< Return to Video

Lynn Hershman Leeson: Vẽ nên hơi thở | Art21 "Extended Play"

  • 0:10 - 0:11
    [NHẠC DẠO]
  • 0:20 - 0:23
    Vẽ tranh với tôi là một dạng thiền định.
  • 0:23 - 0:26
    Tôi nghĩ mọi thứ đều bắt đầu
    và kết thúc từ những nét vẽ.
  • 0:28 - 0:31
    Khi làm một dự án, tôi đều vẽ nó ra.
  • 0:32 - 0:34
    Vì vậy, nó giống như
    một dạng ngôn ngữ căn bản,
  • 0:34 - 0:36
    và rồi tôi làm một vài thứ đan xen vào đó.
  • 0:39 - 0:41
    Những gì đây là về
    nghệ thuật tranh dán giấy.
  • 0:45 - 0:48
    Có nhiều việc tôi làm với tư cách
    là một người sáng tạo nghệ thuật
  • 0:48 - 0:51
    là tạo ra một tiếng nói cho chính mình
  • 0:52 - 0:55
    bởi tôi đã không có điều ấy
    trong suốt khoảng thời gian dài.
  • 1:00 - 1:03
    Năm 1965, tôi có tin vui.
  • 1:04 - 1:07
    Vào tháng thứ năm của thai kỳ,
  • 1:07 - 1:09
    tôi gặp vấn đề về hô hấp
  • 1:09 - 1:12
    và rồi mắc tình trạng tim mạch
    mà chẩn đoán là bệnh cơ tim.
  • 1:13 - 1:15
    Tim mạch tôi rơi vào trạng thái suy yếu.
  • 1:16 - 1:19
    Tôi đã phải nhờ đến sự hỗ trợ của
    máy thở ôxi trong thời gian thai nghén đó
  • 1:19 - 1:20
    ở bệnh viện.
  • 1:21 - 1:23
    Tôi từng không thể đi lại
  • 1:23 - 1:26
    hay làm bất cứ việc gì
    hàng tháng trời ròng rã.
  • 1:29 - 1:33
    Khi bạn đang nếm trải
    tiếng gọi của tử thần,
  • 1:33 - 1:36
    bạn dần thấm thía hơn về thời gian.
  • 1:36 - 1:39
    Điếu đó thực sự là một món quà
  • 1:39 - 1:41
    trong cuộc đời tôi,
    khi tôi đổ bệnh sớm như vậy.
  • 1:42 - 1:44
    Nó đã khiến bạn trân trọng
    quỹ thời gian hiện hữu
  • 1:44 - 1:47
    và thực tế là bạn thật sự
    không thể lãng phí phút giây nào.
  • 1:55 - 1:59
    Bởi vì căn bệnh này của tôi
    lệ thuộc rất nhiều vào hô hấp.
  • 1:59 - 2:02
    Nên tôi đã thêm âm thanh vào để
    nó trở nên sống động hơn
  • 2:02 - 2:04
    cho một số bức tượng sáp của tôi.
  • 2:04 - 2:07
    [GHI ÂM TIẾNG THỞ]
  • 2:07 - 2:09
    [TIẾNG TỪ ĐÀI CÁT-SÉT]
    ˜Ồ, bạn đây rồi.
  • 2:09 - 2:12
    Tôi đã đợi bạn cả ngày đấy.
  • 2:13 - 2:16
    Tôi rất vui vì bạn đã đến đây với tôi.
  • 2:16 - 2:18
    Bạn tên gì vậy?
  • 2:20 - 2:22
    Tôi đã tham gia một
    lớp học buổi tối ở UCLA
  • 2:22 - 2:25
    về cách đúc sáp.
  • 2:26 - 2:30
    Vì không có ai ở gần mình lúc đó,
    nên tôi đã tự đúc khuôn mặt mình.
  • 2:31 - 2:34
    và tạo nên bức tượng sáp
    từ chính bản thân.
  • 2:35 - 2:38
    Khi chỉ có một mình,
    bạn lắng nghe nhiều hơn.
  • 2:38 - 2:41
    [Ghi âm tiếng thở]
  • 2:41 - 2:46
    Sau khi thu âm tiếng thở, tôi thêm cả
    sự tương tác cùng đoạn đối thoại.
  • 2:46 - 2:49
    Với tôi, đấy cũng là một hình thức vẽ.
  • 2:49 - 2:52
    Đó là âm thanh mở rộng
    vào trong khoảng không.
  • 2:52 - 2:54
    Và đấy cũng đã trở thành
    một phần của công việc.
  • 2:59 - 3:01
    Vào những năm 70
  • 3:01 - 3:05
    những hoạ sĩ nữ cũng dần
    nhận thức được họ bị làm ngơ ra sao.
  • 3:06 - 3:11
    Những thách thức bước đầu là có một ai đó
    để tôi trưng bày những thành quả của mình,
  • 3:11 - 3:13
    nhưng lại chẳng có ai cả.
  • 3:13 - 3:15
    Rồi cuối cùng,
  • 3:15 - 3:19
    Đại học California ở Berkeley
    mời ba người phụ nữ để mở cuộc triển lãm
  • 3:19 - 3:21
    và tôi là một trong số họ.
  • 3:21 - 3:23
    Nhưng họ lại chỉ muốn trưng bày
    những bức vẽ của tôi thôi.
  • 3:24 - 3:26
    Tôi nghĩ họ cho rằng
    trưng bày tranh an toàn hơn
  • 3:26 - 3:29
    cùng những bức vẽ nghệ thuật
    và tất cả số đó.
  • 3:29 - 3:30
    Nhưng song song
    với điều ấy,
  • 3:30 - 3:34
    tôi đặt thêm một vài
    bức tượng sáp biết nói.
  • 3:35 - 3:36
    Chỉ trong vòng 2 ngày,
  • 3:36 - 3:38
    bảo tàng đã đóng cửa triển lãm.
  • 3:39 - 3:41
    Họ nói là,
    "Phương tiện đâu là nghệ thuật."
  • 3:41 - 3:43
    "Âm thanh đâu là nghệ thuật."
  • 3:43 - 3:46
    Và họ hoàn toán đóng hết
    buổi triển lãm ấy.
  • 3:47 - 3:51
    Bị từ chối và trở nên vô hình
    trong mắt hệ thống bảo tàng
  • 3:51 - 3:54
    thực sự là điều tuyệt vời nhất
    đến với tôi.
  • 3:55 - 3:59
    Trải nghiệm văn hoá của việc
    giọng nói được chuyển thể
  • 3:59 - 4:01
    thành những bài diễn thuyết
    hay câu chuyện,
  • 4:01 - 4:03
    và có tiếng nói
  • 4:03 - 4:05
    thực sự quan trọng
    trong những điều tôi làm.
  • 4:06 - 4:08
    [Phụ đề Tiếng Việt: Lê Bảo Thương]
Title:
Lynn Hershman Leeson: Vẽ nên hơi thở | Art21 "Extended Play"
Description:

Tập 274: Nhớ lại những năm tháng khởi xướng của mình với tư cách là một hoạ sĩ trong những năm 1960 và 1970, Lynn Hershman Leeson kể lại "sự đè nén giọng nói" theo nghĩa đen và nghĩa bóngđã tiếp tục thôi thúc công việc trong hiện tại. Được trưng bày tại xưởng vẽ ở San Francisco, California của mình, Hershman Leeson cho rằng với bà, vẽ như một cách thiền định và là một ngôn ngữ cơ bản đóng vai trò quan trọng trong tất cả các dự án của bà. "Tất cả đây là về tranh nghệ thuật," người nghệ sĩ ấy nói.

Năm 1965, Hershman Leeson bị một biến chứng và cận kề lưỡi hái tử thần khi mang thai. Điều này đã truyền cảm hứng để bà ghi lại và kết hợp âm thanh hơi thở của mình vào các tác phẩm điêu khắc bằng sáp được đúc từ khuôn mặt bà. Hershman Leeson giải thích: “Với tôi, nó giống như một bức vẽ. "Đó là âm thanh được mở rộng vào không gian."

Khi các tác phẩm điêu khắc bằng sáp được trưng bày vào những năm 1970, chúng đã bị một viện bảo tàng trưng bày phê bình rằng "không phải là nghệ thuật". Chỉ ra những cuộc đấu tranh của nhiều nữ nghệ sĩ vào thời điểm đó, sự từ chối này của bảo tàng đã tiếp sức cho Hershman Leeson và định hình tác phẩm của bà. "Trải nghiệm văn hóa của việc chuyển thể giọng nói thành những bài diễn thuyết hay câu chuyện đã khiến việc có một tiếng nói thực sự quan trọng với những gì tôi làm", bà nói. "Rất nhiều điều tôi làm với tư cách là một nghệ sĩ là tạo ra tiếng nói cho bản thân bởi tôi đã từng không có nó trong suốt một khoảng thời gian dài."

Lynn Hershman Leeson sinh ra ở Cleveland, Ohio vào năm 1941. Bà từng là một nhà phê bình sắc sảo và một kẻ pha trò thực dụng. Hershman Leeson đã cống hiến trên nhiều phương diện, từ vẽ, hội họa và điêu khắc đến phim tương tác, các tác phẩm truyền thông dựa trên mạng, và trí tuệ nhân tạo. Hershman Leeson là một nghệ sĩ đa ngành tiên phong, chỉ trích những thành kiến ​​sâu sắc về giới đã loại trừ bà cùng những nữ nghệ sĩ khác.

Tìm hiểu thêm về nghệ sĩ tại:
https://art21.org/artist/lynn-hershman-leeson/

Bộ phim này nằm trong bộ sưu tập bao gồm sự tham gia của Art21 trong sáng kiến ​​Liên Minh Nghệ Thuật Nữ Quyền đa thể chế. Liên Minh Nghệ Thuật Nữ Quyền (FAC) là một nền tảng dành cho các dự án nghệ thuật được tạo ra bởi các nhà nữ quyền, thúc đẩy sự hợp tác giữa các tổ chức nghệ thuật nhằm công khai cam kết của họ đối với công bằng xã hội và thay đổi cấu trúc.

SẢN XUẤT| Nhà sản xuất sê-ri "Extended Play": Ian Forster. Đạo diễn: Ian Forster và Christine Turner. Biên tập viên: Morgan Riles. Nhà sản xuất hiện trường: Laura Wagner. Máy quay: Ethan Indorf và Tyler McPherron. Âm thanh: Kevin Crawford. Trợ lý sản xuất: Trinity West. Chỉnh màu: Jonah Greenstein. Tác phẩm minh hoạ: Lynn Hershman Leeson, Bridget Donahue, và Trung tâm Nghệ thuật Yerba Buena.

"Extended play" được hỗ trợ bởi Quỹ Andy Warhol cho Nghệ thuật; và một phần, bởi công quỹ từ Sở Văn hóa Thành phố New York hợp tác với Hội đồng Thành phố; Dawn và Chris Fleischner; Hội đồng Đương đại Art21; và bởi những đóng góp cá nhân.

#LynnHershmanLeeson # Art21 # Art21ExtendedPlay

more » « less
Video Language:
English
Team:
Art21
Project:
"Extended Play" series
Duration:
04:22

Vietnamese subtitles

Revisions Compare revisions