Return to Video

Vụ nổ Beirut: Cách nhận biết một video đã qua chỉnh sửa

  • 0:01 - 0:05
    Vào ngày 4/8, một vụ nổ lớn đã xảy ra
    tại một cảng ở Beirut, Lebanon.
  • 0:05 - 0:08
    (tiếng nổ)
  • 0:08 - 0:11
    Vụ nổ được quay bằng điện thoại
    đủ mọi góc cạnh.
  • 0:11 - 0:15
    Các video gần như lập tức được lan truyền
    trên mạng xã hội và các nền tảng nhắn tin.
  • 0:16 - 0:18
    Một vài video là thật,
    một số khác là dàn dựng.
  • 0:19 - 0:23
    Một vài video cho thấy hình ảnh
    một tên lửa đã đâm xuống trước vụ nổ.
  • 0:23 - 0:25
    (tiếng nổ)
  • 0:26 - 0:28
    Những video này đã bị chỉnh sửa.
  • 0:28 - 0:30
    Khi phóng viên điều tra Emmanuelle Saliba
  • 0:30 - 0:33
    nhận được một video này
    từ một nguồn tin ở Beirut,
  • 0:33 - 0:35
    cô biết rằng cô phải bắt tay vào việc.
  • 0:35 - 0:36
    Là một phóng viên điều tra,
  • 0:36 - 0:40
    vai trò của tôi là cố gắng và tìm hiểu
    nguyên nhân của vụ nổ này là gì.
  • 0:40 - 0:45
    Vậy nên tôi đã liên lạc với một người
    là chủ của một doanh nghiệp ở cảng Beirut.
  • 0:45 - 0:47
    Gia đình của anh đã làm
    việc ở đó trong 40 năm.
  • 0:47 - 0:51
    Trong cuộc trao đổi, anh nói:
    "Để tôi gửi cho bạn một video."
  • 0:51 - 0:54
    "Tôi nghĩ rằng tên lửa
    đã gây ra vụ nổ này."
  • 0:54 - 0:55
    Tôi đã khá hoài nghi
  • 0:55 - 1:00
    bởi vì tôi đã xem các video mà
    khá dễ để vạch trần.
  • 1:00 - 1:05
    Những gì chúng ta đang thấy là video
    đầu tiên được đăng lên nhưng bị dàn dựng.
  • 1:06 - 1:08
    Điều thú vị trong chuyện này là
  • 1:08 - 1:10
    đây là một video gốc ghi lại sự việc,
  • 1:10 - 1:12
    ta đang nhìn thấy cảnh tượng thật,
  • 1:12 - 1:15
    nhung cái người đó làm
    là thêm vào một tên lửa.
  • 1:15 - 1:19
    Tôi sẽ cho anh xem video gốc
  • 1:19 - 1:22
    (Tiếng còi xe)
  • 1:23 - 1:26
    (Tiếng nổ)
  • 1:27 - 1:32
    Trên mạng có một cái hay đó là
  • 1:32 - 1:35
    ngay khi một video bị chỉnh sửa
    được đăng lên
  • 1:35 - 1:38
    rất nhiều nhà báo có nghiệp vụ
    bắt tay hành động
  • 1:38 - 1:41
    và các video nhanh chóng bị vạch trần.
  • 1:41 - 1:46
    Một đồng nghiệp của tôi ở BBC chuyên về
    tin giả đã vạch trần video này.
  • 1:47 - 1:50
    Và tất cả chúng tôi, bạn biết đấy,
    mặc dù làm việc cho các hãng khác nhau,
  • 1:50 - 1:53
    đều giúp đỡ nhau trong các
    công việc của của mình.
  • 1:53 - 1:56
    Và tôi đã nghĩ về nó khi nói chuyện
    với nguồn tin của mình,
  • 1:56 - 1:59
    tôi nghĩ, "Bạn biết đấy, chúng tôi đã
    từng vạch trần một video rồi.
  • 1:59 - 2:01
    Tôi khá hoài nghi về video này."
  • 2:01 - 2:02
    "Gửi nó cho tôi đi."
  • 2:02 - 2:06
    Anh ấy gửi cho tôi qua WhatsApp và
    nói mình có được nó từ bạn bè và gia đình.
  • 2:06 - 2:09
    Công ty của anh ta bị phá huỷ,
    họ muốn có câu trả lời
  • 2:09 - 2:12
    Họ muốn biết điều gì đã gây ra vụ nổ.
  • 2:12 - 2:15
    Tôi xem video và đó là
    một video hồng ngoại.
  • 2:15 - 2:18
    Tôi sẽ cho anh xem một bản video
    vẫn còn trên Twitter.
  • 2:18 - 2:20
    Tôi sẽ bật cho anh xem.
  • 2:23 - 2:27
    (Tiếng nổ)
  • 2:31 - 2:35
    Anh có thể thấy rằng hai video này
    đã cùng bị chỉnh sửa
  • 2:35 - 2:38
    để nhìn giống một lần quay liên tục.
  • 2:38 - 2:41
    Nhưng chỉ cần nhìn qua, ai cũng biết rằng
  • 2:41 - 2:43
    nó được quay từ hai góc khác nhau.
  • 2:43 - 2:47
    Ngoài ra còn có lớp ảnh nhiệt này
    trông khá lạ,
  • 2:47 - 2:50
    giả sử camera bị rơi xuống đất
  • 2:50 - 2:54
    và bạn có thể thấy nó được quay
    bởi một người.
  • 2:54 - 2:57
    Nhưng người nào lại có một
    camera hồng ngoại chứ?
  • 2:57 - 2:59
    Đây là một dụng cụ chuyên nghiệp.
  • 2:59 - 3:01
    Đúng vậy. Video khá rung lắc.
  • 3:01 - 3:03
    Không một video an ninh nào lại
    được đăng lên nhanh như vậy
  • 3:03 - 3:05
    dưới sự tác động của vụ nổ.
  • 3:05 - 3:08
    Vậy nên tôi bắt đầu ghép những
    thông tin này với nhau.
  • 3:08 - 3:10
    Tôi nhận ra góc quay đầu tiên này
  • 3:10 - 3:15
    và tôi biết nó được quay bởi một
    biên tập viên mạng xã hội
  • 3:15 - 3:17
    đã có mặt tại hiện trường,
    đang làm cho CNN.
  • 3:17 - 3:19
    Và đây là video gốc.
  • 3:19 - 3:21
    Bạn thấy đó, nó không có bộ lọc đó.
  • 3:22 - 3:24
    Và khi bạn bật lên,
  • 3:24 - 3:26
    (Tiếng nổ)
  • 3:27 - 3:31
    bạn có thể thấy rằng không có
    tên lửa nào từ trên trời đâm xuống.
  • 3:31 - 3:33
    Nó đã được thêm vào.
  • 3:33 - 3:34
    Tôi bảo anh ta và anh nói,
  • 3:34 - 3:36
    "Đúng, video của tôi đã bị cắt ghép.
  • 3:36 - 3:42
    Tôi liên tục nhận được những email về
    tên lửa trong video của tôi ",
  • 3:42 - 3:44
    như bạn thấy là không có thật.
  • 3:44 - 3:48
    Twitter sau đó đã nhanh chóng
    đã tổ chức một sự kiện
  • 3:49 - 3:51
    cho biết bên kiểm chứng thông tin
    đã kêt luận rằng
  • 3:51 - 3:56
    video vụ nổ Beirut đã bị chỉnh sửa
    và tên lửa trong đó là giả.
  • 3:56 - 4:00
    Họ giới thiệu tweet của tôi
    và chủ đề tôi làm về video đó,
  • 4:00 - 4:03
    và họ cũng giới thiệu
    vài phóng viên khác
  • 4:03 - 4:08
    cũng làm các công việc vạch trần tương tự.
  • 4:08 - 4:13
    Việc quan trọng với chúng tôi là
    nhanh chóng bác bỏ tin giả
  • 4:13 - 4:15
    và nhanh chóng vạch trần chúng
  • 4:15 - 4:18
    và thực sự cho mọi người thấy
    cách chúng tôi làm việc đó.
  • 4:18 - 4:20
    Để nói rằng đó không phải sự thật rất dễ,
  • 4:20 - 4:23
    nhưng chúng tôi cần mọi người hiểu
    tại sao nó không phải thật.
  • 4:23 - 4:27
    Nên tôi đã nhắn tin cho anh ấy và
    giải thích rằng,
  • 4:27 - 4:29
    "Đây là cách tôi biết nó
    không phải là thật."
  • 4:29 - 4:32
    Anh ấy bảo,
    "Rất vui khi được biết điều này.
  • 4:32 - 4:34
    Tôi sẽ báo với bạn bè
    và gia đình của mình."
  • 4:34 - 4:37
    Tôi nghĩ nó rất hữu dụng
    nếu cá nhân bạn lập một danh sách
  • 4:37 - 4:41
    về các nhà báo khác nhau,
  • 4:41 - 4:44
    bạn có thể theo dõi họ
    trong các tin nóng.
  • 4:44 - 4:48
    Tạo cho bản thân một hệ thống nhỏ
    các chuyên gia uy tín mà bạn tin tưởng
  • 4:48 - 4:51
    và bằng cách đó bạn có thể thấy rằng
    những gì bạn sắp chia sẻ
  • 4:51 - 4:54
    thực chất lại là một thứ bạn
    không nên làm vậy.
  • 4:54 - 4:55
    Đúng thế.
  • 4:55 - 4:58
    Vụ nổ ngày 4/8 ở Beirut có sức
    tàn phá rất lớn.
  • 4:58 - 5:00
    Có những người đã thiệt mạng.
    Hàng ngàn người bị thương.
  • 5:00 - 5:03
    Với thiệt hại hàng tỉ đô.
  • 5:03 - 5:06
    Chúng ta đều muốn biết bằng cách nào
    vụ nổ xảy ra.
  • 5:06 - 5:08
    Chúng ta lập tức nhận được lời giải thích.
  • 5:08 - 5:11
    Nhưng những nguồn tin đáng tin cậy
    cần nhiều thời gian hơn.
  • 5:11 - 5:15
    Vậy chúng ta làm gì khi thông tin
    lan truyền nhanh hơn sự thật?
  • 5:15 - 5:18
    Hãy tạo một danh sách như
    Emmanuelle đã gợi ý.
  • 5:18 - 5:21
    Tìm những nhà báo bạn tin tưởng
    và theo dõi họ.
  • 5:21 - 5:22
    Vậy khi có những tin tức nóng hổi
  • 5:22 - 5:26
    và nếu 2020 đã dạy chúng ta điều gì,
    chắc chắn điều đó sẽ xảy ra
  • 5:26 - 5:29
    bạn sẽ biết trước cần tìm đến ai.
  • 5:29 - 5:32
    Vào những lần tới, hãy tỉnh táo.
    Đừng lan truyền tin giả.
  • 5:32 - 5:34
    Tôi là Hari Sreenivasan và
    đây là Take on Fake.
  • 5:37 - 5:38
    Cảm ơn vì đã theo dõi.
  • 5:38 - 5:40
    Để biết thêm về các nghiên cứu sâu như vậy
  • 5:40 - 5:42
    hãy theo dõi khách mời Emmanuelle Saliba
    trên Twitter.
  • 5:42 - 5:44
    Bạn có thể tìm thấy đường link trong
    phần mô tả.
  • 5:44 - 5:47
    Hãy cho chúng tôi biết bạn nghĩ gì
    trong phần comment và đừng quên
  • 5:47 - 5:50
    theo dõi kênh để biết khi nào các tập mới
    TakeOnFake lên sóng.
Title:
Vụ nổ Beirut: Cách nhận biết một video đã qua chỉnh sửa
Description:

Vào ngày 4/8, một vụ nổ lớn đã xảy ra tại Beirut, thủ đô Lebanon. Các video về vụ việc chết người này ngay lập tức tràn ngập trên mạng xã hội - một vài video là thật, bên cạnh đó cũng có những video đã bị chỉnh sửa. Phóng viên điều tra của NBC News Emmanuelle Saliba dạy chúng ta nhận biết các video bị cắt ghép bằng cách tham khảo chéo các nguồn tin đáng tin cậy.

Emmanuelle Saliba: https://twitter.com/_esaliba

Đừng quên like và đăng kí kênh: https://bit.ly/3dziPoH

Take on Fake vạch trần những thông tin bạn đã thấy hoặc chia sẻ trên mạng để cho bạn thấy cách để cập nhật thông tin. Hari Sreenivasan đã tìm hiểu trên mạng về các thông tin sai lệch, đọc nhiều hơn một tiêu đề duy nhất để tìm các nguồn đáng tin cậy để khám phá sự thật.

more » « less
Video Language:
English
Team:
Amplifying Voices
Project:
Misinformation and Disinformation
Duration:
05:50

Vietnamese subtitles

Incomplete

Revisions Compare revisions