Return to Video

Thiền định thay đổi bộ não của chúng ta như thế nào| Sara Lazar | TEDxCambridge

  • 0:12 - 0:13
    Chào buổi sáng.
  • 0:13 - 0:16
    Hồi học cao học, tôi rất hay chạy bộ,
  • 0:16 - 0:19
    tôi và một người bạn đã quyết định
    tham gia Boston Marathon.
  • 0:19 - 0:21
    Chúng tôi bắt đầu tập luyện
    và đã tập quá sức,
  • 0:21 - 0:23
    tôi đã bị đau ở đầu gối và lưng.
  • 0:23 - 0:25
    Vì vậy mà tôi đi khám vật lý trị liệu,
  • 0:25 - 0:27
    và họ bảo tôi nên ngừng tập chạy
  • 0:27 - 0:28
    thay vào đó chỉ nên tập giãn cơ.
  • 0:28 - 0:32
    Khi ra khỏi phòng khám,
  • 0:32 - 0:35
    tôi thấy một bảng quảng cáo
    về một lớp yoga khá thú vị,
  • 0:35 - 0:38
    hứa hẹn không những
    tăng cường tính dẻo dai,
  • 0:38 - 0:42
    mà còn tăng cường sức mạnh cơ thể
    và sức khoẻ tim mạch.
  • 0:42 - 0:44
    Thế là tôi nghĩ, cách này tuyệt quá,
  • 0:44 - 0:47
    vừa giúp giãn cơ vừa giữ dáng nữa,
  • 0:47 - 0:50
    và biết đâu tôi còn có thể
    tham gia được Boston Marathon.
  • 0:50 - 0:54
    Thế là tôi đến lớp yoga
    và thực sự rất thích thú,
  • 0:54 - 0:58
    ngoại trừ việc giáo viên luôn "quảng cáo",
  • 0:58 - 1:01
    bạn biết đấy, nói về tác dụng chữa bệnh,
  • 1:01 - 1:03
    môn này sẽ có ích cho bạn...
  • 1:03 - 1:06
    Bạn sẽ trở nên cảm thông hơn
    và mở rộng tấm lòng...
  • 1:06 - 1:09
    Tôi nhớ tôi đã tròn mắt ngạc nhiên và...
  • 1:09 - 1:12
    nghĩ rằng, ờ rồi rồi,
    tôi chỉ đến đây để giãn cơ thôi.
  • 1:12 - 1:15
    (Tiếng cười)
  • 1:15 - 1:17
    Nhưng điều thú vị là sau một vài tuần,
  • 1:17 - 1:18
    tôi bắt đầu nhận ra những thay đổi đó,
  • 1:18 - 1:22
    tôi để ý rằng tôi trở nên
    bình tĩnh hơn, có thể
  • 1:22 - 1:26
    xử lý tình huống khó khăn tốt hơn,
    cảm thấy dễ cảm thông hơn,
  • 1:26 - 1:28
    mở rộng lòng hơn đối với người khác,
  • 1:28 - 1:31
    và có thể nhìn nhận sự việc
    theo góc nhìn của người khác.
  • 1:31 - 1:34
    Và tôi suy nghĩ, sao lại như thế nhỉ,
  • 1:34 - 1:36
    tại sao chuyện này có thể xảy ra?
  • 1:36 - 1:40
    Tôi nghĩ, có lẽ đó chỉ là phản ứng giả.
  • 1:40 - 1:42
    Do cô ấy bảo tôi như thế
    nên tôi mới cảm nhận như thế.
  • 1:42 - 1:46
    Tôi quyết định tra cứu một chút để xem
    có nghiên cứu gì về đề tài này không.
  • 1:46 - 1:49
    Ngạc nhiên là có nhiều nghiên cứu
  • 1:49 - 1:55
    cho thấy cả yoga và thiền cực kỳ hiệu quả
    cho việc giảm căng thẳng
  • 1:55 - 1:59
    đồng thời giúp giảm các triệu chứng
    liên quan đến vô số bệnh khác
  • 1:59 - 2:02
    bao gồm trầm cảm, lo âu,
    đau đớn và mất ngủ.
  • 2:02 - 2:07
    Và một số nghiên cứu rất hay khác
    đã chứng minh rằng nó có thể
  • 2:07 - 2:11
    tăng cường khả năng tập trung,
    và điều thú vị nhất tôi nghĩ là
  • 2:11 - 2:14
    các nghiên cứu cho thấy
    người tham gia thấy hạnh phúc hơn.
  • 2:14 - 2:17
    Họ hài lòng với cuộc sống hơn,
    có một cuộc sống chất lượng hơn.
  • 2:17 - 2:20
    Và điều này đã thu hút tôi.
  • 2:20 - 2:25
    Tôi quyết định đổi hướng và
    bắt đầu nghiên cứu về nó.
  • 2:25 - 2:28
    Là một nhà thần kinh học, tôi tự hỏi
    điều này xảy ra như thế nào?
  • 2:28 - 2:32
    Làm sao mà các tư thế yoga
    tưởng như là ngớ ngẩn
  • 2:32 - 2:33
    hay việc ngồi yên quan sát hơi thở
  • 2:33 - 2:37
    có thể tạo ra những
    thay đổi khác nhau như vậy?
  • 2:37 - 2:42
    Ta biết rằng mỗi khi bạn thực hiện
    một hành vi lặp đi lặp lại,
  • 2:42 - 2:45
    điều này dẫn đến thay đổi trong não bộ.
  • 2:45 - 2:47
    Điều này được gọi là khả biến thần kinh.
  • 2:47 - 2:51
    Hiểu đơn giản là não của bạn "dẻo"
    và các nơ-ron có thể thay đổi
  • 2:51 - 2:55
    cách chúng giao tiếp với nhau
    bằng cách tích lũy kinh nghiệm.
  • 2:55 - 3:00
    Có một vài nghiên cứu cho thấy
  • 3:00 - 3:03
    ta có thể quan sát điều này,
    bằng cách dùng máy chụp MRI.
  • 3:03 - 3:05
    Nghiên cứu đầu tiên
    là với trò tung hứng.
  • 3:05 - 3:07
    Họ lấy những người
    không biết gì về tung hứng,
  • 3:07 - 3:09
    chụp MRI những người này,
    rồi dạy họ cách tung hứng,
  • 3:09 - 3:12
    và bảo họ tiếp tục tập trong ba tháng.
  • 3:12 - 3:15
    Sau ba tháng, họ quay lại
    và được chụp MRI lần thứ hai,
  • 3:15 - 3:18
    các nhà nghiên cứu phát hiện
    rằng từ các bản chụp MRI có thể thấy
  • 3:18 - 3:20
    sự thay đổi lượng chất xám
    trong bộ não của họ
  • 3:20 - 3:23
    ở các khu vực đảm nhiệm việc
    nhận biết chuyển động thị giác.
  • 3:23 - 3:28
    Thế nên tôi nghĩ, được rồi, ba tháng...
  • 3:28 - 3:33
    Liệu việc thiền có thể
    thay đổi cấu trúc bộ não không?
  • 3:33 - 3:36
    Những thứ đơn giản
    như tung hứng còn có thể mà.
  • 3:36 - 3:37
    Vậy còn thiền thì sao?
  • 3:37 - 3:39
    Ở cuộc nghiên cứu đầu tiên,
  • 3:39 - 3:42
    chúng tôi mời một nhóm người
    từ khu vực Boston,
  • 3:42 - 3:44
    đó không phải các vị sư
    hay giáo viên dạy thiền,
  • 3:44 - 3:46
    họ chỉ là những người thực tập thiền
  • 3:46 - 3:48
    trung bình 30-40 phút mỗi ngày,
  • 3:48 - 3:50
    chúng tôi đưa họ đi chụp MRI
  • 3:50 - 3:52
    và so sánh với một nhóm người
    tương đồng về nhân khẩu học
  • 3:52 - 3:53
    nhưng không tập thiền.
  • 3:53 - 3:56
    Và chúng tôi nhận thấy điều này:
  • 3:56 - 3:58
    thực sự có một số khu vực não
  • 3:58 - 4:02
    ở các thiền sinh có nhiều chất xám hơn
    so với nhóm còn lại.
  • 4:02 - 4:05
    Một trong những khu vực
    tôi sẽ chỉ cho bạn thấy
  • 4:05 - 4:07
    là ở đây ngay trước não,
    nó khá quan trọng
  • 4:07 - 4:09
    cho trí nhớ ngắn hạn
    và việc ra quyết định
  • 4:09 - 4:11
    và điều thú vị xảy ra
  • 4:11 - 4:14
    khi chúng tôi sơ đồ hóa dữ liệu
    với độ tuổi của họ.
  • 4:14 - 4:18
    Ô vuông màu đỏ là nhóm không thiền.
  • 4:18 - 4:20
    Bạn có thể thấy vài điều,
  • 4:20 - 4:22
    rõ ràng là khi ta già đi,
  • 4:22 - 4:24
    không chỉ chỗ này, mà hầu hết vỏ não
  • 4:24 - 4:26
    bị thu nhỏ lại khi ta già đi.
  • 4:26 - 4:28
    Đó là một phần lý do vì sao khi ta già đi,
  • 4:28 - 4:35
    việc suy nghĩ và ghi nhớ
    lại trở nên khó khăn.
  • 4:35 - 4:37
    Điều thú vị là ở khu vực này,
  • 4:37 - 4:42
    các thiền sinh 50 tuổi có lượng vỏ não
    tương đương với người 25 tuổi,
  • 4:42 - 4:46
    cho thấy việc tập luyện thiền
    có thể làm chậm lại hoặc ngăn ngừa
  • 4:46 - 4:51
    việc suy giảm cấu trúc
    vỏ não theo tuổi tác.
  • 4:51 - 4:53
    Có rất nhiều nhà phê bình
  • 4:53 - 4:57
    nói rằng những người tập thiền rất lạ.
  • 4:57 - 5:00
    Có lẽ họ đã như vậy
    trước khi thực tập, đúng không?
  • 5:00 - 5:03
    Nhiều người trong số họ ăn chay,
    nên có lẽ do chế độ ăn,
  • 5:03 - 5:05
    hay do lối sống của họ.
  • 5:05 - 5:08
    Chắc do mấy cái đó rồi, không phải
    do thiền đâu, đúng không?
  • 5:08 - 5:12
    Công bằng mà nói, điều đó có thể đúng.
  • 5:12 - 5:14
    Nghiên cứu đầu tiên
    không chứng minh được rõ ràng,
  • 5:14 - 5:18
    nên chúng tôi thực hiện
    cuộc nghiên cứu thứ hai.
  • 5:18 - 5:21
    Chúng tôi dùng những người
    chưa thiền bao giờ,
  • 5:21 - 5:25
    chụp MRI của họ, sau đó
    cho họ thực hiện
  • 5:25 - 5:28
    một chương trình giảm stress tám tuần
    theo hướng ngồi thiền,
  • 5:28 - 5:31
    họ được yêu cầu ngồi thiền
    mỗi ngày từ 30 đến 40 phút.
  • 5:31 - 5:33
    Sau đó chúng tôi soi lại lần nữa
    khi kết thúc tám tuần,
  • 5:33 - 5:35
    và chúng tôi nhận ra điều này.
  • 5:35 - 5:40
    Bạn sẽ nhận thấy là
    vài khu vực trở nên to hơn.
  • 5:40 - 5:42
    Ở slide này ta có thể thấy vùng hải mã,
  • 5:42 - 5:47
    trong đồ thị, nhóm không thiền là
    màu xanh và nhóm thiền là màu đỏ,
  • 5:47 - 5:50
    và hình ảnh ta thấy là vùng hải mã,
  • 5:50 - 5:53
    vùng này quan trọng
    đối với việc học và ghi nhớ
  • 5:53 - 5:58
    cũng như việc điều chỉnh cảm xúc,
    và điều thú vị là có ít chất xám
  • 5:58 - 6:01
    trong vùng này hơn ở người
    trầm cảm hoặc rối loạn căng thẳng.
  • 6:01 - 6:05
    Một vùng khác là chỗ giao nhau
    giữa thùy thái dương và thùy đỉnh
  • 6:05 - 6:07
    ở phía trên tai bạn,
  • 6:07 - 6:11
    nó giúp bạn có định hướng, có sự đồng cảm.
  • 6:11 - 6:14
    Một lần nữa, đây là hai chức năng
    được báo cáo thay đổi
  • 6:14 - 6:18
    khi họ bắt đầu thực tập thiền và yoga.
  • 6:18 - 6:21
    Một khu vực khác là hạch hạnh nhân.
  • 6:21 - 6:23
    Hạch hạnh nhân là phần
    quyết định chiến-hay-chạy.
  • 6:23 - 6:26
    Và chúng tôi nhận thấy
    chất xám giảm xuống.
  • 6:26 - 6:29
    Điều thú vị là sự thay đổi ở chất xám
  • 6:29 - 6:30
    có liên quan đến sự thay đổi stress.
  • 6:30 - 6:36
    Stress càng được giảm
    thì hạch hạnh nhân càng nhỏ.
  • 6:36 - 6:41
    Điều này thật sự thú vị, vì nó kiểu như
    đối ngược và song song
  • 6:41 - 6:43
    với các kết quả nghiên cứu
    về động vật.
  • 6:43 - 6:46
    Các đồng nghiệp của tôi
    dùng loài gặm nhấm,
  • 6:46 - 6:50
    họ dùng những con vui vẻ, bình thường
  • 6:50 - 6:52
    và nhốt trong chuồng để đo lường
  • 6:52 - 6:55
    hạch hạnh nhân, rồi cho chúng
    chương trình giảm stress mười ngày.
  • 6:55 - 6:58
    Kết thúc mười ngày, họ đo hạch hạnh nhân,
  • 6:58 - 7:02
    và phần này trong não của chuột lại to ra.
  • 7:02 - 7:06
    Hạch hạnh nhân của người nhỏ đi
    còn hạch hạnh nhân của chuột lại to ra.
  • 7:06 - 7:10
    Điều thú vị là họ bỏ mặc mấy con vật,
  • 7:10 - 7:13
    và ba tuần sau quay lại
    kiểm tra bọn chúng một lần nữa.
  • 7:13 - 7:16
    Và ba tuần sau, phần
    hạch hạnh nhân vẫn lớn,
  • 7:16 - 7:19
    và các loài vật, mặc dù vẫn ở trong
    cái chuồng ban đầu
  • 7:19 - 7:22
    nơi chúng từng hạnh phúc,
    giờ chúng đang căng thẳng,
  • 7:22 - 7:25
    chúng khép mình trong góc,
  • 7:25 - 7:28
    và không còn khám phá mọi thứ như trước.
  • 7:28 - 7:33
    Điều này đối nghịch với
    những gì ta thấy ở con người,
  • 7:33 - 7:36
    vì ở con người, môi trường của họ
    không có gì thay đổi.
  • 7:36 - 7:38
    Công việc của họ vẫn căng thẳng,
  • 7:38 - 7:40
    tất cả các vấn đề khó khăn vẫn khó khăn,
  • 7:40 - 7:42
    và nền kinh tế vẫn tệ hại,
  • 7:42 - 7:47
    nhưng hạch hạnh nhân họ thu nhỏ lại,
    và họ được báo cáo là ít bị stress hơn.
  • 7:47 - 7:50
    Những điều này cho thấy
    sự thay đổi ở hạch hạnh nhân
  • 7:50 - 7:54
    không phản ứng với sự thay đổi của
    môi trường mà đại diện cho
  • 7:54 - 8:02
    sự thay đổi của phản ứng hoặc mối quan hệ
    của mọi người với môi trường.
  • 8:02 - 8:06
    Nghiên cứu còn cho thấy một điều khác,
  • 8:06 - 8:10
    họ không chỉ đơn giản nói:
    "Ồ, tôi thấy tốt hơn".
  • 8:10 - 8:14
    Không phải là phản ứng giả, cũng không
    phải do họ muốn làm chúng ta hài lòng,
  • 8:14 - 8:17
    mà thật sự có một lí do sinh học thần kinh
    chứng tỏ tại sao họ nói
  • 8:17 - 8:19
    họ cảm thấy ít bị căng thẳng.
  • 8:19 - 8:22
    Điều tôi muốn chia sẻ
    với tất cả các bạn là việc thiền tập
  • 8:22 - 8:23
    thật sự có thể thay đổi bộ não.
  • 8:23 - 8:25
    Xin cảm ơn.
  • 8:25 - 8:27
    (Vỗ tay)
Title:
Thiền định thay đổi bộ não của chúng ta như thế nào| Sara Lazar | TEDxCambridge
Description:

Bài diễn thuyết này được trình bày tại một sự kiện TEDx địa phương, được tổ chức độc lập với hội nghị TED.

Dùng những bản scan khu vực não bộ, nhà thần kinh học Sara Lazar đã cho thấy việc thiền thực sự tạo ra những thay đổi về kích thước của các vùng quan trọng trong não bộ chúng ta, cải thiện trí nhớ, giúp chúng ta trở nên cảm thông hơn và giảm stress.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDxTalks
Duration:
08:34

Vietnamese subtitles

Revisions