< Return to Video

Sự phát triển của kịch nghệ như một loại hình văn học nghệ thuật - Mindy Ploeckelmann

  • 0:18 - 0:20
    Vào thế kỉ 11 và 12,
  • 0:20 - 0:22
    hầu hết thường dân Anh Quốc đều mù chữ.
  • 0:22 - 0:24
    Vì họ không có cách nào để học Kinh Thánh,
  • 0:24 - 0:27
    các tu sĩ đã nghĩ ra một sáng kiến:
  • 0:27 - 0:29
    dựng các vở kịch từ
    những câu chuyện trong Kinh Thánh
  • 0:29 - 0:32
    để những người mù chữ
    có thể học từ đó.
  • 0:32 - 0:33
    Những vở kịch tôn giáo này
  • 0:33 - 0:36
    hé lộ bí ẩn trong lời Chúa dạy.
  • 0:36 - 0:37
    Cùng khoảng thời gian đó,
  • 0:37 - 0:39
    những tu sĩ cũng tạo ra các vở kịch
  • 0:39 - 0:40
    về các vị thánh nhà thờ,
  • 0:40 - 0:42
    gọi là kịch thần bí.
  • 0:42 - 0:43
    Ban đầu,
  • 0:43 - 0:45
    tu sĩ đóng trong các vở Kinh Thánh
  • 0:45 - 0:47
    trên bậc thềm ngoài giáo đường.
  • 0:47 - 0:49
    Khán giả quá nồng nhiệt hưởng ứng
  • 0:49 - 0:51
    nên đoàn kịch phải di chuyển ra đường phố
  • 0:51 - 0:53
    xung quanh quảng trường thị trấn.
  • 0:53 - 0:55
    Bằng cách chế tạo xe đẩy cho mỗi vở kịch
  • 0:55 - 0:57
    và xếp chúng thành một hàng,
  • 0:57 - 0:59
    họ có thể diễn một loạt các câu chuyện,
  • 0:59 - 1:00
    đưa người xem đi từ
  • 1:00 - 1:01
    vở Đấng Tạo Hóa
  • 1:01 - 1:02
    cho đến vở Khải Huyền.
  • 1:02 - 1:04
    Những xe đẩy này, gọi là đám rước,
  • 1:04 - 1:07
    trông giống như những cái hộp có bánh xe.
  • 1:07 - 1:08
    Mỗi chiếc cao hai tầng.
  • 1:08 - 1:10
    Tầng dưới được che rèm,
  • 1:10 - 1:13
    dùng để chứa trang phục,
    đạo cụ và thay đồ.
  • 1:13 - 1:16
    Tầng phẳng trên là sân khấu biểu diễn.
  • 1:16 - 1:19
    Khán giả từ khắp thị trấn kéo đến xem
  • 1:19 - 1:21
    và đám rước sẽ chạy quanh vòng
  • 1:21 - 1:24
    đến khi dân làng đều
    xem được tất cả các vở.
  • 1:24 - 1:26
    Các vở kịch dần cần thêm diễn viên
  • 1:26 - 1:28
    do không có đủ tu sĩ.
  • 1:28 - 1:29
    Vì vậy, khoảng thế kỉ 13,
  • 1:29 - 1:31
    các nhóm khác nhau
    được giao trách nhiệm
  • 1:31 - 1:34
    diễn các phân đoạn khác nhau
    trong chuỗi kịch.
  • 1:34 - 1:35
    Sự phân công nhằm phản ánh
  • 1:35 - 1:37
    sự chuyên nghiệp của các nhóm.
  • 1:37 - 1:40
    Ví dụ, nhóm thợ mộc có thể diễn
  • 1:40 - 1:41
    câu chuyện Chiếc thuyền của Noah,
  • 1:41 - 1:44
    và nhóm thợ bánh diễn Bữa tiệc Cuối cùng.
  • 1:44 - 1:46
    Bạn có thể tưởng tượng được
  • 1:46 - 1:50
    nhóm đồ tể diễn cảnh Đóng đinh Chúa không?
  • 1:50 - 1:51
    Vâng, không có các tu sĩ,
  • 1:51 - 1:53
    các vở diễn sớm biến tướng,
  • 1:53 - 1:55
    đi chệch khỏi nguyên tác trong Kinh Thánh.
  • 1:55 - 1:58
    Cho tới cuối thế kỉ 14,
    một loại hình kịch mới,
  • 1:58 - 2:01
    gọi là kịch luân lí, đã phát triển.
  • 2:01 - 2:03
    Niềm tin, sự thật, lòng trắc ẩn
    và việc thiện.
  • 2:03 - 2:05
    đã trở thành các nhân vật trên sân khấu.
  • 2:05 - 2:07
    Và đồng thời, các thói xấu như
  • 2:07 - 2:08
    dối trá,
  • 2:08 - 2:09
    lòng tham,
  • 2:09 - 2:10
    sự trần tục,
  • 2:10 - 2:11
    và ác quỷ
  • 2:11 - 2:13
    trở thành các vai phản diện.
  • 2:13 - 2:15
    Kịch luân lí là những câu chuyện ẩn dụ
  • 2:15 - 2:19
    mà ở đó các nhân vật phải
    đấu tranh để bảo vệ linh hồn.
  • 2:19 - 2:21
    Khán giả ưa thích các nhân vật hư hỏng,
  • 2:21 - 2:23
    và họ được khuyến khích
  • 2:23 - 2:25
    để tương tác với diễn viên.
  • 2:25 - 2:26
    Việc ném thức ăn thiu
  • 2:26 - 2:29
    hay thậm chí xô xát với các khán giả khác
  • 2:29 - 2:31
    đã trở nên rất phổ biến.
  • 2:31 - 2:32
    Nhân vật ác quỷ
  • 2:32 - 2:34
    thường sẽ đi vòng quanh đám đông
  • 2:34 - 2:36
    và kéo vài khán giả bất cẩn
  • 2:36 - 2:39
    vào địa ngục, được dựng giống miệng rồng.
  • 2:39 - 2:41
    Các câu chuyện đạo đức trong Kinh Thánh
    bị bóp méo
  • 2:41 - 2:44
    thành các câu chuyện thô kệch và tiếu lâm.
  • 2:44 - 2:47
    Các tu sĩ vốn định giảng dạy đạo đức.
  • 2:47 - 2:50
    Nhưng mỉa mai thay, các vở kịch luân lí
  • 2:50 - 2:54
    lại xúi giục thói xấu thay vì đức tính.
  • 2:54 - 2:56
    Đến giữa thế kỉ 15,
  • 2:56 - 2:58
    nhà thờ bắt đầu cấm những vở kịch như vậy.
  • 2:58 - 3:00
    Luật thị trấn yêu cầu các nhà hát
  • 3:00 - 3:02
    phải được xây dựng ở ngoại ô.
  • 3:02 - 3:04
    Một trong những nhà hát đầu tiên
  • 3:04 - 3:06
    được dựng giống
    phiên bản lớn hơn của đám rước,
  • 3:06 - 3:08
    với từng hàng ghế
  • 3:08 - 3:11
    bao bọc cả một vùng đầy cỏ trước sân khấu.
  • 3:11 - 3:12
    Nghe quen nhỉ?
  • 3:12 - 3:14
    Anh chàng William Shakespeare
  • 3:14 - 3:16
    đã sáng tác tác phẩm của mình tại nhà hát
  • 3:16 - 3:19
    mà sau này được gọi là Địa Cầu.
  • 3:19 - 3:21
    Kịch luân lí trung cổ đã kéo theo
    các nhà viết kịch Phục Hưng,
  • 3:21 - 3:24
    người được truyền cảm hứng
    bởi xung đột nội tâm
  • 3:24 - 3:25
    và lương tri con người.
  • 3:25 - 3:28
    Và như thế, kịch nghệ đã phát triển
  • 3:28 - 3:30
    thành một loại hình văn học nghệ thuật.
Title:
Sự phát triển của kịch nghệ như một loại hình văn học nghệ thuật - Mindy Ploeckelmann
Description:

Xem toàn bộ bài học tại: http://ed.ted.com/lessons/the-emergence-of-drama-as-a-literary-art-mindy-ploeckelmann

Khi nhận ra vấn đề của số đông thường dân mù chữ, các nhà tu sĩ Anh của thế kỉ 11 đã cho ra đời những vở kịch để truyền bá Kinh Thánh. Dần dần, kịch nghệ vươn ra khỏi nhà thờ và bắt đầu bén rễ trên các đường phố. Mindy Ploeckelmann lần theo sự phát triển của chính kịch, từ những vở diễn thần thoại đến mang tính đạo đức, và cuối cùng là của Shakespeare.

Bài học được soạn bởi Mindy Ploeckelmann, dựng phim bởi Johnny Chew.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
03:47

Vietnamese subtitles

Revisions