Dennis Hong: Xe hơi dành cho người khiếm thị
-
0:00 - 0:03Nhiều người tin rằng lái xe là một hoạt động
-
0:03 - 0:05chỉ dành riêng cho những người nhìn được.
-
0:05 - 0:08Một người khiếm thị điều khiển phương tiện một cách an toàn và độc lập
-
0:08 - 0:11từng được nghĩ như một nhiệm vụ bất khả thi cho đến tận bây giờ.
-
0:11 - 0:13Xin chào, tên tôi là Dennis Hong,
-
0:13 - 0:15và chúng tôi mang đến tự do và sự độc lập cho những người khiếm thị
-
0:15 - 0:18bằng cách chế tạo một phương tiện cho họ.
-
0:18 - 0:21Trước khi nói về chiếc xe hơi cho những người khiếm thị,
-
0:21 - 0:23tôi sẽ nói sơ qua về một dự án khác tôi đang tham gia
-
0:23 - 0:25tên là DARPA Urban Challege.
-
0:25 - 0:27Đó là dự án xây dựng một chiếc xe như người máy
-
0:27 - 0:29có thể tự điều khiển.
-
0:29 - 0:31Bạn bấm nút khởi động, không ai đụng vào cái gì,
-
0:31 - 0:34và nó có thể tự động đưa bạn đến đích.
-
0:34 - 0:37Vì vậy vào năm 2007, đội chúng tôi đã thưởng 500 nghìn đô la
-
0:37 - 0:39với giải ba trong cuộc thi này.
-
0:39 - 0:41Cũng khoảng thời gian đó,
-
0:41 - 0:43Hiệp hội người khiếm thị quốc gia, hay là NFB,
-
0:43 - 0:45thử thách hội đồng nghiên cứu
-
0:45 - 0:47xem ai có thể phát triển một chiếc xe hơi
-
0:47 - 0:49có thể giúp người khiếm thị lái an toàn và độc lập.
-
0:49 - 0:51Chúng tôi đã quyết định thử tham gia,
-
0:51 - 0:53vì chúng tôi nghĩ, này nó có thể khó đến mức nào.
-
0:53 - 0:55Chúng ta đã có một chiếc xe tự động.
-
0:55 - 0:57Chỉ cần đặt một người khiếm thị vào đó và chúng ta hoàn thành đúng không?
-
0:57 - 0:59(cười)
-
0:59 - 1:01Chúng tôi đã không thể sai lầm hơn thế.
-
1:01 - 1:03Điều NFB thực sự muốn
-
1:03 - 1:06không phải một phương tiện có thể lái người khiếm thị đi
-
1:06 - 1:09mà là một phương tiện mà một người khiếm thị có thể chủ động đưa ra những quyết định và lái
-
1:09 - 1:11Vì vậy chúng tôi đã phải bỏ tất cả
-
1:11 - 1:13và bắt đầu lại từ đầu.
-
1:13 - 1:15Để kiểm tra ý tưởng táo bạo này,
-
1:15 - 1:17chúng tôi đã phát triển một chiếc xe mẫu nhỏ
-
1:17 - 1:19để kiểm tra tính khả thi.
-
1:19 - 1:21Và vào mùa hè 2009,
-
1:21 - 1:24chúng tôi đã mời đến hàng chục người khiếm thị trẻ từ khắp nơi trên cả nước
-
1:24 - 1:26và mang lại cho họ cơ hội thử nghiệm.
-
1:26 - 1:28Đó là một trải nghiệm tuyệt vời.
-
1:28 - 1:30Nhưng vấn đề với chiếc xe này là
-
1:30 - 1:33nó được thiết kế để di chuyển trong một môi trường được kiểm soát chặt chẽ,
-
1:33 - 1:35với một chỗ đậu xe kín và phẳng
-
1:35 - 1:37thậm chí những làn đường được phân chia bởi những nón lưu lượng giao thông.
-
1:37 - 1:39Vì vậy với sự thành công này,
-
1:39 - 1:41chúng tôi quyết định tiến thêm một bước,
-
1:41 - 1:44để phát triển một chiếc xe thật có thể được lái trên những con đường thật.
-
1:44 - 1:46Vậy nó làm việc thế nào?
-
1:46 - 1:48Đây là một hệ thống khá phức tạp,
-
1:48 - 1:51nhưng tôi sẽ cố gắng giải thích một cách đơn giản.
-
1:51 - 1:53Vậy chúng ta có 3 bước
-
1:53 - 1:55Chúng ta có nhận biết, ước tính
-
1:55 - 1:57và giao diện không nhìn.
-
1:57 - 1:59Hiển nhiên người lái không thể nhìn thấy,
-
1:59 - 2:01nên hệ thống cần phải nhận biết môi trường
-
2:01 - 2:03và tập hợp thông tin cho người lái.
-
2:03 - 2:06Vì vậy chúng tôi sử dụng một đợn vị đo lường ban đầu
-
2:06 - 2:08Nó đo gia tốc, gia tốc góc
-
2:08 - 2:10như tai con người, phần tai trong.
-
2:10 - 2:12Chúng tôi nối thông tin đó với đơn vị GPS
-
2:12 - 2:15để ước tính vị trí của chiếc xe.
-
2:15 - 2:18Chúng tôi cũng dùng 2 chiếc máy quay để nhận diện các làn đường.
-
2:18 - 2:20Và chúng tôi cũng dùng 3 chiếc máy xác định phạm vi bằng la-se
-
2:20 - 2:23Những tia la-se sẽ quét không gian để xác định những chướng ngại vật
-
2:23 - 2:25một chiếc xe đang tới gần từ phía trước hay phía sau
-
2:25 - 2:28và cả những chướng ngại vật qua đường
-
2:28 - 2:30hay bất kì cản trở nào xung quanh chiếc xe.
-
2:30 - 2:33Vậy toàn bộ lượng thông tin này được truyền đến máy tính,
-
2:33 - 2:35và máy tính có thể làm hai việc.
-
2:35 - 2:38Thứ nhất, việc đầu tiên, là chạy toàn bộ lượng thông tin
-
2:38 - 2:40để hiểu được môi trường xung quanh--
-
2:40 - 2:43đây là những làn đường, có những chướng ngại vật--
-
2:43 - 2:45và rồi truyền thông tin này đến cho người lái xe.
-
2:45 - 2:47Hệ thống này cũng thông minh đủ để
-
2:47 - 2:49tìm ra lối đi an toàn nhất cho chiếc xe.
-
2:49 - 2:51Vì vậy chúng ta cũng có thể tạo ra những hướng dẫn
-
2:51 - 2:53làm sao để kiểm soát được phương tiện.
-
2:53 - 2:55Nhưng vấn đề đặt ra là: Làm thế nào để truyền đạt
-
2:55 - 2:57những thông tin và hướng dẫn này
-
2:57 - 2:59tới một người không thể nhìn
-
2:59 - 3:02đủ nhanh và chính xác để lái?
-
3:02 - 3:04Chính vì thế chúng tôi đã phát triển nhiều dạng
-
3:04 - 3:07công nghệ giao diện phi thị giác cho người dùng.
-
3:07 - 3:09Bắt đầu từ hệ thống âm thanh ba chiều,
-
3:09 - 3:11áo khoác rung động,
-
3:11 - 3:14bánh xe với âm lệnh, ống đệm,
-
3:14 - 3:16thậm chí giày tạo áp suất lên bàn chân.
-
3:16 - 3:18Nhưng hôm nay chúng ta sẽ nói về
-
3:18 - 3:20ba trong số những giao diện phi thị giác cho người dùng này.
-
3:20 - 3:23Giao diện đầu tiên được gọi là DriveGrip.
-
3:23 - 3:25Đây là một đôi găng tay,
-
3:25 - 3:27với phần gây rung động ở khớp
-
3:27 - 3:30nên bạn có thể truyền những chỉ dẫn như làm thế nào để quay
-
3:30 - 3:32phương hướng và cường độ.
-
3:32 - 3:34Một thiết bị khác được gọi là SpeedStrip.
-
3:34 - 3:37Đây là một chiếc xe -- trên thực tế đây là một chiếc ghế thư giãn.
-
3:37 - 3:41Chúng tôi đã tháo nó ra và sắp xếp lại bộ phận rung theo những cách khác nhau.
-
3:41 - 3:44Và chúng tôi cho chúng khả năng truyền đạt thông tin về tốc độ,
-
3:44 - 3:47và đồng thời những chỉ dẫn làm sao để dùng khí ga và bàn đạp thắng.
-
3:47 - 3:49Và ở đây các bạn có thể thấy
-
3:49 - 3:51cách mà máy tính cảm nhận môi trường xung quanh.
-
3:51 - 3:53Và bởi vì các bạn không thể thấy sự rung động,
-
3:53 - 3:56chúng tôi đã đặt đèn LED đỏ trên người lái để anh ta có thể nhìn thấy những gì đang diễn ra.
-
3:56 - 3:58Đây là dữ liệu về cảm giác,
-
3:58 - 4:01và dữ liệu này được truyền tới thiết bị qua máy tính.
-
4:01 - 4:03Hai thiết bị DriveGrip và SpeedStrip này
-
4:03 - 4:05vô cùng hiệu quả.
-
4:05 - 4:07Nhưng vấn đề ở đây là
-
4:07 - 4:09đây là những thiết bị cần hướng dẫn điều khiển.
-
4:09 - 4:11Vậy nên nó không thật sự mang lại tự do phải không?
-
4:11 - 4:13Máy tính nói cho bạn làm thế nào để lái
-
4:13 - 4:15rẽ trái rẽ phải, tăng tốc, dừng.
-
4:15 - 4:17Chúng tôi gọi đó là vấn đề người lái sau.
-
4:17 - 4:20Vì vậy chúng tôi đã không đi theo những thiết bị này nữa
-
4:20 - 4:22mà đang tập trung hơn
-
4:22 - 4:24vào những thiết bị thông tin.
-
4:24 - 4:26Một ví dụ điển hình cho thiết bị thông tin không nhìn này
-
4:26 - 4:28được gọi là AirPix.
-
4:28 - 4:30Hãy nghĩ về nó như một cái điều khiển cho người khiếm thị.
-
4:30 - 4:32Nó như một viên thuốc nhỏ, với rất nhiều lỗ trên đó,
-
4:32 - 4:34và khí nén thoát ra từ những lỗ đó,
-
4:34 - 4:36nên nó có thể tạo nên hình ảnh.
-
4:36 - 4:38Vậy nên dù bạn có không nhìn thấy, khi để tay lên nó
-
4:38 - 4:40bạn có thể thấy những làn đường và chướng ngại vật.
-
4:40 - 4:43Thực chất bạn cũng có thể thay đổi tần suất khí thoát ra
-
4:43 - 4:45và có thể cả nhiệt độ.
-
4:45 - 4:48Nên thực chất nó là một giao diện đa chiều cho người dùng.
-
4:48 - 4:51Ở đây bạn có thể thấy chiếc máy quay bên trái và bên phải phương tiện
-
4:51 - 4:54và cách mà máy tính giải mã chúng và truyền thông tin tới AirPix.
-
4:54 - 4:56Chúng tôi đang trình bày một mô phỏng
-
4:56 - 4:59việc một người khiếm thị lái xe với AirPix.
-
4:59 - 5:02Sự mô phỏng này rất hữu dụng cho những người khiếm thị tập xe
-
5:02 - 5:04cũng như việc kiểm tra những ý tưởng khác nhau
-
5:04 - 5:06cho các loại giao diện không nhìn khác nhau.
-
5:06 - 5:08Đó là cách mọi thứ hoạt động.
-
5:08 - 5:10Chỉ mới một tháng trước
-
5:10 - 5:12vào ngày 29 tháng 1
-
5:12 - 5:14chúng tôi đã công bố phương tiện này tới công chúng lần đầu tiên
-
5:14 - 5:17tại trường đua nổi tiếng thế giới Daytona International Speedway
-
5:17 - 5:19trong cuộc đua Rolex 24.
-
5:19 - 5:22Chúng tôi cũng đã có một vài bất ngờ. Hãy cùng xem.
-
5:22 - 5:32(Nhạc)
-
5:32 - 5:36(Clip) Thông báo: Đây là một ngày lịch sử
-
5:36 - 5:40Anh ấy đang đi tới khán đài, anh Federistas.
-
5:40 - 5:46(Cổ vũ)
-
5:46 - 5:49(Tiếng còi)
-
5:49 - 5:51Xe giờ đã tới khán đài
-
5:51 - 5:55Và anh ấy đang theo sau chiếc xe tải phía trước
-
5:55 - 5:57Đầu tiên là một chiếc hộp.
-
5:57 - 6:00Hãy xem liệu Mark có tránh nó không
-
6:00 - 6:03Anh ấy làm được. Anh ấy đã rẽ qua phía bên phải.
-
6:05 - 6:08Chiếc hộp thứ ba đã vượt qua. Chiếc hộp thứ tư cũng đã qua.
-
6:08 - 6:11Và anh ấy đã vượt qua một cách hoàn hảo giữa hai chiếc hộp
-
6:11 - 6:13Chiếc xe đang tiến gần hơn
-
6:13 - 6:16để vượt qua chặng đường
-
6:17 - 6:19Đó là tất cả những gì về nó,
-
6:19 - 6:23một bức tranh sống động về sự táo bạo và khả năng sáng tạo vô biên.
-
6:24 - 6:27Anh ấy đang tiến gần tới cuối đường đua,
-
6:27 - 6:32vượt qua giữa những chiếc thùng đã được dựng ở đó.
-
6:32 - 6:35(còi)
-
6:35 - 6:38(vỗ tay)
-
6:41 - 6:43Dennis Hong: Tôi thấy hạnh phúc cho bạn.
-
6:43 - 6:45Mark sẽ lái xe đưa tôi trở lại khách sạn.
-
6:45 - 6:47Mark Roccobono: chắc chắn rồi
-
6:50 - 6:59(vỗ tay)
-
6:59 - 7:01DH: Từ khi bắt đầu dự án này,
-
7:01 - 7:04chúng tôi đã nhận được hàng trăm thư tay, thư điện tử, cuộc gọi
-
7:04 - 7:06của nhiều người từ khắp nơi trên thế giới.
-
7:06 - 7:09Có những lá thư cảm ơn chúng tôi, nhưng thỉnh thoảng cũng có những lá thư buồn cười như thế này:
-
7:09 - 7:13"Bây giờ tôi hiểu tại sao có hệ thống chữ nổi trên máy ATM"
-
7:13 - 7:15(cười)
-
7:15 - 7:17Nhưng thỉnh thoảng--
-
7:17 - 7:19(cười)
-
7:19 - 7:21Nhưng thỉnh thoảng tôi cũng nhận được
-
7:21 - 7:23Tôi sẽ không gọi đó là bức thư ghen ghét
-
7:23 - 7:25mà là những bức thư với sự lo lắng
-
7:25 - 7:27"Tiến sĩ Hong, anh có điên không,
-
7:27 - 7:29khi cố gắng đưa những người khiếm thị ra đường?
-
7:29 - 7:31Anh chắc chắn không còn tỉnh táo"
-
7:31 - 7:33Nhưng loại phương tiện này là một mẫu thử
-
7:33 - 7:35và nó sẽ không xuất hiện trên đường
-
7:35 - 7:37cho tới khi nó được chứng thực an toàn hoặc thậm chí hơn thế so với những phương tiện hiện nay.
-
7:37 - 7:40Và tôi thực sự tin tưởng rằng điều đó có thể xảy ra.
-
7:40 - 7:42Nhưng mà xã hội
-
7:42 - 7:44liệu họ có chấp nhận ý tưởng mới này không?
-
7:44 - 7:46Chúng ta sẽ làm thế nào với bảo hiểm cho lái xe?
-
7:46 - 7:48Chúng ta sẽ làm thế nào để cấp bằng lái?
-
7:48 - 7:51Có rất nhiều trở ngại khác nhau bên cạnh những thử thách về công nghệ
-
7:51 - 7:54mà chúng ta cần phải đương đầu trước khi điều này trở thành hiện thực.
-
7:54 - 7:56Dĩ nhiên, mục đích chính của dự án này
-
7:56 - 7:58là để xây dựng một chiếc xe hơi cho người khiếm thị.
-
7:58 - 8:00Nhưng tiềm năng, quan trọng hơn thế
-
8:00 - 8:03là giá trị to lớn của công nghệ tuyệt vời
-
8:03 - 8:05từ dự án này.
-
8:05 - 8:07Bộ phận cảm ứng được dùng có thể nhìn xuyên bóng tối,
-
8:07 - 8:09sương và mưa.
-
8:09 - 8:11Và cùng với loại giao diện mới,
-
8:11 - 8:13chúng ta có thể sử dụng những công nghệ này
-
8:13 - 8:15và ứng dụng tạo ra những chiếc xe an toàn hơn cho người bình thường.
-
8:15 - 8:18Hoặc cho người khiếm thị, những thiết bị trong nhà hàng ngày
-
8:18 - 8:20trong môi trường học tập, làm việc.
-
8:20 - 8:23Thử tưởng tượng trong một lớp học, giáo viên viết trên bảng
-
8:23 - 8:26và một học sinh khiếm thị có thể nhìn và đọc được
-
8:26 - 8:28với những thiết bị không nhìn này.
-
8:28 - 8:31Điều đó là vô giá.
-
8:31 - 8:34Vì vậy hôm nay, những gì tôi cho các bạn xem chỉ mới là sự bắt đầu.
-
8:34 - 8:36Cám ơn các bạn rất nhiều.
-
8:36 - 8:47(vỗ tay)
- Title:
- Dennis Hong: Xe hơi dành cho người khiếm thị
- Speaker:
- Dennis Hong
- Description:
-
Với công nghệ chế tạo người máy, định dạng bằng la-se, GPS và phản hồi thông minh, Dennis Hong đang tạo ra một chiếc xe hơi dành cho người khiếm thị. Đây không phải là xe tự lái, anh nhấn mạnh, mà là chiếc xe cho người không nhìn được nhưng vẫn có thể nhận định được tốc độ, khoảng cách và đường đi, và có thể lái một cách độc lập.
- Video Language:
- English
- Team:
closed TED
- Project:
- TEDTalks
- Duration:
- 08:48
![]() |
Retired user added a translation |