< Return to Video

Constructing an exponential equation example

  • 0:01 - 0:05
    Liam mở một tài khoản tiết kiệm và bỏ vào đó 6250 đô.
  • 0:05 - 0:08
    Mỗi năm tài khoản tăng 20%.
  • 0:08 - 0:14
    Thế bao nhiêu năm thì tài khoản sẽ được 12960 đô?
  • 0:14 - 0:17
    Hãy viết một phương trình biểu diễn tình huống này,
  • 0:17 - 0:18
    với t sẽ là số năm
  • 0:18 - 0:21
    từ khi Liam mở tài khoản.
  • 0:21 - 0:23
    Mình khuyến khích bạn tạm dừng video
  • 0:23 - 0:24
    và tự giải thử nhé.
  • 0:24 - 0:27
    Hãy thử viết phương trình này biểu diễn tình huống
  • 0:27 - 0:29
    sử dụng biến t.
  • 0:29 - 0:31
    Và sau đó trả lời câu hỏi,
  • 0:31 - 0:36
    bao nhiêu năm để tài khoản được 12960 đô?
  • 0:36 - 0:38
    Hãy nghĩ thử xem nào.
  • 0:38 - 0:40
    t biểu diễn số năm từ khi
  • 0:40 - 0:41
    Liam mở tài khoản.
  • 0:41 - 0:43
    Vậy giả sử nó là 0 năm từ khi
  • 0:43 - 0:45
    Liam mở tài khoản.
  • 0:45 - 0:47
    Anh ấy sẽ có bao nhiêu nào?
  • 0:47 - 0:50
    Anh ấy sẽ có 6250 đô đúng không.
  • 0:50 - 0:52
    Đó là số tiền ban đầu của anh ấy.
  • 0:52 - 0:53
    GIả sử giờ là 1 năm từ khi
  • 0:53 - 0:55
    anh ấy mở tài khoản.
  • 0:55 - 0:57
    Thế anh ấy sẽ có bao nhiêu?
  • 0:57 - 1:01
    Vâng anh ấy sẽ có 6250 đô nhân với,
  • 1:01 - 1:09
    hãy viết nó theo cách này, cộng 20% của 6250.
  • 1:09 - 1:11
    Vì nó tăng 20% mỗi năm,
  • 1:11 - 1:14
    nên đây là số tiền ban đầu
  • 1:14 - 1:18
    cộng thêm với 20% của 6250 đô đó nữa.
  • 1:18 - 1:21
    Nếu ta rút nhân tử chung 6250 ra, ta sẽ được
  • 1:21 - 1:30
    6250 nhân (1 cộng 20%) hay ta có thể viết là 0,2.
  • 1:30 - 1:39
    Nó sẽ bằng với 6250 nhân 1,2.
  • 1:39 - 1:42
    Giờ anh ấy sẽ có bao nhiêu tiền vào cuối năm thứ hai?
  • 1:42 - 1:44
    Anh ấy sẽ có cùng một số tiền vào
  • 1:44 - 1:48
    cuối năm thứ nhất, nhân với 1,2.
  • 1:48 - 1:51
    Vì tài khoản đã tăng 20% lần nữa.
  • 1:51 - 1:53
    Vậy anh ấy sẽ có số tiền vào cuối năm
  • 1:53 - 1:57
    thứ nhất nhân 1,2,
  • 1:57 - 2:10
    bằng với 6250 nhân 1,2, rồi nhân 1,2.
  • 2:10 - 2:19
    Bằng 6250 nhân 1.2 bình phương.
  • 2:19 - 2:22
    Mình nghĩ bạn đã hiểu điểm mấu chốt rồi đấy.
  • 2:22 - 2:25
    Mình cũng có thể viết nó thế này, theo thứ tự tính toán,
  • 2:25 - 2:27
    bạn tính lũy thừa trước.
  • 2:27 - 2:29
    Vậy sau ba năm sẽ như thế nào?
  • 2:29 - 2:31
    Sau ba năm, ta chỉ cần
  • 2:31 - 2:34
    nhân với 1,2 thêm một lần nữa.
  • 2:34 - 2:43
    Sau đó anh ấy sẽ có 6250 nhân 1,2 mũ 3.
  • 2:43 - 2:44
    Và sau t năm, ta sẽ
  • 2:44 - 2:47
    nhân 1.2 bao nhiêu đó lần.
  • 2:47 - 2:56
    Vậy sau t năm thì anh ấy sẽ có 6250 nhân
  • 2:56 - 3:01
    1,2 mũ t trong tài khoản.
  • 3:01 - 3:06
    1,2 mũ t.
  • 3:06 - 3:09
    1,2
  • 3:09 - 3:10
    mũ t.
  • 3:10 - 3:11
    Được rồi.
  • 3:11 - 3:14
    Đề bài nói hãy viết một phương trình biểu diễn tình huống.
  • 3:14 - 3:16
    Vậy sẽ là bao nhiêu năm
  • 3:16 - 3:18
    để được 12960 đô trong tài khoản?
  • 3:18 - 3:20
    Ta có thể nghĩ khi nào thì
  • 3:20 - 3:23
    tài khoản sẽ được 12960 đô?
  • 3:23 - 3:27
    Ta cũng có thể viết 12960
  • 3:27 - 3:39
    bằng 6250 nhân 1,2 mũ t?
  • 3:39 - 3:41
    Vậy nên đó là phương trình biểu
  • 3:41 - 3:42
    diễn tình huống.
  • 3:42 - 3:47
    Và sau đó ta cần nghĩ xem ta có thể giải
  • 3:47 - 3:49
    phương trình này như thế nào.
  • 3:49 - 3:52
    Mình sẽ cô lập biến t.
  • 3:52 - 3:55
    Vậy hãy chia hai vễ cho 6250.
  • 3:55 - 3:58
    Vậy ta có thể được...
  • 3:58 - 4:07
    để mình viết nó ra nhé,
  • 4:07 - 4:17
    12960 chia cho 6250.
  • 4:17 - 4:19
    Và vì chúng đều chia hết cho 10,
  • 4:19 - 4:21
    nên ta sẽ chia chúng cho 10.
  • 4:21 - 4:27
    Vậy còn lại là 1296 chia 625.
  • 4:27 - 4:29
    Và lúc này có nhiều cách để bạn có thể
  • 4:29 - 4:30
    giải bài toán này.
  • 4:30 - 4:33
    Một cách, nếu bạn thấy tự tin rằng phương trình này
  • 4:33 - 4:35
    sẽ có nghiệm nguyên,
  • 4:35 - 4:37
    bạn chỉ cần dùng máy tính
  • 4:37 - 4:40
    và nhân 1,2 nhiều lần đến khi được số này.
  • 4:40 - 4:42
    Vậy ta có thể làm theo cách đó.
  • 4:42 - 4:44
    Nhưng có một cách có hệ thống hơn
  • 4:44 - 4:46
    để giải một khi bạn học về hàm logarit,
  • 4:46 - 4:48
    và mình sẽ giải theo cách đó sau.
  • 4:48 - 4:51
    Mình sẽ giải theo cách đó sau nhé,
  • 4:51 - 4:53
    vì bạn có thể chưa học về hàm logarit.
  • 4:53 - 4:55
    Vậy để mình thoát
  • 4:55 - 4:57
    ra ngoài.
  • 4:57 - 5:04
    Để xem nào, 1296 chia cho 625
  • 5:04 - 5:05
    là giá trị này.
  • 5:05 - 5:08
    Vậy hãy xem ta phải nhân 1,2 nhân bao nhiêu lần.
  • 5:08 - 5:11
    1,2 nhân 1,2...,
  • 5:11 - 5:13
    vẫn chưa đủ.
  • 5:13 - 5:15
    Vậy hãy thử nhân nó 3 lần.
  • 5:15 - 5:18
    Mình sẽ lấy cùng số đó.
  • 5:18 - 5:22
    Hãy lấy lũy thừa của 1,2.
  • 5:22 - 5:25
    Lũy thừa
  • 5:25 - 5:26
    bậc 3 của 1,2.
  • 5:26 - 5:30
    Nhân 1,2, rồi nhân 1,2 lần nữa
  • 5:30 - 5:32
    Số đó vẫn chưa đủ.
  • 5:32 - 5:35
    Vậy nếu ta nhân 1,2 thêm một lần nữa thì sao?
  • 5:35 - 5:38
    Vâng, đúng số đó rồi.
  • 5:38 - 5:40
    Và ta đã tìm ra nó rồi đấy
  • 5:40 - 5:43
    1,2 mũ 4 sẽ cho ta giá trị này.
  • 5:43 - 5:46
    Vậy đó là một cách
  • 5:46 - 5:49
    để tìm ra t bằng 4.
  • 5:49 - 5:51
    Một cách khác khó để nhận thấy hơn,
  • 5:51 - 5:53
    số này có vẻ như
  • 5:53 - 5:55
    là một lũy thừa của 5.
  • 5:55 - 6:00
    Ta biết 5 mũ 1 là 5, 5 mũ 2 là 25,
  • 6:00 - 6:08
    5 mũ 3 là 125, và 5 mũ 4 là 625.
  • 6:08 - 6:10
    Và bạn cũng có thể nhận thấy số này
  • 6:10 - 6:11
    là 5 mũ 4.
  • 6:11 - 6:13
    Và khó để nhận ra hơn
  • 6:13 - 6:15
    số này ở đây thật ra
  • 6:15 - 6:16
    là 6 mũ 4.
  • 6:16 - 6:19
    Và ở đây là 6/5.
  • 6:19 - 6:26
    Vậy ta có thể viết lại số này thành 6/5 mũ t
  • 6:26 - 6:31
    bằng 6 mũ 4 trên 5 mũ 4.
  • 6:31 - 6:41
    Bằng với (6/5) mũ 4.
  • 6:41 - 6:45
    Ở đây 6/5 mũ t cần phải bằng 6/5
  • 6:45 - 6:46
    mũ 4.
  • 6:46 - 6:48
    Vậy t phải bằng 4.
  • 6:48 - 6:51
    Thật tốt khi bạn có thể nhận ra đây là
  • 6:51 - 6:53
    một số mũ 4, điều đó
  • 6:53 - 6:54
    thật không dễ để làm.
  • 6:54 - 6:57
    Hay nếu bạn biết đây là một số nguyên nhỏ
  • 6:57 - 6:58
    thì bạn có thể chỉ cần
  • 6:58 - 7:00
    nhân 1,2 nhiều lần,
  • 7:00 - 7:02
    Nhưng cách có hệ thống để giải
  • 7:02 - 7:03
    là dùng hàm logarit.
  • 7:03 - 7:05
    Có nhiều video trên Khan Academy
  • 7:05 - 7:08
    về cách sử dụng hàm logarit thế nào.
  • 7:08 - 7:10
    Nhưng nếu bạn muốn tìm hiểu
  • 7:10 - 7:11
    1,2 mũ bao nhiêu
  • 7:11 - 7:14
    bằng với số này, mình đã chứng minh
  • 7:14 - 7:17
    điều này trong video khác rồi,
  • 7:17 - 7:20
    bạn cần xem xét số mà 1,2
  • 7:20 - 7:22
    mũ lên sẽ bằng với.
  • 7:22 - 7:24
    Hãy lấy logarit của số đó.
  • 7:24 - 7:27
    Và thật ra, bạn có thể lấy logarit với bất kì cơ số nào.
  • 7:27 - 7:29
    Máy tính thường sẽ có log nepe, cơ số e,
  • 7:29 - 7:30
    và log cơ số 10.
  • 7:30 - 7:32
    Ta có thể lấy log cơ số 10.
  • 7:32 - 7:34
    Vậy hãy làm thế nhé.
  • 7:34 - 7:41
    Ta sẽ lấy log của 2,0736,
  • 7:41 - 7:43
    và chia cho log của số mà ta muốn lũy thừa
  • 7:43 - 7:45
    của nó bằng với số này.
  • 7:45 - 7:49
    Nên sẽ chia cho log (1,2).
  • 7:49 - 7:52
    Một lần nữa, mình sẽ muốn chia ở đây.
  • 7:52 - 7:56
    Để mình thêm dấu chia vào.
  • 7:56 - 7:58
    Thì nó có vẻ hơi khó hiểu
  • 7:58 - 7:58
    ở đây.
  • 7:58 - 8:01
    Mình đã chứng mình điều này trong các video khác,
  • 8:01 - 8:04
    nhưng nếu bạn muốn dùng máy tính để tính,
  • 8:04 - 8:07
    vì đôi khi số năm sẽ không phải số nguyên.
  • 8:07 - 8:09
    Nó có thể và 3 và 1/2 năm, hay
  • 8:09 - 8:12
    nó có thể là 7,1234 năm.
  • 8:12 - 8:15
    Thì máy tính sẽ cho bạn một đáp án chính xác.
  • 8:15 - 8:16
    Vậy bạn sẽ muốn được
  • 8:16 - 8:18
    2,0736.
  • 8:18 - 8:20
    Và bạn đang lấy lũy thừa
  • 8:20 - 8:21
    của 1,2.
  • 8:21 - 8:22
    Lấy log của số mà bạn
  • 8:22 - 8:26
    muốn được, chia cho log của số mà bạn
  • 8:26 - 8:30
    đang lấy lũy thừa.
  • 8:30 - 8:33
    Khi đó bạn sẽ được 4, vậy đây là một cách khác
  • 8:33 - 8:34
    để nói 1,2 mũ 4
  • 8:34 - 8:36
    sẽ bằng 2,0736.
  • 8:36 - 8:37
    Nếu bạn thấy khó hiểu,
  • 8:37 - 8:39
    bạn không biết hàm logarit là gì,
  • 8:39 - 8:42
    thì mình có những video trên Khan Academy về chúng.
  • 8:42 - 8:45
    Nhưng có cách đơn giản hơn để giải bài này,
  • 8:45 - 8:46
    đặc biệt khi đáp án
  • 8:46 - 8:48
    là một số nguyên.
Title:
Constructing an exponential equation example
Description:

more » « less
Video Language:
English
Team:
Khan Academy
Duration:
08:48

Vietnamese subtitles

Revisions Compare revisions