WEBVTT 00:00:15.584 --> 00:00:17.074 Bức họa "Người Vitruvius," 00:00:17.074 --> 00:00:18.326 phác thảo của Leonardo, 00:00:18.326 --> 00:00:20.037 đã trở thành một biểu tượng 00:00:20.037 --> 00:00:21.649 tiêu biểu cho thời Phục Hưng. 00:00:21.649 --> 00:00:22.743 Nhưng tại sao? 00:00:22.743 --> 00:00:24.680 Chỉ là bản phác thảo đơn giản thôi mà? 00:00:24.680 --> 00:00:26.003 Không đúng! 00:00:26.003 --> 00:00:27.397 Hãy trả lời câu hỏi này 00:00:27.397 --> 00:00:28.634 từ khía cạnh toán học. 00:00:28.634 --> 00:00:30.720 Ta đều biết cách tính diện tích hình tròn. 00:00:30.720 --> 00:00:32.099 Lấy số pi 00:00:32.099 --> 00:00:34.347 nhân với bình phương bán kính. 00:00:34.347 --> 00:00:36.565 Ta cũng biết tìm diện tích hình vuông: 00:00:36.565 --> 00:00:39.364 Bằng cách nhân hai cạnh với nhau. 00:00:39.364 --> 00:00:41.408 Nhưng làm sao để lấy diện tích hình tròn 00:00:41.408 --> 00:00:43.799 và tạo ra hình vuông có diện tích tương ứng? 00:00:43.799 --> 00:00:45.739 Đây là bài toán "Biến tròn thành vuông" 00:00:45.739 --> 00:00:48.047 được đặt ra lần đầu tiên từ thời cổ đại. 00:00:48.047 --> 00:00:49.658 Và như nhiều ý tưởng cổ đại khác 00:00:49.658 --> 00:00:51.894 nó đã được hồi sinh trong thời Phục Hưng. 00:00:51.894 --> 00:00:53.078 Hóa ra, 00:00:53.078 --> 00:00:54.466 vấn đề này không có đáp án 00:00:54.466 --> 00:00:56.090 vì bản chất của số pi, 00:00:56.090 --> 00:00:57.912 nhưng đó lại là một câu chuyện khác. 00:00:57.912 --> 00:00:58.626 Bức vẽ này, 00:00:58.626 --> 00:00:59.880 ảnh hưởng bởi ghi chép của 00:00:59.880 --> 00:01:01.905 kiến trúc sư người La Mã, Vitruvius, 00:01:01.905 --> 00:01:03.510 đặt một người đàn ông ở trung tâm 00:01:03.510 --> 00:01:05.507 của một hình tròn và một hình vuông. 00:01:05.507 --> 00:01:06.842 Vitruvius cho rằng rốn 00:01:06.842 --> 00:01:08.103 là trung tâm cơ thể người 00:01:08.103 --> 00:01:09.629 và nếu ta dùng một cái com-pa 00:01:09.629 --> 00:01:11.375 và đặt đầu kim ở phần rốn, 00:01:11.375 --> 00:01:14.015 thì sẽ vẽ được một vòng tròn hoàn hảo quanh thân người. 00:01:14.015 --> 00:01:16.004 Ngoài ra, Vitruvius còn nhận ra rằng 00:01:16.004 --> 00:01:17.106 sải tay và chiều cao 00:01:17.106 --> 00:01:19.692 của một người có độ lớn gần bằng nhau, 00:01:19.692 --> 00:01:22.857 cho nên một người cũng có thể nằm vừa vặn trong một hình vuông. 00:01:22.857 --> 00:01:24.231 Leonardo đã dùng ý tưởng đó 00:01:24.231 --> 00:01:27.027 để giải quyết một cách ẩn dụ việc "Biến tròn thành vuông", 00:01:27.027 --> 00:01:29.735 sử dụng con người như đơn vị đo cho cả hai hình. 00:01:29.735 --> 00:01:32.611 Tuy nhiên, Leonardo không chỉ nghĩ về Vitruvius. 00:01:32.611 --> 00:01:33.815 Có 1 hệ tư tưởng mới 00:01:33.815 --> 00:01:34.913 tại Ý lúc bấy giờ 00:01:34.913 --> 00:01:36.321 gọi là Chủ nghĩa Tân Platon. 00:01:36.321 --> 00:01:37.741 Phong trào dùng khái niệm cũ 00:01:37.741 --> 00:01:40.445 mà Platon và Aristotle đã phát triển từ thế kỷ IV, 00:01:40.445 --> 00:01:42.278 gọi là Sợi xích của Sự tồn tại. 00:01:42.278 --> 00:01:44.447 Với niềm tin rằng vũ trụ có cấp bậc 00:01:44.447 --> 00:01:45.614 giống như một sợi xích, 00:01:45.614 --> 00:01:47.779 sợi xích đó bắt đầu ở vị trí cao nhất là Chúa, 00:01:47.779 --> 00:01:49.736 sau đó đi xuống là các thiên thần, 00:01:49.736 --> 00:01:50.313 các hành tinh, 00:01:50.313 --> 00:01:50.902 các vì sao, 00:01:50.902 --> 00:01:51.982 và mọi sinh vật sống 00:01:51.982 --> 00:01:54.066 cuối cùng kết thúc với bọn quỷ dữ. 00:01:54.066 --> 00:01:55.813 Ban đầu, phong trào này cho rằng 00:01:55.813 --> 00:01:58.015 vị trí của con người trong sợi xích 00:01:58.015 --> 00:01:59.527 nằm chính xác ở trung tâm. 00:01:59.527 --> 00:02:01.226 Vì thân xác con người sẽ chết đi 00:02:01.226 --> 00:02:03.158 nhưng linh hồn thì bất tử, 00:02:03.158 --> 00:02:05.308 nên loài người chia vũ trụ làm đôi. 00:02:05.308 --> 00:02:07.067 Tuy nhiên, trong khoảng thời gian 00:02:07.067 --> 00:02:08.686 Leonardo vẽ "Người Vitruvius", 00:02:08.686 --> 00:02:10.871 Pico della Mirandola, người theo Tân Platon, 00:02:10.871 --> 00:02:12.236 lại có ý tưởng khác. 00:02:12.236 --> 00:02:13.814 Ông tách loài người khỏi sợi xích 00:02:13.814 --> 00:02:15.779 tuyên bố con người có khả năng đặc biệt 00:02:15.779 --> 00:02:17.645 để lựa chọn bất kỳ vị trí nào họ muốn. 00:02:17.645 --> 00:02:19.228 Pico khẳng định Chúa muốn có 00:02:19.228 --> 00:02:20.700 1 giống loài có thể hiểu được 00:02:20.700 --> 00:02:23.569 vẻ đẹp và sự phức tạp của vũ trụ mà Ngài tạo ra. 00:02:23.569 --> 00:02:25.488 Đó là nguyên nhân loài người ra đời, 00:02:25.488 --> 00:02:27.236 và Ngài đặt họ ở trung tâm vũ trụ, 00:02:27.236 --> 00:02:30.042 với khả năng trở thành bất kỳ ai họ muốn. 00:02:30.042 --> 00:02:32.141 Theo Pico, dọc theo sợi xích, 00:02:32.141 --> 00:02:34.702 loài người có thể đi xuống và cư xử như một con thú, 00:02:34.702 --> 00:02:36.923 hoặc đi lên và cư xử như một vị thần, 00:02:36.923 --> 00:02:38.228 tùy chúng ta lựa chọn. 00:02:38.228 --> 00:02:39.481 Khi xem xét bức phác họa, 00:02:39.481 --> 00:02:41.591 dù có thay đổi vị trí của người đàn ông, 00:02:41.591 --> 00:02:43.147 anh ta vẫn nằm trong diện tích 00:02:43.147 --> 00:02:45.010 cùa một hình tròn và một hình vuông. 00:02:45.010 --> 00:02:47.313 Nếu mô tả vũ trụ bằng hình học, 00:02:47.313 --> 00:02:48.680 có lẽ, bản phác họa muốn nói 00:02:48.680 --> 00:02:50.517 chúng ta có thể tồn tại ở bất cứ đâu. 00:02:50.517 --> 00:02:52.058 Con người có thể tồn tại mọi nơi 00:02:52.058 --> 00:02:53.353 cả mặt hình học 00:02:53.353 --> 00:02:55.272 lẫn mặt triết lý. 00:02:55.272 --> 00:02:56.352 Chỉ một bản phác họa, 00:02:56.352 --> 00:02:57.642 Leonardo đã kết hợp 00:02:57.642 --> 00:02:58.448 toán học, 00:02:58.448 --> 00:02:59.130 tôn giáo, 00:02:59.130 --> 00:02:59.944 triết học, 00:02:59.944 --> 00:03:00.804 kiến trúc, 00:03:00.804 --> 00:03:02.527 và nghệ thuật đương thời. 00:03:02.527 --> 00:03:03.729 Chính vì vậy nó trở thành 00:03:03.729 --> 00:03:05.741 biểu tượng của cả một thời đại.