van Leeuwenhoek, -
1:41 - 1:43người đã nghe về thiết bị kính viển vi
-
1:43 - 1:45và thay vì ra ngoài mua một cái,
-
1:45 - 1:47ông đã quyết định tự làm cho riêng mình.
-
1:47 - 1:50Và nó trông khác hẳn,
-
1:50 - 1:54nó giống như bản thu nhỏ của mắt kính râm.
-
1:54 - 1:58Nếu ông ấy để hai bản cạnh nhau,
nó có thể tạo thành một phiên bản kính râm -
1:58 - 2:01mà hầu như bạn không nhìn thấy gì qua đó.
-
2:01 - 2:04Khi Leeuwenhoek hoàn thành
kính hiển vi của mình, -
2:04 - 2:08ông đi vào thị trấn
và nhìn tất cả mọi thứ có thể, -
2:08 - 2:10bao gồm cả vết bẩn trên răng.
-
2:10 - 2:12Đúng đó, bạn không nghe nhầm đâu.
-
2:12 - 2:17Ông ấy thực sự đã phát hiện ra vi khuẩn
sau khi quan sát mảng bám trên răng, -
2:17 - 2:21hãy nhớ rằng thời đó
người ta không đánh răng nhiều lắm, -
2:21 - 2:23thậm chí là chẳng bao giờ đánh,
-
2:23 - 2:27ông ấy hẳn đã có
một đống vi khuẩn thú vị để quan sát. -
2:27 - 2:29Khi ông ấy viết về phát hiện của mình,
-
2:29 - 2:32ông không gọi chúng là
vi khuẩn (bacteria) như ngày nay. -
2:32 - 2:34Mà ông ấy gọi chúng là
vi động vật (animalcule), -
2:34 - 2:37vì nghĩ rằng chúng trông giống
những loài động vật bé nhỏ. -
2:37 - 2:39Trong lúc Leeuwenhoek đang ngắm nghía
các mẩu răng, -
2:39 - 2:42ông cũng gửi thư
tới một đồng nghiệp ở Anh, -
2:42 - 2:44tên là Robert Hooke.
-
2:44 - 2:48Hooke là người rất thích
tất cả mọi lĩnh vực của khoa học, -
2:48 - 2:53vì vậy ông ấy đã nghiên cứu
mỗi thứ một ít, bao gồm lý, hóa và sinh. -
2:53 - 2:57Vì vậy Hooke là người
đã đưa ra khái niệm "tế bào" -
2:57 - 3:00khi ông nhìn một tiêu bản
dưới kính hiển vi, -
3:00 - 3:04và một khoang nhỏ mà ông nhìn thấy
đã khiến ông liên tưởng tới -
3:04 - 3:08các căn phòng (cell) mà tu sĩ ngủ
trong tu viện. -
3:08 - 3:14Giống như phòng kí túc không có máy tính,
TV và những người cùng phòng khó chiu. -
3:14 - 3:18Hooke là một nhà khoa học
bị đánh giá thấp ở thời đó, -
3:18 - 3:20ông luôn mang theo định kiến đó,
-
3:20 - 3:24vì ông đã gây sự nhầm với
một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất, -
3:24 - 3:25Ngài Isaac Newton.
-
3:25 - 3:28Bạn có nhớ rằng Hooke quan tâm
tới rất nhiều lĩnh vực không? -
3:28 - 3:30Sau khi Newton phát hành
một cuốn sách gây chấn động -
3:30 - 3:33về quy luật chuyển động của các hành tinh
do trọng lực, -
3:33 - 3:34Hooke đã tuyên bố rằng Newton
-
3:34 - 3:38đã lấy cảm hứng từ nghiên cứu của Hooke
trong vật lí. -
3:38 - 3:41Newton thực sự không thích điều này,
-
3:41 - 3:46nó gây ra căng thẳng trong mối quan hệ
giữa hai người, cho tới khi Hooke qua đời. -
3:46 - 3:48Một phần nghiên cứu của Hooke,
-
3:48 - 3:52cũng như tấm chân dung duy nhất của ông,
đã bị đặt sai, là do Newton. -
3:52 - 3:56Phần lớn đã được tìm lại,
sau thời Newton, -
3:56 - 4:00nhưng chân dung của ông thì không,
không ai biết Robert Hooke trông thế nào. -
4:01 - 4:04Quay lại những năm 1800,
khi hai nhà khoa học Đức -
4:04 - 4:07khám phá ra những thứ
mà ngày nay được coi là hiển nhiên, -
4:07 - 4:11nhưng đã tổng hợp lại những gì
mà ngày nay gọi là học thuyết tế bào. -
4:11 - 4:14Nhà khoa học đầu tiên
là Matthias Schleiden, -
4:14 - 4:17một nhà thực vật học thích nghiên cứu
thực vật dưới kính hiển vi. -
4:17 - 4:20Từ những kinh nghiệm tìm hiểu
về các loài cây khác nhau, -
4:20 - 4:23cuối cùng ông nhận ra rằng từng loại cây
-
4:23 - 4:26đều được cấu tạo từ tế bào.
-
4:27 - 4:29Cùng lúc đó, phía bên kia nước Đức,
-
4:29 - 4:31là Theodor Schwann,
-
4:31 - 4:35nhà khoa học không chỉ nghiên cứu
tế bào động vật dưới kính hiển vi -
4:35 - 4:38và có một loại tế bào thần kinh
đặt theo tên ông, -
4:38 - 4:41mà đồng thời còn phát minh ra
ống dưỡng khí cho lính cứu hỏa -
4:41 - 4:43và có một bộ râu quai nón.
-
4:43 - 4:45Sau khi tìm hiểu tế bào động vật,
-
4:45 - 4:49ông cũng đi tới kết luận rằng tất cả
động vật đều được cấu tạo từ tế bào. -
4:49 - 4:51Ngay lập tức, ông công bố qua thư
-
4:51 - 4:54vì khi đó Twitter chưa được phát minh,
-
4:54 - 4:57gửi thư tới các nhà khoa học khác
trong cùng lĩnh vực, gặp mặt Schleiden, -
4:57 - 5:01và hai người bắt tay vào xây dựng
học thuyết tế bào. -
5:01 - 5:04Một sự tranh cãi đã xảy ra giữa họ
-
5:04 - 5:06về phần cuối của học thuyết tế bào
-
5:06 - 5:08rằng tế bào sinh ra từ
tế bào tồn tại trước đó. -
5:08 - 5:11Schleiden không hoàn toàn
ủng hộ suy nghĩ đó, -
5:11 - 5:14và ông kiên quyết rằng tế bào
được hình thành tự do -
5:14 - 5:18xuất hiện một cách bất kì trong tự nhiên.
-
5:18 - 5:21Đó là khi một nhà khoa học khác
tên là Rudolph Virchow, -
5:21 - 5:25bắt tay vào nghiên cứu chứng minh rằng
tế bào được sinh ra từ tế bào trước đó -
5:25 - 5:30nghiên cứu mà thực chất là- nói sao nhỉ-
vay mượn mà chưa xin phép -
5:30 - 5:33từ một nhà khoa học Do Thái
tên là Robert Remak, -
5:33 - 5:36dẫn tới mối bất hòa nữa
giữa hai nhà khoa học. -
5:36 - 5:38Do đó, từ mảng bám răng
cho tới Mô-men Newton, -
5:38 - 5:42kết thành tinh thể tới tế bào Schwann,
-
5:42 - 5:45học thuyết tế bào đã trở thành một phần
quan trọng trong sinh học ngày nay. -
5:45 - 5:49Những thứ ta biết về khoa học
có thể nhàm chán, -
5:49 - 5:53nhưng cách mà ta phát hiện ra chúng
thật là thú vị. -
5:53 - 5:55Nếu điều gì đó khiến bạn thấy chán,
-
5:55 - 5:57hãy đào sâu hơn.
-
5:57 - 6:00Có thể sẽ có một câu chuyện thực sự kì lạ
đâu đó phía sau đấy.
- Title:
- Lịch sử thú vị của Học thuyết Tế bào
- Description:
-
Xem đầy đủ tại: http://ed.ted.com/lessons/the-wacky-history-of-cell-theory
Khám phá khoa học không chỉ đơn giản là một thí nghiệm tốt. Lịch sử kì lạ và tuyệt vời của học thuyết tế bào đã minh họa cho những trắc trở trong việc xây dựng nền tảng của sinh học.
Bài giảng bởi Lauren Royal-Woods, minh họa bởi Augenblick Studios (http://augenblickstudios.com/).
- Video Language:
- English
- Team:
- closed TED
- Project:
- TED-Ed
- Duration:
- 06:12
TED Translators admin approved Vietnamese subtitles for The Wacky History of Cell Theory | ||
Uyên Võ accepted Vietnamese subtitles for The Wacky History of Cell Theory | ||
Thu Ha Tran edited Vietnamese subtitles for The Wacky History of Cell Theory | ||
Thu Ha Tran edited Vietnamese subtitles for The Wacky History of Cell Theory | ||
Thu Ha Tran edited Vietnamese subtitles for The Wacky History of Cell Theory | ||
Nelson Dinh edited Vietnamese subtitles for The Wacky History of Cell Theory | ||
Nelson Dinh edited Vietnamese subtitles for The Wacky History of Cell Theory |