< Return to Video

Chúng ta nhìn thấy màu sắc như thế nào - Colm Kelleher

  • 0:15 - 0:17
    Bạn hẳn đã nghe nói
    ánh sáng là một loại sóng
  • 0:17 - 0:19
    và màu sắc là một vật thể
  • 0:19 - 0:22
    liên quan đến tần số của sóng ánh sáng.
  • 0:22 - 0:24
    Sóng ánh sáng tần số cao có màu tím,
  • 0:24 - 0:26
    sóng ánh sáng tần số thấp có màu đỏ,
  • 0:26 - 0:28
    hoà giữa hai tần số này là màu vàng,
  • 0:28 - 0:29
    xanh lá cây, cam
  • 0:29 - 0:31
    và v.v...
  • 0:31 - 0:33
    Bạn có thể gọi ý tưởng này
    là màu sắc thực thể
  • 0:33 - 0:37
    màu sắc được cho là đặc tính
    vật chất của ánh sáng.
  • 0:37 - 0:39
    Nó không phụ thuộc vào
    nhận thức của con người.
  • 0:39 - 0:41
    Trong khi điều này không sai,
  • 0:41 - 0:44
    thì nó cũng không phải
    là toàn bộ câu chuyện.
  • 0:44 - 0:47
    Ví dụ, có lẽ
    bạn đã thấy bức tranh này trước đó.
  • 0:47 - 0:52
    Vùng màu đỏ và xanh lá cây
    chồng lên nhau là màu vàng.
  • 0:52 - 0:54
    Khi bạn nghĩ về nó, điều này khá kỳ lạ.
  • 0:54 - 0:57
    Vì ánh sáng là sóng, hai tần số khác nhau
  • 0:57 - 0:59
    không tác động lẫn nhau,
  • 0:59 - 1:00
    chúng chỉ là cùng hiện hữu
  • 1:00 - 1:02
    như các ca sĩ hoà âm cùng nhau.
  • 1:02 - 1:05
    trong vùng có vẻ là màu vàng này,
  • 1:05 - 1:07
    hiện diện hai loại khác nhau
    của sóng ánh sáng:
  • 1:07 - 1:09
    một có tần số đỏ,
  • 1:09 - 1:11
    và một có tần số xanh lá cây.
  • 1:11 - 1:13
    Không có màu vàng nào hiện hữu cả.
  • 1:13 - 1:14
    Làm thế nào có vùng màu này,
  • 1:14 - 1:17
    nơi mà ánh sáng đỏ và
    xanh lá cây hoà lẫn,
  • 1:17 - 1:19
    trông giống màu vàng?
  • 1:19 - 1:22
    Để hiểu điều này, bạn phải hiểu
    một ít về sinh học,
  • 1:22 - 1:25
    về việc con người thấy
    màu sắc như thế nào.
  • 1:25 - 1:28
    nhận thức về ánh sáng xảy ra ở
    một lớp các tế bào mỏng như giấy,
  • 1:28 - 1:29
    được gọi là võng mạc,
  • 1:29 - 1:32
    bao bọc phía sau nhãn cầu.
  • 1:32 - 1:36
    Trong võng mạc, có hai loại
    tế bào phát hiện ánh sáng
  • 1:36 - 1:38
    tế bào que và tế bào hình nón.
  • 1:38 - 1:40
    tế bào hình que dùng để nhìn
    trong điều kiện ánh sáng yếu,
  • 1:40 - 1:43
    và chỉ có duy nhất một loại này.
  • 1:43 - 1:46
    Tế bào hình nón, lại là câu chuyện khác.
  • 1:46 - 1:48
    Có ba loại tế bào hình nón tương ứng
  • 1:48 - 1:49
    với các màu đỏ,
  • 1:49 - 1:50
    xanh lá,
  • 1:50 - 1:51
    và xanh dương.
  • 1:51 - 1:53
    khi bạn thấy một màu,
  • 1:53 - 1:57
    mỗi tế bào hình nón sẽ gửi
    tín hiệu riêng đến não bạn
  • 1:57 - 1:59
    Ví dụ, giả sử ánh sáng màu vàng đó,
  • 1:59 - 2:02
    là ánh sáng vàng thật sự,
    với tần số màu vàng,
  • 2:02 - 2:03
    đang chiếu vào mắt bạn.
  • 2:03 - 2:06
    Bạn không có tế bào hình nón
    đặc hiệu để phát hiện màu vàng,
  • 2:06 - 2:08
    nhưng màu vàng là loại
    gần với màu xanh lá
  • 2:08 - 2:10
    và cũng gần với màu đỏ,
  • 2:10 - 2:12
    vì vậy cả hai tế bào hình nón
    đỏ và xanh lá,
  • 2:12 - 2:16
    đều được kích hoạt, và mỗi tế bào
    đều gửi tín hiệu đến não bạn.
  • 2:16 - 2:18
    Có cách khác để kích hoạt ngay
  • 2:18 - 2:21
    tế bào hình nón đỏ và xanh lá cây:
  • 2:21 - 2:25
    nếu cả hai tia sáng đỏ và
    xanh lá hiện diện cùng lúc.
  • 2:25 - 2:28
    Vấn đề là, não bạn nhận cùng tín hiệu,
  • 2:28 - 2:32
    cho dù bạn thấy ánh sáng có tần số vàng
  • 2:32 - 2:35
    hay ánh sáng trộn lẫn
    tần số sắc xanh lá và đỏ.
  • 2:35 - 2:39
    Đó là lý do vì sao, với ánh sáng,
    đỏ cộng với xanh lá ra màu vàng.
  • 2:39 - 2:43
    Tại sao bạn không thể
    phát hiện màu sắc khi trời tối?
  • 2:43 - 2:45
    Các tế bào hình que trong
    võng mạc chịu trách nhiệm
  • 2:45 - 2:47
    trong điều kiện ánh sáng yếu.
  • 2:47 - 2:49
    Bạn chỉ có một loại tế bào hình que,
  • 2:49 - 2:51
    vì vậy có một kiểu tín hiệu
  • 2:51 - 2:53
    gửi đến não bạn:
  • 2:53 - 2:55
    sáng hay không sáng.
  • 2:55 - 2:57
    Vì chỉ có một loại phát hiện ánh sáng
  • 2:57 - 3:00
    nên không có khả năng nhìn thấy màu sắc.
  • 3:00 - 3:02
    Có nhiều màu thực thể khác nhau,
  • 3:02 - 3:05
    nhưng chúng ta chỉ có
    ba loại tế bào hình nón,
  • 3:05 - 3:08
    não có thể bị đánh lừa
    để nghĩ là nó thấy màu nào đó
  • 3:08 - 3:11
    bằng cách thêm vào sự kết hợp đúng
  • 3:11 - 3:12
    chỉ của ba màu:
  • 3:12 - 3:14
    đỏ, xanh lá, và xanh dương.
  • 3:14 - 3:18
    Đặc điểm thị lực của con người thực sự
    hữu ích trong thế giới thực.
  • 3:18 - 3:20
    Ví dụ, sản xuất TV.
  • 3:20 - 3:23
    thay vì phải thiết lập nhiều màu trong TV
  • 3:23 - 3:25
    để mô phỏng thế giới thực,
  • 3:25 - 3:27
    các nhà sản xuất TV chỉ phải đặt ba màu:
  • 3:27 - 3:29
    đỏ, xanh lá, và xanh dương,
  • 3:29 - 3:33
    mà thực là may mắn cho họ.
Title:
Chúng ta nhìn thấy màu sắc như thế nào - Colm Kelleher
Speaker:
Colm Kelleher
Description:

Xem bài học đầy đủ: http://ed.ted.com/lessons/how-we-see-color-colm-kelleher
Có ba loại thụ thể màu sắc trong mắt bạn: đỏ, xanh lá và xanh dương. Nhưng làm thế nào chúng ta thấy được sự biến ảo kỳ diệu của màu sắc khác mà tô điểm cho thế giới của chúng ta? Colm Kelleher giải thích làm thế nào mà con người có thể nhìn thấy mọi thứ từ màu nâu vàng đến màu xanh ngọc.

Câu chuyện được viết bởi Colm Kelleher, hoạt hình do TED-Ed thực hiện.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
03:45
Dimitra Papageorgiou approved Vietnamese subtitles for How we see color
Linh Tran accepted Vietnamese subtitles for How we see color
Linh Tran edited Vietnamese subtitles for How we see color
Linh Tran edited Vietnamese subtitles for How we see color
Linh Tran edited Vietnamese subtitles for How we see color
Linh Tran edited Vietnamese subtitles for How we see color
Linh Tran edited Vietnamese subtitles for How we see color
Linh Tran edited Vietnamese subtitles for How we see color
Show all

Vietnamese subtitles

Revisions