Liệu bạn có thể sống sót sau vụ nổ hạt nhân? - Brooke Buddemeier và Jessica S. Wieder
-
0:07 - 0:12Tầm ảnh hưởng của một vụ nổ hạt nhân
gần như là không thể tưởng tượng được. -
0:12 - 0:17May thay, sẽ không ai phải trải qua
sự cố thảm khốc này một lần nào nữa. -
0:17 - 0:21Dựa trên nền tảng khoa học,
có một kế hoạch ứng phó -
0:21 - 0:23có thể cứu
hàng trăm ngàn mạng sống -
0:23 - 0:26tại những vùng quanh vụ nổ hạt nhân.
-
0:26 - 0:27Vậy kế hoạch này là gì?
-
0:27 - 0:30Và chính xác, nó sẽ bảo vệ
chúng ta khỏi thứ gì? -
0:30 - 0:32Để tạo ra vụ nổ cực mạnh,
-
0:32 - 0:36những vũ khí này sử dụng
năng lượng phân hạch hạt nhân, -
0:36 - 0:39trong đó, một hạt nhân nguyên tử
được phân tách ra làm hai. -
0:39 - 0:43Quá trình này tạo ra
năng lượng vô cùng lớn, -
0:43 - 0:47và trong một số vật chất,
neutron tạo ra bởi phản ứng phân hạch -
0:47 - 0:49được hấp thụ bởi các nguyên tử gần đó,
-
0:49 - 0:52phân tách các hạt nhân mới.
-
0:52 - 0:56Phản ứng dây chuyền này
có thể tạo ra sự bùng nổ hàng loạt, -
0:56 - 1:00tương đương với
vụ nổ của 10.000 tấn thuốc nổ. -
1:00 - 1:03Một vụ nổ như thế này sẽ tạo ra
-
1:03 - 1:07một quả cầu lửa
có khả năng hủy hoại một vài dãy nhà -
1:07 - 1:11và sóng xung kích phá hủy
các tòa nhà cách đó vài kí-lô-mét. -
1:11 - 1:13Đau lòng thay,
ta không thể làm được gì -
1:13 - 1:16để cứu những người
trong phạm vi bán kính quả cầu lửa. -
1:16 - 1:19Tuy nhiên, với những người
ở vùng sóng xung kích và xa hơn, -
1:19 - 1:23khoa học có giao thức hỗ trợ
có thể giúp cứu được mạng người. -
1:23 - 1:26Và dù nghe có vẻ kì lạ,
-
1:26 - 1:31cách tốt nhất để được an toàn
trong suốt vụ nổ hạt nhân, -
1:31 - 1:33là tìm nơi trú ẩn.
-
1:33 - 1:36Cũng giống việc tự bảo vệ
trước lốc xoáy hoặc bão, -
1:36 - 1:39vào trong và ở yên
trong một tòa nhà vững chắc -
1:39 - 1:44sẽ bảo vệ bạn khỏi
sóng xung kích, nhiệt, và bức xạ. -
1:44 - 1:47Năng lượng của sóng xung kích
di chuyển -
1:47 - 1:51từ bán kính quả cầu lửa ra xa
vài kí-lô-mét trong vài giây đầu tiên. -
1:51 - 1:55Các tòa nhà vững chắc trong phạm vi đó
có thể chịu được sóng xung kích, -
1:55 - 1:59và ở yên tại trung tâm và tầng hầm
của những tòa nhà này -
1:59 - 2:03cũng giúp bảo vệ
khỏi nhiệt và các vật thể bay. -
2:03 - 2:09Tìm nơi trú ẩn là vô cùng quan trọng
nếu quả cầu lửa xảy ra gần mặt đất, -
2:09 - 2:12vụ nổ sẽ kéo theo
hàng ngàn tấn bụi và các mảnh vỡ -
2:12 - 2:15vào bầu khí quyển vài kí-lô-mét.
-
2:15 - 2:17Khi quả cầu lửa nguội đi,
-
2:17 - 2:21những nguyên tử không ổn định
được tạo ra bởi phản ứng phân hạch -
2:21 - 2:26hòa vào các mảnh vỡ
gây ra tác động lâu dài nguy hiểm nhất: -
2:26 - 2:29các phân tử phóng xạ
gọi là bụi phóng xạ. -
2:29 - 2:33Những hạt nhỏ như cát này
phát ra bức xạ ion hóa, -
2:33 - 2:37có khả năng tách electron
khỏi phân tử và nguyên tử. -
2:37 - 2:42Phơi nhiễm với lượng lớn bức xạ này
có thể dẫn đến tổn thương tế bào, -
2:42 - 2:47bỏng phóng xạ, nhiễm xạ,
ung thư, và thậm chí tử vong. -
2:47 - 2:49Được tạo ra ở vài kí-lô-mét trên không,
-
2:49 - 2:52mật độ của vật liệu nguy hiểm này
-
2:52 - 2:55phụ thuộc vào gió
ở thượng tầng khí quyển, -
2:55 - 2:58dẫn đến độ nguy hiểm
của bụi phóng xạ -
2:58 - 3:02có thể lên đến
hàng chục kí-lô-mét theo chiều gió. -
3:02 - 3:05Rất may, các tòa nhà
cho ta trú ẩn sau vụ nổ, -
3:05 - 3:09thậm chí, còn bảo vệ tốt hơn
trước bụi phóng xạ. -
3:09 - 3:13Bức xạ giảm khi nó đi xuyên qua
không gian và vật thể có khối lượng. -
3:13 - 3:15Vì vậy, trong khi một cửa sổ bị hỏng
và một cửa sổ kín -
3:15 - 3:18cùng có một mức độ giảm bức xạ
không đáng kể, -
3:18 - 3:22các lớp thép dày, bê tông,
và các khối đất -
3:22 - 3:25lại cho ta sự bảo vệ thực sự.
-
3:25 - 3:26Và vì bụi phóng xạ phát ra
-
3:26 - 3:29một nửa năng lượng của nó
trong giờ đầu tiên, -
3:29 - 3:31và 80% trong ngày đầu tiên,
-
3:31 - 3:34ở yên tại nơi trú ẩn
trong vòng 24 giờ đầu -
3:34 - 3:39giúp giảm đáng kể
mức độ ảnh hưởng của bức xạ. -
3:39 - 3:43Sau vụ nổ, sẽ có
ít nhất 15 phút để tìm nơi trú ẩn -
3:43 - 3:45trước khi trận bụi phóng xạ bắt đầu.
-
3:45 - 3:48Vì các hạt bụi phóng xạ nguy hiểm nhất
là nặng nhất, -
3:48 - 3:50chúng lắng trong không khí
-
3:50 - 3:52và tích tụ lại trên đường phố và mái nhà,
-
3:52 - 3:54nơi trú ẩn lý tưởng nhất là
-
3:54 - 3:58dưới lòng đất
hoặc giữa các tòa nhà cao tầng. -
3:58 - 4:01Nhưng nếu ai đó
bị kẹt trong đám bụi phóng xạ, -
4:01 - 4:03vẫn có những biện pháp
họ có thể thực hiện. -
4:03 - 4:04Sau khi tìm được nơi an toàn,
-
4:04 - 4:07họ nên tháo giày
và các lớp quần áo bên ngoài, -
4:07 - 4:09rửa sạch những vùng da bị tiếp xúc,
-
4:09 - 4:13và để quần áo bị nhiễm xạ ra xa.
-
4:13 - 4:15Khi đã vào bên trong,
-
4:15 - 4:17lên kế hoạch ở lại đó
trong ít nhất 24 giờ. -
4:17 - 4:21Nếu nơi trú ẩn quá tồi tàn,
hoặc ai đó bên trong cần cấp cứu, -
4:21 - 4:24hãy thử tìm kiếm
sự giúp đỡ bên ngoài sau một giờ. -
4:24 - 4:26Nhưng lý tưởng nhất là
-
4:26 - 4:30ở trong và theo dõi để biết thêm thông tin
từ những nhân viên ứng phó đầu tiên. -
4:30 - 4:34Dù điện, các dịch vụ di động,
và Internet sẽ bị cắt đứt, -
4:34 - 4:36hầu hết sóng radio
đều còn hoạt động. -
4:36 - 4:39Vì vậy, hãy nghe theo đội cứu hộ
-
4:39 - 4:42để xác định lộ trình an toàn nhất
trong tương lai. -
4:42 - 4:46Vũ khí hạt nhân là một trong những công cụ
hủy diệt khủng khiếp nhất trên Trái đất, -
4:46 - 4:50và có vẻ ngây thơ khi đặt niềm tin vào
những biện pháp bảo vệ đơn giản. -
4:50 - 4:53Nhưng nghiên cứu
và mô phỏng nhiều lần cho thấy -
4:53 - 4:56lợi ích của việc trú ẩn.
-
4:56 - 4:58Vì vậy, dù hy vọng
sẽ chẳng bao giờ cần đến nó, -
4:58 - 5:02hãy nhớ rằng
vào bên trong, ở yên và theo dõi radio.
- Title:
- Liệu bạn có thể sống sót sau vụ nổ hạt nhân? - Brooke Buddemeier và Jessica S. Wieder
- Speaker:
- Brooke Buddemeier và Jessica S. Wieder
- Description:
-
Xem toàn bộ bài học tại: https://ed.ted.com/lessons/can-you-survive-nucle-fallout-brooke-buddemeier-and-jessica-s-wieder
Vũ khí hạt nhân là một trong những công cụ hủy diệt khủng khiếp nhất trên Trái đất và tầm ảnh hưởng của nó gần như không thể tưởng tượng được. Tuy nhiên, có một kế hoạch ứng phó dựa trên nền tảng khoa học có thể giúp cứu sống hàng ngàn người. Kế hoạch này là gì và chính xác nó sẽ bảo vệ chúng ta khỏi điều gì? Cùng Brooke Buddemeier và Jessica S. Wieder khám phá khả năng sống sót của con người sau vụ nổ hạt nhân.
Bài học bởi Brooke Buddemeier và Jessica S. Wieder, đạo diễn bởi Tom Gran & Madeleine Grossi.
- Video Language:
- English
- Team:
closed TED
- Project:
- TED-Ed
- Duration:
- 05:03
![]() |
Nhu PHAM approved Vietnamese subtitles for Can you survive nuclear fallout? | |
![]() |
Nhu PHAM edited Vietnamese subtitles for Can you survive nuclear fallout? | |
![]() |
Nhu PHAM edited Vietnamese subtitles for Can you survive nuclear fallout? | |
![]() |
Phan Phan accepted Vietnamese subtitles for Can you survive nuclear fallout? | |
![]() |
Ngoc Nguyen edited Vietnamese subtitles for Can you survive nuclear fallout? | |
![]() |
Ngoc Nguyen edited Vietnamese subtitles for Can you survive nuclear fallout? | |
![]() |
Ngoc Nguyen edited Vietnamese subtitles for Can you survive nuclear fallout? | |
![]() |
Ngoc Nguyen edited Vietnamese subtitles for Can you survive nuclear fallout? |