Về bức họa "Người Vitruvius" của Da Vinci - James Earle
-
0:16 - 0:17Bức họa "Người Vitruvius,"
-
0:17 - 0:18phác thảo của Leonardo,
-
0:18 - 0:20đã trở thành một biểu tượng
-
0:20 - 0:22tiêu biểu cho thời Phục Hưng.
-
0:22 - 0:23Nhưng tại sao?
-
0:23 - 0:25Chỉ là bản phác thảo đơn giản thôi mà?
-
0:25 - 0:26Không đúng!
-
0:26 - 0:27Hãy trả lời câu hỏi này
-
0:27 - 0:29từ khía cạnh toán học.
-
0:29 - 0:31Ta đều biết cách tính diện tích hình tròn.
-
0:31 - 0:32Lấy số pi
-
0:32 - 0:34nhân với bình phương bán kính.
-
0:34 - 0:37Ta cũng biết tìm diện tích hình vuông:
-
0:37 - 0:39Bằng cách nhân hai cạnh với nhau.
-
0:39 - 0:41Nhưng làm sao để lấy diện tích hình tròn
-
0:41 - 0:44và tạo ra hình vuông
có diện tích tương ứng? -
0:44 - 0:46Đây là bài toán "Biến tròn thành vuông"
-
0:46 - 0:48được đặt ra lần đầu tiên từ thời cổ đại.
-
0:48 - 0:50Và như nhiều ý tưởng cổ đại khác
-
0:50 - 0:52nó đã được hồi sinh trong thời Phục Hưng.
-
0:52 - 0:53Hóa ra,
-
0:53 - 0:54vấn đề này không có đáp án
-
0:54 - 0:56vì bản chất của số pi,
-
0:56 - 0:58nhưng đó lại là một câu chuyện khác.
-
0:58 - 0:59Bức vẽ này,
-
0:59 - 1:00ảnh hưởng bởi ghi chép của
-
1:00 - 1:02kiến trúc sư người La Mã, Vitruvius,
-
1:02 - 1:04đặt một người đàn ông ở trung tâm
-
1:04 - 1:06của một hình tròn và một hình vuông.
-
1:06 - 1:07Vitruvius cho rằng rốn
-
1:07 - 1:08là trung tâm cơ thể người
-
1:08 - 1:10và nếu ta dùng một cái com-pa
-
1:10 - 1:11và đặt đầu kim ở phần rốn,
-
1:11 - 1:14thì sẽ vẽ được một vòng tròn
hoàn hảo quanh thân người. -
1:14 - 1:16Ngoài ra, Vitruvius còn nhận ra rằng
-
1:16 - 1:17sải tay và chiều cao
-
1:17 - 1:20của một người có độ lớn gần bằng nhau,
-
1:20 - 1:23cho nên một người cũng có thể
nằm vừa vặn trong một hình vuông. -
1:23 - 1:24Leonardo đã dùng ý tưởng đó
-
1:24 - 1:27để giải quyết một cách ẩn dụ
việc "Biến tròn thành vuông", -
1:27 - 1:30sử dụng con người
như đơn vị đo cho cả hai hình. -
1:30 - 1:33Tuy nhiên, Leonardo không
chỉ nghĩ về Vitruvius. -
1:33 - 1:34Có 1 hệ tư tưởng mới
-
1:34 - 1:35tại Ý lúc bấy giờ
-
1:35 - 1:36gọi là Chủ nghĩa Tân Platon.
-
1:36 - 1:38Phong trào dùng khái niệm cũ
-
1:38 - 1:40mà Platon và Aristotle đã phát triển
từ thế kỷ IV, -
1:40 - 1:42gọi là Sợi xích của Sự tồn tại.
-
1:42 - 1:44Với niềm tin rằng vũ trụ có cấp bậc
-
1:44 - 1:46giống như một sợi xích,
-
1:46 - 1:48sợi xích đó bắt đầu ở
vị trí cao nhất là Chúa, -
1:48 - 1:50sau đó đi xuống là các thiên thần,
-
1:50 - 1:50các hành tinh,
-
1:50 - 1:51các vì sao,
-
1:51 - 1:52và mọi sinh vật sống
-
1:52 - 1:54cuối cùng kết thúc với bọn quỷ dữ.
-
1:54 - 1:56Ban đầu, phong trào này cho rằng
-
1:56 - 1:58vị trí của con người trong sợi xích
-
1:58 - 2:00nằm chính xác ở trung tâm.
-
2:00 - 2:01Vì thân xác con người sẽ chết đi
-
2:01 - 2:03nhưng linh hồn thì bất tử,
-
2:03 - 2:05nên loài người chia vũ trụ làm đôi.
-
2:05 - 2:07Tuy nhiên, trong khoảng thời gian
-
2:07 - 2:09Leonardo vẽ "Người Vitruvius",
-
2:09 - 2:11Pico della Mirandola,
người theo Tân Platon, -
2:11 - 2:12lại có ý tưởng khác.
-
2:12 - 2:14Ông tách loài người khỏi sợi xích
-
2:14 - 2:16tuyên bố con người có khả năng đặc biệt
-
2:16 - 2:18để lựa chọn bất kỳ vị trí nào họ muốn.
-
2:18 - 2:19Pico khẳng định Chúa muốn có
-
2:19 - 2:211 giống loài có thể hiểu được
-
2:21 - 2:24vẻ đẹp và sự phức tạp của vũ trụ
mà Ngài tạo ra. -
2:24 - 2:25Đó là nguyên nhân loài người ra đời,
-
2:25 - 2:27và Ngài đặt họ ở trung tâm vũ trụ,
-
2:27 - 2:30với khả năng trở thành bất kỳ ai họ muốn.
-
2:30 - 2:32Theo Pico, dọc theo sợi xích,
-
2:32 - 2:35loài người có thể đi xuống và cư xử
như một con thú, -
2:35 - 2:37hoặc đi lên và cư xử như một vị thần,
-
2:37 - 2:38tùy chúng ta lựa chọn.
-
2:38 - 2:39Khi xem xét bức phác họa,
-
2:39 - 2:42dù có thay đổi vị trí của người đàn ông,
-
2:42 - 2:43anh ta vẫn nằm trong diện tích
-
2:43 - 2:45cùa một hình tròn và một hình vuông.
-
2:45 - 2:47Nếu mô tả vũ trụ bằng hình học,
-
2:47 - 2:49có lẽ, bản phác họa muốn nói
-
2:49 - 2:51chúng ta có thể tồn tại ở bất cứ đâu.
-
2:51 - 2:52Con người có thể tồn tại mọi nơi
-
2:52 - 2:53cả mặt hình học
-
2:53 - 2:55lẫn mặt triết lý.
-
2:55 - 2:56Chỉ một bản phác họa,
-
2:56 - 2:58Leonardo đã kết hợp
-
2:58 - 2:58toán học,
-
2:58 - 2:59tôn giáo,
-
2:59 - 3:00triết học,
-
3:00 - 3:01kiến trúc,
-
3:01 - 3:03và nghệ thuật đương thời.
-
3:03 - 3:04Chính vì vậy nó trở thành
-
3:04 - 3:06biểu tượng của cả một thời đại.
- Title:
- Về bức họa "Người Vitruvius" của Da Vinci - James Earle
- Speaker:
- James Earle
- Description:
-
Xem bài học đầy đủ tại: http://ed.ted.com/lessons/da-vinci-s-vitruvian-man-of-math-james-earle
Bức họa "Người Vitruvius" của Leonardo da Vinci có gì đặc biệt? Với cánh tay dang ra, người đàn ông lấp đầy khoảng trống giữa một hình tròn và một hình vuông - tượng trưng cho niềm tin trong thời Phục Hưng về bản chất hay thay đổi của con người. James Earle giải thích cho chúng ta ý nghĩa hình học, tôn giáo và triết học của bản vẽ tưởng như đơn giản này.
Bài học bởi James Earle, minh họa bởi TED-Ed.
- Video Language:
- English
- Team:
closed TED
- Project:
- TED-Ed
- Duration:
- 03:21
![]() |
Dimitra Papageorgiou approved Vietnamese subtitles for Da Vinci's Vitruvian Man of math | |
![]() |
Uy Le edited Vietnamese subtitles for Da Vinci's Vitruvian Man of math | |
![]() |
Uy Le accepted Vietnamese subtitles for Da Vinci's Vitruvian Man of math | |
![]() |
Uy Le edited Vietnamese subtitles for Da Vinci's Vitruvian Man of math | |
![]() |
Uy Le edited Vietnamese subtitles for Da Vinci's Vitruvian Man of math | |
![]() |
Retired user edited Vietnamese subtitles for Da Vinci's Vitruvian Man of math | |
![]() |
Retired user edited Vietnamese subtitles for Da Vinci's Vitruvian Man of math | |
![]() |
Retired user edited Vietnamese subtitles for Da Vinci's Vitruvian Man of math |