Âm nhạc cổ điển với sức mạnh thay đổi con người.
-
0:00 - 0:03Có lẽ nhiều người ở đây đã nghe câu chuyện
về hai vị thương nhân -
0:03 - 0:06ở Châu Phi hồi đầu thế kỉ 20.
-
0:06 - 0:08Họ được gửi đi để mở đường cho việc
-
0:08 - 0:10kinh doanh giày dép tại đó
-
0:10 - 0:13Khi cả hai gửi điện tín về thành Manchester
-
0:13 - 0:17một người viết "Vô vọng. Chúng ta phải dừng lại thôi.
-
0:17 - 0:18Ở đây người ta không mang giày".
-
0:18 - 0:21Người kia thì viết "Thật là một cơ hội vô giá,
-
0:21 - 0:23Ở đây chưa ai có giày cả!"
-
0:23 - 0:24(Tiếng cười)
-
0:24 - 0:27Trong giới nghe nhạc cổ điển cũng
đang diễn ra một tình trạng tương tự -
0:28 - 0:29vì có nhiều người tin rằng nhạc cổ điển
-
0:29 - 0:32đang dần dần biến mất.
-
0:33 - 0:36Một số người khác lại cho rằng,
người ta vẫn chưa biết gì về nhạc cổ điển cả. -
0:36 - 0:40Và bây giờ, thay vì đi vào các số liệu thống kê
và xu hướng âm nhạc -
0:40 - 0:42hay liệt kê ra danh sách
những dàn nhạc giao hưởng đã đóng cửa -
0:42 - 0:45hay những công ty thu âm
đang sắp phải giải thể -
0:45 - 0:49Tôi nghĩ tối nay ta nên làm một thí nghiệm
một thí nghiệm. -
0:49 - 0:53Thật ra cũng không hẳn là một thí nghiệm đâu,
vì tôi đã biết trước kết quả rồi. -
0:54 - 0:56Nhưng nó sẽ chỉ giống như một thí nghiệm mà thôi.
Bây giờ, trước khi chúng ta -- -
0:56 - 1:00(Tiếng cười)
-
1:00 - 1:02trước khi chúng ta bắt đầu,
tôi cần phải làm hai việc. -
1:02 - 1:06Đầu tiên tôi muốn nhắc các bạn
về tiếng đàn của một đứa trẻ bảy tuổi -
1:07 - 1:08khi đang tập chơi đàn piano.
-
1:08 - 1:10Có thể các bạn
cũng đang có một đứa như vậy ở nhà. -
1:11 - 1:12Nó nghe như thế này này.
-
1:12 - 1:32(Piano)
-
1:32 - 1:34Có vẻ một vài người ở đây
đã nhận ra cậu bé này, -
1:34 - 1:39Giờ thì nó đã luyện tập được thêm một năm,
8 tuổi -
1:39 - 1:40nó sẽ chơi như thế này
-
1:40 - 1:47(Piano)
-
1:47 - 1:50Rồi nó tập thêm một năm nữa,
giờ là 9 tuổi -
1:50 - 1:56(Piano)
-
1:56 - 1:59Rồi lại tập thêm một năm nữa,
giờ là 10 tuổi. -
1:59 - 2:06(Piano)
-
2:06 - 2:07Thường thì bọn nhỏ hay bỏ cuộc tại thời điểm đó
-
2:07 - 2:09(Tiếng cười)
-
2:09 - 2:11(Vỗ tay)
-
2:11 - 2:13Và nếu bạn kiên nhẫn chờ thêm một năm nữa ..
-
2:14 - 2:15bạn sẽ được nghe thấy cái này.
-
2:15 - 2:24(Piano)
-
2:24 - 2:27Những lời giải thích của bạn về sự thay đổi này,
chưa hẳn đã đúng, -
2:27 - 2:30có thể bạn nghĩ
nó bất chợt trở nên đam mê, say sưa với âm nhạc -
2:30 - 2:33nó có một giáo viên mới, hay nó đến tuổi dậy thì v...v...
Nhưng thật sự, thứ mà đã thay đổi là: -
2:33 - 2:37Những lần ấn phím mạnh đã dần dần ít đi.
-
2:38 - 2:39Bạn có thể thấy ở lần chơi đầu
-
2:39 - 2:41từng nốt nhạc được ấn mạnh.
-
2:42 - 2:44(Piano)
-
2:44 - 2:46Rồi lần hai, cứ hai nốt một lần.
-
2:47 - 2:49(Piano)
-
2:49 - 2:50Nhìn đầu tôi mà đếm sẽ thấy.
-
2:51 - 2:52(Tiếng cười)
-
2:52 - 2:54Đứa 9 tuổi
-
2:54 - 2:55cứ mỗi 4 nốt một lần .
-
2:55 - 2:57(Piano)
-
2:58 - 2:59và đứa 10 tuổi, lên đến 8 nốt.
-
2:59 - 3:02(Piano)
-
3:02 - 3:04Và đứa 11 tuổi, một nhịp cho cả một đoạn dài.
-
3:04 - 3:07(Piano)
-
3:08 - 3:10Tôi không tại hiểu sao
chúng ta lại phải uốn người như thế này. -
3:10 - 3:12(Tiếng cười)
-
3:13 - 3:15Tôi không hề định:
"Tôi sẽ nghiêng vai hay xoay người" -
3:15 - 3:17Vâng, chính âm nhạc đã làm tôi ra như thế
-
3:17 - 3:19Tôi hay gọi vui thế này là
"Ngồi đàn trên một mông" -
3:19 - 3:21(Piano)
-
3:21 - 3:22Cũng có thể đổi sang bên còn lại.
-
3:22 - 3:26(Piano)
-
3:26 - 3:29Có một người đàn ông từng xem tôi trình diễn
-
3:29 - 3:30khi đó tôi đang chơi với một nhạc công trẻ
-
3:31 - 3:33Ông ta là giám đốc
một tập đoàn kinh doanh ở Ohio -
3:33 - 3:35Tôi nói với anh nghệ sĩ trẻ ấy rằng,
-
3:36 - 3:38"Vấn đề duy nhất của anh là anh
đang ngồi chơi nhạc trên cả 2 mông -
3:38 - 3:40anh chỉ nên dùng một cái thôi!"
-
3:40 - 3:42rồi tôi chỉnh lại tư thế
cho anh ta thế này khi chơi. -
3:42 - 3:44Và bỗng nhiên, anh ấy chơi hay xuất thần
-
3:45 - 3:47Cả khán phòng há hốc miệng
khi nhận thấy sự thay đổi. -
3:47 - 3:49Và rồi ông giám đốc kia gửi thư cho tôi.
-
3:49 - 3:50Ông nói, "Tôi đã rất xúc động.
-
3:50 - 3:52"Khi trở lại Ohio, tôi đã bắt cả công ty của mình
-
3:53 - 3:54ngồi trên một mông!"
-
3:54 - 3:57(Tiếng cười)
-
3:58 - 4:00Điều thứ hai tôi muốn làm là mô tả cho các bạn
nghe về chính các bạn. -
4:00 - 4:03Tôi nghĩ có khoảng 1.600 người ở đây
-
4:03 - 4:06Tôi đoán chỉ có khoảng 45 người ở đây
-
4:06 - 4:08thật sự đam mê nhạc cổ điển.
-
4:09 - 4:14Họ ngưỡng mộ nó.
Đài FM luôn bật kênh nhạc cổ điển, -
4:14 - 4:17Xe của họ chất đầy các đĩa CD
và họ hay lui tới những buổi hòa nhạc, -
4:17 - 4:18và con cái họ cũng biết chơi nhạc.
-
4:18 - 4:20Những người ấy không thể sống
thiếu nhạc cổ điển. -
4:21 - 4:23Đó là nhóm thứ nhất, nhóm thiểu số.
-
4:23 - 4:25Nhóm thứ hai lớn hơn,
-
4:25 - 4:27Bao gồm những con người không quan tâm gì.
-
4:27 - 4:28(Tiếng cười)
-
4:28 - 4:30Họ về nhà sau một ngày làm việc mệt nhọc
-
4:30 - 4:32uống một cốc rượu,
ngả người gác hai chân lên cao. -
4:33 - 4:35Và nếu có Vivaldi vang lên nhè nhẹ
thì cũng ok thôi. -
4:35 - 4:36(Tiếng cười)
-
4:36 - 4:37Đó là nhóm thứ 2.
-
4:37 - 4:38Nhóm thứ 3.
-
4:38 - 4:40Họ là những người
không bao giờ nghe nhạc cổ điển -
4:40 - 4:42Đơn giản vì cuộc sống của họ
không có những thứ kiểu như vậy. -
4:43 - 4:45họ có thể nghe một chút kiểu
hít lại khói thuốc ở sân bay, nhưng -- -
4:45 - 4:47(Tiếng cười)
-
4:47 - 4:48-- và một chút hành khúc Aida
khi bước chân vào trong các tiền sảnh lớn -
4:48 - 4:51Nhưng chính xác là,
họ chả bao giờ nghe nó cả. -
4:52 - 4:53Có lẽ đây là nhóm đông người nhất
-
4:53 - 4:55Và còn nữa, một nhóm khá nhỏ
-
4:55 - 4:58Bao gồm những người
tự cho mình là mù nhạc. -
4:58 - 5:00Một lượng đáng kể những người
tự cho mình là mù âm nhạc. -
5:01 - 5:03Tôi đã nghe những câu kiểu này khá nhiều:
"Chồng tôi bị mù âm nhạc!" -
5:03 - 5:04(Tiếng cười)
-
5:04 - 5:07Sự thật là, bạn không thể bị mù âm nhạc được.
Chả ai bị như vậy cả. -
5:07 - 5:10Nếu bạn mù nhạc thật,
bạn đã chẳng thể cài số bằng tay -
5:10 - 5:12cho chiếc xe hơi của mình.
-
5:12 - 5:14và cũng chẳng thể phân biệt được
-
5:14 - 5:16giọng Texas với giọng Rome.
-
5:16 - 5:20Và cái điện thoại, ngay cả khi mẹ bạn gọi đến
-
5:21 - 5:23bằng một chiếc điện thoại cũ kĩ,
khi bà nói "Alô" -
5:23 - 5:26bạn đã luôn nhận ra đó là mẹ
và cảm nhận được tâm trạng của bà lúc ấy. -
5:27 - 5:30Thính giác của bạn hoàn hảo.
Của ai cũng vậy. -
5:30 - 5:32Vậy nên không có ai mù nhạc cả.
-
5:32 - 5:36Nhưng để tôi kể cho bạn nghe,
tôi thấy không thể tiếp tục -
5:36 - 5:39khi mà luôn có một khoảng cách xa vời
giữa những người hiểu, -
5:40 - 5:42yêu và đam mê âm nhạc cổ điển,
-
5:42 - 5:45với những người
không có một chút liên quan gì đến nó cả. -
5:45 - 5:47Ở đây tôi không tính
những người "mù nhạc" nữa -
5:47 - 5:51Nhưng thậm chí chỉ với 3 nhóm như vậy
cũng đã là một khó khăn rất lớn rồi. -
5:51 - 5:55Vậy nên tôi sẽ không đi đâu cả,
cho đến khi mỗi người trong khán phòng này, -
5:55 - 6:00những người dân của Aspen, và cả những người
-
6:01 - 6:04đang theo dõi nữa,
bắt đầu biết yêu và hiểu về nhạc cổ điển. -
6:04 - 6:06Đó là những gì tối nay ta sẽ làm cho bằng được.
-
6:07 - 6:12Các bạn có để ý là
trên mặt tôi không hề có chút nghi ngại gì -
6:12 - 6:15khi khẳng định như thể
mình sẽ làm được điều đó, đúng không? -
6:15 - 6:19Đó là tính cách cần có của những người dẫn đầu
-
6:19 - 6:22Anh ta phải tin tưởng vào khả năng bản thân,
rằng mình có thể -
6:23 - 6:25làm cho mọi người khác cùng trở nên khao khát.
-
6:25 - 6:28Sẽ như thế nào nếu Martin Luther King lại nói
"Tôi có một mơ ước! -
6:28 - 6:30Nhưng cũng không chắc
người ta có muốn vậy không nữa" -
6:30 - 6:33(Tiếng cười)
-
6:34 - 6:36Được rồi. Giờ tôi sẽ chơi thử nhạc của Chopin.
-
6:36 - 6:41Đây là một đoạn dạo đầu rất hay,
có thể vài người trong số các bạn biết nó -
6:42 - 7:10(Âm nhạc)
-
7:10 - 7:12Có biết tôi vừa đoán được điều gì đang xảy ra không?
-
7:13 - 7:15Khi tôi vừa bắt đầu,
các bạn nghĩ "Nghe thật là hay!" -
7:15 - 7:28(Âm nhạc)
-
7:29 - 7:30"Anh đề nghị hè năm sau
-
7:30 - 7:32mình đừng đi đến đây nữa"
-
7:32 - 7:35(Tiếng cười)
-
7:35 - 7:38Nghe buồn cười nhỉ, đúng không?
Cái cách mà những ý nghĩ đó -
7:38 - 7:41thoảng qua trong đầu của các bạn ấy.
-
7:41 - 7:42Và dĩ nhiên--
-
7:42 - 7:45(Vỗ tay)
-
7:45 - 7:47- và dĩ nhiên, nếu tôi tiếp tục nữa thì có lẽ
-
7:48 - 7:49sẽ có nhiều người phải ngủ gục mất.
-
7:49 - 7:51Sẽ còn tệ hơn nữa khi cô bạn gái đi cùng
huých vào xương sườn của bạn và gọi -
7:51 - 7:55"Dậy đi! Anh có biết nghệ thuật là gì không vậy!".
-
7:55 - 7:58Nhưng có bao giờ bạn nghĩ rằng,
nguyên nhân làm cho bạn buồn ngủ -
7:59 - 8:01khi nghe nhạc cổ điển, không phải do bạn,
mà là do chính chúng tôi không? -
8:01 - 8:03Đã có ai từng thấy tôi chơi nhạc và nghĩ,
-
8:03 - 8:05"Sao ông ta lên gân nhiều thế?"
-
8:05 - 8:08Nếu tôi làm cái đầu mình như thế này,
chắc nhiều cũng sẽ nghĩ giống vậy. -
8:09 - 8:14(Âm nhạc)
-
8:14 - 8:18Và từ nay trở về sau,
cứ mỗi lần nghe nhạc cổ điển, -
8:18 - 8:22bạn sẽ luôn biết được anh nhạc công đã lên gân
ở những chỗ nào. -
8:22 - 8:24Ok, bây giờ hãy xem xét kĩ hơn
cách người ta chơi đàn -
8:24 - 8:29Tôi ấn vào nốt B. Đây là B. Nốt kế tiếp là C,
-
8:29 - 8:32với nhiệm vụ là làm cho B có vẻ buồn.
Quả thật như vậy, thấy không? -
8:32 - 8:35(Tiếng cười)
-
8:35 - 8:37Mọi nhạc sĩ đều hiểu điều đó,
nếu họ muốn nhạc của mình buồn -
8:37 - 8:38chỉ việc chơi hai nốt ấy thôi.
-
8:38 - 8:43(Âm nhạc)
-
8:43 - 8:45Về cơ bản, đó là một nốt B với 4 nỗi buồn
-
8:45 - 8:47(Tiếng cười)
-
8:48 - 8:53Bây giờ, tôi đi dần xuống A, rồi G, rồi tới F.
-
8:53 - 8:57Vậy ta sẽ có B, A, G, F. Nếu ta có B, A , G, F rồi,
-
8:58 - 9:04nốt tiếp theo nên là gì nhỉ?
Oh, đó có lẽ chỉ là may mắn mà thôi. -
9:04 - 9:10Thử lại lần nữa xem.
Ôi, dàn xướng ca của TED -
9:10 - 9:13(Tiếng cười)
-
9:13 - 9:17Bạn đã công nhận là không ai bị mù nhạc chứ?
Không ai bị như vậy cả. -
9:17 - 9:19Bạn biết đấy, mỗi một ngôi làng ở Banladesh
-
9:19 - 9:24cũng như mỗi thôn xóm ở Trung Quốc
-- mọi người đều hiểu rằng: -
9:25 - 9:28da, da, da, da - da.
Mọi người đều biết, đó sẽ là nốt E. -
9:28 - 9:31Bây giờ, Chopin chưa muốn kết thúc ở đó
với nốt E -
9:32 - 9:34bởi vì điều gì sẽ xảy chứ?
Nó sẽ lặp lại, giống như trong kịch Hamlet vậy. -
9:34 - 9:36Bạn có biết Hamlet chứ? Hồi thứ nhất, cảnh thứ 3.
-
9:37 - 9:38anh ta phát hiện người chú đã giết cha của mình.
-
9:38 - 9:40Tôi còn nhớ, Hamlet dần tiến tới chỗ người chú
-
9:40 - 9:41và suýt giết được ông ta. Nhưng anh ta lùi về,
-
9:41 - 9:44rồi lại tiến lên và suýt giết được người chú lần nữa.
-
9:44 - 9:46Và những nhà phê bình
đang ngồi dưới hàng ghế đằng kia, -
9:46 - 9:49đều đồng ý với nhau rằng:
"Hamlet thật là chần chừ" -
9:49 - 9:50(Tiếng cười)
-
9:50 - 9:52hoặc họ cũng có thể cho rằng:
"Hamlet bị mắc chứng Oedipus" -
9:53 - 9:56Sai rồi, nếu không chần chừ như vậy
thì màn kịch sẽ kết thúc mất. -
9:56 - 9:58Đó chính là lí do
Shakespeare đã viết Hamlet dài như vậy! -
9:59 - 10:01Ta đều biết, Ophelia trở nên điên loạn,
rồi những đoạn kịch cứ tiếp diễn, -
10:01 - 10:02nào là cái sọ của Yorick,
rồi đến những kẻ đào huyệt xuất hiện ... -
10:03 - 10:06Chúng được đưa vào để trì hoãn, để đến hồi 5
Hamlet mới giết được người chú của mình. -
10:06 - 10:11Chopin cũng giống như vậy thôi.
Khi ông ấy đã suýt chạm vào nốt E -
10:11 - 10:13thì bỗng dừng lại và nói
"Ồ, có lẽ mình nên quay lại và chơi một lần nữa!" -
10:13 - 10:16Thế là ông ấy chơi lại
-
10:17 - 10:20một cách đầy phấn khích. (Piano)
Đó là một chút ngẫu hứng thôi -
10:20 - 10:21đừng để ý.
-
10:22 - 10:24Bây giờ, Chopin đã tới nốt F#,
và cuối cùng cũng chạm tới được nốt E. -
10:24 - 10:27Nhưng hợp âm đó không đúng
-- Ông ấy cần một hợp âm khác kia, -
10:28 - 10:31(Piano) vậy là thay vào đó, ông ấy đã ...
-
10:31 - 10:35(Piano) chúng ta gọi đó là một Giai Kết Tránh,
vì nó làm ta lầm tưởng bài nhạc sắp kết thúc. -
10:36 - 10:38Tôi luôn dạy học trò của mình
"Nếu gặp phải một giai kết tránh, -
10:38 - 10:40nhớ đá lông mày lên,
để mọi người biết mà nghe tiếp" -
10:40 - 10:43(Tiếng cười)
-
10:43 - 10:46(Vỗ tay)
-
10:47 - 10:49Được rồi, bây giờ, Chopin đã tới được E,
nhưng lại là một hợp âm sai. -
10:49 - 10:52Ông ấy thử lại lần nữa. Không đúng
-
10:52 - 10:55Thử E lại lần nữa. Không đúng.
-
10:55 - 10:57E một lần nữa, vẫn không đúng
-
10:58 - 11:01Và rồi cuối cùng ... (Piano)
-
11:01 - 11:05Người đàn ông ngồi ở hàng ghế đầu kia
đã "Mmm" -
11:06 - 11:08Đó là cách mà ông ta về nhà sau một ngày dài,
-
11:08 - 11:11khóa chiếc xe hơi của mình lại và thốt lên
-
11:12 - 11:15"Aah, về tới nhà rồi!". Vì mỗi người chúng ta
đều biết đâu là nhà của mình. -
11:15 - 11:18Tóm lại đây là một khúc nhạc
bắt đầu "từ xa" và cuối cùng là "về đến nhà" -
11:18 - 11:20Tôi sẽ chơi nó lại từ đầu
-
11:20 - 11:23và mọi người hãy dõi theo nhé.
B, C, B, C, B, C, B -- -
11:23 - 11:25Xuống tới A, xuống G, xuống F.
-
11:25 - 11:27Gần tới E, nhưng không, cuộc dạo chơi lặp lại.
-
11:28 - 11:30Chopin trở lại với B. Ông ấy bắt đầu thấy thích thú. Xuống tới F# rồi xuống tới E.
-
11:30 - 11:32Sai rồi. Sai rồi. Sai rồi.
-
11:33 - 11:35Và cuối cùng về đến E, về đến nhà rồi.
-
11:35 - 11:38Và giờ hãy chuẩn bị để thưởng thức
màn trình diễn trên một mông -
11:38 - 11:41(Tiếng cười)
-
11:41 - 11:43Để chạy xuyên suốt từ B về E,
-
11:44 - 11:49Tôi phải dừng việc nghĩ về từng nốt nhạc
một cách riêng lẻ, thay vào đó -
11:49 - 11:54phải nắm bắt được một lúc
cả chặng dài từ đầu tới cuối. -
11:55 - 11:59Gần đây, chúng tôi có ghé thăm Nam Phi,
và chắc hẳn khi nhắc đến Nam Phi -
11:59 - 12:02các bạn đều sẽ liên tưởng đến
27 năm tù của Mandela. -
12:03 - 12:05Ông ấy đã nghĩ gì trong suốt những năm ấy?
Ăn trưa sao? -
12:05 - 12:08Không, ông ấy nghĩ về tương lai của Nam Phi
-
12:09 - 12:10và cho cả loài người. Chúng ta gọi đó là
-
12:10 - 12:13Tầm Nhìn, Mandela chỉ nghĩ về nó mà thôi.
-
12:13 - 12:15Cũng giống như một chú chim,
khi bay qua cả cánh đồng rộng lớn -
12:15 - 12:19thì sẽ không cần phải quan tâm đến
những bờ rào phía dưới nữa. -
12:19 - 12:22Được rồi, bây giờ tôi sẽ chơi như vậy suốt từ B tới E.
-
12:22 - 12:26Và một yêu cầu cuối cùng trước khi tôi bắt đầu,
-
12:26 - 12:31Các bạn hãy nghĩ về một người thân của mình,
người đã không còn ở cạnh bạn nữa -
12:31 - 12:34có thể là một người bà đáng kính,
hay người yêu của bạn --- -
12:35 - 12:38một người mà bạn yêu với cả trái tim,
-
12:38 - 12:41nhưng đã không còn bên cạnh bạn nữa.
-
12:42 - 12:45Hãy hồi tưởng lại họ, đồng thời dõi theo
-
12:45 - 12:49những nốt nhạc từ B tới E
-
12:49 - 12:57bạn sẽ hiểu những gì Chopin muốn nói.
-
12:57 - 14:48(Âm nhạc)
-
14:48 - 14:55(Vỗ tay)
-
14:55 - 15:00Bây giờ, có lẽ bạn đang tự hỏi
-
15:00 - 15:06có lẽ bạn đang tự hỏi tại sao tôi cũng vỗ tay
-
15:06 - 15:08Tôi đã làm như vậy
tại một ngôi trường ở Boston -
15:08 - 15:12trước 70 học sinh lớp 7, 12 tuổi.
-
15:12 - 15:14Tôi đã làm chính xác như ban nãy,
tôi giải thích -
15:14 - 15:15và yêu cầu chúng làm tất cả ...
-
15:15 - 15:17Và khi tôi chơi xong,
chúng đều đứng dậy vỗ tay điên cuồng. -
15:18 - 15:19Tôi vỗ tay, chúng cũng vỗ tay.
-
15:19 - 15:21Cuối cùng tôi mới hỏi
"Tại sao ta cũng vỗ tay?" -
15:21 - 15:22Và một đứa trẻ trả lời
-
15:22 - 15:27"Vì chúng ta đều đã được nghe nhạc!"
-
15:28 - 15:30Nghĩ thử xem, 1,600 con người bận rộn,
-
15:30 - 15:32ngồi ở đây và cùng nhau làm mọi thứ:
-
15:33 - 15:39thưởng thức, thấu hiểu và cùng xúc động
trước một tác phẩm của Chopin. -
15:39 - 15:40Thật đáng nhớ.
-
15:40 - 15:43Bây giờ, liệu có chắc chắn rằng
tất cả những ai đã dõi theo -
15:43 - 15:45đã thấu hiểu, đều cảm thấy xúc động không?
Dĩ nhiên, tôi không dám chắc. -
15:46 - 15:47Nhưng để tôi kể cho các bạn nghe
một câu chuyện -
15:47 - 15:5010 năm trước, tôi đã đến Ireland, giai đoạn Troubles
(thời kì chủ nghĩa bè phái ở Ireland nửa sau TK20) -
15:50 - 15:53tôi đến để hòa giải các xung đột
và đã tiếp xúc với một số trẻ em -
15:53 - 15:57Công Giáo và Tin Lành ở đây.
Và cũng thực hiện những điều tương tự --- -
15:58 - 16:00một việc khá mạo hiểm
với những đứa trẻ đường phố. -
16:00 - 16:03Nhưng rồi một trong số chúng
đã đến và kể với tôi rằng, -
16:04 - 16:07"Xưa nay cháu chưa từng được nghe nhạc cổ điển,
-
16:07 - 16:08nhưng khi bác chơi cái thứ shopping (Chopin) đó ..."
-
16:08 - 16:11(Tiếng cười)
-
16:11 - 16:15nó nói, "Anh của cháu bị bắn chết năm ngoái
nhưng cháu đã không hề khóc. -
16:16 - 16:17Nhưng tối qua, khi nghe bác chơi nhạc,
-
16:17 - 16:20cháu đã nghĩ về anh
-
16:20 - 16:22Nước mắt của cháu đã trào ra rất nhiều.
-
16:22 - 16:25Ông biết đấy, cháu cảm thấy thật nhẹ nhõm
khi có thể khóc vì anh ấy". -
16:25 - 16:27Giây phút đó, tôi đã khẳng định
với bản thân mình rằng, -
16:27 - 16:34nhạc cổ điển là thứ âm nhạc
dành cho mọi người! -
16:35 - 16:37Bây giờ, bạn sẽ đi đứng như thế nào
-- khi bạn biết, -
16:37 - 16:41cái nghề của tôi, nghề chơi nhạc
không nhìn nhận theo kiểu như vậy. -
16:41 - 16:44Người ta nói rằng
chỉ có 3% dân số yêu thích nhạc cổ điển, -
16:44 - 16:48giá như có thể nâng lên 4%
thì tất cả vấn đề sẽ đều được giải quyết. -
16:49 - 16:52Tôi mới nói, "Bạn sẽ đi đi lại lại
và lẩm bẩm như thế nào -
16:52 - 16:55nếu bạn nghĩ,
chỉ có 3% dân số yêu thích nhạc cổ điển -
16:56 - 16:58và giá như ta có thể nâng nó lên thành 4%.
Hay bạn sẽ đi lại -
16:58 - 17:00và lẩm bẩm như thế nào,
-
17:00 - 17:02nếu bạn nghĩ,
tất cả mọi người đều yêu thích nhạc cổ điển -- -
17:02 - 17:04Chỉ là họ chưa biết đấy thôi!"
-
17:04 - 17:05(Tiếng cười)
-
17:05 - 17:07Bạn thấy đấy,
đó là hai cảnh tượng hoàn toàn khác nhau. -
17:08 - 17:11Tôi có một trải nghiệm tuyệt vời thế này,
vào năm 45 tuổi -
17:11 - 17:16và hơn 20 năm chỉ huy dàn nhạc,
tôi chợt nhận ra rằng, -
17:17 - 17:20Người nhạc trưởng của dàn nhạc
luôn luôn im lặng. -
17:20 - 17:22Đây là những hình ảnh của tôi
trên bìa các đĩa CD -
17:22 - 17:25(Tiếng cười)
-
17:25 - 17:27-- Người nhạc trưởng
không tạo ra bất kì âm thanh nào cả, -
17:28 - 17:32Ông ta sử dụng chính sức mạnh của mình
để truyền lửa cho người khác. -
17:32 - 17:36Suy nghĩ ấy đã thay đổi tôi hoàn toàn.
Một sự giác ngộ của cuộc đời -
17:37 - 17:38Các nhạc công đã đến bên cạnh tôi và hỏi:
-
17:38 - 17:40"Ben, có chuyện gì vậy?" Chính là nó.
-
17:40 - 17:45Tôi đã nhận ra nhiệm vụ của mình
là đánh thức những tiềm ẩn bên trong người khác. -
17:45 - 17:48Và tất nhiên, tôi cũng muốn biết
liệu nãy giờ mình đã làm được vậy chưa. -
17:48 - 17:51Các bạn có muốn biết không?
Cứ nhìn vào những đôi mắt thì biết. -
17:51 - 17:55Một khi chúng sáng lấp lánh
thì tôi biết mình đã làm được. -
17:56 - 17:57Ánh mắt của anh chàng này
có thể thắp sáng cả một ngôi làng đấy -
17:57 - 17:59(Tiếng cười)
-
17:59 - 18:01Đúng vậy, nếu những đôi mắt kia sáng lên,
bạn biết mình đã thành công -
18:01 - 18:04Nếu chúng không lấp lánh,
bạn phải tự vấn chính mình -
18:04 - 18:05với câu hỏi rằng:
-
18:05 - 18:11"Tôi đã là ai,
mà những ánh mắt đó không ngời lên? -
18:12 - 18:13Cũng có thể làm như vậy
với con trẻ của chúng ta -
18:13 - 18:18Ta là ai, mà đôi mắt của chúng
không sáng ngời lên? -
18:19 - 18:21Đó là một thế giới hoàn toàn khác.
-
18:21 - 18:26Bây giờ, khi sắp kết thúc buổi tối kì diệu hôm nay,
kiểu "một tuần ở trên núi" -
18:27 - 18:28để chuẩn bị trở về với thế giới của chúng ta
-
18:28 - 18:32Có hợp lí không nếu tôi đặt câu hỏi:
-
18:32 - 18:37chúng ta là ai khi trở lại với thế giới ấy?
-
18:37 - 18:39Bạn biết đấy, định nghĩa của sự thành công,
đối với tôi thật đơn giản -
18:40 - 18:42Không liên quan gì đến sức khỏe,
danh vọng hay quyền lực cả. -
18:42 - 18:45Thành công chính là
những đôi mắt đang sáng ngời xung quanh tôi. -
18:46 - 18:49Được rồi, một điều nữa
mà tôi muốn chia sẻ với các bạn, -
18:49 - 18:52rằng sức mạnh của lời nói có thể
-
18:52 - 18:54thay đổi hoàn toàn rất nhiều thứ
-
18:54 - 18:58Tôi học được điều này
từ một người phụ nữ, một trong số ít -
18:58 - 18:59những người sống sót ở Auschwitz (trại tập trung
ở Phần Lan, xây dựng bởi Đức Quốc Xã) -
18:59 - 19:03Cô ấy đã tới Auschiwitz khi mới 15 tuổi,
-
19:04 - 19:11cùng với cậu em trai 8 tuổi,
hai chị em mồ côi cha mẹ. -
19:11 - 19:16Cô ấy đã kể với tôi rằng,
-
19:16 - 19:19"Khi đang trên tàu tới Auschwitz,
tôi nhìn xuống và thấy -
19:19 - 19:21giày của thằng nhỏ đã bị mất.
-
19:22 - 19:25Tôi đã mắng nó: 'Sao mày ngu quá vậy,
chỉ có giữ đồ của mình thôi -
19:25 - 19:26mà cũng không làm được hả?".
-
19:26 - 19:30Đó là cái cách một người chị lớn
nói với em trai mình. -
19:30 - 19:33Nhưng thật không may,
đó cũng là những điều cuối cùng -
19:33 - 19:37cô ấy có thể nói với em mình
vì cậu bé đã không thể sống sót. -
19:37 - 19:39Khi rời khỏi Auschwitz,
cô gái đã thề một lời thề. -
19:40 - 19:44Cô ấy kể với tôi rằng
'Tôi bước chân ra khỏi Auschwitz, -
19:44 - 19:49và tôi đã thề rằng,
tôi sẽ không bao giờ nói ra những lời -
19:50 - 19:53vốn không thể trở thành những lời cuối cùng
của chính mình nữa.'". -
19:53 - 19:57Chúng ta có làm vậy được không? Không.
Chúng ta sẽ phạm sai lầm -
19:58 - 20:05và làm người khác sai lầm nữa.
Nhưng cũng thật đáng để sống hướng về nó. -
20:05 - 20:10Cảm ơn đã lắng nghe.
(Vỗ tay) -
20:11 - 20:22Mắt lấp lánh, mắt lấp lánh.
-
20:22 - 20:25Cảm ơn, cảm ơn rất nhiều.
-
20:26 - 20:31(Âm nhạc)
- Title:
- Âm nhạc cổ điển với sức mạnh thay đổi con người.
- Speaker:
- Benjamin Zander
- Description:
-
Benjamin Zander theo đuổi hai niềm đam mê: một là nhạc cổ điển, hai là khơi dậy tình yêu nhạc cổ điển còn đang say ngủ trong mỗi con người chúng ta -- từ đó dẫn đến tình yêu dành cho những khả năng mới, những trải nghiệm và những kết nối mới.
- Video Language:
- English
- Team:
closed TED
- Project:
- TEDTalks
- Duration:
- 20:26
![]() |
LD . approved Vietnamese subtitles for The transformative power of classical music | |
![]() |
LD . commented on Vietnamese subtitles for The transformative power of classical music | |
![]() |
Nhu PHAM accepted Vietnamese subtitles for The transformative power of classical music | |
![]() |
Nhu PHAM edited Vietnamese subtitles for The transformative power of classical music | |
![]() |
Nhu PHAM edited Vietnamese subtitles for The transformative power of classical music | |
![]() |
Nhu PHAM edited Vietnamese subtitles for The transformative power of classical music | |
![]() |
An Nguyen Hoang edited Vietnamese subtitles for The transformative power of classical music | |
![]() |
Triều Tr H edited Vietnamese subtitles for The transformative power of classical music |
LD .
Cảm ơnc các bạn đã dịch và duyệt.