< Return to Video

Gerrymandering: Cách vẽ ranh giới ảnh hưởng đến bầu cử như thế nào? - Christina Greer

  • 0:16 - 0:19
    Hầu hết chúng ta đã từng nghe
    đến cụm từ "gian lận khu vực bầu cử",
  • 0:19 - 0:22
    nhất là trong một cuộc bầu cử tổng thống.
  • 0:22 - 0:24
    Vậy "gian lận bầu cử" thật sự là gì?
  • 0:24 - 0:30
    Về bản chất, nó giúp một đảng chính trị
    giành được ưu thế hơn phe còn lại
  • 0:30 - 0:32
    bằng cách chia lại ranh giới các quận.
  • 0:32 - 0:35
    Chẳng hạn như Đảng Dân chủ
    ra sức giành ưu thế hơn Đảng Cộng hòa,
  • 0:35 - 0:39
    hay Đảng Cộng hòa cố
    lấn át Đảng Dân chủ.
  • 0:39 - 0:43
    Bạn thấy đấy, các đảng đều muốn
    giành càng nhiều quận càng tốt
  • 0:43 - 0:45
    để họ có thể kiểm soát ngân sách các bang,
  • 0:45 - 0:49
    hoặc để chiếm lấy thêm nhiều quận
    trong tương lai hơn nữa.
  • 0:49 - 0:53
    Để hiểu nguồn gốc và diễn tiến
    của "trò chơi" này,
  • 0:53 - 0:57
    ta phải quay lại năm 1812 ở Massachusetts.
  • 0:57 - 1:03
    Elbridge Gerry, thống đốc Massachusetts,
    ủng hộ và phê duyệt chia lại ranh giới quận.
  • 1:03 - 1:06
    Nghĩa là, các khu vực sẽ được
    phân chia lại ranh giới.
  • 1:06 - 1:10
    Thế thì được gì? Ranh giới mới đem lại
    lợi thế cho đảng của Gerry
  • 1:10 - 1:14
    Đảng Cộng hòa - Dân chủ - đảng này đã
    không còn tồn tại
  • 1:14 - 1:18
    Gerry muốn đảng phái mình giành
    càng nhiều ghế Thương viện càng tốt
  • 1:18 - 1:22
    Vì đảng càng có nhiều thành viên bầu cử,
    khả năng bạn thắng cử càng lớn.
  • 1:22 - 1:27
    Ranh giới mới bao quanh những khu vực
    đem lại lợi thế cho Gerry trong tương lai
  • 1:27 - 1:32
    nó nhìn kì lạ đến mức người ta phải
    ví hình dạng quận mới với con kì nhông
  • 1:32 - 1:35
    Nhật báo Boston thêm tên Gerry vào từ
    kì nhông (salamander)
  • 1:35 - 1:37
    và thế là "gerrymandering" ra đời,
  • 1:37 - 1:43
    nghĩa là việc chia và vẽ lại ranh giới
    để đem lại ưu thế cho đảng của mình
  • 1:43 - 1:47
    Vậy thì làm thế nào mà một người
    bảo vệ đảng của họ,
  • 1:47 - 1:49
    và thật sự gian lận được?
  • 1:49 - 1:51
    Có 2 cách làm khá hiệu quả
  • 1:51 - 1:52
    Gộp lại,
  • 1:52 - 1:54
    và tách ra.
  • 1:54 - 1:59
    Gộp lại là quá trình vẽ lại ranh giới quận
    và gộp các đối thủ lại như gia súc
  • 1:59 - 2:01
    để chúng chiếm ít quận nhất có thể
  • 2:01 - 2:04
    Nếu nhiều quận ứng với nhiều phiếu bầu,
    càng ít quận
  • 2:04 - 2:07
    thì càng ứng với ít phiếu bầu
    cho đảng đối thủ
  • 2:07 - 2:12
    Khi đó, gộp quận sẽ giảm đi sức ảnh hưởng
    của người bỏ phiếu cho đối thủ
  • 2:12 - 2:14
    Ngược lại là việc tách quận
  • 2:14 - 2:17
    phân chia một quận thành nhiều vùng nhỏ
  • 2:17 - 2:21
    Việc này thường được áp dụng với các quận
    có nhiều người ủng hộ đối phương
  • 2:21 - 2:24
    Nó rải những người này ra nhiều quận
  • 2:24 - 2:26
    làm đối phương mất nhiều phiếu bầu
  • 2:26 - 2:30
    Khi nhiều người bầu cho một đảng
  • 2:30 - 2:32
    họ tạo thành một khối bầu cử
  • 2:32 - 2:35
    Tách quận là một cách để phá vỡ khối này
  • 2:35 - 2:39
    Vậy khi nào một đảng chọn gộp quận
    thay vì tách?
  • 2:39 - 2:42
    Điều này phụ thuộc vào cái mà đảng đó cần
  • 2:42 - 2:46
    Để giảm giá trị phiếu bầu cho đối thủ,
    hãy gộp người ủng hộ họ vào một quận
  • 2:46 - 2:49
    và để người ủng hộ đảng bạn
    vào các quận xung quanh
  • 2:49 - 2:53
    Hoặc nếu bạn và đảng bạn đang nắm quyền
    khi phải chia lại ranh giới
  • 2:53 - 2:57
    có thể bạn nên tách những quận mạnh
  • 2:57 - 3:00
    và phân tán người ủng hộ đối thủ
    ra các quận lân cận
  • 3:00 - 3:05
    Vậy nên, năm 1812 khi thống đốc Gerry muốn
    giành lợi thế cho đảng ông ta
  • 3:05 - 3:10
    ranh giới quận mới được vẽ lại
    lộn xộn đến nỗi ta có cả một từ mới
  • 3:10 - 3:14
    và cách nghĩ về việc các đảng chính trị
    giành được lợi thế hơn đối thủ
  • 3:14 - 3:18
    Cứ vài năm chính trị gia lại
    sáng tạo ra cách vẽ quận mới.
  • 3:18 - 3:21
    Nếu lần tới cuộc tranh cử nào đó diễn ra,
  • 3:21 - 3:23
    và các chính trị gia kêu gọi bầu cử,
  • 3:23 - 3:27
    đừng quên kiểm tra hình dạng quận của bạn
    và những quận tiếp giáp.
  • 3:27 - 3:30
    Quận của bạn trải rộng trong bang thế nào?
  • 3:30 - 3:34
    Mỗi quận trong bang có cùng
    hình dạng không?
  • 3:34 - 3:37
    Quận của bạn tiếp giáp với
    bao nhiêu quận khác?
  • 3:37 - 3:39
    Nhưng luôn nhớ hãy hỏi bản thân mình rằng,
  • 3:39 - 3:43
    nó trông có giống con kì nhông hay không?
Title:
Gerrymandering: Cách vẽ ranh giới ảnh hưởng đến bầu cử như thế nào? - Christina Greer
Speaker:
Christina Greer
Description:

Xem toàn bộ: http://ed.ted.com/lessons/gerrymandering-how-drawing-jagged-lines-can-impact-an-election-christina-greer

Ranh giới quận và những người bầu cử trong đó thường có vẻ ngẫu nhiên nhưng để cẩn thận vẽ được những đường ấy, người ta đã phải bỏ công suy nghĩ và tranh cãi. Từ việc tách đến gộp quận - hãy tìm hiểu xem hình dạng quận có ảnh hưởng đến các đảng chính trị như thế nào nhé.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
03:53

Vietnamese subtitles

Revisions