< Return to Video

Đường ràng buộc ngân sách

  • 0:00 - 0:04
    ♪ [âm nhạc] ♪
  • 0:13 - 0:16
    [Joana] Để hiểu rõ hơn
    về cách đưa ra lựa chọn,
  • 0:16 - 0:18
    đầu tiên ta cần biết
    những yếu tố
  • 0:18 - 0:20
    ảnh hưởng đến việc ra quyết định.
  • 0:20 - 0:24
    Và không phải mọi yếu tố đó
    đều nằm trong sự kiểm soát của chúng ta.
  • 0:24 - 0:28
    Thế giới luôn quyết định giá cả
    cho cả hàng hóa lẫn dịch vụ
  • 0:28 - 0:30
    một cách liên tục và vô hình.
  • 0:30 - 0:32
    Ví dụ giá của ly cà phê
  • 0:32 - 0:35
    phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố,
  • 0:35 - 0:39
    như văn hóa, nhân khẩu học,
    giá cà phê hạt, thời tiết,
  • 0:39 - 0:41
    cung và cầu về dầu mỏ,
  • 0:41 - 0:45
    thậm chí giá thuê cao của
    tiệm cà phê bên cạnh.
  • 0:45 - 0:47
    Bạn hiểu rồi chứ!
  • 0:47 - 0:51
    Tất cả những hoạt động kinh tế này
    được đơn giản hóa một cách kỳ diệu
  • 0:51 - 0:53
    thành giá cho một ly cà phê.
  • 0:53 - 0:57
    Thế còn tiền lương,
    tức giá cho 1 giờ làm việc thì sao?
  • 0:57 - 1:02
    Dĩ nhiên mức lương còn tùy thuộc vào
    kỹ năng và nỗ lực của bạn.
  • 1:02 - 1:05
    Song mức lương còn tùy thuộc vào
    rất nhiều yếu tố ngoài sự kiểm soát.
  • 1:05 - 1:09
    Ví dụ cầu về dịch vụ của bạn,
  • 1:09 - 1:13
    sự cạnh tranh trong khu vực,
    thậm chí sự hấp dẫn của công việc nữa.
  • 1:14 - 1:19
    Ngày nào bạn cũng đưa ra
    nhiều quyết định mua sắm,
  • 1:19 - 1:22
    sau khi so sánh giữa hàng trăm hàng hóa
    và dịch vụ khác nhau.
  • 1:22 - 1:25
    Có rất nhiều sự lựa chọn.
  • 1:25 - 1:29
    Để đơn giản hóa, hãy nghĩ đến điều
    mà bạn sẽ làm
  • 1:29 - 1:34
    nếu có ngân sách 50 đô la một tuần
    để chi cho hai món hàng:
  • 1:34 - 1:36
    cà phê và pizza.
  • 1:36 - 1:41
    Cà phê có giá 5 đô la,
    còn pizza có giá 10 đô la.
  • 1:41 - 1:44
    Vậy pizza có giá gấp đôi
    giá của cà phê.
  • 1:44 - 1:48
    Có nhiều tổ hợp
    cà phê và pizza khác nhau
  • 1:48 - 1:50
    mà bạn có thể mua với số tiền này.
  • 1:50 - 1:53
    Ta sẽ thể hiện một số
    lựa chọn trên biểu đồ nhé.
  • 1:53 - 1:57
    Trên trục x, ta có lượng
    chiếc pizza mỗi tuần.
  • 1:57 - 2:01
    Trên trục y, ta có lượng
    ly cà phê mỗi tuần.
  • 2:02 - 2:06
    Bạn có thể mua 2 ly cà phê
    và 4 chiếc pizza,
  • 2:06 - 2:08
    4 ly cà phê
    và 3 chiếc pizza,
  • 2:08 - 2:11
    5 chiếc pizza nhưng 0 ly cà phê,
  • 2:11 - 2:14
    hay 10 ly cà phê và 0 chiếc pizza.
  • 2:14 - 2:17
    Khi nối những lựa chọn khác nhau
  • 2:17 - 2:20
    thể hiện cách tiêu dùng 50 đô la,
  • 2:20 - 2:23
    bạn sẽ có một đường thẳng.
  • 2:23 - 2:25
    Đây là đường ràng buộc chi phí
    của bạn.
  • 2:25 - 2:28
    Đường này thể hiện tất cả
    những tổ hợp cà phê và pizza khả thi
  • 2:28 - 2:31
    mà bạn có thể mua
  • 2:31 - 2:36
    bằng ngân sách đã cho
    với giá cà phê và pizza như trên.
  • 2:36 - 2:39
    Đường ngân sách này cũng
    chia tách phần bạn có thể mua
  • 2:39 - 2:42
    và phần bạn không thể mua.
  • 2:42 - 2:47
    Bạn ước mình có thể mua
    2 ly cà phê và 6 chiếc pizza,
  • 2:47 - 2:50
    hay 4 ly cà phê và 10 chiếc pizza.
  • 2:50 - 2:53
    Nhưng các tổ hợp này
    đều vượt ngân sách.
  • 2:53 - 2:54
    Rất tiếc!
  • 2:54 - 2:57
    Tất cả những tổ hợp này
    đều tốn nhiều hơn số tiền bạn có.
  • 2:57 - 2:58
    Vậy là không thể
    mua các tổ hợp đó
  • 2:58 - 3:02
    bằng ngân sách đã cho
    với giá cà phê và pizza như trên.
  • 3:02 - 3:05
    Các tổ hợp cà phê và pizza
    thấp hơn đường ngân sách
  • 3:05 - 3:08
    đều trong tầm chi tiêu.
  • 3:08 - 3:09
    Vậy là có thể mua các tổ hợp đó
  • 3:09 - 3:11
    nếu bạn muốn.
  • 3:11 - 3:15
    Đường ràng buộc ngân sách
    cũng phản ánh cách thị trường thay đổi
  • 3:15 - 3:17
    giữa hai mặt hàng.
  • 3:17 - 3:21
    Hãy nhớ rằng,
    pizza đắt gấp 2 lần cà phê.
  • 3:21 - 3:23
    Ta có hiểu đơn giản thế này:
  • 3:23 - 3:28
    giá 1 chiếc pizza tương đương
    giá 2 ly cà phê.
  • 3:28 - 3:31
    Bạn sẽ thấy điều này trên độ dốc
    của đường ràng buộc ngân sách
  • 3:31 - 3:32
    là 2 nhé.
  • 3:32 - 3:35
    Ồ, thực ra là -2
  • 3:35 - 3:37
    nhưng ta ít chú ý đến
    dấu âm này.
  • 3:37 - 3:43
    Dù vậy dấu âm nhắc ta rằng
    để có thêm một mặt hàng
  • 3:43 - 3:45
    thì buộc phải từ bỏ vài mặt hàng khác.
  • 3:45 - 3:49
    Khi cà phê có giá 5 đô la,
    pizza có giá 10 đô la,
  • 3:49 - 3:52
    thì nếu muốn thêm 1 chiếc pizza,
  • 3:52 - 3:55
    bạn phải từ bỏ
    2 ly cà phê.
  • 3:55 - 3:59
    Nếu điều này khiến bạn nghĩ đến
    chi phí cơ hội,
  • 3:59 - 4:00
    thì bạn đã đúng rồi đó!
  • 4:00 - 4:05
    Độ dốc của đường ràng buộc ngân sách
    là chi phí cơ hội của pizza.
  • 4:05 - 4:09
    Liệu sự đánh đổi này có thay đổi
    nếu ngân sách của bạn tăng lên?
  • 4:09 - 4:13
    Giả dụ bạn tìm được tờ 20 đô la
    trong túi áo khoác
  • 4:13 - 4:16
    và giờ bạn có 70 đô la
    để chi tiêu cho 2 mặt hàng này thì sao?
  • 4:17 - 4:21
    Không đâu nhé! Sự đánh đổi
    được đưa ra theo giá thị trường.
  • 4:21 - 4:24
    Thay đổi trong thu nhập của bạn
    không ảnh hưởng đến
  • 4:24 - 4:27
    giá của những hàng hóa liên quan.
  • 4:27 - 4:30
    Chắc chắn, bạn sẽ có đủ tiền để
    lựa chọn
  • 4:30 - 4:35
    mọi tổ hợp tiêu dùng
    trong tổng 70 đô la.
  • 4:35 - 4:36
    Bạn có thể thấy điều này
  • 4:36 - 4:39
    khiến đường ràng buộc ngân sách
    dịch chuyển ra ngoài.
  • 4:39 - 4:41
    Nhưng, 2 ly cà phê
  • 4:41 - 4:44
    đổi lấy 1 chiếc pizza
    vẫn sẽ giữ nguyên.
  • 4:44 - 4:47
    Bởi thị trường
    vẫn định giá hai mặt hàng này
  • 4:47 - 4:51
    trong mối quan hệ
    như trước đây.
  • 4:52 - 4:55
    Sự đánh đổi này chỉ thay đổi
  • 4:55 - 4:58
    khi mức giá
    của 2 mặt hàng liên quan thay đổi.
  • 4:58 - 5:00
    Hãy nghĩ xem điều gì sẽ xảy ra,
  • 5:00 - 5:02
    nếu nhờ điều kiện thời tiết cực kỳ tốt,
  • 5:02 - 5:07
    mà giá cà phê
    giảm từ 5 đô la xuống 2.5 đô la.
  • 5:07 - 5:10
    Liệu sự đánh đổi trên thị trường
    có còn như trước?
  • 5:10 - 5:11
    Không.
  • 5:11 - 5:15
    Lúc này pizza đã đắt gấp 4 lần cà phê.
  • 5:15 - 5:18
    Vậy bạn có thể mua 4 ly cà phê
  • 5:18 - 5:21
    nếu không ăn 1 chiếc pizza.
  • 5:21 - 5:26
    Điều này sẽ khiến
    đường ràng buộc ngân sách xoay ra ngoài.
  • 5:26 - 5:29
    Vì giá pizza không đổi,
  • 5:29 - 5:32
    giờ hãy để ý nhé:
    lượng pizza bạn có thể mua
  • 5:32 - 5:35
    không thay đổi, ngay cả khi
    bạn không mua cà phê.
  • 5:35 - 5:38
    Bạn vẫn chỉ có thể
    mua 5 chiếc pizza.
  • 5:38 - 5:42
    Nhưng, nếu dành
    tất cả ngân sách để mua cà phê,
  • 5:42 - 5:46
    thì hãy xem số ly cà phê
    bạn có thể mua thêm này!
  • 5:46 - 5:50
    Bạn có thể mua
    20 ly cà phê mỗi tuần.
  • 5:50 - 5:52
    Thế là nhiều cà phê lắm đấy!
  • 5:52 - 5:55
    Để ý mức giá pizza
  • 5:55 - 5:57
    so với giá cà phê nhé!
  • 5:57 - 6:00
    Lúc này độ dốc của
    đường ràng buộc ngân sách mới
  • 6:00 - 6:02
    là 4 rồi.
  • 6:03 - 6:05
    Hàng ngày chúng ta đều
    đưa ra nhiều lựa chọn.
  • 6:05 - 6:07
    Thứ chúng ta thực sự có thể mua
  • 6:07 - 6:11
    dựa trên thu nhập cá nhân
    và giá cả hàng hóa, dịch vụ;
  • 6:11 - 6:15
    đây là những yếu tố vô cùng quan trọng
    ảnh hưởng đến quyết định của chúng ta.
  • 6:15 - 6:19
    Ngoài ra, nhiều yếu tố khác
    cũng không kém phần quan trọng
  • 6:19 - 6:21
    và đó là sự ưu tiên của chúng ta.
  • 6:21 - 6:23
    Chúng ta sẽ tìm hiểu
    những vấn đề này sau nhé!
  • 6:23 - 6:26
    [Lời dẫn] Bạn sắp thành thạo
    kiến thức về kinh tế học rồi.
  • 6:26 - 6:28
    Để nhớ bài tốt hơn,
  • 6:28 - 6:30
    hãy thực hành
    một số yêu cầu thực hành.
  • 6:30 - 6:32
    Còn nếu đã sẵn sàng nghiên cứu
    kinh tế vĩ mô,
  • 6:32 - 6:34
    hãy nhấn chọn video tiếp theo.
  • 6:35 - 6:36
    Bạn vẫn còn ở đây sao?
  • 6:36 - 6:38
    Hãy xem thêm những video khác
  • 6:38 - 6:41
    của Marginal Revolution University nhé!
Title:
Đường ràng buộc ngân sách
Description:

Bạn hãy xem xét tất cả những đại lượng biến thiên có ảnh hưởng đến giá của một tách cà phê. Có thể tưởng tượng ra những hạt cà phê ban đầu trên cao nguyên. Bạn hãy xem xét chi phí đất đai và chi phí cho người lao động nông dân. Vậy còn việc vận chuyển hạt cà phê đến nơi rang xay? Chi phí đóng gói, chi phí dầu, chi phí lái xe ... mà đây mới chỉ là liên quan đến hạt cà phê thôi!

Khi hạt cà phê rang cuối cùng được đưa đến quán cà phê địa phương của bạn, chúng vẫn phải được đưa vào tách cà phê đó. Chi phí thuê tòa nhà là một yếu tố ảnh hưởng đến giá của hàng hóa cuối cùng, cũng như tiền công cho nhân viên pha chế và giá điện trong khu vực của bạn.

Chúng tôi chỉ mới đề cập đến 1 phần nhỏ thôi, nhưng bạn có thể có 1 khái niệm về hàng tá những yếu tố biến thiên đứng sau giá của một sản phẩm tương đối đơn giản như một tách cà phê. Những gì bạn, người tiêu dùng, có thể và sẵn sàng trả tiền là một vấn đề khác. Tiền lương của bạn sẽ tạo ra sự ràng buộc về ngân sách. Và sự ràng buộc này là một biến số quan trọng trong việc giúp bạn quyết định nên chi 5 đô la cho tách cà phê đó hay 5 đô la cho một thứ khác.

Trong video này, chúng ta sẽ tìm hiểu về ràng buộc ngân sách và cách nó hoạt động ra sao bằng 1 biểu đồ đơn giản: 50 đô la để chi tiêu: cà phê 5 đô la hay pizza 10 đô la. Bạn sẽ thấy biểu đồ thay đổi khi các biến thay đổi. Chúng tôi cũng sẽ sử dụng ví dụ này để nói về một khái niệm cơ bản trong kinh tế học có thể giúp bạn đưa ra quyết định tốt hơn: chi phí cơ hội.

Đăng ký nhận video mới mỗi thứ ba! http://bit.ly/1Rib5V8

Khóa học kinh tế vi mô: http://bit.ly/20VableY

Đặt câu hỏi về video: http://bit.ly/2s0uZ5B

Video tiếp theo: http://bit.ly/2rHPUY1

more » « less
Video Language:
English
Team:
Marginal Revolution University
Project:
Micro
Duration:
06:46

Vietnamese subtitles

Revisions