< Return to Video

Hãy cứ nghĩ ra nhiều từ mới!

  • 0:00 - 0:02
    Tôi là một nhà từ vựng học.
  • 0:02 - 0:04
    Tôi soạn từ điển.
  • 0:04 - 0:05
    Công việc của tôi
  • 0:05 - 0:09
    là gắn xếp hết các từ có thể
    vào từ điển.
  • 0:09 - 0:13
    Việc của tôi không phải là
    quyết định từ nào;
  • 0:13 - 0:15
    đó là việc của các bạn.
  • 0:15 - 0:18
    Bất kể ai nói tiếng Anh
    cũng có quyền quyết định
  • 0:18 - 0:20
    thế nào là một từ và
    thế nào là không.
  • 0:20 - 0:25
    Ngôn ngữ là một nhóm
    những người đồng ý hiểu nhau.
  • 0:25 - 0:29
    Ngày nay, khi cố quyết định
    một từ là tốt hay xấu,
  • 0:29 - 0:32
    người ta không thật sự
    có lý do rõ ràng.
  • 0:32 - 0:34
    Họ nói đại loại như
    "Vì đó là ngữ pháp!”
  • 0:34 - 0:37
    (Tiếng cười)
  • 0:37 - 0:40
    Tôi không quan tâm quá nhiều
    đến ngữ pháp – đừng nói với ai nha!
  • 0:40 - 0:44
    Nhưng thật ra “ngữ pháp” có hai loại.
  • 0:44 - 0:46
    Một loại ngữ pháp
    nằm trong đầu bạn,
  • 0:46 - 0:49
    và nếu là người bản xứ
  • 0:49 - 0:50
    hay thuần thục ngôn ngữ đó,
  • 0:50 - 0:54
    đó là những nguyên tắc vô thức
    mà bạn áp dụng khi nói.
  • 0:54 - 0:57
    Đó là những gì bạn biết khi
    học ngôn ngữ lúc còn nhỏ.
  • 0:57 - 0:58
    Và đây là một ví dụ:
  • 0:58 - 1:00
    Đây là một con wug, phải không?
  • 1:00 - 1:02
    Nó là một con wug
  • 1:02 - 1:03
    Bây giờ có một con nữa.
  • 1:03 - 1:05
    Có hai con này
  • 1:05 - 1:06
    Có hai …
  • 1:06 - 1:07
    Khán giả: con wug.
  • 1:07 - 1:11
    Erin McKean: Chính xác! Bạn biết
    cách tạo số nhiều của con wug.
  • 1:11 - 1:13
    Quy tắc này nằm trong đầu bạn.
  • 1:13 - 1:16
    bạn không bao giờ phải học,
    bạn chỉ hiểu nó thôi.
  • 1:16 - 1:19
    Đây là một thử nghiệm do
    một giáo sư (ở Đại học Boston)
  • 1:19 - 1:22
    tên là Jean Berko Gleason
    nghĩ ra năm 1958.
  • 1:22 - 1:25
    Chúng ta đã nói về chuyện này
    lâu lắm rồi.
  • 1:25 - 1:29
    Những loại quy tắc này
    tồn tại trong đầu bạn,
  • 1:29 - 1:33
    chúng không giống luật giao thông,
    mà giống quy luật tự nhiên hơn.
  • 1:33 - 1:36
    Chẳng ai phải nhắc bạn tuân thủ
    luật tự nhiên phải không?
  • 1:36 - 1:39
    Khi bạn ra khỏi nhà buổi sáng,
    mẹ bạn không nói là:
  • 1:39 - 1:42
    "Nè, mẹ nghĩ trời sắp lạnh,
    nhớ mang áo trùm đầu,
  • 1:42 - 1:44
    đừng quên tuân thủ
    quy luật trọng lực.”
  • 1:44 - 1:46
    Không ai nói vậy cả.
  • 1:46 - 1:53
    Ngày nay, có nhiều luật khác
    nghiêng về cách cư xử hơn là tự nhiên.
  • 1:53 - 1:56
    Bạn có thể nghĩ một từ
    như cái nón.
  • 1:56 - 1:58
    Khi bạn biết cái nón
    sử dụng làm sao,
  • 1:58 - 2:01
    không ai phải nói với bạn,
    "Đừng có đội nón dưới chân.”
  • 2:01 - 2:05
    Người ta chỉ nói là:
    “Có thể đội nói trong nhà không?
  • 2:05 - 2:06
    "Ai phải đội nón?"
  • 2:06 - 2:09
    "Được đội loại nón nào?”
  • 2:09 - 2:12
    Giống như loại ngữ pháp thứ nhì,
  • 2:12 - 2:16
    mà các nhà ngữ nghĩa học thường
    gọi là cách sử dụng, trái với ngữ pháp.
  • 2:16 - 2:20
    Đôi khi người ta dùng loại
    ngữ pháp dựa theo luật lệ này
  • 2:20 - 2:23
    để ngăn cản mọi người
    tạo ra từ vựng.
  • 2:23 - 2:26
    Tôi nghĩ điều đó thật ngu ngốc.
  • 2:26 - 2:29
    Ví dụ, người ta luôn nói với bạn,
  • 2:29 - 2:35
    "Sáng tạo, sáng tác, làm nghệ thuật,
    tạo nhiều thứ, khoa học và công nghệ.”
  • 2:35 - 2:36
    Với từ ngữ, họ thế này:
  • 2:36 - 2:41
    "Đừng! Sáng tạo dừng ở đây đi,
    kẻ quấy rối. Để nó yên.”
  • 2:41 - 2:42
    (Tiếng cười)
  • 2:42 - 2:44
    Điều này vô nghĩa với tôi.
  • 2:44 - 2:46
    Từ ngữ thì tuyệt vời.
    Nên có nhiều từ ngữ hơn.
  • 2:46 - 2:51
    Tôi muốn các bạn sáng tạo
    càng nhiều từ càng tốt.
  • 2:51 - 2:55
    Và tôi sẽ chỉ bạn sáu cách
    để tạo từ mới trong tiếng Anh.
  • 2:55 - 2:58
    Cách thứ nhất là cách đơn giản nhất.
  • 2:58 - 3:00
    Chủ yếu là ăn cắp
    từ ngôn ngữ khác.
  • 3:00 - 3:04
    ["Đi cướp người khác"]
    (Tiếng cười)
  • 3:04 - 3:06
    Nhà ngôn ngữ học gọi đó
    là vay mượn,
  • 3:06 - 3:09
    nhưng vì ta không bao giờ trả lại,
    nên tôi chỉ thành thật
  • 3:09 - 3:11
    gọi đó là ăn cắp.
  • 3:11 - 3:15
    Ta thường "chôm" từ về những thứ yêu thích
    chẳng hạn như đồ ăn ngon.
  • 3:15 - 3:18
    Ta lấy “kumquat” từ tiếng Trung Quốc,
    "caramel" từ tiếng Pháp.
  • 3:18 - 3:21
    Ta cũng lấy từ cho những thứ độc đáo
    như “ninja”
  • 3:21 - 3:22
    từ tiếng Nhật,
  • 3:22 - 3:26
    một mẹo hay bởi vì
    rất khó để ăn cắp từ ninja.
  • 3:26 - 3:28
    (Tiếng cười)
  • 3:28 - 3:31
    Cách khác để tạo từ
    trong tiếng Anh là
  • 3:31 - 3:34
    nhét hai từ lại với nhau.
  • 3:34 - 3:36
    Gọi là ghép từ.
  • 3:36 - 3:37
    Từ tiếng Anh như đồ chơi Lego:
  • 3:37 - 3:40
    Dùng đủ lực, bạn có thể
    gắn hai cái lại với nhau.
  • 3:40 - 3:43
    (Tiếng cười)
  • 3:43 - 3:45
    Chúng ta làm vậy hoài:
  • 3:45 - 3:50
    Những từ như “heartbroken,”
    “bookworm,” “sandcastle” là những từ ghép.
  • 3:50 - 3:54
    Cứ làm và tạo từ như “duckface"
    (chu miệng) chứ đừng làm mặt vịt.
  • 3:54 - 3:56
    (Tiếng cười)
  • 3:56 - 4:00
    Một cách khác để tạo từ
    trong tiếng Anh tương tự với ghép từ
  • 4:00 - 4:05
    nhưng thay vì dùng thật nhiều lực
    để ghép từ vào với nhau
  • 4:05 - 4:07
    khiến một vài bộ phận rơi ra.
  • 4:07 - 4:08
    thì đây là pha trộn chúng,
  • 4:08 - 4:12
    như “brunch” là sự pha trộn
    giữa ”breakfast” và “lunch.”
  • 4:12 - 4:15
    “Motel” pha trộn giữa
    “motor” và “hotel.”
  • 4:15 - 4:18
    Ai ở đây biết rằng
    “motel” là một từ pha?
  • 4:18 - 4:20
    Vâng, từ đó có từ rất lâu
  • 4:20 - 4:23
    đến nỗi nhiều người không biết
    còn có nhiều phần bị thiếu
  • 4:23 - 4:27
    “Edutainment” là sự pha trộn giữa
    “education” và “enterteinment".
  • 4:27 - 4:32
    Và, “electrocute” là
    pha trộn giữa “electric” và “execute."
  • 4:32 - 4:34
    (Tiếng cười)
  • 4:34 - 4:37
    Bạn cũng có thể tạo từ
    bằng việc đổi vai trò của chúng.
  • 4:37 - 4:39
    Gọi là chuyển đổi chức năng.
  • 4:39 - 4:41
    Bạn lấy một từ
    đóng vai trò ngữ pháp này,
  • 4:41 - 4:44
    chuyển nó sang
    vai trò ngữ pháp khác.
  • 4:44 - 4:49
    Có ai ở đây biết từ "friend”
    không nhất thiết phải luôn là động từ?
  • 4:49 - 4:53
    “Friend” từng là một danh từ
    và rồi chúng ta động từ hóa nó.
  • 4:53 - 4:56
    Hầu như bất cứ từ nào trong
    tiếng Anh cũng có thể được động từ hóa.
  • 4:56 - 4:59
    Bạn cũng có thể chuyển tính từ
    thành danh từ.
  • 4:59 - 5:03
    “Commercial” từng là một tính từ
    và giờ nó là danh từ.
  • 5:03 - 5:05
    Dĩ nhiên, bạn có thể
    “green" (làm xanh) nhiều thứ.
  • 5:05 - 5:08
    Một cách tạo từ ngữ nữa
    trong tiếng Anh là tạo ngược.
  • 5:08 - 5:12
    Bạn có thể lấy một từ và
    ép nó lại một chút.
  • 5:12 - 5:17
    Ví dụ, trong tiếng Anh, chúng ta có từ
    “editor” trước khi có từ “edit.”
  • 5:17 - 5:19
    “Edit” được tạo từ chữ “editor.”
  • 5:19 - 5:21
    đôi khi cách tạo ngược này
    nghe hơi tức cười:
  • 5:21 - 5:25
    Bulldozers rồi bulldoze, butlers rồi có
    butle, và rồi burglers sinh ra burgle.
  • 5:25 - 5:27
    (Tiếng cười)
  • 5:27 - 5:30
    Cách nữa để tạo từ ngữ
    trong tiếng Anh
  • 5:30 - 5:32
    là lấy các chữ cái đầu tiên
    rồi ghép chúng lại với nhau.
  • 5:32 - 5:35
    National Aeronautics and
    Space Administration trở thành NASA.
  • 5:35 - 5:39
    Và dĩ nhiên bạn có thể tạo
    với bất cứ thứ gì, OMG (Oh my God)!
  • 5:39 - 5:45
    Không thành vấn đề gì
    khi chúng nghe thật tức cười.
  • 5:45 - 5:47
    Chúng vẫn có thể là
    những từ tiếng Anh hay.
  • 5:47 - 5:51
    “Absquatulate (biến đi với cái gì
    hay ai đó)" là một từ tiếng Anh hoàn hảo.
  • 5:51 - 5:54
    “Mugwump (người trung lập chính trị)"
    là từ tiếng Anh hoàn hảo.
  • 5:54 - 5:58
    Từ ngữ không cần phải bình thường,
    chúng có thể nghe thật tức cười.
  • 5:58 - 6:01
    Tại sao nên tạo từ ngữ?
  • 6:01 - 6:02
    Bởi vì mỗi một từ
  • 6:02 - 6:07
    là một cơ hội diễn tả và gói trọn
    điều mà bạn muốn nói.
  • 6:07 - 6:10
    Và từ ngữ mới thu hút sự chú ý
    của người khác.
  • 6:10 - 6:12
    Chúng khiến người khác chú ý đến
    những gì bạn nói
  • 6:12 - 6:15
    và cho bạn một cơ hội tốt hơn
    để diễn đạt ý trọn vẹn.
  • 6:15 - 6:18
    Nhiều người trong khán phòng hôm nay nói:
  • 6:18 - 6:20
    “Tương lai, bạn có thể làm điều đó,
  • 6:20 - 6:23
    giúp nó, giúp chúng tôi khám phá,
    giúp chúng tôi sáng tạo.”
  • 6:23 - 6:25
    Bạn có thể tạo từ mới
    ngay tại đây.
  • 6:25 - 6:27
    Tiếng Anh không có giới hạn tuổi.
  • 6:27 - 6:30
    Làm đi, hãy tạo từ ngữ ngay hôm nay,
  • 6:30 - 6:34
    gửi chúng cho tôi, và tôi sẽ để lên
    từ điển trực tuyến, Wordnik của tôi.
  • 6:34 - 6:36
    Cảm ơn rất nhiều.
  • 6:36 - 6:39
    (Tiếng vỗ tay)
Title:
Hãy cứ nghĩ ra nhiều từ mới!
Speaker:
Erin McKean
Description:

Đây là bài nói chuyện vui, ngắn từ TEDYouth, nhà ngôn ngữ học Erin McKean khuyến khích - hay đúng hơn là cổ vũ- khán giả tạo ra nhiều từ mới khi những từ đã có chưa đủ nghĩa. Cô liệt kê sáu cách tạo từ mới trong tiếng Anh, từ ghép từ đến "động từ hóa", để diễn đạt rõ hơn điều muốn nói và tạo ra nhiều cách hơn để chúng ta hiểu nhau.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
06:52

Vietnamese subtitles

Revisions