Toán học không khó, nó chỉ là một ngôn ngữ | Randy Palisoc | TEDxManhattanBeach
-
0:14 - 0:1826% trên phiếu báo cáo quốc gia,
-
0:18 - 0:22là phần trăm học sinh lớp 12
tại Mỹ -
0:22 - 0:23giỏi toán.
-
0:23 - 0:27Ở Mỹ, ta tự hào chính mình
là một cường quốc. -
0:27 - 0:32Nhưng 26% có khiến bạn
thấy mình đặc biệt? -
0:32 - 0:37Hãy giơ tay nếu bạn nghĩ
là một quốc gia ta cần làm tốt hơn nữa. -
0:39 - 0:41Tôi đồng ý với bạn.
-
0:41 - 0:45Ta đều cần toán học, nhưng sao
bọn trẻ lại hoang mang vì nó? -
0:45 - 0:49Hay do chỉ 26% người bẩm sinh
đã giỏi toán, -
0:49 - 0:51trong khi 74% thì không?
-
0:52 - 0:54Sau khi tiếp xúc với hàng ngàn
em nhỏ, có thể kết luận -
0:54 - 0:57điều đó là không hề đúng.
-
0:57 - 0:59Trẻ em không hiểu toán
-
0:59 - 1:03vì ta dạy toán như một môn học
"phi nhân văn". -
1:03 - 1:06Nhưng nếu ta khiến toán học
nhân văn hơn, -
1:06 - 1:08nó sẽ lại có ý nghĩa.
-
1:08 - 1:10Có lẽ bạn đang thắc mắc:
-
1:10 - 1:12"Toán học đã từng
có tính nhân văn à?" -
1:12 - 1:14Hãy nghĩ về nó.
-
1:14 - 1:15(Tiếng cười)
-
1:15 - 1:19Toán là ngôn ngữ của loài người,
giống như tiếng Anh, Tây Ban Nha -
1:19 - 1:20hay Trung Quốc,
-
1:20 - 1:23bởi nó giúp con người giao tiếp
với nhau. -
1:24 - 1:27Từ xa xưa, con người đã cần ngôn ngữ
toán học -
1:27 - 1:30để giao dịch, xây dựng các di tích,
-
1:30 - 1:32và đo đạc ruộng đất để trồng trọt.
-
1:33 - 1:37Khái niệm toán học như
một ngôn ngữ là không hề mới. -
1:37 - 1:39Một triết học gia vĩ đại đã từng nói:
-
1:39 - 1:44"Những quy luật của tạo hóa
được viết bằng ngôn ngữ toán học." -
1:44 - 1:48Bạn thấy đó, đến cả Galileo
cũng đồng ý với tôi. -
1:48 - 1:49(Tiếng cười)
-
1:49 - 1:50Nhưng đâu đó,
-
1:50 - 1:52ta đã lấy đi ngôn ngữ
của toán học, -
1:52 - 1:54ngôn ngữ miêu tả thế giới thật
quanh ta, -
1:54 - 1:58và ta đã trừu tượng hóa nó
đến mức không còn nhận ra. -
1:58 - 2:00Đó là lý do khiến trẻ con bối rối.
-
2:00 - 2:02Hãy để tôi giải thích.
-
2:02 - 2:06Hãy đọc câu giả thuyết toán lớp 3
ở California này -
2:06 - 2:09để xem nó có dễ hiểu
với một đứa trẻ tám tuổi không. -
2:09 - 2:13"Phân số 1/b miêu tả một lượng
được hình thành bởi một phần -
2:13 - 2:16và toàn bộ phần đó được chia
thành nhiều phần bằng nhau." -
2:16 - 2:18Phân số a/b được hiểu là
-
2:18 - 2:22số lượng được tạo thành
bởi a phần có kích thước 1/b." -
2:22 - 2:23(Tiếng cười)
-
2:23 - 2:27Nếu bạn đưa định nghĩa này
cho một đứa trẻ tám tuổi, -
2:27 - 2:30bạn có thể sẽ nhận được
phản ứng như sau. -
2:30 - 2:32(Tiếng cười)
-
2:33 - 2:38Đối với một chuyên gia toán học,
thì giả thuyết này rất dễ hiểu, -
2:38 - 2:42nhưng với một đứa trẻ,
nó như một cực hình vậy. -
2:42 - 2:44Tôi đặc biệt chọn ví dụ này
bởi phân số -
2:44 - 2:50là tiền đề cho đại số, lượng giác
và cả các phép tính. -
2:50 - 2:53Nên nếu không hiểu phân số
từ bậc tiểu học và trung học cơ sở, -
2:53 - 2:57bọn trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn
khi lên trung học phổ thông. -
2:57 - 3:03Nhưng có cách nào để phân số
đơn giản và dễ hiểu cho các em? -
3:04 - 3:05Có đó!
-
3:05 - 3:07Hãy nhớ rằng toán học
là một ngôn ngữ nên dùng nó -
3:07 - 3:10có ích cho bạn.
-
3:10 - 3:14Ví dụ, khi tôi dạy học sinh lớp năm
cách cộng, trừ phân số, -
3:14 - 3:17Tôi bắt đầu với bài học
"những quả táo + những quả táo". -
3:17 - 3:21Đầu tiên tôi hỏi,
"1 quả táo cộng 1 quả táo bằng bao nhiêu?" -
3:21 - 3:25Bọn trẻ thường sẽ trả lời là 2,
đó là đáp án đúng. -
3:25 - 3:28Hãy khiến các em vận dụng từ ngữ
vì toán là một ngôn ngữ. -
3:28 - 3:31Vậy nên, không chỉ bằng 2,
mà là 2 quả táo. -
3:32 - 3:36Tiếp theo,
3 cái bút chì cộng 2 cái bút chì. -
3:36 - 3:39Các bạn đều biết cộng chúng với nhau
ta được nhiều cây bút -
3:39 - 3:41Vậy bạn sẽ có bao nhiêu
cây bút chì? -
3:41 - 3:43Khán giả: 5 cây bút chì.
-
3:43 - 3:455 cây bút chì là chính xác.
-
3:45 - 3:48Và chìa khóa chính là
thêm từ ngữ vào. -
3:48 - 3:52Có lần, tôi thử dạy cháu gái
năm tuổi của mình theo cách này. -
3:52 - 3:53Sau khi cô bé cộng số bút chì,
-
3:53 - 3:59tôi hỏi,
"4 tỷ cộng 1 tỷ bằng bao nhiêu?" -
3:59 - 4:02Cô tôi tình cờ nghe được,
nên trách tôi, -
4:02 - 4:04"Cháu điên hả?
Con bé mới học mẫu giáo! -
4:04 - 4:08Làm sao nó biết được
4 tỷ cộng 1 tỷ chứ?!" -
4:08 - 4:09(Tiếng cười)
-
4:09 - 4:14Không bỏ cuộc, tính toán xong,
nó ngẩng lên và nói: -
4:14 - 4:15"5 tỷ?"
-
4:16 - 4:18Tôi nói: "Đúng rồi, là 5 tỷ."
-
4:18 - 4:20Cô tôi chỉ lắc đầu và cười
-
4:20 - 4:23vì cô không hề trông đợi điều đó
từ một đứa trẻ năm tuổi. -
4:24 - 4:26Tất cả những gì bạn cần làm
là tiếp cận với ngôn ngữ -
4:26 - 4:30và toán học sẽ trở nên tự nhiên
và dễ hiểu. -
4:31 - 4:32Rồi tôi hỏi cô bé một câu
-
4:32 - 4:36mà những đứa trẻ mẫu giáo
không hề biết: -
4:36 - 4:39"1/3 cộng 1/3 bằng bao nhiêu?"
-
4:39 - 4:43Ngay lập tức cô bé trả lời: "2/3."
-
4:44 - 4:47Nếu bạn đang thắc mắc
làm sao con bé có thể tính được -
4:47 - 4:50khi còn chưa biết tử số,
mẫu số là gì? -
4:50 - 4:54Bạn thấy đó, con bé
không bận tâm tử số hay mẫu số, -
4:54 - 4:57mà nghĩ vấn đề theo hướng này.
-
4:57 - 5:04Con bé cộng 1 quả táo với
1 quả táo để suy ra 1/3 cộng 1/3. -
5:05 - 5:08Đến cả một bé mẫu giáo
cũng có thể cộng phân số, -
5:08 - 5:12bạn nên tin rằng tất cả
học sinh lớp 5 đều có thể làm được. -
5:13 - 5:15(Vỗ tay)
-
5:19 - 5:23Tôi hỏi đùa cô bé một câu đại số
trung học phổ thông: -
5:23 - 5:277x bình phương cộng
2x bình phương bằng bao nhiêu? -
5:27 - 5:31Và cô bé năm tuổi này
lại trả lời đúng: "9 x bình phương." -
5:32 - 5:36Cô bé còn không cần bất kỳ
quy tắc số mũ nào để tính. -
5:37 - 5:41Vậy nên khi có người nói rằng
ta giỏi toán bẩm sinh hay không -
5:41 - 5:43đều không đúng.
-
5:43 - 5:45Toán là một ngôn ngữ của nhân loại,
-
5:45 - 5:48nên chúng ta đều có khả năng
hiểu được nó. -
5:49 - 5:50(Tiếng cười)
-
5:51 - 5:54Ta cần tiếp cận ngôn ngữ toán học
ngay lập tức -
5:54 - 5:58bởi quá nhiều em nhỏ mất căn bản
và hoang mang vì toán học -
5:58 - 6:00điều đó không nên xảy ra!
-
6:01 - 6:03Tôi từng dạy một học sinh
phổ thông rất nản -
6:03 - 6:06khi không thể qua môn đại số
-
6:06 - 6:10vì cô bé chỉ biết làm phép nhân
khoảng 44%. -
6:11 - 6:16Tôi nói, "Giống như em muốn đọc
mà chỉ biết 44% bảng chữ cái vậy. -
6:16 - 6:18Nó kìm hãm em lại."
-
6:18 - 6:21Cô bé không hiểu các ước số
hay cách giải phương trình, -
6:22 - 6:23và sợ giải toán.
-
6:24 - 6:28Dẫn đến việc thiếu tự tin
vào bản thân. -
6:28 - 6:31Tôi nói: "Ta phải bắt đầu với phép nhân
-
6:31 - 6:35vì một khi em hiểu,
mọi thứ sẽ dễ dàng hơn nhiều, -
6:35 - 6:39giống như có được vé chơi tất cả
trò chơi ở Disneyland vậy." -
6:39 - 6:39(Tiếng cười)
-
6:39 - 6:41"Em nghĩ thế nào?"
-
6:41 - 6:44Cô bé đáp: "Vâng ạ."
-
6:44 - 6:46Cô bé học bảng cửu chương
một cách có hệ thống -
6:46 - 6:47suốt bốn tuần.
-
6:47 - 6:52Ngay cả trong phép nhân
cũng ẩn chứa ngôn ngữ. -
6:52 - 6:56Bạn sẽ ngạc nhiên biết bao nhiêu
đứa trẻ không nhận ra 7 nhân 3 -
6:56 - 7:02còn được nói cách khác là
"7 lần" của 3, -
7:02 - 7:06có nghĩa là cộng bảy lần số 3
với nhau. -
7:06 - 7:08Khi bọn trẻ nhìn theo cách này,
-
7:08 - 7:12chúng sẽ nhanh chóng nhận ra
việc cộng nhiều -
7:12 - 7:14rất chậm,
-
7:14 - 7:20nên sẽ sẵn lòng nhớ rằng
kết quả bảy lần của 3 là 21. -
7:21 - 7:24Đứng trước việc có thể bị đuổi học
-
7:24 - 7:28thì việc tự tin làm tính nhân
-
7:28 - 7:30là một bước ngoặt với cô bé.
-
7:30 - 7:33Vì đó là lần đầu tiên cô bé
có thể tập trung giải quyết vấn đề -
7:33 - 7:36thay vì chỉ đếm trên ngón tay.
-
7:36 - 7:38Tôi biết cô bé đã lội ngược dòng
-
7:38 - 7:42khi tính được hai năm thuê ô tô,
-
7:42 - 7:48với chi phí hàng tháng là $445
thì bạn sẽ phải trả tổng là $10,680, -
7:48 - 7:51rồi cô bé nhìn tôi không tán thành
và nói: -
7:51 - 7:54"Thầy Polisoc, như thế thì đắt quá!"
-
7:54 - 7:57(Tiếng cười)
-
7:58 - 8:02Khoảnh khắc đó, toán học
không còn làm khó được cô ấy, -
8:02 - 8:06người đã dùng toán để
giải quyết vấn đề -
8:06 - 8:08như một người trưởng thành,
có trách nhiệm, -
8:10 - 8:13Là một giáo viên, nhiệm vụ
của tôi là thử thách học sinh -
8:13 - 8:14để vươn cao hơn,
-
8:14 - 8:17và tôi cũng muốn thử thách
các bạn. -
8:18 - 8:23Đất nước chúng ta đang mắc kẹt
ở con số 26%, -
8:23 - 8:26tôi thách thức bạn hãy đẩy
con số đó lên cao nữa. -
8:26 - 8:29Điều này rất quan trọng vì
tư duy toán học -
8:29 - 8:31không chỉ giúp xây dựng lớp trẻ,
-
8:31 - 8:37mà con cái ta còn cần nó
để tưởng tượng và kiến tạo tương lai. -
8:37 - 8:40Đương đầu với thử thách này
có thể chỉ đơn giản -
8:40 - 8:43như cộng nhiều quả táo.
-
8:43 - 8:46Nếu ta chắc chắn dạy toán
như một một ngôn ngữ nhân loại -
8:46 - 8:49thì ta sẽ chinh phục được nó sớm,
thay vì quá muộn. -
8:50 - 8:51Xin cảm ơn!
-
8:51 - 8:53(Vỗ tay)
- Title:
- Toán học không khó, nó chỉ là một ngôn ngữ | Randy Palisoc | TEDxManhattanBeach
- Description:
-
Buổi nói chuyện này diễn ra tại một sự kiện TEDx, được tổ chức độc lập bởi một tổ chức địa phương.
Randy Palisoc là một giáo viên nhiệt huyết, nổi tiếng với việc biến toán học trở nên dễ dàng hơn. Anh ấy đã chia sẻ phương pháp: dạy toán như dạy một ngôn ngữ. Đưa từ ngữ vào trong các bài giảng toán học giúp các em học sinh, dù nhỏ tuổi nhất, nắm vững được những chủ đề phức tạp, ví dụ như phân số - Video Language:
- English
- Team:
- closed TED
- Project:
- TEDxTalks
- Duration:
- 08:55
Nhị Khánh Trần approved Vietnamese subtitles for Math isn't hard, it's just a language | Randy Palisoc | TEDxManhattanBeach | ||
Nhị Khánh Trần edited Vietnamese subtitles for Math isn't hard, it's just a language | Randy Palisoc | TEDxManhattanBeach | ||
Nhị Khánh Trần accepted Vietnamese subtitles for Math isn't hard, it's just a language | Randy Palisoc | TEDxManhattanBeach | ||
Nhị Khánh Trần edited Vietnamese subtitles for Math isn't hard, it's just a language | Randy Palisoc | TEDxManhattanBeach | ||
Nhị Khánh Trần edited Vietnamese subtitles for Math isn't hard, it's just a language | Randy Palisoc | TEDxManhattanBeach | ||
Nhị Khánh Trần edited Vietnamese subtitles for Math isn't hard, it's just a language | Randy Palisoc | TEDxManhattanBeach | ||
Nhị Khánh Trần edited Vietnamese subtitles for Math isn't hard, it's just a language | Randy Palisoc | TEDxManhattanBeach | ||
Nhị Khánh Trần edited Vietnamese subtitles for Math isn't hard, it's just a language | Randy Palisoc | TEDxManhattanBeach |