Khoa học về sương khói - Kim Preshoff
-
0:08 - 0:11Vào ngày 26 tháng 7 năm 1943,
-
0:11 - 0:15Los Angeles bị bao phủ bởi một lớp khí dày
làm khiến mọi người đau mắt, -
0:15 - 0:17và che lấp ánh mặt trời.
-
0:17 - 0:21Những cư dân hoảng loạn tin rằng
thành phố đã bị tấn công bởi vũ khí hóa học. -
0:21 - 0:24Nhưng đám mây khí đó
không phải do chiến tranh. -
0:24 - 0:26Nó là "Sương khói".
-
0:26 - 0:28Một hỗn hợp của khói bụi và sương mù.
-
0:28 - 0:32Từ "sương khói" ra đời vào đầu thế kỉ 20
-
0:32 - 0:35để miêu tả đám khí xám dày
bao phủ các thành phố -
0:35 - 0:36như là Luân Đôn,
-
0:36 - 0:36Glasgow,
-
0:36 - 0:39và Edinburgh.
-
0:39 - 0:41Đám sương khí từ công nghiệp này
được hình thành -
0:41 - 0:44khi khói bụi từ than đốt
trong lò sưởi ở nhà và các xí nghiệp -
0:44 - 0:47hòa quyện với hơi nước ở trong không khí.
-
0:47 - 0:50Nhưng đám sương khí
trong vụ hoảng loạn ở LA lại khác. -
0:50 - 0:54Nó có màu vàng và nồng nặc mùi hóa chất.
-
0:54 - 0:58Vì trong thành phố không đốt nhiều than,
nguyên nhân của đám khói vẫn là bí ẩn lớn -
0:58 - 1:02cho đến khi nhà hóa học Arie Haagen-Smit
phát hiện hai thủ phạm, -
1:02 - 1:06các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs)
-
1:06 - 1:09và khí đinitơ oxít.
-
1:09 - 1:12VOCs là hỗn hợp các chất dễ dàng bay hơi
-
1:12 - 1:14và có thể chứa các nguyên tố, như cacbon,
-
1:14 - 1:15oxi,
-
1:15 - 1:16hidro,
-
1:16 - 1:17clo,
-
1:17 - 1:18và lưu huỳnh.
-
1:18 - 1:21Một số khí được tổng hợp tự nhiên
bởi động - thực vật, -
1:21 - 1:23nhưng số khác lại đến
từ các nguồn nhân tạo, -
1:23 - 1:24như dung môi,
-
1:24 - 1:25sơn,
-
1:25 - 1:26keo dán,
-
1:26 - 1:28và xăng dầu.
-
1:28 - 1:31Trong khi đó, quá trình đốt nhiên liệu
không hoàn toàn trong động cơ xe cộ -
1:31 - 1:34thải ra khí đinitơ oxit.
-
1:34 - 1:38Đó là lý do mà đám khí này có màu vàng.
-
1:38 - 1:42VOCs và đinitơ oxit phản ứng với ánh nắng,
-
1:42 - 1:46tạo ra chất ô nhiễm thứ cấp gọi là PANs
và ozon tầng đối lưu, -
1:46 - 1:49hay ozon dưới mặt đất.
-
1:49 - 1:54PANs và ozon làm mắt khó chịu
và hủy hoại chức năng phổi. -
1:54 - 1:57Đây là hai nhân tố hóa học chính
trong sương khói quang hóa, -
1:57 - 2:00đó là thứ đã gây ra phiền nhiễu ở LA.
-
2:00 - 2:04Vậy tại sao sương khói chỉ ảnh hưởng
tới một số thành phố nhất định? -
2:04 - 2:07Sương khói do công nghiệp và quang hóa
là các nhân tố nhân tạo, -
2:07 - 2:11kết hợp với thời tiết địa phương
và vị trí địa lý. -
2:11 - 2:16Độ ẩm cao ở Luân Đôn biến nó thành
nơi hoàn hảo cho sương khói công nghiệp. -
2:16 - 2:19Khói bụi quang hóa xuất hiện nhiều nhất
ở những khu đô thị lặng gió, -
2:19 - 2:21khô, ấm áp và nhiều nắng.
-
2:22 - 2:26Bức xạ cực tím từ mặt trời
cung cấp năng lượng cần thiết -
2:26 - 2:30để phân hủy các phân tử góp phần
tạo nên sương khói. -
2:30 - 2:33Các thành phố có núi bao quanh, như LA,
-
2:33 - 2:35hoặc nằm trên khu vực lòng chảo,
như Bắc Kinh, -
2:35 - 2:40đặc biệt xuất hiện nhiều sương khói
do không có cách nào để chúng tiêu tan. -
2:40 - 2:45Chuyện này một phần do hiện tượng
được gọi sự nghịch nhiệt, -
2:45 - 2:48khi đó, thay vì khí nóng
liên tiếp nổi lên trên, -
2:48 - 2:52một tầng khí ô nhiễm bị kẹt lại
ở bề mặt Trái Đất -
2:52 - 2:55do một tầng khí ấm hơn bên trên.
-
2:55 - 2:58Sương khói không chỉ gây đau mắt.
-
2:58 - 3:00Hai loại sương khói
đều gây khó chịu cho mắt, -
3:00 - 3:01mũi,
-
3:01 - 3:02và họng,
-
3:02 - 3:05làm bệnh hen suyễn
và tràn khí phổi trầm trọng hơn, -
3:05 - 3:09và tăng nguy cơ các bệnh
về đường hô hấp như viêm phế quản. -
3:09 - 3:13Sương khói đặc biệt nguy hiểm
với trẻ nhỏ và người già, -
3:13 - 3:16phụ nữ mang thai bị phơi nhiễm
có thể sinh con nhẹ cân -
3:16 - 3:19và mang các khuyết tật bẩm sinh.
-
3:19 - 3:21Chất gây ô nhiễm thứ phát
trong khói bụi quang hóa -
3:21 - 3:25có thể hủy hoại, gây suy yếu hoa màu
và giảm năng suất, -
3:25 - 3:28làm cho chúng dễ nhiễm sâu bệnh hơn.
-
3:28 - 3:33Sau hàng thập kỷ, sương khói vẫn được coi
như cái giá tất yếu của văn minh. -
3:33 - 3:37Người dân Luân Đôn đã quen
với loại "sương mù đậu súp" nổi tiếng -
3:37 - 3:40quét qua mọi nẻo đường cho đến năm 1952,
-
3:40 - 3:45khi trận sương khói lớn làm tê liệt
giao thông của thành phố trong nhiều ngày, -
3:45 - 3:49và khiến hơn 4000 người chết
vì bệnh hô hấp. -
3:49 - 3:52Kết quả là, đạo luật
Không khí Sạch năm 1956 -
3:52 - 3:56đã cấm đốt than tại mốt số khu vực
nhất định trong thành phố, -
3:56 - 3:59dẫn đến sự giảm thiểu
lượng lớn sương khói. -
3:59 - 4:03Tương tự, những điều luật
về hàm lượng khí thải xe cộ và khí ga ở Mỹ -
4:03 - 4:08đã giúp giảm nồng độ chất dễ bay hơi
và nồng độ sương khói trong không khí. -
4:08 - 4:12Sương khói vẫn là
một vấn đề lớn trên thế giới. -
4:12 - 4:15Trung Quốc và Ba Lan, những nước
sử dụng nhiều năng lượng từ than, -
4:15 - 4:18đều có nồng độ sương khói công nghiệp cao.
-
4:18 - 4:21Sương khói quang hóa
và các phần tử từ khí thải xe cộ -
4:21 - 4:24ảnh hưởng tới nhiều thành phố
đang phát triển nhanh, -
4:24 - 4:26từ Mexico và Santiago
-
4:26 - 4:29đến New Delhi và Tehran.
-
4:29 - 4:32Các chính phủ đã đề xuất
nhiều cách giải quyết, -
4:32 - 4:37như cấm xe cộ đi lại
tại một thời điểm xác định trong ngày. -
4:37 - 4:40Vì hơn nửa dân số thế giới
đổ xô đến thành phố để sinh sống, -
4:40 - 4:44chuyển đổi sang các phương tiện công cộng
và loại bỏ nhiên liệu hóa thạch -
4:44 - 4:47có thể giúp chúng ta thở dễ dàng hơn.
- Title:
- Khoa học về sương khói - Kim Preshoff
- Description:
-
Xem trang Patreon của chúng tôi tại: https://www.patreon.com/teded
Xem bài học đầy đủ hơn tại: https://ed.ted.com/lessons/the-science-of-smog-kim-preshoff
Vào ngày 26 tháng 7, Los Angeles đã bị bao phủ bởi một lớp khí dày, khiến mọi người khó chịu và che lấp ánh mặt trời. Những cư dân hoảng loạn tin rằng thành phố của họ đã bị tấn công bằng vũ khí hóa học. Nhưng đám khí này không phải là một hành động chiến tranh. Nó là sương khói. Vậy đám khí dày màu xám này được làm từ cái gì? Và vì sao nó chỉ ảnh hưởng tới một số thành phố mà không phải những nơi khác? Kim Preshoff sẽ giải thích tính khoa học của sương khói.
Bài giảng bởi Kim Preshoff, minh họa bởi Juan M. Urbina Studios.
- Video Language:
- English
- Team:
closed TED
- Project:
- TED-Ed
- Duration:
- 05:44
![]() |
Lam Nguyen edited Vietnamese subtitles for The science of smog - Kim Preshoff | |
![]() |
Lam Nguyen approved Vietnamese subtitles for The science of smog - Kim Preshoff | |
![]() |
Lam Nguyen accepted Vietnamese subtitles for The science of smog - Kim Preshoff | |
![]() |
Lam Nguyen edited Vietnamese subtitles for The science of smog - Kim Preshoff | |
![]() |
Lam Nguyen edited Vietnamese subtitles for The science of smog - Kim Preshoff | |
![]() |
Quynh Nguyen edited Vietnamese subtitles for The science of smog - Kim Preshoff | |
![]() |
Quynh Nguyen edited Vietnamese subtitles for The science of smog - Kim Preshoff | |
![]() |
Quynh Nguyen edited Vietnamese subtitles for The science of smog - Kim Preshoff |