< Return to Video

Nghiên cứu khoa học được công quỹ tài trợ - nhưng tại sao lại không thể truy cập công khai?

  • 0:01 - 0:05
    Liệu bạn đã bao giờ trích dẫn nghiên cứu
    nào đó trong cuộc trò chuyện
  • 0:05 - 0:09
    mà bạn chưa bao giờ đọc đến nó?
  • 0:09 - 0:11
    (Cười)
  • 0:11 - 0:13
    Hôm trước khi đi uống cà phê
    với một người bạn
  • 0:13 - 0:16
    tôi đã nói: "Bạn biết không tớ
    mới đọc một nghiên cứu mới
  • 0:16 - 0:19
    cho rằng cà phê giảm nguy cơ
    trầm cảm ở phụ nữ."
  • 0:20 - 0:25
    Nhưng thật ra cái tôi đọc
    chỉ là một dòng tweet.
  • 0:25 - 0:27
    (Cười)
  • 0:27 - 0:28
    Nó nói rằng --
  • 0:28 - 0:29
    (Cười)
  • 0:30 - 0:34
    "Một nghiên cứu mới cho rằng cà phê
    có thể giúp giảm trầm cảm ở phụ nữ."
  • 0:34 - 0:35
    (Cười)
  • 0:35 - 0:40
    Và dòng tweet đó có 1 đường dẫn
    tới blog của tờ "Thời báo New York",
  • 0:40 - 0:42
    nơi mà một blogger dịch
    những khám phá nghiên cứu
  • 0:42 - 0:45
    từ bài báo "Live Science",
  • 0:45 - 0:47
    cái mà lấy thông tin nguồn
  • 0:47 - 0:50
    từ trang thông tin Public Health
    của đại học Harvard,
  • 0:50 - 0:53
    nơi mà trích dẫn bản tóm tắt
    của công trình nghiên cứu thực sự,
  • 0:53 - 0:58
    nó tóm tắt bài nghiên cứu thực sự
    đăng tải trên một tạp chí học thuật.
  • 0:58 - 1:00
    (Cười)
  • 1:00 - 1:02
    Nó như sáu mức độ của sự phân cấp vậy,
  • 1:02 - 1:04
    nhưng là với nghiên cứu.
  • 1:04 - 1:05
    (Cười)
  • 1:05 - 1:08
    Vậy nên khi tôi nói tôi đã
    đọc một nghiên cứu,
  • 1:08 - 1:14
    thứ mà tôi thực sự đọc chỉ là 59 kí tự
    tóm tắt kết quả của mười năm nghiên cứu.
  • 1:14 - 1:16
    (Cười)
  • 1:16 - 1:19
    Vậy nên, khi tôi nói tôi
    đọc một nghiên cứu,
  • 1:19 - 1:22
    tôi chỉ đang đọc những phần
    rời rạc của cuộc nghiên cứu
  • 1:22 - 1:25
    được chắp vá bởi bốn
    người viết khác nhau
  • 1:25 - 1:27
    mà không phải là tác giả,
  • 1:27 - 1:28
    trước khi nó đến tay tôi.
  • 1:29 - 1:30
    Nghe chẳng hợp lý tí nào.
  • 1:31 - 1:34
    Nhưng việc tiếp cận cuộc nghiên cứu
    gốc thực sự khó khăn,
  • 1:34 - 1:38
    vì học thuật thường không hấp dẫn
    với truyền thông đại chúng.
  • 1:39 - 1:41
    Và có thể bạn sẽ tự hỏi bản thân,
  • 1:41 - 1:44
    tại sao học thuật lại không
    hấp dẫn truyền thông đại chúng?
  • 1:44 - 1:47
    Trong khi nó có vẻ như là nguồn
    thông tin đáng tin cậy
  • 1:47 - 1:49
    hơn là những nhà phê bình truyền thông.
  • 1:49 - 1:50
    Phải không?
  • 1:50 - 1:51
    (Cười)
  • 1:51 - 1:55
    Trong đất nước với hơn 4100
    trường đại học và cao đẳng,
  • 1:55 - 1:57
    lẽ ra điều này phải là điều tất yếu.
  • 1:58 - 1:59
    Nhưng không phải vậy.
  • 1:59 - 2:02
    Vậy làm sao mà chúng ta
    lại rơi vào tình trạng này?
  • 2:03 - 2:06
    Để hiểu tại sao các học giả không
    hấp dẫn truyền thông đại chúng,
  • 2:06 - 2:09
    bạn trước tiên cần hiểu cách
    các trường đại học vận hành.
  • 2:09 - 2:11
    Trong vòng sáu mươi qua,
  • 2:11 - 2:13
    tôi đã dạy tại bảy trường
    đại học và cao đẳng khác nhau
  • 2:13 - 2:15
    tại bốn bang khác nhau.
  • 2:15 - 2:18
    Tôi cảm thấy như là
    một người phi thường vậy.
  • 2:18 - 2:18
    (Cười)
  • 2:18 - 2:21
    Vào cùng thời điểm đó, tôi cũng
    đang học để lấy bằng Tiến sĩ.
  • 2:21 - 2:24
    Trong tất cả những trường này,
  • 2:24 - 2:27
    việc nghiên cứu và quá trình
    công bố diễn ra tương tự nhau.
  • 2:27 - 2:31
    Đầu tiên, các học giả đưa ra vấn đề
    nghiên cứu trong lĩnh vực của họ.
  • 2:31 - 2:35
    Để được tài trợ, họ xin trợ cấp
    từ tư nhân và công quỹ
  • 2:35 - 2:37
    và sau khi việc nghiên cứu hoàn tất,
  • 2:37 - 2:39
    họ viết bản báo cáo về
    những gì khám phá được.
  • 2:39 - 2:42
    Sau đó họ gửi bản báo cáo đó
    cho tạp chí học thuật liên quan.
  • 2:43 - 2:45
    Sau đó nó trải qua quá
    trình gọi là bình duyệt,
  • 2:45 - 2:47
    về cơ bản là các chuyên gia khác
  • 2:47 - 2:49
    kiểm tra độ chính xác
    và độ đáng tin của nó.
  • 2:51 - 2:53
    Và sau khi được xuất bản,
  • 2:53 - 2:56
    các tổ chức vì lợi nhuận
    bán lại những thông tin đó
  • 2:56 - 2:58
    cho trường đại học và
    thư viện cộng đồng
  • 2:58 - 3:00
    thông qua những tạp chí
    và truy cập dữ liệu sẵn có.
  • 3:01 - 3:03
    Như vậy, đó là toàn bộ hệ thống.
  • 3:04 - 3:08
    Nghiên cứu, viết, bình duyệt,
    xuất bản, và lặp lại.
  • 3:09 - 3:12
    Tôi và các bạn mình gọi nó
    là việc cho con quái vật ăn.
  • 3:14 - 3:16
    Bạn có thể thấy điều này
    làm nảy sinh một vài vấn đề.
  • 3:18 - 3:22
    Vấn đề đầu tiên là phần lớn các nghiên
    cứu học thuật được công quỹ tài trợ
  • 3:22 - 3:24
    nhưng lại được phân phối cho cá nhân.
  • 3:25 - 3:30
    Mỗi năm, chính phủ liên bang
    chi 60 tỷ đô la cho nghiên cứu.
  • 3:30 - 3:33
    Theo Tổ chức Khoa học quốc gia,
  • 3:33 - 3:36
    chỉ 29 phần trăm số đó là cho
    nghiên cứu cộng đồng ở đại học.
  • 3:36 - 3:41
    Nếu bạn giỏi toán, đó là
    khoảng 17.4 tỷ đô-la.
  • 3:42 - 3:43
    Đô-la tiền thuế.
  • 3:44 - 3:46
    Và chỉ năm tổ chức chịu trách nhiệm
  • 3:46 - 3:49
    phân phối những nghiên cứu
    được cộng đồng tài trợ.
  • 3:49 - 3:55
    Năm 2014, chỉ riêng một trong số đó
    đã kiếm được 1,5 tỷ đô la tiền lời.
  • 3:56 - 3:57
    Nó là một cơ hội kinh doanh lớn.
  • 3:58 - 4:00
    Và chắc bạn cũng thấy
    được điều mỉa mai ở đây.
  • 4:00 - 4:03
    Nếu công quỹ đang tài trợ
    cho những nghiên cứu học thuật,
  • 4:03 - 4:06
    nhưng sau đó chúng ta lại phải
    trả tiền để nhận được kết quả,
  • 4:08 - 4:11
    như là ta đang trả tiền hai lần
    cho cùng một thứ vậy.
  • 4:11 - 4:12
    Và vấn đề lớn khác là
  • 4:12 - 4:15
    là phần lớn những nghiên
    cứu đó không có sự khích lệ
  • 4:15 - 4:18
    để công bố những thông tin quý giá
    nằm ngoài phạm vi tạp chí.
  • 4:19 - 4:22
    Các trường đại học xây dựng
    hệ thống tín nhiệm và thăng tiến
  • 4:22 - 4:24
    bằng số lần học giả
    công bố phát hiện của họ.
  • 4:24 - 4:29
    Vậy nên sách và bài trên tạp chí như là
    một loại tiền tệ với những học giả vậy.
  • 4:29 - 4:33
    Xuất bản nghiên cứu giúp bạn được tín
    nhiệm và được tài trợ nhiều nghiên cứu hơn
  • 4:33 - 4:38
    Nhưng các bài viết học thuật xuất bản trên
    thông tin đại chúng lại không được thưởng.
  • 4:39 - 4:41
    Đây chính là thực trạng hiện nay.
  • 4:42 - 4:44
    Hệ sinh thái học thuật hiện nay.
  • 4:45 - 4:47
    Nhưng theo tôi
    không nhất thiết phải như vậy.
  • 4:48 - 4:51
    Chúng ta có thể đưa ra một vài
    thay đổi để đảo ngược tình thế.
  • 4:52 - 4:55
    Đầu tiên, hãy bắt đầu
    bằng quyền truy cập.
  • 4:56 - 5:00
    Các trường đại học có thể bắt đầu
    việc thách thức tình trạng này
  • 5:00 - 5:02
    bằng cách tặng thưởng
    cho học giả xuất bản
  • 5:02 - 5:05
    không chỉ trong những tạp chí đặt trước
  • 5:05 - 5:09
    mà còn trong cả những tạp chí truy cập
    miễn phí và trên thông tin đại chúng.
  • 5:10 - 5:13
    Hiện tại động thái mở cửa
    truy cập đang có vài chuyển biến
  • 5:13 - 5:14
    trong một vài nơi,
  • 5:14 - 5:17
    và may mắn là một số những
    "dân chơi lớn" khác đã bắt đầu chú ý.
  • 5:18 - 5:22
    Học giả của Google đã giúp cho các
    cuộc nghiên cứu mà miễn phí truy cập
  • 5:22 - 5:24
    có thể tìm thấy và dễ tìm thấy hơn.
  • 5:25 - 5:28
    Vào năm ngoái, Quốc hội ban hành dự luật
  • 5:28 - 5:32
    đề nghị những dự án nghiên cứu học thuật
  • 5:32 - 5:35
    với vốn tài trợ 100 triệu đô hoặc hơn
  • 5:35 - 5:37
    nên thành lập chính sách mở cửa truy cập.
  • 5:37 - 5:42
    Vào năm nay, NASA đã công bố toàn bộ
    thư viện nghiên cứu của họ cho cộng đồng.
  • 5:43 - 5:47
    Bạn có thể thấy rằng ý tưởng
    này đang dần bắt kịp với thời đại.
  • 5:48 - 5:50
    Nhưng việc truy cập
    không chỉ là việc có thể
  • 5:50 - 5:53
    tiếp cận một tài liệu hay nghiên cứu.
  • 5:53 - 5:55
    mà còn là việc đảm bảo
  • 5:55 - 5:57
    rằng người đọc có thể hiểu
    tài liệu hay nghiên cứu.
  • 5:58 - 6:01
    Vậy hãy nói về việc dịch thuật.
  • 6:03 - 6:09
    Tôi không hình dung việc dịch này như
    sáu mức độ của sự phân cấp
  • 6:09 - 6:10
    mà tôi đã nhắc đến lúc trước.
  • 6:12 - 6:16
    Thay vào đó, sẽ thế nào nếu học giả
    có thể dịch những nghiên cứu của họ
  • 6:16 - 6:18
    và dịch nó trên thông tin đại chúng
  • 6:18 - 6:20
    và cộng đồng có thể tiếp cận nó?
  • 6:22 - 6:23
    Nếu những học giả làm điều này,
  • 6:23 - 6:26
    khoảng ngăn cách giữa
    cộng đồng và việc nghiên cứu
  • 6:26 - 6:28
    sẽ giảm rất nhiều.
  • 6:28 - 6:32
    Như bạn thấy, tôi không đề nghị
    giảm số bài nghiên cứu.
  • 6:32 - 6:35
    Mà đề nghị chúng ta cho phép
    cộng đồng tiếp cận với nghiên cứu
  • 6:35 - 6:39
    và rằng chúng ta nên đổi hướng và
    tập trung sử dụng ngôn ngữ bình dân
  • 6:39 - 6:42
    để cho cộng đồng, những người
    chi trả cho việc nghiên cứu
  • 6:42 - 6:44
    cũng có thể tiếp nhận nó.
  • 6:45 - 6:48
    Và cách tiếp cận này
    cũng có một vài lợi ích.
  • 6:49 - 6:52
    Bằng cách cho cộng đồng thấy
    cách mà tiền thuế của họ
  • 6:52 - 6:54
    được sử dụng để tài trợ
    cho việc nghiên cứu,
  • 6:54 - 6:58
    việc này có thể thay đổi
    danh tiếng của trường đại học,
  • 6:58 - 7:02
    để trường đại học
    không chỉ nổi tiếng vì đội bóng
  • 7:02 - 7:04
    hay những chứng chỉ mà họ cung cấp
  • 7:04 - 7:06
    mà bởi những nghiên cứu mà họ thực hiện.
  • 7:07 - 7:12
    Và khi mối quan hệ giữa
    học giả và công chúng cải thiện
  • 7:12 - 7:15
    thì sẽ khuyến khích cộng đồng
    tham gia vào việc nghiên cứu.
  • 7:17 - 7:19
    Bạn có thể tưởng tượng rằng
    việc đó sẽ thế nào không?
  • 7:20 - 7:22
    Sẽ thế nào nếu nhà
    khoa học xã hội
  • 7:22 - 7:25
    giúp công an địa phương thiết kế
    lại hệ thống đào tạo cảnh giác
  • 7:25 - 7:30
    và sau đó hợp tác viết bản hướng dẫn cho
    những bài tập đào tạo trong tương lai?
  • 7:31 - 7:37
    Hay nếu những giáo sư về giáo dục
    thảo luận với các trường công ở địa phương
  • 7:37 - 7:40
    để đưa ra phương pháp giúp đỡ
    học sinh đang gặp khó khăn
  • 7:40 - 7:42
    và sau đó công bố
    trên một tờ báo địa phương?
  • 7:43 - 7:47
    Một nền dân chủ hiệu quả
  • 7:47 - 7:50
    đòi hỏi người dân được giáo dục
    và tiếp cận thông tin hiệu quả.
  • 7:51 - 7:55
    Thay vì tiến hành nghiên cứu sau lưng
    việc giới hạn truy cập và thói quan liêu,
  • 7:55 - 7:59
    việc đưa nó ra trước mắt ta
    chẳng phải tốt hơn nhiều sao?
  • 8:00 - 8:03
    Hiện tại, là một nghiên cứu sinh Tiến sĩ,
  • 8:03 - 8:06
    tôi nhận ra mình đang phê phán
    câu lạc bộ mà tôi muốn tham gia.
  • 8:06 - 8:08
    (Cười)
  • 8:08 - 8:09
    Đó cũng là một điều không hay,
  • 8:09 - 8:13
    vì tôi sẽ tham gia thị trường công
    việc học thuật trong vài năm tới.
  • 8:13 - 8:17
    Nhưng nếu tình trạng việc
    nghiên cứu học thuật
  • 8:17 - 8:20
    là xuất bản trong các "buồng phản âm"
    cho những tạp chí vì lợi nhuận
  • 8:20 - 8:22
    mà không bao giờ chạm đến tay công chúng,
  • 8:22 - 8:25
    chắc chắn câu trả lời của tôi
    sẽ là "Không."
  • 8:26 - 8:30
    Tôi tin vào những nghiên
    cứu hoàn thiện, dân chủ
  • 8:30 - 8:33
    phục vụ cho cộng đồng
    và giao tiếp với công chúng.
  • 8:34 - 8:36
    Tôi muốn vừa làm nghiên cứu
    vừa văn hóa học thuật
  • 8:36 - 8:40
    nơi mà cộng đồng không chỉ
    là nguồn khán giả giá trị,
  • 8:40 - 8:42
    mà còn là người tham gia.
  • 8:43 - 8:46
    Và kể cả những chuyên gia
    trong vài trường hợp.
  • 8:49 - 8:53
    Điều này không chỉ là về
  • 8:53 - 8:56
    việc cung cấp cho các bạn
    quyền truy cập thông tin.
  • 8:57 - 9:02
    Nó là về việc chuyển văn hóa học thuật
    từ xuất bản sang thực hành
  • 9:02 - 9:05
    từ kêu gọi sang hành động.
  • 9:05 - 9:09
    Và bạn nên biết rằng
    ý tưởng này, hy vọng này --
  • 9:09 - 9:11
    nó không chỉ thuộc về tôi.
  • 9:12 - 9:16
    Tôi đại diện cho nhiều học giả, giáo viên,
  • 9:16 - 9:19
    thủ thư và thành viên cộng đồng,
  • 9:19 - 9:22
    những người ủng hộ việc tìm kiếm
    những người có cùng quan điểm.
  • 9:23 - 9:26
    Tôi mong các bạn cũng
    tham gia vào cuộc đối thoại này.
  • 9:26 - 9:27
    Cảm ơn các bạn.
  • 9:27 - 9:31
    (Vỗ tay)
Title:
Nghiên cứu khoa học được công quỹ tài trợ - nhưng tại sao lại không thể truy cập công khai?
Speaker:
Erica Stone
Description:

Tại Hoa Kỳ, tiền thuế của bạn dùng để tài trợ nghiên cứu tại những trường đại học công. Vậy tại sao bạn lại phải chi trả những tạp chí học thuật đắt đỏ chỉ để thấy được kết quả của những nghiên cứu đó? Erica Stone chủ trương mối quan hệ mới, truy cập mở giữa cộng đồng và giới học giả, đề xuất tài liệu học thuật nên được công bố trên những kênh thông tin dễ truy cập hơn. Stone cho rằng: "Một nền dân chủ hiệu quả đòi hỏi người dân được giáo dục và tiếp cận thông tin hiệu quả. Thay vì tiến hành nghiên cứu sau lưng việc giới hạn truy cập và thói quan liêu, việc đưa nó ra trước mắt ta chẳng phải tốt hơn nhiều sao?"

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
09:44

Vietnamese subtitles

Revisions