< Return to Video

Why do people have different Karma?

  • 0:07 - 0:29
    Tại sao con người có Nghiệp khác nhau?
  • 0:32 - 0:39
    Xin hỏi: Vì sao tất cả mọi người
    đều có Nghiệp khác nhau?
  • 0:40 - 0:41
    Xin cảm ơn
  • 0:45 - 0:51
    Câu hỏi của vị này là:
    Vì sao mỗi người có một Nghiệp khác nhau?
  • 0:57 - 1:01
    Thiệt vậy không?
  • 1:02 - 1:03
    [ tiếng cười ]
  • 1:04 - 1:06
    Có thật là mỗi con người có
    một Nghiệp khác nhau?
  • 1:14 - 1:18
    Con tưởng vậy...
    mà giờ con nghĩ lại rồi
  • 1:19 - 1:29
    [ tiếng cười ]
  • 1:33 - 1:36
    Nghiệp chính là hành động
  • 1:37 - 1:41
    Từ ngữ "Nghiệp" có nghĩa là
    hành động, hành vi
  • 1:41 - 1:46
    Tên tôi - Nhất Hạnh - có nghĩa là
    "1 hành động duy nhất"
  • 1:48 - 1:52
    "Nhất" nghĩa là "một"
    "Hạnh" nghĩa là "hành động"
  • 1:54 - 1:57
    Nhưng tôi cũng không biết
    đó là hành động gì
  • 1:57 - 2:00
    [ tiếng cười ]
  • 2:06 - 2:11
    Nghiệp có thể là nguyên nhân,
    cũng có thể là kết quả
  • 2:29 - 2:32
    Nguyên nhân và kết quả luôn
    song hành cùng nhau
  • 2:32 - 2:36
    Chúng ta không thể tách bỏ nguyên nhân
    ra khỏi kết quả
  • 2:37 - 2:39
    hay kết quả ra khỏi nguyên nhân
  • 2:40 - 2:44
    Giống như mầm bắp là nguyên nhân
  • 2:46 - 2:49
    Còn ngọn bắp là kết quả
  • 2:50 - 2:54
    Nhưng chúng không phải là
    2 cá thể tách biệt nhau
  • 2:55 - 2:58
    Ta đâu để tách bỏ mầm bắp khỏi cây bắp
  • 2:59 - 3:03
    cũng như không thể tách cây bắp khỏi
    mầm bắp
  • 3:06 - 3:07
    Vậy nên, nguyên nhân và kết quả
  • 3:09 - 3:13
    không phải là 2 cái tách biệt
  • 3:14 - 3:17
    mà cái này lại là sự tiếp nối
    của cái kia
  • 3:18 - 3:23
    Cây bắp chính là sự tiếp nối
    của mầm bắp trong tương lai
  • 3:23 - 3:28
    Còn mầm bắp là nối tiếp của
    cây bắp trong quá khứ
  • 3:29 - 3:38
    Nhờ mầm bắp mà cây bắp liên kết được
    với "tổ tiên" của nó
  • 3:40 - 3:46
    Và nhờ cây bắp mà "tổ tiên" của nó
    được hướng đến tương lai
  • 3:47 - 3:49
    Điều này rất hay,
    chúng hợp tác với nhau
  • 3:50 - 3:52
    để tiếp nối nhau
  • 3:53 - 3:54
    Đây là nền tảng của 'vô ngã'
  • 3:55 - 3:59
    Không có cá thể tách biệt
    mà chỉ có sự tiếp nối nhau
  • 3:59 - 4:02
    Đó là về mặt thời gian
  • 4:03 - 4:06
    Còn về mặt không gian
    cũng vậy
  • 4:08 - 4:11
    Chúng ta hay gọi là
    "Nghiệp tập thể"
  • 4:13 - 4:16
    và "Nghiệp cá thể"
  • 4:18 - 4:21
    Câu hỏi lúc nãy là đang
    nói về "Nghiệp cá thể"
  • 4:23 - 4:26
    nó khác với các loại nghiệp khác
  • 4:27 - 4:34
    Nhưng nếu ta nhìn ra khái niệm
    tập thể và cá thể của nghiệp
  • 4:35 - 4:38
    thì đã là tiến bộ hơn
    trong sự hiểu biết của mình
  • 4:38 - 4:44
    Bởi vì khái niệm 'cá thể' và 'tập thể'
    cũng là một cặp đối lập nhau
  • 4:45 - 4:48
    cần được chuyển hóa
  • 4:49 - 5:00
    Khi một thanh niên nói với cha cậu rằng
  • 5:01 - 5:04
    "Đây là thân thể của tôi.
    Đây là cuộc đời tôi
  • 5:05 - 5:09
    "Tôi có quyền tự do làm bất cứ
    điều gì với thân thể này
  • 5:11 - 5:13
    với cuộc đời tôi"
  • 5:13 - 5:17
    và đó là ý muốn của mình
    rằng "Tôi không phải là ông!"
  • 5:18 - 5:20
    "Tôi có thân thể của riêng mình,
    cảm giác của riêng mình
  • 5:20 - 5:21
    "cuộc đời của riêng mình
  • 5:21 - 5:25
    "tôi có quyền sống đời mình theo cách
    mình muốn"
  • 5:26 - 5:28
    Có những thanh niên quan niệm
    như thế đấy
  • 5:28 - 5:32
    Họ không biết rằng họ chính là
    sự tiếp nối của cha mình, của mẹ mình
  • 5:34 - 5:36
    Và thật sự thì họ không thể
  • 5:36 - 5:39
    họ không có quyền gây hại cho
    cha mẹ mình
  • 5:41 - 5:43
    cha mẹ chính là thân thể họ
  • 5:43 - 5:45
    và tự sát là hành động gây hại to lớn
  • 5:46 - 5:49
    vì như vậy là mình đang
    giết cha mình, giết mẹ mình
  • 5:49 - 5:52
    giết những bậc tổ tiên của mình
    khi mình tự sát
  • 5:52 - 5:54
    Vì thân thể này không phải là của mình
  • 5:55 - 6:01
    thân thể này là tài sản của cha mẹ,
    của bậc tổ tiên
  • 6:01 - 6:03
    Và nếu ta hiểu điều này
  • 6:03 - 6:07
    thì ta sẽ không cư xử như
    nhiều người đang làm hiện nay
  • 6:07 - 6:10
    họ làm vậy vì có cái nhìn sai lệch
  • 6:11 - 6:14
    Vậy nên, tập thiền là để nhìn ra bản chất
    của sự hiện diện qua lại
  • 6:15 - 6:17
    và những sai lầm
  • 6:18 - 6:21
    từ hiểu biết đó mới hành động đúng đắn
  • 6:21 - 6:23
    và không làm ai tổn hại hay đau khổ
  • 6:23 - 6:25
    tức là không tạo Nghiệp
  • 6:26 - 6:27
    Và thân thể này của chúng ta
  • 6:27 - 6:31
    không chỉ là một tài sản cá nhân
  • 6:33 - 6:37
    mà đồng thời cũng là tài sản tập thể
  • 6:37 - 6:40
    Thân thể mỗi người là
    sản phẩm tập thể của
  • 6:40 - 6:47
    quốc gia, của dân tộc, của
    nền văn hóa, của tổ tiên họ
  • 6:48 - 6:52
    Vậy nên, chúng ta không hẳn là
    hoàn toàn cá thể
  • 6:52 - 6:55
    mà một phần của chúng ta thuộc
    tập thể
  • 6:55 - 6:58
    Và tùy thuộc vào cách nhìn
  • 6:58 - 7:00
    mà chúng ta có phần cá thể
    nhiều hơn
  • 7:00 - 7:02
    hay tập thể nhiều hơn
  • 7:07 - 7:13
    Giả dụ ta nói
  • 7:17 - 7:23
    mình có các dây thần kinh thị giác
    đằng sau mắt
  • 7:23 - 7:27
    những giây thần kinh thị giác của ta
    trông có vẻ
  • 7:27 - 7:30
    hoàn toàn là cá thể
  • 7:32 - 7:34
    Dây thần kinh thị giác của chúng ta
  • 7:34 - 7:39
    có vẻ là những cá thể biệt lập,
    tách biệt hoàn toàn
  • 7:40 - 7:44
    vì người ta không thấy được nó
    nên họ không quan tâm
  • 7:44 - 7:47
    họ chỉ quan tâm đến
    chính chúng ta mà thôi
  • 7:49 - 7:54
    Đó là để ví dụ cho
    khái niệm 'cá thể' và 'tập thể'
  • 7:54 - 7:58
    Nhưng giả sử nếu mình là một
    bác tài xe buýt
  • 7:58 - 8:00
    thì có rất nhiều sinh mạng
    phụ thuộc vào mình
  • 8:00 - 8:02
    cho nên các dây thần kinh thị giác
    của mình
  • 8:02 - 8:05
    không còn là những cá thể biệt lập
    của riêng mình nữa
  • 8:05 - 8:07
    mà còn đồng thời thuộc về
    tập thể người trên xe
  • 8:08 - 8:11
    vì sinh mạng của họ phụ thuộc vào
    dây thần kinh thị giác của mình
  • 8:11 - 8:14
    Vậy nên, mình nghĩ dây thần kinh thị giác
    của mình là cá thể
  • 8:14 - 8:17
    nhưng thật ra nó cũng thuộc tập thể
  • 8:19 - 8:25
    Giờ chúng ta đã hiểu khái niệm về
    'Nghiệp cá thể' và 'Nghiệp tập thể'
  • 8:26 - 8:31
    Mỗi một Nghiệp cho dù là cá thể
    hay tập thể
  • 8:31 - 8:35
    đều ảnh hưởng đến toàn thể mọi người
  • 8:37 - 8:41
    Và Nghiệp, tức hành động
    có thể là tốt hơn hoặc xấu hơn
  • 8:42 - 8:48
    Khi người ta đến trung tâm để tu dưỡng
  • 8:49 - 8:53
    thì chúng tôi thường làm gì đó cùng nhau
    tạo hành động tập thể
  • 8:54 - 9:00
    chúng tôi cùng nhau ngồi, đi tản bộ,
    hít thở, mỉm cười, chia sẻ...
  • 9:00 - 9:06
    và đây là hành động tập thể
  • 9:06 - 9:09
    họ nhận được lợi lạc từ đó
  • 9:09 - 9:11
    Có những người trên thế giới
  • 9:11 - 9:13
    họ không làm như chúng tôi
  • 9:14 - 9:16
    họ uống chất có cồn
    [ bia/rượu - nd ]
  • 9:16 - 9:26
    họ khiêu vũ, họ tiêu xài thời gian
    vào các thứ rất khác
  • 9:26 - 9:37
    Và họ đã có thể dành ra 3 tuần
    để đến cùng nhau
  • 9:37 - 9:41
    và chúng tôi cùng nhau thực hành
  • 9:42 - 9:48
    những loại hành động tập thể
    mà chúng tôi tin là Nghiệp tốt
  • 9:48 - 9:51
    Hằng ngày chúng tôi tưới tắn cho
    hạt mầm của tỉnh thức,
  • 9:51 - 9:54
    của hiểu biết, của từ bi
  • 9:54 - 9:56
    một cách tập thể
  • 9:57 - 10:01
    Tuy nhiên, ngay cả trong tập thể
    chúng ta cũng có thể thấy tính cá nhân
  • 10:01 - 10:06
    Có những người rèn luyện tốt hơn
    vài người khác
  • 10:06 - 10:08
    Có những người trong chúng tôi
  • 10:08 - 10:17
    có thể buông bỏ được những
    gánh nặng âu lo
  • 10:17 - 10:21
    chỉ trong vòng 5 ngày đầu
  • 10:21 - 10:26
    Còn có những người khác
    cần nhiều thời gian hơn
  • 10:27 - 10:28
    mãi tới tuần thứ 3
  • 10:29 - 10:33
    họ mới có thể giải tỏa,
    buông bỏ những lo âu
  • 10:34 - 10:36
    Vậy nên, trong cái tập thể
    có cái cá nhân
  • 10:36 - 10:40
    và trong mỗi cá nhân
    có cái tập thể
  • 10:41 - 10:46
    Không có gì là hoàn toàn tập thể
    hay hoàn toàn cá nhân
  • 10:46 - 10:48
    Đó là sự thật
  • 10:48 - 10:52
    Đó là tại sao chúng là 1 cặp
    đối lập song hành
  • 10:53 - 10:56
    Nếu chúng ta rèn luyện
    để có cái nhìn đủ sâu sắc
  • 10:57 - 11:01
    thì ta có thể xóa bỏ được nó
  • 11:01 - 11:03
    Và chúng ta sẽ thấy rằng
  • 11:03 - 11:08
    mỗi một Nghiệp đều ảnh hưởng đến
    tất cả chúng ta
  • 11:09 - 11:13
    Bất kỳ điều thiện lành nào chúng ta
    làm ở đây
  • 11:13 - 11:16
    đều giúp ích cho thế giới
  • 11:17 - 11:20
    nên chúng ta cần tin tưởng rằng
  • 11:20 - 11:22
    Nghiệp tốt đó không mất đi
  • 11:22 - 11:26
    Bất kỳ ý niệm nào sản sinh ra từ
    lòng từ bi, sự bao dung
  • 11:26 - 11:29
    không những có thể giúp xoa dịu
    bản thân mình
  • 11:29 - 11:31
    mà còn giúp được thế giới
  • 11:31 - 11:35
    Vậy là trong 21 ngày
    chúng tôi liên tục
  • 11:35 - 11:39
    thực hành những ý niệm
    từ bi, thương yêu
  • 11:39 - 11:44
    Đó là những đóng góp tốt nhất
    của chúng ta cho thế giới
  • 11:48 - 11:51
    Và đó là lý do vì sao
  • 11:52 - 11:55
    những Nghiệp, hay hành động
    của chúng ta
  • 11:55 - 12:00
    không phải là khác nhau
    cũng không phải giống nhau
  • 12:00 - 12:05
    vì sự giống nhau/khác nhau đó
    cũng là một cặp đối lập song hành
  • 12:05 - 12:08
    Cho nên, cái nhìn chân thật (chánh kiến)
  • 12:08 - 12:10
    là thấy được sự thật rằng
  • 12:10 - 12:12
    chúng ta có thể xóa bỏ
    tẩt cả những
  • 12:12 - 12:14
    cặp nghiệp đối lập song hành này
Title:
Why do people have different Karma?
Description:

more » « less
Video Language:
English
Duration:
12:52

Vietnamese subtitles

Revisions