Có lẽ nhiều người ở đây đã nghe câu chuyện
về hai vị thương nhân
ở Châu Phi hồi đầu thế kỉ 20.
Họ được gửi đi để mở đường cho việc
kinh doanh giày dép tại đó
Khi cả hai gửi điện tín về thành Manchester
một người viết "Vô vọng. Chúng ta phải dừng lại thôi.
Ở đây người ta không mang giày".
Người kia thì viết "Thật là một cơ hội vô giá,
Ở đây chưa ai có giày cả!"
(Tiếng cười)
Trong giới nghe nhạc cổ điển cũng
đang diễn ra một tình trạng tương tự
vì có nhiều người tin rằng nhạc cổ điển
đang dần dần biến mất.
Một số người khác lại cho rằng,
người ta vẫn chưa biết gì về nhạc cổ điển cả.
Và bây giờ, thay vì đi vào các số liệu thống kê
và xu hướng âm nhạc
hay liệt kê ra danh sách
những dàn nhạc giao hưởng đã đóng cửa
hay những công ty thu âm
đang sắp phải giải thể
Tôi nghĩ tối nay ta nên làm một thí nghiệm
một thí nghiệm.
Thật ra cũng không hẳn là một thí nghiệm đâu,
vì tôi đã biết trước kết quả rồi.
Nhưng nó sẽ chỉ giống như một thí nghiệm mà thôi.
Bây giờ, trước khi chúng ta --
(Tiếng cười)
trước khi chúng ta bắt đầu,
tôi cần phải làm hai việc.
Đầu tiên tôi muốn nhắc các bạn
về tiếng đàn của một đứa trẻ bảy tuổi
khi đang tập chơi đàn piano.
Có thể các bạn
cũng đang có một đứa như vậy ở nhà.
Nó nghe như thế này này.
(Piano)
Có vẻ một vài người ở đây
đã nhận ra cậu bé này,
Giờ thì nó đã luyện tập được thêm một năm,
8 tuổi
nó sẽ chơi như thế này
(Piano)
Rồi nó tập thêm một năm nữa,
giờ là 9 tuổi
(Piano)
Rồi lại tập thêm một năm nữa,
giờ là 10 tuổi.
(Piano)
Thường thì bọn nhỏ hay bỏ cuộc tại thời điểm đó
(Tiếng cười)
(Vỗ tay)
Và nếu bạn kiên nhẫn chờ thêm một năm nữa ..
bạn sẽ được nghe thấy cái này.
(Piano)
Những lời giải thích của bạn về sự thay đổi này,
chưa hẳn đã đúng,
có thể bạn nghĩ
nó bất chợt trở nên đam mê, say sưa với âm nhạc
nó có một giáo viên mới, hay nó đến tuổi dậy thì v...v...
Nhưng thật sự, thứ mà đã thay đổi là:
Những lần ấn phím mạnh đã dần dần ít đi.
Bạn có thể thấy ở lần chơi đầu
từng nốt nhạc được ấn mạnh.
(Piano)
Rồi lần hai, cứ hai nốt một lần.
(Piano)
Nhìn đầu tôi mà đếm sẽ thấy.
(Tiếng cười)
Đứa 9 tuổi
cứ mỗi 4 nốt một lần .
(Piano)
và đứa 10 tuổi, lên đến 8 nốt.
(Piano)
Và đứa 11 tuổi, một nhịp cho cả một đoạn dài.
(Piano)
Tôi không tại hiểu sao
chúng ta lại phải uốn người như thế này.
(Tiếng cười)
Tôi không hề định:
"Tôi sẽ nghiêng vai hay xoay người"
Vâng, chính âm nhạc đã làm tôi ra như thế
Tôi hay gọi vui thế này là
"Ngồi đàn trên một mông"
(Piano)
Cũng có thể đổi sang bên còn lại.
(Piano)
Có một người đàn ông từng xem tôi trình diễn
khi đó tôi đang chơi với một nhạc công trẻ
Ông ta là giám đốc
một tập đoàn kinh doanh ở Ohio
Tôi nói với anh nghệ sĩ trẻ ấy rằng,
"Vấn đề duy nhất của anh là anh
đang ngồi chơi nhạc trên cả 2 mông
anh chỉ nên dùng một cái thôi!"
rồi tôi chỉnh lại tư thế
cho anh ta thế này khi chơi.
Và bỗng nhiên, anh ấy chơi hay xuất thần
Cả khán phòng há hốc miệng
khi nhận thấy sự thay đổi.
Và rồi ông giám đốc kia gửi thư cho tôi.
Ông nói, "Tôi đã rất xúc động.
"Khi trở lại Ohio, tôi đã bắt cả công ty của mình
ngồi trên một mông!"
(Tiếng cười)
Điều thứ hai tôi muốn làm là mô tả cho các bạn
nghe về chính các bạn.
Tôi nghĩ có khoảng 1.600 người ở đây
Tôi đoán chỉ có khoảng 45 người ở đây
thật sự đam mê nhạc cổ điển.
Họ ngưỡng mộ nó.
Đài FM luôn bật kênh nhạc cổ điển,
Xe của họ chất đầy các đĩa CD
và họ hay lui tới những buổi hòa nhạc,
và con cái họ cũng biết chơi nhạc.
Những người ấy không thể sống
thiếu nhạc cổ điển.
Đó là nhóm thứ nhất, nhóm thiểu số.
Nhóm thứ hai lớn hơn,
Bao gồm những con người không quan tâm gì.
(Tiếng cười)
Họ về nhà sau một ngày làm việc mệt nhọc
uống một cốc rượu,
ngả người gác hai chân lên cao.
Và nếu có Vivaldi vang lên nhè nhẹ
thì cũng ok thôi.
(Tiếng cười)
Đó là nhóm thứ 2.
Nhóm thứ 3.
Họ là những người
không bao giờ nghe nhạc cổ điển
Đơn giản vì cuộc sống của họ
không có những thứ kiểu như vậy.
họ có thể nghe một chút kiểu
hít lại khói thuốc ở sân bay, nhưng --
(Tiếng cười)
-- và một chút hành khúc Aida
khi bước chân vào trong các tiền sảnh lớn
Nhưng chính xác là,
họ chả bao giờ nghe nó cả.
Có lẽ đây là nhóm đông người nhất
Và còn nữa, một nhóm khá nhỏ
Bao gồm những người
tự cho mình là mù nhạc.
Một lượng đáng kể những người
tự cho mình là mù âm nhạc.
Tôi đã nghe những câu kiểu này khá nhiều:
"Chồng tôi bị mù âm nhạc!"
(Tiếng cười)
Sự thật là, bạn không thể bị mù âm nhạc được.
Chả ai bị như vậy cả.
Nếu bạn mù nhạc thật,
bạn đã chẳng thể cài số bằng tay
cho chiếc xe hơi của mình.
và cũng chẳng thể phân biệt được
giọng Texas với giọng Rome.
Và cái điện thoại, ngay cả khi mẹ bạn gọi đến
bằng một chiếc điện thoại cũ kĩ,
khi bà nói "Alô"
bạn đã luôn nhận ra đó là mẹ
và cảm nhận được tâm trạng của bà lúc ấy.
Thính giác của bạn hoàn hảo.
Của ai cũng vậy.
Vậy nên không có ai mù nhạc cả.
Nhưng để tôi kể cho bạn nghe,
tôi thấy không thể tiếp tục
khi mà luôn có một khoảng cách xa vời
giữa những người hiểu,
yêu và đam mê âm nhạc cổ điển,
với những người
không có một chút liên quan gì đến nó cả.
Ở đây tôi không tính
những người "mù nhạc" nữa
Nhưng thậm chí chỉ với 3 nhóm như vậy
cũng đã là một khó khăn rất lớn rồi.
Vậy nên tôi sẽ không đi đâu cả,
cho đến khi mỗi người trong khán phòng này,
những người dân của Aspen, và cả những người
đang theo dõi nữa,
bắt đầu biết yêu và hiểu về nhạc cổ điển.
Đó là những gì tối nay ta sẽ làm cho bằng được.
Các bạn có để ý là
trên mặt tôi không hề có chút nghi ngại gì
khi khẳng định như thể
mình sẽ làm được điều đó, đúng không?
Đó là tính cách cần có của những người dẫn đầu
Anh ta phải tin tưởng vào khả năng bản thân,
rằng mình có thể
làm cho mọi người khác cùng trở nên khao khát.
Sẽ như thế nào nếu Martin Luther King lại nói
"Tôi có một mơ ước!
Nhưng cũng không chắc
người ta có muốn vậy không nữa"
(Tiếng cười)
Được rồi. Giờ tôi sẽ chơi thử nhạc của Chopin.
Đây là một đoạn dạo đầu rất hay,
có thể vài người trong số các bạn biết nó
(Âm nhạc)
Có biết tôi vừa đoán được điều gì đang xảy ra không?
Khi tôi vừa bắt đầu,
các bạn nghĩ "Nghe thật là hay!"
(Âm nhạc)
"Anh đề nghị hè năm sau
mình đừng đi đến đây nữa"
(Tiếng cười)
Nghe buồn cười nhỉ, đúng không?
Cái cách mà những ý nghĩ đó
thoảng qua trong đầu của các bạn ấy.
Và dĩ nhiên--
(Vỗ tay)
- và dĩ nhiên, nếu tôi tiếp tục nữa thì có lẽ
sẽ có nhiều người phải ngủ gục mất.
Sẽ còn tệ hơn nữa khi cô bạn gái đi cùng
huých vào xương sườn của bạn và gọi
"Dậy đi! Anh có biết nghệ thuật là gì không vậy!".
Nhưng có bao giờ bạn nghĩ rằng,
nguyên nhân làm cho bạn buồn ngủ
khi nghe nhạc cổ điển, không phải do bạn,
mà là do chính chúng tôi không?
Đã có ai từng thấy tôi chơi nhạc và nghĩ,
"Sao ông ta lên gân nhiều thế?"
Nếu tôi làm cái đầu mình như thế này,
chắc nhiều cũng sẽ nghĩ giống vậy.
(Âm nhạc)
Và từ nay trở về sau,
cứ mỗi lần nghe nhạc cổ điển,
bạn sẽ luôn biết được anh nhạc công đã lên gân
ở những chỗ nào.
Ok, bây giờ hãy xem xét kĩ hơn
cách người ta chơi đàn
Tôi ấn vào nốt B. Đây là B. Nốt kế tiếp là C,
với nhiệm vụ là làm cho B có vẻ buồn.
Quả thật như vậy, thấy không?
(Tiếng cười)
Mọi nhạc sĩ đều hiểu điều đó,
nếu họ muốn nhạc của mình buồn
chỉ việc chơi hai nốt ấy thôi.
(Âm nhạc)
Về cơ bản, đó là một nốt B với 4 nỗi buồn
(Tiếng cười)
Bây giờ, tôi đi dần xuống A, rồi G, rồi tới F.
Vậy ta sẽ có B, A, G, F. Nếu ta có B, A , G, F rồi,
nốt tiếp theo nên là gì nhỉ?
Oh, đó có lẽ chỉ là may mắn mà thôi.
Thử lại lần nữa xem.
Ôi, dàn xướng ca của TED
(Tiếng cười)
Bạn đã công nhận là không ai bị mù nhạc chứ?
Không ai bị như vậy cả.
Bạn biết đấy, mỗi một ngôi làng ở Banladesh
cũng như mỗi thôn xóm ở Trung Quốc
-- mọi người đều hiểu rằng:
da, da, da, da - da.
Mọi người đều biết, đó sẽ là nốt E.
Bây giờ, Chopin chưa muốn kết thúc ở đó
với nốt E
bởi vì điều gì sẽ xảy chứ?
Nó sẽ lặp lại, giống như trong kịch Hamlet vậy.
Bạn có biết Hamlet chứ? Hồi thứ nhất, cảnh thứ 3.
anh ta phát hiện người chú đã giết cha của mình.
Tôi còn nhớ, Hamlet dần tiến tới chỗ người chú
và suýt giết được ông ta. Nhưng anh ta lùi về,
rồi lại tiến lên và suýt giết được người chú lần nữa.
Và những nhà phê bình
đang ngồi dưới hàng ghế đằng kia,
đều đồng ý với nhau rằng:
"Hamlet thật là chần chừ"
(Tiếng cười)
hoặc họ cũng có thể cho rằng:
"Hamlet bị mắc chứng Oedipus"
Sai rồi, nếu không chần chừ như vậy
thì màn kịch sẽ kết thúc mất.
Đó chính là lí do
Shakespeare đã viết Hamlet dài như vậy!
Ta đều biết, Ophelia trở nên điên loạn,
rồi những đoạn kịch cứ tiếp diễn,
nào là cái sọ của Yorick,
rồi đến những kẻ đào huyệt xuất hiện ...
Chúng được đưa vào để trì hoãn, để đến hồi 5
Hamlet mới giết được người chú của mình.
Chopin cũng giống như vậy thôi.
Khi ông ấy đã suýt chạm vào nốt E
thì bỗng dừng lại và nói
"Ồ, có lẽ mình nên quay lại và chơi một lần nữa!"
Thế là ông ấy chơi lại
một cách đầy phấn khích. (Piano)
Đó là một chút ngẫu hứng thôi
đừng để ý.
Bây giờ, Chopin đã tới nốt F#,
và cuối cùng cũng chạm tới được nốt E.
Nhưng hợp âm đó không đúng
-- Ông ấy cần một hợp âm khác kia,
(Piano) vậy là thay vào đó, ông ấy đã ...
(Piano) chúng ta gọi đó là một Giai Kết Tránh,
vì nó làm ta lầm tưởng bài nhạc sắp kết thúc.
Tôi luôn dạy học trò của mình
"Nếu gặp phải một giai kết tránh,
nhớ đá lông mày lên,
để mọi người biết mà nghe tiếp"
(Tiếng cười)
(Vỗ tay)
Được rồi, bây giờ, Chopin đã tới được E,
nhưng lại là một hợp âm sai.
Ông ấy thử lại lần nữa. Không đúng
Thử E lại lần nữa. Không đúng.
E một lần nữa, vẫn không đúng
Và rồi cuối cùng ... (Piano)
Người đàn ông ngồi ở hàng ghế đầu kia
đã "Mmm"
Đó là cách mà ông ta về nhà sau một ngày dài,
khóa chiếc xe hơi của mình lại và thốt lên
"Aah, về tới nhà rồi!". Vì mỗi người chúng ta
đều biết đâu là nhà của mình.
Tóm lại đây là một khúc nhạc
bắt đầu "từ xa" và cuối cùng là "về đến nhà"
Tôi sẽ chơi nó lại từ đầu
và mọi người hãy dõi theo nhé.
B, C, B, C, B, C, B --
Xuống tới A, xuống G, xuống F.
Gần tới E, nhưng không, cuộc dạo chơi lặp lại.
Chopin trở lại với B. Ông ấy bắt đầu thấy thích thú. Xuống tới F# rồi xuống tới E.
Sai rồi. Sai rồi. Sai rồi.
Và cuối cùng về đến E, về đến nhà rồi.
Và giờ hãy chuẩn bị để thưởng thức
màn trình diễn trên một mông
(Tiếng cười)
Để chạy xuyên suốt từ B về E,
Tôi phải dừng việc nghĩ về từng nốt nhạc
một cách riêng lẻ, thay vào đó
phải nắm bắt được một lúc
cả chặng dài từ đầu tới cuối.
Gần đây, chúng tôi có ghé thăm Nam Phi,
và chắc hẳn khi nhắc đến Nam Phi
các bạn đều sẽ liên tưởng đến
27 năm tù của Mandela.
Ông ấy đã nghĩ gì trong suốt những năm ấy?
Ăn trưa sao?
Không, ông ấy nghĩ về tương lai của Nam Phi
và cho cả loài người. Chúng ta gọi đó là
Tầm Nhìn, Mandela chỉ nghĩ về nó mà thôi.
Cũng giống như một chú chim,
khi bay qua cả cánh đồng rộng lớn
thì sẽ không cần phải quan tâm đến
những bờ rào phía dưới nữa.
Được rồi, bây giờ tôi sẽ chơi như vậy suốt từ B tới E.
Và một yêu cầu cuối cùng trước khi tôi bắt đầu,
Các bạn hãy nghĩ về một người thân của mình,
người đã không còn ở cạnh bạn nữa
có thể là một người bà đáng kính,
hay người yêu của bạn ---
một người mà bạn yêu với cả trái tim,
nhưng đã không còn bên cạnh bạn nữa.
Hãy hồi tưởng lại họ, đồng thời dõi theo
những nốt nhạc từ B tới E
bạn sẽ hiểu những gì Chopin muốn nói.
(Âm nhạc)
(Vỗ tay)
Bây giờ, có lẽ bạn đang tự hỏi
có lẽ bạn đang tự hỏi tại sao tôi cũng vỗ tay
Tôi đã làm như vậy
tại một ngôi trường ở Boston
trước 70 học sinh lớp 7, 12 tuổi.
Tôi đã làm chính xác như ban nãy,
tôi giải thích
và yêu cầu chúng làm tất cả ...
Và khi tôi chơi xong,
chúng đều đứng dậy vỗ tay điên cuồng.
Tôi vỗ tay, chúng cũng vỗ tay.
Cuối cùng tôi mới hỏi
"Tại sao ta cũng vỗ tay?"
Và một đứa trẻ trả lời
"Vì chúng ta đều đã được nghe nhạc!"
Nghĩ thử xem, 1,600 con người bận rộn,
ngồi ở đây và cùng nhau làm mọi thứ:
thưởng thức, thấu hiểu và cùng xúc động
trước một tác phẩm của Chopin.
Thật đáng nhớ.
Bây giờ, liệu có chắc chắn rằng
tất cả những ai đã dõi theo
đã thấu hiểu, đều cảm thấy xúc động không?
Dĩ nhiên, tôi không dám chắc.
Nhưng để tôi kể cho các bạn nghe
một câu chuyện
10 năm trước, tôi đã đến Ireland, giai đoạn Troubles
(thời kì chủ nghĩa bè phái ở Ireland nửa sau TK20)
tôi đến để hòa giải các xung đột
và đã tiếp xúc với một số trẻ em
Công Giáo và Tin Lành ở đây.
Và cũng thực hiện những điều tương tự ---
một việc khá mạo hiểm
với những đứa trẻ đường phố.
Nhưng rồi một trong số chúng
đã đến và kể với tôi rằng,
"Xưa nay cháu chưa từng được nghe nhạc cổ điển,
nhưng khi bác chơi cái thứ shopping (Chopin) đó ..."
(Tiếng cười)
nó nói, "Anh của cháu bị bắn chết năm ngoái
nhưng cháu đã không hề khóc.
Nhưng tối qua, khi nghe bác chơi nhạc,
cháu đã nghĩ về anh
Nước mắt của cháu đã trào ra rất nhiều.
Ông biết đấy, cháu cảm thấy thật nhẹ nhõm
khi có thể khóc vì anh ấy".
Giây phút đó, tôi đã khẳng định
với bản thân mình rằng,
nhạc cổ điển là thứ âm nhạc
dành cho mọi người!
Bây giờ, bạn sẽ đi đứng như thế nào
-- khi bạn biết,
cái nghề của tôi, nghề chơi nhạc
không nhìn nhận theo kiểu như vậy.
Người ta nói rằng
chỉ có 3% dân số yêu thích nhạc cổ điển,
giá như có thể nâng lên 4%
thì tất cả vấn đề sẽ đều được giải quyết.
Tôi mới nói, "Bạn sẽ đi đi lại lại
và lẩm bẩm như thế nào
nếu bạn nghĩ,
chỉ có 3% dân số yêu thích nhạc cổ điển
và giá như ta có thể nâng nó lên thành 4%.
Hay bạn sẽ đi lại
và lẩm bẩm như thế nào,
nếu bạn nghĩ,
tất cả mọi người đều yêu thích nhạc cổ điển --
Chỉ là họ chưa biết đấy thôi!"
(Tiếng cười)
Bạn thấy đấy,
đó là hai cảnh tượng hoàn toàn khác nhau.
Tôi có một trải nghiệm tuyệt vời thế này,
vào năm 45 tuổi
và hơn 20 năm chỉ huy dàn nhạc,
tôi chợt nhận ra rằng,
Người nhạc trưởng của dàn nhạc
luôn luôn im lặng.
Đây là những hình ảnh của tôi
trên bìa các đĩa CD
(Tiếng cười)
-- Người nhạc trưởng
không tạo ra bất kì âm thanh nào cả,
Ông ta sử dụng chính sức mạnh của mình
để truyền lửa cho người khác.
Suy nghĩ ấy đã thay đổi tôi hoàn toàn.
Một sự giác ngộ của cuộc đời
Các nhạc công đã đến bên cạnh tôi và hỏi:
"Ben, có chuyện gì vậy?" Chính là nó.
Tôi đã nhận ra nhiệm vụ của mình
là đánh thức những tiềm ẩn bên trong người khác.
Và tất nhiên, tôi cũng muốn biết
liệu nãy giờ mình đã làm được vậy chưa.
Các bạn có muốn biết không?
Cứ nhìn vào những đôi mắt thì biết.
Một khi chúng sáng lấp lánh
thì tôi biết mình đã làm được.
Ánh mắt của anh chàng này
có thể thắp sáng cả một ngôi làng đấy
(Tiếng cười)
Đúng vậy, nếu những đôi mắt kia sáng lên,
bạn biết mình đã thành công
Nếu chúng không lấp lánh,
bạn phải tự vấn chính mình
với câu hỏi rằng:
"Tôi đã là ai,
mà những ánh mắt đó không ngời lên?
Cũng có thể làm như vậy
với con trẻ của chúng ta
Ta là ai, mà đôi mắt của chúng
không sáng ngời lên?
Đó là một thế giới hoàn toàn khác.
Bây giờ, khi sắp kết thúc buổi tối kì diệu hôm nay,
kiểu "một tuần ở trên núi"
để chuẩn bị trở về với thế giới của chúng ta
Có hợp lí không nếu tôi đặt câu hỏi:
chúng ta là ai khi trở lại với thế giới ấy?
Bạn biết đấy, định nghĩa của sự thành công,
đối với tôi thật đơn giản
Không liên quan gì đến sức khỏe,
danh vọng hay quyền lực cả.
Thành công chính là
những đôi mắt đang sáng ngời xung quanh tôi.
Được rồi, một điều nữa
mà tôi muốn chia sẻ với các bạn,
rằng sức mạnh của lời nói có thể
thay đổi hoàn toàn rất nhiều thứ
Tôi học được điều này
từ một người phụ nữ, một trong số ít
những người sống sót ở Auschwitz (trại tập trung
ở Phần Lan, xây dựng bởi Đức Quốc Xã)
Cô ấy đã tới Auschiwitz khi mới 15 tuổi,
cùng với cậu em trai 8 tuổi,
hai chị em mồ côi cha mẹ.
Cô ấy đã kể với tôi rằng,
"Khi đang trên tàu tới Auschwitz,
tôi nhìn xuống và thấy
giày của thằng nhỏ đã bị mất.
Tôi đã mắng nó: 'Sao mày ngu quá vậy,
chỉ có giữ đồ của mình thôi
mà cũng không làm được hả?".
Đó là cái cách một người chị lớn
nói với em trai mình.
Nhưng thật không may,
đó cũng là những điều cuối cùng
cô ấy có thể nói với em mình
vì cậu bé đã không thể sống sót.
Khi rời khỏi Auschwitz,
cô gái đã thề một lời thề.
Cô ấy kể với tôi rằng
'Tôi bước chân ra khỏi Auschwitz,
và tôi đã thề rằng,
tôi sẽ không bao giờ nói ra những lời
vốn không thể trở thành những lời cuối cùng
của chính mình nữa.'".
Chúng ta có làm vậy được không? Không.
Chúng ta sẽ phạm sai lầm
và làm người khác sai lầm nữa.
Nhưng cũng thật đáng để sống hướng về nó.
Cảm ơn đã lắng nghe.
(Vỗ tay)
Mắt lấp lánh, mắt lấp lánh.
Cảm ơn, cảm ơn rất nhiều.
(Âm nhạc)