< Return to Video

Điều gì làm nên sự sống của một từ?

  • 0:01 - 0:03
    Để bắt đầu, xin kể
  • 0:03 - 0:05
    về đời sống
    xã hội của tôi,
  • 0:05 - 0:07
    tôi biết có thể
    nó chẳng liên quan,
  • 0:07 - 0:09
    nhưng thực ra là có.
  • 0:09 - 0:11
    Khi mọi người
    gặp tôi ở bữa tiệc
  • 0:11 - 0:13
    và họ biết tôi là
    giáo sư Tiếng Anh
  • 0:13 - 0:16
    chuyên về ngôn ngữ,
  • 0:16 - 0:19
    nhìn chung họ có
    một trong hai phản ứng,
  • 0:19 - 0:24
    Một nhóm có vẻ sợ hãi (Cười)
  • 0:24 - 0:26
    Họ thường nói
    những câu đại loại,
  • 0:26 - 0:29
    "Ồ, tôi nên
    nói năng cẩn thận.
  • 0:29 - 0:32
    Chắc là chị nghe thấy
    từng lỗi tôi mắc phải."
  • 0:32 - 0:37
    Và họ im bặt. (Cười)
  • 0:37 - 0:39
    Rồi họ chờ tôi đi chỗ khác
  • 0:39 - 0:41
    và nói chuyện
    với người khác.
  • 0:41 - 0:43
    Một nhóm khác,
  • 0:43 - 0:46
    mắt họ sáng lên,
  • 0:46 - 0:47
    và nói
  • 0:47 - 0:51
    "Chị là người
    tôi muốn nói chuyện."
  • 0:51 - 0:54
    Và bắt đầu kể
    trên trời dưới đất
  • 0:54 - 0:56
    những thứ họ nghĩ
    tiếng Anh đang sai
  • 0:56 - 0:59
    (Cười)
  • 0:59 - 1:01
    Vài tuần trước,
    tôi dự một tiệc tối
  • 1:01 - 1:03
    và người đàn ông
    ngồi bên phải tôi
  • 1:03 - 1:05
    bắt đầu kể cho tôi
    về các kiểu
  • 1:05 - 1:08
    Internet đang làm
    xuống cấp Tiếng Anh.
  • 1:08 - 1:12
    Anh ta đề cập
    đến Facebook và nói
  • 1:12 - 1:17
    "To defriend (hủy kết bạn)
    có phải là một từ có thực không?
  • 1:17 - 1:21
    Tôi muốn dừng lại
    với câu hỏi đó:
  • 1:21 - 1:25
    Điều gì khiến một từ
    có thực hay không?
  • 1:25 - 1:27
    Người bạn ngồi cùng
    và tôi đều biết
  • 1:27 - 1:30
    động từ "defriend" nghĩa là gì,
  • 1:30 - 1:33
    vậy thì khi nào một từ
    như "defriend"
  • 1:33 - 1:35
    trở nên có thực?
  • 1:35 - 1:37
    Ai có thẩm quyển quyết đinh
  • 1:37 - 1:41
    về những từ như vậy?
  • 1:41 - 1:45
    Đây là những vấn đề
    tôi muốn nói hôm nay.
  • 1:45 - 1:48
    Tôi nghĩ nhiều người khi nói
    một từ không có thực,
  • 1:48 - 1:50
    họ muốn nói
    là nó không xuất hiện
  • 1:50 - 1:52
    trong từ điển chuẩn.
  • 1:52 - 1:54
    Điều đó, dĩ nhiên đặt ra
    một loại câu hỏi khác,
  • 1:54 - 2:00
    ai là người biên soạn từ điển?
  • 2:00 - 2:01
    Trước khi nói xa hơn,
  • 2:01 - 2:03
    tôi xin làm rõ vai trò
    của tôi trong vấn đề này
  • 2:03 - 2:06
    Tôi không biên soạn từ điển.
  • 2:06 - 2:09
    Tuy nhiên,
    tôi thu thập từ mới
  • 2:09 - 2:12
    giống như các nhà
    biên soạn từ điển,
  • 2:12 - 2:14
    một điều rất tuyệt
    của người làm sử
  • 2:14 - 2:15
    về ngôn ngữ Anh
  • 2:15 - 2:18
    là việc tôi làm
    được gọi là "nghiên cứu".
  • 2:18 - 2:21
    Khi tôi dạy về
    lịch sử ngôn ngữ Anh,
  • 2:21 - 2:23
    Tôi yêu cầu sinh viên
    trước hết dạy cho tôi
  • 2:23 - 2:27
    hai từ lóng mới
    rồi tôi mới giảng bài.
  • 2:27 - 2:29
    Trong nhiều năm,
    tôi đã học được
  • 2:29 - 2:32
    khá nhiều từ lóng mới
    theo cách này,
  • 2:32 - 2:36
    kiểu như "hangry" là
    (vừa đói vừa tức)
  • 2:36 - 2:40
    (Vỗ tay)
  • 2:40 - 2:43
    bạn cáu kỉnh
    hay giận giữ
  • 2:43 - 2:47
    vi đang đói bụng,
  • 2:47 - 2:52
    và "adorkable"
  • 2:52 - 2:53
    nghĩa là bạn dễ thương
  • 2:53 - 2:56
    một cách quê kệch,
  • 2:56 - 2:59
    rõ ràng những từ
    có nghĩa phá cách như thế
  • 2:59 - 3:02
    đã lấp những chỗ trống
    của Tiếng Anh.
  • 3:02 - 3:06
    (Cười)
  • 3:06 - 3:09
    Nhưng chúng thật
    đến đâu
  • 3:09 - 3:11
    nếu ta sử dụng chúng
    chủ yếu như là tiếng lóng
  • 3:11 - 3:15
    và chúng không có
    trong từ điển?
  • 3:15 - 3:18
    Nào, ta trở lại với từ điển.
  • 3:18 - 3:20
    Đề nghị các bạn giơ tay:
  • 3:20 - 3:22
    Có bao nhiêu người ở đây
    thường xuyên
  • 3:22 - 3:26
    tra từ điển cứng
    hoặc online?
  • 3:27 - 3:30
    Ok, hầu hết
    đều làm việc này .
  • 3:30 - 3:33
    Câu hỏi thứ hai,
    ta tiếp tục giơ tay:
  • 3:33 - 3:36
    Bao nhiêu người ở đây
    từng để ý xem
  • 3:36 - 3:39
    ai là người biên soạn
    cuốn từ điển đang dùng?
  • 3:42 - 3:46
    Ok, cũng ít nhỉ.
  • 3:46 - 3:49
    Mức độ nào đó, ta biết
    có bàn tay con người
  • 3:49 - 3:51
    đằng sau những cuốn từ điển,
  • 3:51 - 3:55
    nhưng ta không biết
    người đó là ai.
  • 3:55 - 3:58
    Tôi thực sự bị lôi cuốn
    bởi điều này.
  • 3:58 - 4:00
    Ngay cả những người
    hay chê bai nhất
  • 4:00 - 4:03
    cũng ít phê phán
    với cuốn từ điển,
  • 4:03 - 4:04
    họ không phân biệt nhiều
    cuốn nọ với cuốn kia
  • 4:04 - 4:07
    và không bận tâm hỏi xem
  • 4:07 - 4:09
    ai là người biên soạn.
  • 4:09 - 4:10
    Ta nghĩ về cụm từ
  • 4:10 - 4:13
    "Hãy tra từ điển"
  • 4:13 - 4:15
    câu này gợi ý rằng
    mọi từ điển
  • 4:15 - 4:16
    đều y hệt như nhau.
  • 4:16 - 4:19
    Hãy đến thư viện
    trong khuôn viên đại học,
  • 4:19 - 4:21
    khi vào phòng đọc,
  • 4:21 - 4:23
    ta thấy cuốn từ điển lớn
  • 4:23 - 4:27
    trên bệ danh dự trang trọng
  • 4:27 - 4:30
    đang mở ra và ta có thể
    đến trước từ điển
  • 4:30 - 4:32
    để tìm câu trả lời.
  • 4:32 - 4:34
    Xin đừng hiểu sai ý tôi,
  • 4:34 - 4:37
    từ điển là nguồn
    tra cứu tuyệt vời,
  • 4:37 - 4:39
    nhưng từ điển
    cũng là con người
  • 4:39 - 4:41
    chúng không phải là bất tử.
  • 4:41 - 4:43
    Với tư cách là giáo viên
    tôi rất ngạc nhiên
  • 4:43 - 4:46
    chúng ta dặn sinh viên
    nhiều điều quan trọng
  • 4:46 - 4:50
    dặn họ đọc ở đâu
    vào xem website nào,
  • 4:50 - 4:51
    trừ việc nói về từ điển,
  • 4:51 - 4:55
    là thứ bị ta đối xử
    như là vô chủ
  • 4:55 - 4:57
    như thể đến từ hư không
    để cho ta câu trả lời
  • 4:57 - 5:02
    về nghĩa của từ
    thực ra là gì.
  • 5:02 - 5:05
    Nếu bạn hỏi
    người biên soạn từ điển
  • 5:05 - 5:06
    họ sẽ nói
  • 5:06 - 5:09
    họ đang cố gắng
    bắt kịp với chúng ta
  • 5:09 - 5:10
    khi chúng ta
    đang biến đổi ngôn ngữ.
  • 5:10 - 5:13
    Họ xem cách
    chúng ta nói và viết
  • 5:13 - 5:15
    gắng tìm xem cái gì còn
  • 5:15 - 5:17
    và cái gì không.
  • 5:17 - 5:19
    Họ phải liều đánh cuộc,
  • 5:19 - 5:20
    vì họ muốn mạo hiểm
    bắt con mồi
  • 5:20 - 5:23
    và tóm được từ
    rồi sẽ thành thông dụng,
  • 5:23 - 5:25
    như LOL,
    (cười lớn)
  • 5:25 - 5:28
    đồng thời họ không
    muốn thành gàn dở
  • 5:28 - 5:30
    thêm vào các từ
    không sống nổi qua đêm,
  • 5:30 - 5:32
    tôi thấy một từ
    họ đang đưa vào tầm ngắm
  • 5:32 - 5:35
    là YOLO, you only live once.
    (bạn chỉ sống một lần)
  • 5:37 - 5:40
    Giờ tôi quay lại
    với người biên soạn từ điển
  • 5:40 - 5:41
    và bạn sẽ bất ngờ
  • 5:41 - 5:44
    về nơi chúng tôi gặp gỡ.
  • 5:44 - 5:46
    Cứ đến tháng Một,
    chúng tôi đến
  • 5:46 - 5:49
    cuộc họp thường niên
    Hội Phương ngữ Mỹ
  • 5:49 - 5:50
    trong nhiều việc làm ở đó
  • 5:50 - 5:54
    có bầu chọn Từ của năm.
  • 5:54 - 5:57
    Có khoảng 200
    đến 300 người dự,
  • 5:57 - 5:59
    trong đó có những nhà
    ngôn ngữ học nổi tiếng của Mỹ.
  • 5:59 - 6:01
    Tôi sẽ giúp các bạn
    cảm nhận về cuộc họp,
  • 6:01 - 6:05
    cuộc họp bắt đầu
    ngay trước giờ giảm giá.
  • 6:05 - 6:07
    Bất cứ ai đến buổi họp
    đều có thể bầu chọn.
  • 6:07 - 6:08
    Luật quan trọng nhất là
  • 6:08 - 6:11
    chỉ được bầu bằng một tay.
  • 6:11 - 6:15
    Trong quá khứ đã có
    một số từ được chọn như
  • 6:15 - 6:17
    "tweet" năm 2009
  • 6:17 - 6:20
    và "hashtag" (đánh dấu thăng),
    năm 2012
  • 6:20 - 6:23
    "Chad" là từ của năm
    trong năm 2000,
  • 6:23 - 6:27
    vì trước năm 2000 đã có ai
    biết "chad" (gã da trắng) là gì
  • 6:27 - 6:32
    năm 2002 là "WMD"
    (vũ khí hủy diệt hàng loạt)
  • 6:32 - 6:34
    Giờ ta có thể bầu
    hạng mục khác nữa,
  • 6:34 - 6:36
    mục yêu thích của tôi
  • 6:36 - 6:38
    là từ sáng tạo nhất của năm.
  • 6:38 - 6:41
    Một từ được bầu chọn trước đây
    trong hạng mục này là
  • 6:41 - 6:44
    "recombobulation area" -
    khu vực tái định hướng.
  • 6:44 - 6:48
    ở tại sân bay Milwaukee
    sau khi kiểm tra an ninh,
  • 6:48 - 6:51
    nơi bạn có thể
    định hướng lại.
  • 6:51 - 6:52
    (Cười)
  • 6:52 - 6:54
    Bạn có thể
    thắt lại dây lưng,
  • 6:54 - 6:56
    đặt lại máy tính vào túi.
  • 6:58 - 7:02
    Và đây từ yêu thích
    nhất đời của tôi
  • 7:02 - 7:04
    là "multi-slacking"
  • 7:04 - 7:06
    (Cười)
  • 7:06 - 7:09
    multi-slacking là hành động
  • 7:09 - 7:12
    có nhiều cửa sổ bật lên
    trên màn hình
  • 7:12 - 7:13
    trông có vẻ như
    bạn đang làm việc
  • 7:13 - 7:15
    nhưng thực ra
    bạn đang lướt web.
  • 7:15 - 7:20
    (Cười) (Vỗ tay)
  • 7:21 - 7:25
    Những từ này liệu
    có còn lại với thời gian?
  • 7:25 - 7:28
    Tuyệt đối không.
    Chúng tôi đã nêu vài lựa chọn,
  • 7:28 - 7:30
    ví dụ vào năm 2006
  • 7:30 - 7:32
    từ của năm ấy
    là "Plutoed"
  • 7:32 - 7:34
    nghĩa là giáng cấp
  • 7:34 - 7:37
    (Cười)
  • 7:39 - 7:41
    Một số từ khác
  • 7:41 - 7:44
    dường như hoàn toàn
    không nổi bật,
  • 7:44 - 7:45
    như là "app"
  • 7:45 - 7:47
    và tiền tố "e",
  • 7:47 - 7:50
    "google" làm động từ
  • 7:50 - 7:54
    Vài tuần trước khi
    chúng tôi bầu chọn,
  • 7:54 - 7:56
    Đại Học Lake Superior State
  • 7:56 - 8:01
    công bố danh sách
    những từ bị truất của năm
  • 8:01 - 8:03
    Điều bất ngờ là
  • 8:03 - 8:06
    có khá nhiều trùng lắp
  • 8:06 - 8:09
    giữa danh sách của họ
    với từ đang xem xét của chúng tôi
  • 8:09 - 8:11
    để chọn từ của năm
  • 8:11 - 8:15
    vì chúng tôi chú ý
    đến cùng một điều.
  • 8:15 - 8:18
    Chúng tôi chú ý đến những từ
    có sức chuyên chở.
  • 8:18 - 8:20
    Đây thực sự
    là vấn đề thái độ.
  • 8:20 - 8:24
    Bạn có phiền bởi những nhất thời
    và thay đổi trong ngôn ngữ,
  • 8:24 - 8:27
    hay bạn thấy nó vui
    và nó hay hay,
  • 8:27 - 8:28
    có cái gì đây cho ta học hỏi
  • 8:28 - 8:31
    vì sinh ngữ
    chẳng qua là vậy?
  • 8:31 - 8:34
    Danh sách của Đại học
    Lake Superior Sate
  • 8:34 - 8:36
    tiếp tục truyền thống
    lâu đời trong tiếng Anh
  • 8:36 - 8:38
    là than phiền về từ mới.
  • 8:38 - 8:43
    Và đây là Trưởng khoa Henry Alford
    vào năm 1875,
  • 8:43 - 8:45
    ông rất lo ngại rằng từ
    "desirability" (thèm muốn)
  • 8:45 - 8:47
    là một từ kinh khủng.
  • 8:47 - 8:50
    Năm 1760, Benjamin Franklin
  • 8:50 - 8:52
    viết một lá thư cho David Hume
  • 8:52 - 8:55
    từ bỏ từ "colonize" (thực dân hóa)
    vì nó xấu xa.
  • 8:55 - 8:58
    Suốt nhiều năm,
    ta thấy nhiều lo lắng
  • 8:58 - 9:00
    về những cách phát âm mới.
  • 9:00 - 9:03
    Samuel Rogers năm 1855
  • 9:03 - 9:05
    lo ngại những phát âm
    thời thượng
  • 9:05 - 9:07
    khiến ông thấy phật lòng,
  • 9:07 - 9:11
    ông nói "như thể
    chiêm ngưỡng chưa đủ tệ,
  • 9:11 - 9:13
    từ "balcony"
    làm tôi thấy buồn nôn."
  • 9:13 - 9:17
    (Cười)
  • 9:17 - 9:19
    Từ này mượn từ tiếng Ý
  • 9:19 - 9:22
    và được phát âm là bal-COE-nee.
  • 9:22 - 9:25
    Những than phiền này
    giờ đây thật kỳ quặc,
  • 9:25 - 9:30
    nếu không nói
    là quê kệch dễ thương - (Cười)
  • 9:30 - 9:33
    nhưng vấn đề là:
  • 9:33 - 9:37
    ta hoảng lên trước những
    đổi thay trong ngôn ngữ
  • 9:37 - 9:39
    Tôi có đầy một file
  • 9:39 - 9:43
    những bài báo
  • 9:43 - 9:45
    tỏ ý lo ngại
    những từ bất hợp pháp
  • 9:45 - 9:47
    cho không nên đưa
    từ này vào từ điển,
  • 9:47 - 9:49
    trong đó có từ "LOL"
  • 9:49 - 9:51
    khi nó được đưa
    vào từ điển Oxford English
  • 9:51 - 9:52
    và "defriend"
  • 9:52 - 9:55
    khi nó được đưa
    vào từ điển Oxford American.
  • 9:55 - 9:57
    Tôi cũng thấy những bài
    tỏ mối lo âu
  • 9:57 - 10:00
    khi "invite"được dùng
    như danh từ
  • 10:00 - 10:02
    và "impact" được dùng
    như động từ,
  • 10:02 - 10:05
    họ nói chỉ có răng
    mới được trám (impacted) mà thôi,
  • 10:05 - 10:08
    và " incentivize" thì họ bảo
  • 10:08 - 10:13
    là "bất nhã,
    dọng điệu quan liêu"
  • 10:13 - 10:15
    Ở đây không phải
    các nhà biên soạn từ điển
  • 10:15 - 10:17
    lờ đi thái độ ngôn ngữ này.
  • 10:17 - 10:20
    Họ cố gắng đưa ra
    hướng dẫn về từ ngữ
  • 10:20 - 10:22
    đang được xem là từ lóng
    hoặc từ không chính thức
  • 10:23 - 10:25
    hoặc gây xúc phạm,
    qua chỉ dẫn cách dùng,
  • 10:25 - 10:27
    nhưng người làm từ điển
    bi trói

  • 10:27 - 10:31
    vì cố mô tả điều chúng ta vẫn làm
  • 10:31 - 10:33
    và biết rằng chúng ta
    thường tìm đến từ điển
  • 10:33 - 10:36
    để biết nên dùng
    một từ ra sao
  • 10:36 - 10:38
    cho tốt hay hợp lý.
  • 10:38 - 10:41
    Để đáp lại,
    Từ điển American Heritage
  • 10:41 - 10:43
    đưa vào
    hướng dẫn sử dụng từ
  • 10:43 - 10:45
    Hướng dẫn này
    đi cùng với từ
  • 10:45 - 10:46
    theo một cách cũng
    gây bất tiện
  • 10:46 - 10:49
    một trong những
    điều bất tiện đó
  • 10:49 - 10:51
    là chúng chuyển nghĩa.
  • 10:51 - 10:54
    Ghi chú này liên quan
    đến quyết định rất con-người
  • 10:54 - 10:56
    với tư cách là người
    sử dụng từ điển
  • 10:57 - 10:59
    ta không nhận thức được
    quyết định rất con người đó
  • 10:59 - 11:00
    đúng mức cần thiết.
  • 11:00 - 11:01
    Để hiểu rõ hơn,
  • 11:01 - 11:04
    ta hãy xem ví dụ,
    nhưng trước đó,
  • 11:04 - 11:06
    tôi muốn giải thích
    người soạn từ điển
  • 11:06 - 11:09
    cố giải quyết vấn đề gì
    trong ghi chú sử dụng.
  • 11:09 - 11:12
    Hãy xem xét từ "peruse"
    (đọc)
  • 11:12 - 11:14
    và cách sử dụng từ này
  • 11:16 - 11:18
    Tôi đoán nhiều bạn ở đây
    đang nghĩ đến nghĩa
  • 11:18 - 11:22
    đọc lướt, đọc qua, đọc nhanh.
  • 11:22 - 11:25
    Vài người ở đây
    thậm chi thấy mình đang đi,
  • 11:25 - 11:27
    nhìn lướt qua kệ
    hàng tạp hóa
  • 11:27 - 11:29
    hoặc đại loại thế.
  • 11:29 - 11:32
    Có thể bạn ngạc nhiên
    biết rằng
  • 11:32 - 11:33
    nếu tra những cuốn
    từ điển chuẩn nhất
  • 11:33 - 11:36
    định nghĩa đầu tiên
    của từ peruse là đọc kỹ
  • 11:36 - 11:39
    hoặc đọc chăm chú.
  • 11:39 - 11:42
    Từ điển American Heritage
    có định nghĩa đầu tiên này
  • 11:42 - 11:45
    Sau đó đưa ra định nghĩa thứ hai,
    skim: đọc lướt
  • 11:45 - 11:48
    kế đó, nó cho biết có
    "vấn đề sử dụng" ở đây.
  • 11:48 - 11:50
    (Cười)
  • 11:50 - 11:52
    Và sau đó đưa ra
    một ghi chú sử dụng,
  • 11:52 - 11:54
    đáng để chúng ta xem.
  • 11:54 - 11:56
    Đây là ghi chú sử dụng từ:
  • 11:56 - 11:58
    "Peruse lâu nay có nghĩa
    là : 'đọc kỹ' ...
  • 11:58 - 12:00
    tuy nhiên từ này thường
    được dùng lỏng lẻo hơn,
  • 12:00 - 12:02
    có nghĩa đơn giản là "đọc" ...
  • 12:02 - 12:05
    Nghĩa mở rộng của từ này
    là "nhìn sơ qua, nhìn lướt"
  • 12:05 - 12:08
    trước đây thường
    được coi là một lỗi,
  • 12:08 - 12:10
    nhưng kết quả bỏ phiếu
    cho thấy nghĩa này
  • 12:10 - 12:12
    đang trở nên
    được chấp nhận nhiều hơn.
  • 12:12 - 12:13
    Khi được hỏi về câu,
  • 12:13 - 12:16
    'Tôi chi có chút thời gian
    để lướt nhanh qua bản hướng dẫn,"
  • 12:16 - 12:18
    66% Hội đồng Sử dụng từ ngữ
  • 12:18 - 12:20
    thấy rằng điều này khó chấp nhận vào năm 1988
  • 12:20 - 12:23
    58% vào năm 1999,
  • 12:23 - 12:26
    và 48% vào năm 2011.
  • 12:26 - 12:28
    Hóa ra, Hội đồng
    Sử dụng ngôn ngữ
  • 12:28 - 12:31
    cơ quan có thẩm quyền
    về ngôn ngữ
  • 12:31 - 12:34
    đang trở nên nhân hậu hơn
    về vấn đề này.
  • 12:34 - 12:36
    Tôi hi vọng điều các bạn
    đang nghĩ lúc này là
  • 12:36 - 12:40
    "Xin cho biết ai ở trong
    Hội đồng Sử dụng ngôn ngữ?
  • 12:40 - 12:43
    Và tôi nên làm gì
    với tuyên bố của họ?"
  • 12:43 - 12:45
    Nếu bạn nhìn vào
    những trang đầu
  • 12:45 - 12:46
    của từ điển
    American Heritage
  • 12:46 - 12:48
    bạn có thể thấy tên
  • 12:48 - 12:49
    của những người trong
    Hội động Sử dụng ngôn ngữ
  • 12:49 - 12:51
    Nhưng hơi đâu nhìn vào
    trang đầu của từ điển chứ?
  • 12:51 - 12:54
    Có khoảng 200 người
    trong Hội đồng này
  • 12:54 - 12:57
    Họ gồm các viện sĩ,
  • 12:57 - 12:58
    nhà báo và nhà văn có tiếng.
  • 12:58 - 13:00
    Cả một Tòa công lý tối cao
  • 13:00 - 13:02
    và một vài nhà ngôn ngữ học.
  • 13:02 - 13:07
    Vào năm 2005,
    danh sách này có tôi.
  • 13:07 - 13:11
    (Vỗ tay)
  • 13:11 - 13:15
    Đây là những gì
    chúng tôi làm được cho các bạn.
  • 13:15 - 13:17
    Chúng tôi có thể
    cho bạn ý niệm
  • 13:17 - 13:20
    về các ý kiến khác nhau trong
    cách sử dụng đang gây tranh cãi
  • 13:20 - 13:23
    việc này thuộc và nên thuộc
    thẩm quyển của chúng tôi.
  • 13:23 - 13:27
    Chúng tôi không phải
    là viện hàn lâm về ngôn ngữ.
  • 13:27 - 13:30
    Khoảng một năm một lần,
    tôi nhận một lá phiếu
  • 13:30 - 13:33
    hỏi tôi về
    những cách dùng mới,
  • 13:33 - 13:36
    cách phát âm mới, nghĩa mới của từ
    có được chấp nhận hay không.
  • 13:36 - 13:39
    Đây là cách tôi
    điền vào lá phiếu.
  • 13:39 - 13:43
    Tôi lắng nghe những điều
    mọi người nói và viết.
  • 13:43 - 13:45
    Tôi không nghe
    cái tôi thích
  • 13:45 - 13:48
    hoặc không thích
    về Tiếng Anh
  • 13:48 - 13:50
    Tôi nói thật với các bạn:
  • 13:50 - 13:52
    Tôi không thích từ
    "impactful" (tác động mạnh)
  • 13:52 - 13:54
    nhưng cái đó
    không ảnh hưởng
  • 13:54 - 13:58
    việc "impactful" có được
    dùng phổ biến
  • 13:58 - 14:01
    và được chấp nhận nhiều hơn
    trong văn xuôi hay không.
  • 14:01 - 14:02
    Trách nhiệm của tôi,
  • 14:02 - 14:05
    là nhìn vào cách sử dụng
  • 14:05 - 14:06
    việc này thường liên quan
    đến tìm kiếm
  • 14:06 - 14:09
    cơ sở dữ liệu trên mạng
    như Google Books
  • 14:09 - 14:12
    Nếu bạn tìm từ "impactful"
    trong Google Books,
  • 14:12 - 14:15
    thì kết quả tìm kiếm là đây.
  • 14:15 - 14:17
    Chắc chắn từ "impactful" này
  • 14:17 - 14:19
    đang tỏ ra rất hữu dụng
  • 14:19 - 14:21
    cho một số nhà văn,
  • 14:21 - 14:22
    và càng ngày càng hữu dụng
  • 14:22 - 14:24
    trong hơn 20 năm qua.
  • 14:24 - 14:26
    Hiện có nhiều thay đổi
  • 14:26 - 14:29
    trong ngôn ngữ
    mà ta không thích
  • 14:29 - 14:31
    Sẽ có những thay đổi
    khiến cho bạn nghĩ,
  • 14:31 - 14:32
    "Thật sao?
  • 14:32 - 14:36
    Ngôn ngữ phải thay đổi
    theo cách đó ư?"
  • 14:36 - 14:38
    Điều tôi muốn nói là,
  • 14:38 - 14:39
    chúng ta chớ nên nhanh quá
  • 14:39 - 14:43
    khi quả quyết rằng
    thay đổi đó là quá đáng,
  • 14:43 - 14:45
    hãy chậm áp đặt
  • 14:45 - 14:48
    việc ta thích hay không thích
    những từ người khác đang dùng,
  • 14:48 - 14:51
    ta nên dè dặt càng hơn
  • 14:51 - 14:54
    khi nghĩ rằng Tiếng Anh
    đang gặp nạn.
  • 14:54 - 14:58
    Ồ không. Tiếng Anh giàu,
    sôi động và dồi dào
  • 14:58 - 15:01
    sự sáng tạo của những người
    đang nói ngôn ngữ ấy.
  • 15:01 - 15:04
    Khi nhìn lại, chúng ta thấy
    thật thú biết bao
  • 15:04 - 15:07
    từ "nice" (dễ thương)
    được dùng với nghĩa là ngu ngốc,
  • 15:07 - 15:09
    và từ "decimate" (tàn sát)
  • 15:09 - 15:12
    được sử dụng để nói
    giết một trong 10 người.
  • 15:12 - 15:16
    (Cười)
  • 15:17 - 15:22
    Chúng ta nghĩ
    Ben Franklin quả là ngu
  • 15:22 - 15:25
    khi lo rằng từ "notice"
    được dùng làm động từ
  • 15:25 - 15:26
    Bạn biết sao không?
  • 15:28 - 15:29
    Chúng ta từng ngớ ngẩn
    suốt cả một trăm năm
  • 15:29 - 15:31
    đi lo rằng từ "impact"
    được dùng làm động từ
  • 15:31 - 15:34
    và "invite" làm danh từ.
  • 15:34 - 15:36
    Ngôn ngữ là thứ
    không thay đổi quá nhanh
  • 15:36 - 15:38
    tới mức làm ta không bắt kịp.
  • 15:38 - 15:41
    Ngôn ngữ không diễn ra
    theo cách đó.
  • 15:41 - 15:42
    Hy vọng bạn có thể nhận ra
  • 15:42 - 15:45
    sự thay đổi ngôn ngữ
    là không đáng ngại
  • 15:45 - 15:47
    mà lại còn vui và khoái,
  • 15:47 - 15:50
    như các nhà soạn từ điển
    vẫn hưởng lâu nay.
  • 15:50 - 15:52
    Mong bạn cũng thích
    thành một phần
  • 15:52 - 15:57
    của sự sáng tạo
    được liên tục tái tạo
  • 15:57 - 16:00
    ngôn ngữ của chúng ta,
    làm cho nó thật sung.
  • 16:00 - 16:03
    Vậy thì một từ
    được đưa vào từ điển ra sao?
  • 16:03 - 16:06
    Nó được đưa vào
    vì chúng ta dùng nó
  • 16:06 - 16:07
    và chúng ta
    vẫn đang tiếp tục dùng,
  • 16:07 - 16:12
    nhà biên soạn từ điển
    đang chú ý đến chúng ta.
  • 16:12 - 16:15
    Nếu bạn nghĩ "Chúng ta hãy
  • 16:15 - 16:16
    quyết định nghĩa của từ là gì"
  • 16:16 - 16:20
    Tôi sẽ trả lời rằng:
    "Vâng, đúng vậy,
  • 16:20 - 16:23
    và luôn luôn như vậy."
  • 16:23 - 16:27
    Từ điển là nguồn tra cứu
    và hướng dẫn tuyệt vời,
  • 16:27 - 16:30
    nhưng không có cơ quan
    thẩm quyền nào về từ điển
  • 16:30 - 16:34
    là trọng tài phán quyết cuối cùng
    về nghĩa của từ.
  • 16:34 - 16:37
    Nếu một cộng đồng
    đang sử dụng một từ
  • 16:37 - 16:40
    và biết nghĩa của nó là gì,
    thì từ đó là có thật.
  • 16:40 - 16:42
    Đó có thể là từ lóng,
  • 16:42 - 16:43
    đó có thể là từ
    không chính thức
  • 16:43 - 16:45
    đó có thể là một từ
    bạn nghĩ
  • 16:45 - 16:48
    là không logic
    hoặc không cần thiết,
  • 16:48 - 16:50
    nhưng nếu một từ
    đang được dùng.
  • 16:50 - 16:52
    thì từ đó sống.
  • 16:52 - 16:55
    Cảm ơn
  • 16:55 - 16:56
    (Vỗ tay)
Title:
Điều gì làm nên sự sống của một từ?
Speaker:
Anne Curzan
Description:

Người ta có thể tranh luận rằng những từ lóng như 'hangry', 'defriend' và 'adorkable' sẽ điền vào chỗ trống quan trọng trong tiếng Anh ngay cả khi chúng không xuất hiện trong từ điểm. Rốt cuộc, ai thực sự quyết định từ nào sẽ được đưa vào đây? Nhà nghiên cứu lịch sử ngôn ngữ Anne Curzan có cái nhìn lý thú về vai trò của con người sau những cuốn từ điển, và những cơ sở ổn định cho những lựa chọn của họ.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
17:13
Thanh Nguyen Cong approved Vietnamese subtitles for What makes a word "real"?
Thanh Nguyen Cong edited Vietnamese subtitles for What makes a word "real"?
Thanh Nguyen Cong edited Vietnamese subtitles for What makes a word "real"?
Thanh Nguyen Cong edited Vietnamese subtitles for What makes a word "real"?
Thanh Nguyen Cong edited Vietnamese subtitles for What makes a word "real"?
Thanh Nguyen Cong edited Vietnamese subtitles for What makes a word "real"?
Thanh Nguyen Cong edited Vietnamese subtitles for What makes a word "real"?
Thanh Nguyen Cong edited Vietnamese subtitles for What makes a word "real"?
Show all

Vietnamese subtitles

Revisions