< Return to Video

Lecture 7 - How to Build Products Users Love (Kevin Hale)

  • 0:00 - 0:01
    Được rồi.
  • 0:01 - 0:05
    Vậy khi nói về việc tạo ra
    sản phẩm người dùng thích
  • 0:05 - 0:11
    thì cụ thể tôi muốn nói về cách chúng ta
    tạo ra những thứ khiến người dùng hào hứng,
  • 0:11 - 0:16
    và người dùng mong muốn
    một cách vô điều kiện
  • 0:16 - 0:22
    rằng không chỉ sản phẩm đó thành công,
    mà cả công ty đằng sau nó nữa.
  • 0:22 - 0:25
    Chúng ta sẽ có rất nhiều thông tin,
  • 0:25 - 0:28
    nên đừng ghi chú nhiều quá,
    hãy tập trung nghe thôi.
  • 0:28 - 0:32
    Tôi sẽ đăng slide lên Twitter
    của tôi, và trong link đó
  • 0:32 - 0:36
    sẽ có những cách để các bạn ghi chú,
    và các bạn có thể hỏi tôi.
  • 0:36 - 0:39
    Nên nếu không thể nói hết,
    tôi sẽ trả lời sau buổi hôm nay.
  • 0:39 - 0:45
    Vậy, các bạn đã học khá nhiều điều
    về tăng trưởng trong vài tuần vừa qua,
  • 0:45 - 0:48
    và đối với tôi,
    tăng trưởng khá là đơn giản.
  • 0:48 - 0:51
    Đó là sự tương tác
    giữa 2 đại lượng hay biến số khác nhau:
  • 0:51 - 0:55
    Tỷ lệ chuyển đổi
    và rời bỏ, đúng chứ?
  • 0:55 - 1:01
    Và khoảng cách giữa hai đại lượng này
    sẽ cho thấy tốc độ tăng trưởng của các bạn.
  • 1:01 - 1:04
    Và hầu hết mọi người,
    đặc biệt là kiểu người kinh doanh,
  • 1:04 - 1:09
    thường thích xem xét sự tương tác này
    theo kiểu rất con số và toán học.
  • 1:09 - 1:13
    Hôm nay, tôi muốn nói về điều này
    một cách con người hơn.
  • 1:13 - 1:16
    Vì khi một startup tương tác
    với người dùng,
  • 1:16 - 1:19
    các bạn sẽ có tương tác khá gần gũi
    trong những giai đoạn đầu.
  • 1:19 - 1:23
    Nên tôi nghĩ sẽ luôn có cách khác
    để xem xét cách xây dựng sản phẩm.
  • 1:23 - 1:27
    Chúng tôi xem xét rất nhiều ví dụ
    khác nhau, và xem nó tốt ở điểm nào.
  • 1:27 - 1:32
    Triết lý của tôi trong rất nhiều điều
    mà tôi dạy về startup là
  • 1:32 - 1:36
    cách tốt nhất để tiến tới 1 tỷ đô là
    tập trung vào những giá trị
  • 1:36 - 1:39
    đã giúp các bạn kiếm được 1 đô
    đầu tiên, và 1 người dùng đầu tiên.
  • 1:39 - 1:43
    Nếu các bạn làm đúng điều đó,
    mọi thứ khác sẽ tự chạy.
  • 1:43 - 1:45
    Đó là một kiểu niềm tin.
  • 1:45 - 1:50
    Và tôi trở thành đối tác
    của YC và cũng là cựu học viên.
  • 1:50 - 1:55
    Tôi đã học khóa mùa đông năm 2006, đó là
    khóa thứ 2. Và tôi làm một sản phẩm tên là Wufoo.
  • 1:55 - 2:01
    Wufoo là một nền tảng để làm biểu mẫu, giúp các bạn
    tạo các biểu mẫu liền lạc, khảo sát trực tuyến, và thanh toán.
  • 2:01 - 2:05
    Về cơ bản, nhìn sơ qua sẽ tưởng
    nó được thiết kế bởi Fisher Price.
  • 2:05 - 2:10
    Nhưng điều thú vị
    là vì nó rất dễ sử dụng,
  • 2:10 - 2:15
    nên chúng tôi có khách hàng trong mọi ngành nghề,
    thị trường, lĩnh vực mà các bạn có thể nghĩ tới,
  • 2:15 - 2:20
    bao gồm phần lớn
    những công ty trong Fortune 500.
  • 2:20 - 2:25
    Công ty chạy được 5 năm,
    rồi bán cho SurveyMonkey vào năm 2013.
  • 2:25 - 2:31
    Thời điểm đó, chúng tôi rất hào hứng với vụ thu mua.
    Chúng tôi là nhóm duy nhất chỉ có 10 người.
  • 2:31 - 2:35
    Và dù chúng tôi nhận quỹ ở Silicon Valley
    thông qua Y Combinator,
  • 2:35 - 2:37
    chúng tôi lại vận hành nó từ Florida.
  • 2:37 - 2:41
    Chúng tôi không có văn phòng,
    mọi người làm việc ở nhà.
  • 2:41 - 2:47
    Và chúng tôi đều rất xuất sắc.
    Mỗi chấm ở đây là một startup
  • 2:47 - 2:50
    đã kết thúc thông qua IPO
    hoặc được thu mua.
  • 2:50 - 2:54
    Và chúng tôi xuất sắc ở cạnh trái.
    Trục dưới là số vốn được nhận.
  • 2:54 - 2:57
    Và trục đứng là giá trị công ty
    tại thời điểm đó.
  • 2:57 - 3:02
    Tóm lại, trung bình một startup
    gọi vốn được khoảng 25 triệu đô.
  • 3:02 - 3:05
    Và giúp nhà đầu tư thu lợi 676%.
  • 3:05 - 3:09
    Wufoo đã gọi vốn được
    tổng cộng 118 triệu đô.
  • 3:09 - 3:14
    Và giúp nhà đầu tư thu lợi
    đến 29 ngàn phần trăm.
  • 3:14 - 3:16
    Vậy nên có rất nhiều người
    tò mò thích thú,
  • 3:16 - 3:20
    điều gì đã khiến Wufoo tạo khác biệt
    và làm sao chúng tôi điều hành nó
  • 3:20 - 3:22
    và phần lớn đều là:
    tập trung vào sản phẩm.
  • 3:22 - 3:25
    Chúng tôi không muốn làm
    một phần mềm mà...
  • 3:25 - 3:31
    mà chỉ để mọi người muốn dùng, giống như
    làm việc trong một căn phòng chật chội
  • 3:31 - 3:34
    vì đó là một dạng ứng dụng
    dựa trên dữ liệu.
  • 3:34 - 3:36
    Chúng tôi muốn làm một sản phẩm
    mà mọi người yêu quý,
  • 3:36 - 3:42
    mà mọi người muốn gắn kết, và chúng tôi
    thực sự rất cuồng tín trong cách tiếp cận này.
  • 3:42 - 3:46
    Ý tưởng này vào lúc đó
    có vẻ giống như kiểu là...
  • 3:46 - 3:50
    một kiểu gì đó khá khoa học.
  • 3:50 - 3:52
    Nên chúng tôi nói kiểu như: "Okay,
  • 3:52 - 3:58
    điều thú vị trong startup khi chúng ta muốn
    tạo ra những thứ mọi người yêu thích đó là
  • 3:58 - 4:04
    tình yêu và những cảm xúc vô điều kiện là
    những thứ rất khó triển khai trong đời thực.
  • 4:04 - 4:07
    Mà khi startup,
    chúng ta phải quy mô hóa được nó."
  • 4:07 - 4:10
    Vậy nên chúng tôi quyết định
    bắt đầu bằng cách hỏi:
  • 4:10 - 4:14
    "Vậy tình cảm trong đời thực là gì,
    và làm sao để áp dụng điều đó
  • 4:14 - 4:17
    vào cách vận hành doanh nghiệp
    và xây dựng sản phẩm?"
  • 4:17 - 4:20
    Và chúng tôi đã đưa ra
    2 ẩn dụ cơ bản này:
  • 4:20 - 4:26
    Tìm người dùng mới cũng giống như hẹn hò,
    và người dùng hiện tại chính là hôn nhân thành công.
  • 4:26 - 4:33
    Khi nói về hẹn hò, chúng tôi phát hiện
    có rất nhiều thứ liên quan đến ấn tượng ban đầu.
  • 4:33 - 4:38
    Tất cả các bạn đều thích kể về mối quan hệ
    từ khi câu chuyện bắt đầu,
  • 4:38 - 4:41
    nói về nụ hôn đầu tiên, làm sao
    quen nhau, cách các bạn tỏ tình,
  • 4:41 - 4:43
    đây là những thứ
    chúng ta cứ kể đi kể lại mãi.
  • 4:43 - 4:46
    Cơ bản thì đây là mô hình
    truyền miệng của mối quan hệ.
  • 4:46 - 4:50
    Và chúng tôi cũng làm y hệt
    như đối với các công ty.
  • 4:50 - 4:56
    Con người là những sinh vật sản xuất mối quan hệ.
    Chúng ta không thể ngăn được việc nhân cách hóa
  • 4:56 - 5:00
    những thứ mà chúng ta
    tương tác lặp đi lặp lại.
  • 5:00 - 5:04
    Có thể là chiếc xe các bạn lái, quần áo các bạn mặc,
    công cụ và phần mềm các bạn sử dụng,
  • 5:04 - 5:07
    chúng ta sẽ gắn những đặc tính
    cho nó. Một tính cách.
  • 5:07 - 5:11
    Và mong đợi nó sẽ hành xử một kiểu nhất định,
    và đó là cách chúng ta tương tác với nó.
  • 5:11 - 5:15
    Ấn tượng đầu tiên là rất quan trọng
    với bất kỳ mối quan hệ nào,
  • 5:15 - 5:17
    vì đó là thứ chúng ta
    sẽ kể đi kể lại, đúng chứ?
  • 5:17 - 5:22
    Và chúng ta luôn đặc biệt quan tâm
    tới lần gặp đầu tiên. Ví dụ như là
  • 5:22 - 5:28
    nếu các bạn hẹn hò lần đầu với ai đó,
    đang tối vui vẻ, các bạn bắt gặp họ ngoáy mũi,
  • 5:28 - 5:32
    có lẽ các bạn sẽ không hẹn hò
    với họ lần nào nữa, đúng chứ?
  • 5:32 - 5:35
    Nhưng nếu các bạn đã cưới
    một người được 20-30 năm,
  • 5:35 - 5:38
    và bắt gặp người đó
    ngồi trên ghế bành gãi mông.
  • 5:38 - 5:41
    Các bạn sẽ không lập tức gọi cho luật sư,
  • 5:41 - 5:45
    rồi nói: "Chúng ta cần nói chuyện.
    Tôi bắt đầu soạn đơn ly hôn đây."
  • 5:45 - 5:49
    Các bạn sẽ chỉ nhún vai và nói:
    "Ờm, ít nhất thì ổng không kiểu cách."
  • 5:49 - 5:53
    Vậy có điều gì đó về ấn tượng ban đầu
  • 5:53 - 5:58
    khiến mọi người nghĩ
    tiêu chuẩn về nó là rất thấp.
  • 5:58 - 6:03
    Trong phần mềm và hầu hết các sản phẩm
    trên mạng mà chúng ta dùng,
  • 6:03 - 6:08
    ấn tượng ban đầu đều rất trực quan.
    Đó là những thứ mà rất nhiều công ty quan tâm
  • 6:08 - 6:10
    khi họ yêu cầu nhân viên tiếp thị
    của họ nghiên cứu nó.
  • 6:10 - 6:14
    Có một điều ở những người
    giỏi xây dựng sản phẩm là
  • 6:14 - 6:19
    họ phát hiện rất nhiều khoảnh khắc đầu tiên khác,
    và khiến chúng trở nên đáng nhớ.
  • 6:19 - 6:24
    Email đầu tiên các bạn nhận được,
    điều gì xảy ra khi các bạn đăng nhập lần đầu?
  • 6:24 - 6:28
    Link, quảng cáo, lần đầu tương tác
    với hỗ trợ khách hàng.
  • 6:28 - 6:32
    Tất cả đều là những cơ hội để tán tỉnh.
  • 6:32 - 6:36
    Vậy cách chúng tôi tạo ra
    những khoảnh khắc đầu tiên đó
  • 6:36 - 6:39
    là chúng tôi thực sự nghiên cứu
    quan điểm này của Nhật.
  • 6:39 - 6:43
    Họ có 2 từ để mô tả
    những thứ đã được hoàn thiện
  • 6:43 - 6:46
    trên phương diện một sản phẩm chất lượng.
  • 6:46 - 6:50
    Và 2 từ chỉ chất lượng đó là
    atarimae hinshitsu và miryokuteki hinshitsu.
  • 6:50 - 6:54
    Từ đầu tiên nghĩa là
    phẩm chất mặc định phải có.
  • 6:54 - 6:58
    Và từ sau nghĩa là
    chất lượng mê hoặc, được chứ?
  • 6:58 - 7:03
    Ví dụ như một cây bút.
    Nó sẽ đạt mức miryokuteki nếu
  • 7:03 - 7:09
    trọng lượng của cây bút, cách mực chảy ra,
    cách nó được đánh giá bởi người đọc chữ viết tay từ đó
  • 7:09 - 7:15
    là hoàn toàn hài lòng, bởi cả người dùng cây bút
    và người trải nghiệm phụ phẩm từ nó.
  • 7:15 - 7:19
    Kiểu như đưa nó lên
    một tầm cao mới.
  • 7:19 - 7:23
    Hãy thử vài ví dụ.
    Đây là trang đăng nhập của Wufoo,
  • 7:23 - 7:26
    và có một con khủng long trên đó,
    tôi nghĩ là khá ngầu.
  • 7:26 - 7:29
    Nhưng nếu các bạn rê chuột lên đó,
  • 7:29 - 7:34
    nó sẽ không hiển thị ra chỉ dẫn
    để giải thích làm sao đăng nhập hay gì cả,
  • 7:34 - 7:36
    mà hiện ra: "RARR!"
  • 7:36 - 7:37
    Và...
  • 7:37 - 7:42
    Và chúng tôi phát hiện rằng những trải nghiệm
    ban đầu như thế sẽ khiến mọi người mỉm cười.
  • 7:42 - 7:45
    Không thể bàn cãi.
    Ở đâu cũng đúng.
  • 7:45 - 7:49
    Tôi nghĩ thông thường khi đánh giá
    một sản phẩm, chúng ta không bao giờ nghĩ kiểu:
  • 7:49 - 7:53
    "Này, một người sẽ biểu lộ cảm xúc thế nào
    khi tương tác với sản phẩm này?"
  • 7:53 - 7:57
    Đây là trang đăng nhập của Vimeo,
    thực ra đây là phiên bản cũ rồi.
  • 7:57 - 8:00
    Đây là bản mà tôi thấy là đẹp nhất, nhưng...
  • 8:00 - 8:06
    Nó cho các bạn biết rằng khi bắt đầu
    với Vimeo, mọi thứ sẽ trở nên rất khác.
  • 8:06 - 8:09
    Họ chăm chút mọi chi tiết.
    Ví dụ các bạn tìm từ "rắm",
  • 8:09 - 8:13
    thì khi cuộn trang lên xuống
    các bạn sẽ nghe tiếng đánh rắm.
  • 8:13 - 8:18
    Có điều gì đó khác biệt, mà khi tương tác,
    sẽ có một chút phép màu, một chút khác biệt.
  • 8:18 - 8:21
    Và đó là một điều các bạn muốn kể lại.
  • 8:21 - 8:23
    Không phải lúc nào cũng việc thiết kế.
  • 8:23 - 8:28
    Đây là trang đăng nhập của Cork,
    là mạng xã hội cho những người thích uống rượu.
  • 8:28 - 8:33
    Trên đó ghi là: Địa chỉ email -
    Cũng là tên đăng nhập và phải hợp pháp.
  • 8:33 - 8:37
    Tên - Mẹ bạn gọi bạn là gì;
    Họ - Đồng đội quân ngũ gọi bạn là gì;
  • 8:37 - 8:42
    Mật khẩu - Phải dễ nhớ nhưng thật khó đoán.
    Gõ lại mật khẩu - Gõ lại lần nữa, hãy xem...
  • 8:42 - 8:47
    xem như là kiểm tra. Giống như là
    một đoạn thơ khi điền thông tin, phải không?
  • 8:47 - 8:52
    Và đó là thứ khiến người ta thốt lên:
    "Ồ, mình thích người làm cái này.
  • 8:52 - 8:56
    Mình sẽ tận hưởng trải nghiệm này."
    Các bạn cũng sẽ nghĩ vậy khi điền vào đây, phải không?
  • 8:56 - 9:01
    Với Yahoo, tính cách
    của trang này sẽ là gì?
  • 9:01 - 9:08
    Điều khiến tôi thất vọng là Yahoo bắt mọi sản phẩm
    và dịch vụ đều đăng nhập theo cùng một mẫu.
  • 9:08 - 9:14
    Flickr, theo tôi là ví dụ kêu gọi
    hành động tuyệt nhất. Đó là: "Vào xem thôi!"
  • 9:14 - 9:16
    Đúng chứ?
  • 9:16 - 9:20
    Đây là trang đăng nhập của Heroku.
  • 9:20 - 9:24
    Đây là phiên bản cũ.
    Nhưng điều đáng chú ý chính là
  • 9:24 - 9:28
    các bạn có ngay một cảm xúc
    cho nó: "Ồ, kéo nó lên,
  • 9:28 - 9:36
    thế là nâng cấp máy chủ và dịch vụ đơn giản chỉ là
    kéo lên và xuống, khác nhau ở từng nấc và cấp độ."
  • 9:36 - 9:41
    Rất dễ sử dụng
    và rất dễ điều chỉnh.
  • 9:42 - 9:47
    Vì ở đây có rất đông dân khoa học
    máy tính, nên tôi nghĩ các bạn sẽ thích.
  • 9:47 - 9:51
    Đây là Chocolat. Đây là trình biên tập,
    và họ chỉ có một kêu gọi hành động.
  • 9:51 - 10:00
    Khi thời gian giới hạn đã hết, mọi thứ đều sẽ
    giữ nguyên, ngoại trừ họ sẽ đổi font chữ
  • 10:00 - 10:01
    thành "Comic Sans".
  • 10:01 - 10:04
    Và...
  • 10:04 - 10:10
    Thông điệp ở đây là họ biết rõ người dùng
    của họ là ai, khách hàng thực sự là ai.
  • 10:10 - 10:13
    Họ là những người quan tâm tới chuyện này.
  • 10:15 - 10:19
    Đây là Hurl, đây là
    trang kiểm tra truy xuất HTP,
  • 10:19 - 10:23
    và đôi khi những lỗi mà các bạn gặp
    chính là cơ hội để tạo ấn tượng ban đầu,
  • 10:23 - 10:27
    và đây là trang lỗi 404
    mà các bạn sẽ thấy.
  • 10:29 - 10:40
    Với phần trợ giúp, thông thường điều chúng ta làm
    là tạo ra những... vật liệu truyền thông tuyệt đẹp.
  • 10:40 - 10:46
    Nhưng khi thực sự làm tài liệu, chúng ta
    lại thường lướt qua tiêu chí thiết kế.
  • 10:46 - 10:50
    Và đây là một điều
    các bạn thấy tái diễn lặp đi lặp lại.
  • 10:50 - 10:54
    Một công ty làm đúng là MailChimp.
    Họ đã thiết kế lại toàn bộ phần hướng dẫn
  • 10:54 - 10:57
    để nó đẹp như bìa tạp chí. Và...
  • 10:57 - 11:00
    sau một đêm,
    số lượt xem tài liệu này tăng mạnh.
  • 11:00 - 11:06
    Và số lượng email yêu cầu hỗ trợ
    trong những việc này giảm xuống.
  • 11:06 - 11:10
    Nói về tài liệu: Stripe.
  • 11:10 - 11:14
    Điều thú vị về công ty API
    là nó không có UX.
  • 11:14 - 11:17
    UX thực ra chỉ là tài liệu.
  • 11:17 - 11:21
    Ngay cả trong tài liệu vẫn có cơ hội
    để khiến người khác ngạc nhiên và hứng thú.
  • 11:21 - 11:24
    Một điều tôi thích ở họ là
    những ví dụ rất tuyệt vời.
  • 11:24 - 11:29
    Nhưng nếu đăng nhập vào ứng dụng, một trong
    những điều khiến người dùng mệt mỏi nhất là
  • 11:29 - 11:34
    trong hầu hết các trường hợp liên quan tới API,
    các bạn phải sẽ tìm mã và chứng thực API.
  • 11:34 - 11:40
    Và điều Stripe đã làm là khi các bạn đăng nhập xong,
    họ tự động lấy chứng thực API của các bạn làm ví dụ,
  • 11:40 - 11:44
    nên các bạn chỉ cần cắt dán một lần
    khi muốn tìm hiểu về API.
  • 11:47 - 11:50
    Khi Wufoo muốn tung ra
    phiên bản API thứ ba, chúng tôi nhận ra rằng:
  • 11:50 - 11:54
    "Bản này đã đủ tốt để mọi người
    có thể xây dựng thêm trên đó được rồi."
  • 11:54 - 11:59
    Chúng tôi tìm cách đưa nó ra thế giới
    nhưng vẫn giữ được tính cách của chúng tôi trong đó.
  • 11:59 - 12:04
    Bởi vì nhiều người khác thường làm kiểu như
    tổ chức cuộc thi API rồi tặng iPad và iPhone.
  • 12:04 - 12:07
    Điều đó khiến các bạn giống họ. Thế là..
  • 12:07 - 12:13
    trong công ty chúng tôi có một giá trị khá kỳ lạ
    đó là các đồng sáng lập đều rất cuồng thời trung cổ.
  • 12:13 - 12:19
    Chúng tôi đưa mọi người đến Medieval Times
    mỗi năm vào dịp kỷ niệm thành lập công ty.
  • 12:19 - 12:24
    Thế nên chúng tôi muốn làm điều gì đó liên quan
    tới điều này, và chúng tôi đã liên lạc với armor.com,
  • 12:24 - 12:27
    và hỏi: "Anh có thể rèn
    một cây rìu chiến theo yêu cầu không?"
  • 12:27 - 12:31
    Chúng tôi tuyên bố ai chiến thắng
    trong cuộc thi lập trình sẽ giành được nó.
  • 12:31 - 12:36
    Và kết quả là mọi người
    đều muốn nói về chuyện này.
  • 12:36 - 12:42
    Đó là một thứ mà mọi người muốn tham gia
    vì họ muốn tuyên bố rằng: "Tôi lập trình vì một vũ khí."
  • 12:42 - 12:48
    Và... điều tuyệt vời là chúng tôi có
    25 ứng dụng được tạo ra cho chúng tôi
  • 12:48 - 12:55
    với chất lượng và số lượng mà chúng tôi không thể
    chi trả nổi với ngân sách và thời gian hạn hẹp như thế.
  • 12:55 - 12:59
    Chúng tôi có app cho iPhone và Android
    và cả plugin trên Wordpress.
  • 12:59 - 13:02
    Tất cả là nhờ chúng tôi
    đã thay đổi cách mọi người kể lại
  • 13:02 - 13:06
    câu chuyện ban đầu
    khi tương tác với dịch vụ của chúng tôi.
  • 13:06 - 13:09
    Chúng ta sẽ mất cả ngày
    để nói về những ví dụ này.
  • 13:09 - 13:13
    Nhưng tôi sẽ nói ngắn gọn rằng:
    Các bạn nên chú ý tiểu tiết một chút.
  • 13:13 - 13:16
    Có hàng đống ảnh chụp
    màn hình của phần mềm
  • 13:16 - 13:22
    là ví dụ tốt, cho thấy họ rất hiểu
    về người dùng và khách hàng.
  • 13:28 - 13:32
    Khi nói về mối quan hệ lâu dài, hay hôn nhân,
  • 13:32 - 13:37
    nghiên cứu duy nhất mà chúng ta
    phải đọc về điều này là của John Gottman.
  • 13:37 - 13:41
    Ông ấy được vinh danh trên This American Life,
    và trong sách của Malcolm Gladwell.
  • 13:41 - 13:45
    Ông ấy là nhà nghiên cứu hôn nhân ở Seattle.
    Và ông ấy có một chiêu rất thú vị.
  • 13:45 - 13:50
    Ông ấy có thể xem một băng video
    về một cặp đôi cãi vã trong khoảng 15 phút,
  • 13:50 - 13:56
    và dự đoán chính xác 85% rằng cặp đôi đó
    vẫn bên nhau, hay sẽ ly hôn trong vòng 4 năm.
  • 13:56 - 14:01
    Nếu tăng thời lượng video lên 1 giờ,
    và hỏi thêm họ về hy vọng và ước mơ,
  • 14:01 - 14:04
    tỷ lệ dự đoán chính xác tăng lên 94%.
  • 14:04 - 14:08
    Khi đưa những băng video đó cho các chuyên gia
    tư vấn hôn nhân, các cặp đôi hạnh phúc,
  • 14:08 - 14:11
    nhà tâm lý, nhà trị liệu,
    thiền sư, vân vân.
  • 14:11 - 14:16
    thì họ không thể dự đoán được là cặp đôi đó
    có bên nhau lâu dài hay không.
  • 14:16 - 14:20
    Vậy John Gottman đã thấu hiếu
    điều gì đó cốt lõi về
  • 14:20 - 14:22
    những mối quan hệ diễn ra
    như thế nào trong dài hạn.
  • 14:22 - 14:28
    Về cơ bản, cách chúng ta đấu tranh,
    dù chỉ trong thời gian ngắn, cũng thể hiện được
  • 14:28 - 14:30
    toàn bộ hệ thống
    và kết quả sẽ như thế nào.
  • 14:30 - 14:34
    Và một khám phá thú vị của ông ấy là
    không phải những cặp đôi hạnh phúc không cãi vã.
  • 14:34 - 14:36
    Tất cả mọi người đều mâu thuẫn.
  • 14:36 - 14:41
    Và đều vì những thứ giống nhau: tiền bạc,
    con cái, tình dục, thời gian, và những điều khác.
  • 14:41 - 14:45
    Những điều khác như là
    ghen, hay chuyện dâu rể.
  • 14:45 - 14:49
    Để áp dụng điều này,
    các bạn có thể gắn mỗi yếu tố ở đây
  • 14:49 - 14:55
    với những vấn đề trong hỗ trợ khách hàng
    khi xây dựng sản phẩm, đúng không?
  • 14:55 - 14:58
    Như là: "Chi phí quá cao";
  • 14:58 - 15:00
    "Tôi gặp vấn đề với thẻ tín dụng".
  • 15:00 - 15:05
    Nếu các bạn phát triển một dịch vụ giúp mọi người
    phục vụ khách hàng của họ, họ sẽ rất nhạy cảm với điều đó.
  • 15:05 - 15:11
    Hiệu quả: Các bạn lên được bao lâu,
    và nhanh cỡ nào.
  • 15:11 - 15:16
    Còn lại là ghen tỵ và chuyện dâu rể,
    giống như cạnh tranh và hợp tác.
  • 15:16 - 15:19
    Nếu có chuyện gì kỳ lạ xảy ra,
    mọi người sẽ báo các bạn biết.
  • 15:19 - 15:22
    Lý do tôi thích so sánh nó
    với hỗ trợ khách hàng đó là vì
  • 15:22 - 15:26
    trong từng bước
    của thang chuyển đổi hình phễu này,
  • 15:26 - 15:29
    dịch vụ khách hàng chính là
    thứ nằm ở giữa mỗi bước.
  • 15:29 - 15:32
    Đó là lý do mọi người
    không đi xuống sâu hơn.
  • 15:32 - 15:35
    Nó là thứ cản trở
    tỷ lệ chuyển đổi.
  • 15:35 - 15:40
    Và khi chúng tôi nghĩ về những điều này
    và xây dựng công ty,
  • 15:40 - 15:42
    chúng tôi nhận ra một vấn đề lớn
  • 15:42 - 15:46
    trong cách mọi người lập công ty
    hay xây dựng đội ngũ kỹ thuật.
  • 15:46 - 15:49
    Đó chính là sự đứt gãy vòng lặp phản hồi.
  • 15:49 - 15:52
    Mọi người "ly hôn"
    với hậu quả mà họ gây ra.
  • 15:52 - 15:56
    Đây là kết quả tự nhiên
    trong cách thành lập của hầu hết các công ty,
  • 15:56 - 15:58
    đặc biệt là đồng sáng lập
    chuyên kỹ thuật.
  • 15:58 - 16:03
    Trước khi triển khai là giai đoạn vui vẻ,
    hạnh phúc và hy vọng, đúng chứ?
  • 16:03 - 16:06
    Các bạn chẳng làm sai
    ở đâu cả, đúng chứ?
  • 16:06 - 16:11
    Dưới tay các bạn, cảm giác như Chúa trời.
    Mọi thứ các bạn viết, từng dòng code
  • 16:11 - 16:15
    đều hoàn hảo,
    và thiên tài đối với các bạn.
  • 16:15 - 16:18
    Nhưng sau khi triển khải
    thì thực tại bắt đầu nhảy vào,
  • 16:18 - 16:23
    và cả đống việc phát sinh
    mà chúng ta cần phải xử lý.
  • 16:23 - 16:28
    Điều mà các đồng sáng lập chuyên kỹ thuật
    cần làm là quay lại công việc ban đầu,
  • 16:28 - 16:34
    và điều chúng ta thường làm và thường thấy
    là các công ty bắt đầu chia nhỏ tất cả những việc
  • 16:34 - 16:38
    thật sự giúp một startup
    hay một công ty hiện thực hóa,
  • 16:38 - 16:40
    và để cho người khác thực hiện.
  • 16:40 - 16:46
    Với chúng tôi, đây là những việc nội bộ,
    nên phải để nhân viên trong công ty thực hiện.
  • 16:46 - 16:51
    Và với chúng tôi, chúng tôi muốn thay đổi
    cách phát triển phần mềm để có thể đưa vào đó
  • 16:51 - 16:58
    những giá trị mà chúng ta thường phớt lờ,
    như tính trách nhiệm, độ tin cậy, sự khiêm nhường, sự nhã nhặn,...
  • 16:58 - 17:06
    Và chúng tôi gọi nó, như mọi người thường làm,
    là đặt một tên gọi: Phát Triển Để Hỗ Trợ,
  • 17:06 - 17:10
    tương tự với kiểu TDD
    hoặc các phương pháp khác.
  • 17:10 - 17:14
    Đó là cách để tạo ra phần mềm
    chất lượng cao, nhưng cực kỳ đơn giản.
  • 17:14 - 17:17
    Các bạn không cần SCRUM,
    các bạn không cần cả đống ghi chú,
  • 17:17 - 17:21
    các bạn chỉ cần khiến
    tất cả mọi người đều hỗ trợ khách hàng.
  • 17:21 - 17:24
    Và cuối cùng các bạn
    sẽ sửa được vòng lặp phản hồi.
  • 17:24 - 17:26
    Người phát triển phần mềm
    cũng là người hỗ trợ
  • 17:26 - 17:30
    và kết quả là các bạn sẽ có
    rất nhiều lợi ích từ đó.
  • 17:30 - 17:32
    Vậy một trong những điều đó là
  • 17:32 - 17:37
    những lập trình viên và nhà thiết kế đã xây dựng
    sản phẩm là những người trợ giúp tốt nhất.
  • 17:37 - 17:42
    Chúng tôi không phải là người đầu tiên nghĩ ra điều này.
    Paul English đã ứng dụng rất thành công ở Kayak.
  • 17:42 - 17:47
    Và chuyện là ông ấy đã đặt một điện thoại
    hỗ trợ khách hàng màu đỏ ngay giữa phòng kỹ thuật.
  • 17:47 - 17:50
    Và họ trở thành nhân viên
    hỗ trợ khách hàng thường trực.
  • 17:50 - 17:56
    Và mọi người thường hỏi ông ấy:
    "Tại sao ông trả lương kỹ sư 120.000 đô hoặc hơn
  • 17:56 - 18:03
    để làm một việc mà ông có thể thuê người khác làm
    với giá thấp hơn nhiều, như tổng đài chẳng hạn?"
  • 18:03 - 18:08
    Ông trả lời: "Sau cuộc gọi thứ hai hoặc thứ ba
    mà các kỹ sư vẫn bị báo cùng một vấn đề,
  • 18:08 - 18:14
    họ sẽ ngừng việc đang làm, sửa lỗi đó,
    và không còn ai gọi vì việc đó nữa."
  • 18:14 - 18:19
    Đây là cách để làm QA một cách trang nhã.
  • 18:19 - 18:23
    Và John Gottman nói về lý do
    mà chúng ta
  • 18:23 - 18:27
    thường đổ vỡ với người khác
    là vì 4 lý do chính và những dấu hiệu cảnh báo.
  • 18:27 - 18:34
    Ông ấy gọi chúng là 4 kỵ binh:
    Chỉ trích; Khinh miệt; Phòng thủ; và Chặn họng.
  • 18:34 - 18:38
    Chỉ trích về cơ bản nghĩa là
    chỉ tập trung vào
  • 18:38 - 18:42
    không chỉ những vấn đề hiện tại,
    mà cả những vấn đề tổng quan nữa.
  • 18:42 - 18:50
    Kiểu: "Anh chẳng bao giờ chịu lắng nghe người dùng,
    nên anh không bao giờ quan tâm tới chúng tôi."
  • 18:50 - 18:55
    Khinh miệt là khi một người
    cố tình sỉ nhục người khác.
  • 18:55 - 19:02
    Phòng thủ là lảng tránh trách nhiệm,
    đổ lỗi, viện cớ cho hành động của họ.
  • 19:02 - 19:05
    Và chặn họng về cơ bản là
    chấm dứt đối thoại.
  • 19:05 - 19:10
    Chặn họng đối với John Gottman là
    điều tồi tệ nhất đối với một mối quan hệ.
  • 19:10 - 19:11
    Chờ chút!
  • 19:14 - 19:20
    Và thông thường, chúng ta không quan tâm lắm
    tới sự chỉ trích hay khinh miệt, đúng chứ?
  • 19:20 - 19:24
    Phòng thủ là điều các bạn luôn thấy
    trong mọi công ty, càng về sau càng nhiều.
  • 19:24 - 19:28
    Chặn họng là thứ
    tôi rất thường thấy ở các startup.
  • 19:28 - 19:32
    Các bạn nhận được rất nhiều phản hồi
    từ khách hàng, và các bạn nghĩ không cần phải trả lời.
  • 19:32 - 19:34
    "Tôi không cần hồi đáp." Đúng không?
  • 19:34 - 19:38
    Và hành động không phản hồi lại cho họ
    là điều tồi tệ nhất các bạn có thể làm.
  • 19:38 - 19:43
    Và có lẽ đây là nguyên nhân lớn nhất làm mất
    khách hàng trong giai đoạn đầu của startup.
  • 19:43 - 19:45
    Đây là cách hỗ trợ khách hàng ở Wufoo.
  • 19:45 - 19:49
    Khi được mua lại, chúng tôi đã có
    500.000 người dùng trên hệ thống,
  • 19:49 - 19:53
    5 triệu người khác dùng biểu mẫu Wufoo
    dù họ có để ý hay không,
  • 19:53 - 19:56
    và tất cả đều được hỗ trợ
    chỉ từ 10 người này,
  • 19:56 - 20:00
    và thông thường chỉ có một người trực
    mỗi ngày, tất cả các ca.
  • 20:00 - 20:04
    Kết quả là 400 vấn đề mỗi tuần,
    và khoảng 800 email.
  • 20:04 - 20:08
    Nhưng thời gian phản ứng từ 9h sáng
    tới 9h tối, trung bình là 7-12 phút.
  • 20:08 - 20:11
    Và từ 9h tối đến nửa đêm là
    khoảng 1 giờ.
  • 20:11 - 20:14
    Trong cuối tuần
    thì trong vòng 24 giờ.
  • 20:14 - 20:18
    Chúng tôi đảm đương
    tất cả tới quy mô này luôn.
  • 20:18 - 20:22
    Một điều mọi người thường quên,
    và khi nói về AirBnB
  • 20:22 - 20:26
    là chỉ nói về: "Ồ, họ đã làm những việc
    rất thú vị, họ đến New York,
  • 20:26 - 20:30
    và làm nhiếp ảnh chuyên nghiệp,
    đích thân nhà sáng lập ra đó chụp ảnh
  • 20:30 - 20:34
    cho những căn hộ và giúp họ đăng bài."
    Chỉ nói những chuyện về đơn hàng.
  • 20:34 - 20:38
    Điều mà hầu hết mọi người không nhận ra là
    khi tôi thấy Joe trong những ngày đầu ở AirBnB,
  • 20:38 - 20:45
    anh ta luôn đeo tai nghe mọi lúc mọi nơi,
    vì anh ấy hỗ trợ khách hàng không ngừng nghỉ.
  • 20:46 - 20:49
    Mất khách là chuyện chúng ta ít khi đề cập tới.
  • 20:49 - 20:52
    AirBnB tăng trưởng kiểu như thế này,
  • 20:52 - 20:55
    thực sự bắt đầu tăng
    khi họ tìm được cách thích ứng năng lực
  • 20:55 - 21:00
    với nhu cầu, hay số cuộc gọi
    được kết nối tới hệ thống hỗ trợ của họ.
  • 21:00 - 21:04
    Ở Wufoo, chúng tôi luôn liên tục
    thử nghiệm về hỗ trợ,
  • 21:04 - 21:07
    vì chúng tôi rất xem trọng việc này.
    Một thử nghiệm đó là...
  • 21:07 - 21:12
    chúng tôi có nghe Kathy nói về
    sự mất kết nối giữa những cảm xúc
  • 21:12 - 21:15
    khi chúng ta cần sự trợ giúp,
    và kiểu như...
  • 21:15 - 21:19
    Nội dung và phản ứng mà chúng ta nhận được
    từ mọi người khi được trợ giúp, đặc biệt là qua mạng.
  • 21:19 - 21:23
    Vì họ không thấy
    những dấu hiệu phi ngôn ngữ đó.
  • 21:23 - 21:25
    Nên cô ấy nói rằng trừ khi
    có nhận diện khuôn mặt trên web,
  • 21:25 - 21:28
    không thì chúng ta sẽ luôn mất
    kết nối với người dùng.
  • 21:28 - 21:33
    Chúng tôi không phải là chuyên gia về nhận dạng
    khuôn mặt, nhưng tôi nghĩ sẽ có cách khác để đồng cảm.
  • 21:33 - 21:39
    Nên, với phong cách biểu mẫu, chúng tôi thêm vào
    câu hỏi: "Trạng thái tâm lý của bạn thế nào?"
  • 21:39 - 21:42
    Và chúng tôi đoán là
    chẳng có ai lựa chọn cả.
  • 21:42 - 21:45
    Về cơ bản, chúng tôi nghĩ:
    "Okay, bạn biết đấy,
  • 21:45 - 21:50
    đây sẽ là thử nghiệm thất bại,
    nhưng thôi cứ thử xem thế nào."
  • 21:50 - 21:55
    Nhưng hóa ra, bảng "Trạng thái tâm lý"
    đã được chọn tới 75,8% số lần thử.
  • 21:55 - 22:00
    Mục "Trình duyệt", để tiện so sánh
    thì nó được chọn 78,1% số lần thử.
  • 22:00 - 22:07
    Vậy, về cơ bản mọi người đang nói
    với chúng tôi về vấn đề kỹ thuật này rằng
  • 22:07 - 22:09
    cảm giác của tôi đối với vấn đề này
  • 22:09 - 22:14
    cũng quan trọng như khía cạnh kỹ thuật
    mà anh phải xử lý vậy.
  • 22:14 - 22:18
    Chúng ta không xếp thứ tự ưu tiên
    công việc bằng cảm xúc, đúng chứ?
  • 22:18 - 22:21
    Phần lớn mọi người không dám thử.
  • 22:21 - 22:26
    Một trong những hệ quả của việc này là mọi người
    bắt đầu cư xử tốt hơn với chúng tôi khi cần hỗ trợ.
  • 22:26 - 22:30
    Đó là một thứ rất tiềm thức. Chúng tôi
    chỉ cảm thấy: "Quao! Người dùng tử tế hơn rồi.
  • 22:30 - 22:31
    Sao thế nhỉ?"
  • 22:31 - 22:37
    Chúng tôi quay lại xem xét dữ liệu
    và phân tích văn bản, và chúng tôi nhận ra rằng:
  • 22:37 - 22:43
    "Ồ, khi nói về giao tiếp với mọi người
    bằng chữ viết, ví dụ như email,
  • 22:43 - 22:49
    chỉ có 3 cách để bạn thể hiện cảm xúc mạnh:
    Dấu chấm than (!), từ ngữ tục tĩu, và IN HOA.
  • 22:49 - 22:53
    Và chắc chắn là cả 3 tiêu chí này
    đều đi xuyên suốt
  • 22:53 - 22:56
    trong cách chúng tôi tương tác
    với mọi người khi hỗ trợ khách hàng.
  • 22:56 - 23:01
    Khi mọi người đã chọn một trạng thái
    cảm xúc, họ sẽ trở nên lý trí hơn rất nhiều,
  • 23:01 - 23:05
    và kết quả là công việc
    của chúng tôi dễ chịu hơn rất nhiều.
  • 23:05 - 23:09
    Một hệ quả tuyệt vời khác là
  • 23:09 - 23:11
    các bạn sẽ phát triển
    một phần mềm tốt hơn rất nhiều.
  • 23:11 - 23:17
    Tốt hơn rất nhiều. Có hàng đống nghiên cứu
    chứng minh điều này. Jared Spool, một kỹ sư giao diện,
  • 23:17 - 23:23
    là một tay chơi lớn trong lĩnh vực này, nói rằng:
    "Có một mối liên hệ trực tiếp giữa lượng thời gian mà chúng ta
  • 23:23 - 23:27
    tương tác với người dùng
    và chất lượng của sản phẩm."
  • 23:27 - 23:31
    Ông ấy nói rằng
    phải dùng cách này, đó là tương tác trực tiếp.
  • 23:31 - 23:34
    Đó không phải là kiểu
    có người làm báo cáo với biểu đồ,
  • 23:34 - 23:37
    mà các bạn phải tương tác
    trực tiếp với họ trong thời gian thực.
  • 23:37 - 23:41
    Tối thiểu là trong vòng 6 tháng,
    và ít nhất là phải đủ 2 giờ.
  • 23:41 - 23:45
    Nếu không, phần mềm của các bạn
    sẽ tệ hơn theo thời gian.
  • 23:46 - 23:49
    Đội phát triển của chúng tôi
    trên Wufoo đều tham gia
  • 23:49 - 23:54
    tương tác với người dùng
    4-8 giờ mỗi tuần.
  • 23:54 - 23:58
    Và điều đó sẽ thay đổi
    cách các bạn xây dựng phần mềm.
  • 23:58 - 24:02
    Jared Spool có một cách khác
    khi nói về xây dựng sản phẩm.
  • 24:02 - 24:10
    Hãy tưởng tượng hình này thể hiện toàn bộ
    những kiến thức cần biết để dùng sản phẩm của các bạn.
  • 24:10 - 24:14
    Cạnh trái là không có,
    còn cạnh phải là tất cả kiến thức cần có.
  • 24:14 - 24:18
    Và hai vạch này là tương tác của các bạn
    với người dùng khi hỗ trợ khách hàng.
  • 24:18 - 24:20
    Đây là kiến thức hiện tại của họ
  • 24:20 - 24:25
    và đây là mục tiêu mà các bạn muốn họ đạt được
    để hiểu cách dùng ứng dụng của các bạn.
  • 24:25 - 24:28
    Khoảng cách giữa chúng
    được Jared Spool gọi là khoảng cách tri thức.
  • 24:28 - 24:34
    Và điều thú vị ở đây là chỉ có
    2 cách để thay đổi điều này.
  • 24:34 - 24:38
    Khoảng cách này thể hiện
    mức độ dễ dùng của ứng dụng.
  • 24:38 - 24:42
    Hoặc là các bạn phải tăng
    kiến thức cho người dùng,
  • 24:42 - 24:46
    hoặc là các bạn phải giảm khối lượng
    kiến thức cần có để dùng ứng dụng.
  • 24:46 - 24:52
    Thông thường khi kỹ sư và mọi người xây dựng
    sản phẩm, chúng ta đều muốn thêm tính năng.
  • 24:52 - 24:56
    Mà tính năng mới nghĩa là
    tăng thêm khoảng cách tri thức.
  • 24:58 - 25:02
    Và với chúng tôi, chúng tôi tập trung
    nhiều hơn vào những hướng khác.
  • 25:02 - 25:04
    Nghĩa là chúng tôi dành rất nhiều thời gian,
  • 25:04 - 25:09
    30% thời gian kỹ thuật để tạo ra các công cụ
    nội bộ dùng trong hỗ trợ khách hàng,
  • 25:09 - 25:13
    nhưng thường là giúp mọi người
    tự xử lý vấn đề,
  • 25:13 - 25:16
    như là câu hỏi thường gặp,
    mẹo sử dụng.
  • 25:16 - 25:18
    Hay kiểu như click vào
    mục trợ giúp
  • 25:18 - 25:21
    thay vì dẫn các bạn
    tới một trang tài liệu,
  • 25:21 - 25:28
    thì sẽ đưa các bạn đến trang hướng dẫn
    tương ứng với phần mà các bạn đang thao tác.
  • 25:28 - 25:32
    Chúng tôi đã thiết kế lại tài liệu
    rất nhiều lần, AB test liên tục.
  • 25:32 - 25:37
    Có một phiên bản đã giúp giảm
    yêu cầu hỗ trợ xuống 30% chỉ sau một đêm.
  • 25:37 - 25:40
    Một trong số đó
    kiểu như sau một đêm,
  • 25:40 - 25:45
    tất cả những người phát triển
    sản phẩm được nhẹ đi 30% gánh nặng.
  • 25:46 - 25:50
    Vậy điều gì sẽ xảy ra khi tất cả mọi người
    đều liên tục hỗ trợ khách hàng
  • 25:50 - 25:52
    và đều đặc biệt
    quan tâm tới điều đó?
  • 25:52 - 25:58
    Vâng, tôi đã nói rất nhiều ở phần đầu,
    tăng trưởng là tỷ lệ giữa được người và mất người.
  • 25:58 - 26:02
    Đây là đường tăng trưởng
    của Wufoo trong 5 năm đầu tiên.
  • 26:02 - 26:08
    Điều thú vị là chúng tôi không hề
    bỏ tiền ra quảng cáo hay tiếp thị.
  • 26:08 - 26:12
    Tất cả đều nhờ tăng trưởng
    truyền miệng. Được chứ?
  • 26:12 - 26:18
    Và tương quan giữa người dùng
    mới và giảm cấp là đây.
  • 26:18 - 26:22
    Nó rất nhỏ, và khoảng cách đó
    là cả một công trình.
  • 26:22 - 26:25
    Và điều mà mọi người thường quên là
  • 26:25 - 26:30
    hầu như chẳng có khác biệt nào giữa
    việc tăng 1% được người và giảm 1% mất người.
  • 26:30 - 26:34
    Nó tác động đến mức tăng trưởng
    y hệt nhau. Tuy nhiên,
  • 26:34 - 26:38
    cái thứ hai dễ làm hơn nhiều,
    và cũng rẻ hơn nhiều, trong ứng dụng,
  • 26:38 - 26:42
    nhưng chúng ta thường bỏ mặc
    điều này, bỏ mặc điều này rất rất lâu.
  • 26:42 - 26:46
    Và phải lập cả một đội B để lo
    những việc tương tự như vậy.
  • 26:46 - 26:50
    Đây không phải là biểu đồ mà chúng tôi liên tục
    theo dõi ở Wufoo, cũng không phải điều mà tôi tự hào.
  • 26:50 - 26:52
    Đây mới là điều mà tôi tự hào.
  • 26:52 - 26:58
    Mặc dù chúng tôi có một biểu đồ tăng trưởng tuyệt đẹp,
    nhưng đây mới là thứ giúp chúng tôi nhân rộng,
  • 26:58 - 27:01
    vẫn giữ được quy mô nhỏ,
    và một văn hóa tuyệt vời.
  • 27:01 - 27:06
    Và điều đó liên quan tới việc giúp mọi người
    tự làm được việc mà họ muốn.
  • 27:13 - 27:19
    John Gottman đã phát hiện có một kiểu hành vi khác
    trong các mối quan hệ, và tại sao họ lại ly dị.
  • 27:19 - 27:24
    Về cơ bản, sẽ có một phần nhỏ
    những người bên nhau được 10-15 năm,
  • 27:24 - 27:27
    và rồi đột nhiên, họ ly dị.
  • 27:27 - 27:32
    Và chẳng có một dấu hiệu nào
    cho thấy điều này sẽ xảy ra cả.
  • 27:32 - 27:35
    Ông ấy đã xem xét dữ liệu,
    và nhận ra:
  • 27:35 - 27:38
    "Ồ, không có đam mê,
    không có lửa giữa những người này."
  • 27:38 - 27:42
    Các mối quan hệ thường sẽ tuân theo
    định luật hai nhiệt động lực học:
  • 27:42 - 27:45
    Trong một hệ thống năng lượng
    khép kín, mọi thứ sẽ tự suy kiệt,
  • 27:45 - 27:48
    nên chúng ta phải liên tục bơm thêm
    năng lượng vào trong đó.
  • 27:48 - 27:54
    Và mọi người thường suy nghĩ theo kiểu cách
    để thể hiện sự quan tâm trong sản phẩm hay trong công ty
  • 27:54 - 27:57
    là làm những việc
    kiểu lập trang blog, đúng không?
  • 27:57 - 27:59
    Hoặc gửi newsletter?
  • 27:59 - 28:01
    Nhưng khi xem xét những tỷ lệ này,
  • 28:01 - 28:05
    thì cơ bản có rất ít người dùng tích cực, kiểu như là
  • 28:05 - 28:08
    hầu hết đều không biết những tính năng
    tuyệt vời mà chúng tôi làm cho họ.
  • 28:08 - 28:10
    Nên chúng tôi là một công cụ mới.
  • 28:10 - 28:13
    Và gọi nó là Hệ thống Báo hiệu Wufoo,
    và nó giúp chúng tôi đóng mác thời gian
  • 28:13 - 28:16
    cho mỗi tính năng mới
    mà chúng tôi làm cho người dùng.
  • 28:16 - 28:20
    Và cứ mỗi lần đăng nhập, họ sẽ thấy
    sự khác biệt giữa những lần đăng nhập,
  • 28:20 - 28:23
    so với lần trước và thấy tính năng mới
    mà chúng tôi đã làm.
  • 28:23 - 28:28
    Và có một tin nhắn: "Chào, khi bạn vắng mặt,
    chúng tôi đã làm những thứ tuyệt vời này cho bạn."
  • 28:28 - 28:32
    Khỏi bàn cãi, đây là tính năng được nhắc
    nhiều nhất khi tôi nói chuyện với người dùng.
  • 28:32 - 28:36
    Họ nói kiểu: "Này, tôi thích kiểu
    khi tôi vắng mặt,
  • 28:36 - 28:40
    dù mỗi tháng tôi vẫn chỉ trả nhiêu đó,
    nhưng họ vẫn phát triển thêm cho tôi,
  • 28:40 - 28:45
    gần như mỗi tuần luôn, thật tuyệt vời.
    Tôi cảm thấy đang nhận được giá trị tối đa."
  • 28:47 - 28:51
    Một việc khác chúng tôi đã làm để các nhân viên
    hỗ trợ khách hàng tốt hơn
  • 28:51 - 28:52
    là dạy họ nói cảm ơn.
  • 28:52 - 29:00
    Và đây là... phần lớn liên quan tới văn hóa
    khiêm nhường và nhã nhặn mà chúng tôi xây dựng.
  • 29:00 - 29:03
    Thứ sáu hàng tuần
    chúng tôi đều họp lại
  • 29:03 - 29:07
    và viết tay từng tấm thiệp cảm ơn
    cho người dùng của chúng tôi.
  • 29:07 - 29:12
    Và tôi biết có rất nhiều người
    không thích làm việc này.
  • 29:12 - 29:18
    Nhưng đây là một nghi thức đã tạo ra
    tất cả những khác biệt về mặt đội ngũ
  • 29:18 - 29:21
    rất gọn gàng, và rất gắn kết,
  • 29:21 - 29:26
    và cùng làm những việc họ thực sự
    quan tâm. Họ luôn biết rõ sứ mệnh là gì,
  • 29:26 - 29:30
    và tại sao phải làm những việc đang làm.
    Đây không phải tấm thiệp hoa mỹ.
  • 29:30 - 29:33
    Đó chỉ đơn giản là
    những tấm thiệp viết tay thôi.
  • 29:33 - 29:37
    Chúng tôi dán thêm
    hình con khủng long vào đằng trước.
  • 29:37 - 29:39
    Và...
  • 29:39 - 29:46
    điều thú vị là chúng tôi đã bắt đầu
    truyền thống này từ hệ quả của những ngày đầu ở Wufoo.
  • 29:46 - 29:49
    Chris, Ron, và tôi đang thảo luận xem
    chúng tôi nên làm gì
  • 29:49 - 29:53
    để cảm ơn người dùng
    vào dịp Giáng sinh. Và
  • 29:53 - 29:56
    Chris nảy ra ý tưởng và nói rằng:
  • 29:56 - 30:02
    "Nghe này, vài năm trước mẹ tớ
    bắt tớ viết thư cảm ơn cho họ hàng
  • 30:02 - 30:04
    vì đã tặng quà Giáng sinh.
  • 30:04 - 30:08
    Tớ không thích làm việc đó,
    nhưng quà của mấy năm sau đều rất tuyệt."
  • 30:08 - 30:14
    Nên tôi nghĩ chúng tôi có thể áp dụng
    vào kinh doanh xem nó sẽ thế nào.
  • 30:14 - 30:19
    Và năm đầu tiên chúng tôi đã viết tay
    thiệp Giáng sinh gửi cho tất cả người dùng.
  • 30:19 - 30:24
    Rồi đến năm thứ hai, chúng tôi có quá nhiều
    người dùng, mà vẫn chỉ có 3 người sáng lập.
  • 30:24 - 30:28
    Chúng tôi nhận ra: "Thôi tiêu rồi.
    Tớ chẳng biết nên làm gì."
  • 30:28 - 30:32
    Và chúng tôi đọc quyển sách tên là
    "Câu hỏi tối thượng", trong đó nói rằng:
  • 30:32 - 30:35
    "Này, hãy tập trung
    vào những khách chi nhiều nhất.
  • 30:35 - 30:38
    Chỉ cần chăm sóc họ thôi,
    mọi việc sẽ ổn cả."
  • 30:38 - 30:41
    Vậy thì được, cũng dễ hiểu,
    và có thể làm được.
  • 30:41 - 30:44
    Nên năm đó chúng tôi chỉ gửi
    cho những khách chi nhiều nhất.
  • 30:44 - 30:47
    Và tháng giêng
    đến sau năm thứ hai,
  • 30:47 - 30:52
    một trong những khách hàng
    trung thành nhất viết cho chúng tôi là:
  • 30:52 - 30:58
    "Chào mọi người, tôi rất thích
    tấm thiệp Giáng sinh năm đầu tiên,
  • 30:58 - 31:02
    và tôi muốn báo rằng tôi vẫn chưa nhận được
    tấm thiệp thứ hai, và tôi vẫn đang chờ.
  • 31:02 - 31:07
    Tôi biết các anh không quên tôi đâu.
    Cảm ơn rất nhiều."
  • 31:07 - 31:14
    Chúng tôi kiểu như: "Đậu!" Vì cách tốt nhất
    để xóa bỏ kỳ vọng là đừng gửi nó ngay từ đầu.
  • 31:14 - 31:16
    Thế là chúng tôi kẹt vào thế bí.
  • 31:16 - 31:21
    Và sau khi suy nghĩ,
    chúng tôi quyết định phải dừng việc đó,
  • 31:21 - 31:26
    kiểu mỗi năm một lần. Nó phải đi vào
    văn hóa và diễn ra mỗi tuần.
  • 31:26 - 31:29
    Và mặc dù không thể gửi kịp
    đến toàn bộ khách hàng,
  • 31:29 - 31:32
    chỉ riêng truyền thống làm việc này
    cũng sẽ tạo ra khác biệt.
  • 31:33 - 31:37
    Tôi đã nói đủ thứ
    về yêu đương các kiểu,
  • 31:37 - 31:42
    và những thứ cảm xúc nọ kia mà tôi nghĩ
    các kỹ sư không thích nói tới quá nhiều.
  • 31:42 - 31:48
    Nên tôi sẽ kết thúc với kiểu dữ liệu
    kinh doanh khô cứng và nghiên cứu.
  • 31:48 - 31:51
    Có một bài viết đăng trên
    Harvard Business Review vài năm trước,
  • 31:51 - 31:56
    bởi Michael Treacy và Fred Wiersema,
    và nói về kỷ luật của những người dẫn đầu thị trường.
  • 31:56 - 32:00
    Họ nói chỉ có 3 cách
    để thống lĩnh thị trường,
  • 32:00 - 32:06
    và tùy vào cách các bạn muốn vươn tới vị trí thống lĩnh đó,
    các bạn sẽ phải tổ chức công ty theo một cách riêng:
  • 32:06 - 32:09
    Giá tốt nhất; Sản phẩm tốt nhất;
    Giải pháp tổng thể tốt nhất.
  • 32:09 - 32:14
    Nếu muốn giá tốt nhất, hãy tập trung vào
    kho vận, như Wal-Mart, Amazon.
  • 32:14 - 32:17
    Nếu muốn sản phẩm tốt nhất,
    hãy tập trung vào R&D,
  • 32:17 - 32:19
    và Apple thường là
    ví dụ điển hình cho việc đó.
  • 32:19 - 32:22
    Giải pháp tổng thể tốt nhất,
    hãy thân thiết với khách hàng.
  • 32:22 - 32:27
    Đó là con đường của những nhãn hiệu
    xa xỉ và ngành dịch vụ khách hàng.
  • 32:27 - 32:32
    Điều tôi thích ở những cách
    thống lĩnh thị trường này là
  • 32:32 - 32:38
    cách thứ ba là cách mà mọi người
    đều có thể áp dụng ở mọi giai đoạn của công ty.
  • 32:38 - 32:41
    Không cần có tiền
    để bắt đầu thực hiện. Thường chỉ cần...
  • 32:41 - 32:45
    chỉ cần một chút khiêm nhường
    và biết cách ứng xử.
  • 32:45 - 32:52
    Và kết quả là các bạn có thể đạt được thành công
    như những người khác trong thị trường này.
  • 32:52 - 32:54
    Tôi nói hết rồi.
  • 32:54 - 32:55
    Cảm ơn các bạn rất nhiều.
  • 33:02 - 33:05
    Vâng, hãy đặt câu hỏi nếu các bạn
    thắc mắc? Ở ngay phía sau kia!
  • 33:05 - 33:07
    >> Xây dựng sản phẩm
    mà người dùng thích,
  • 33:07 - 33:10
    nhưng có rất nhiều kiểu người dùng,
  • 33:10 - 33:14
    vậy làm sao
    để tất cả người dùng đều thích?
  • 33:14 - 33:18
    Vì có thể một tính năng người này
    thích nhưng người khác không.
  • 33:18 - 33:22
    >> Vậy ta phải làm gì khi có rất nhiều
    kiểu người dùng khác nhau?
  • 33:22 - 33:25
    Người này thích thứ này,
    người kia sẽ thích thứ khác.
  • 33:25 - 33:28
    Và tôi đồng ý, và có một câu nói
    thú vị về điều đó. Điều mà tôi
  • 33:28 - 33:32
    luôn bảo mọi người là tập trung vào
    những người nhiệt tình nhất, đặc biệt là giai đoạn đầu.
  • 33:32 - 33:37
    Bất kể là ngách nào, đó vẫn là
    những người tôi tập trung vào.
  • 33:37 - 33:39
    Đó là điều nhiều dự án đã làm.
  • 33:39 - 33:43
    Tôi nghĩ Ben Silverman của Pinterest
    đã bắt đầu từ những nhà thiết kế, đúng chứ?
  • 33:43 - 33:49
    Tối ưu sản phẩm cho họ và cuối cùng bạn sẽ phát hiện ra
    những giá trị hấp dẫn mà từ nó có thêm nhiều người khác.
  • 33:49 - 33:51
    Nên hãy làm từng việc một thôi. Và...
  • 33:51 - 33:55
    rất nhiều ví dụ bạn thấy trên đây,
    rất nhiều người phạm sai lầm kiểu:
  • 33:55 - 33:57
    "Ồ, tôi sẽ khiến ứng dụng thật vui vẻ."
  • 33:57 - 34:02
    Nhưng hài hước là một thứ rất khó.
    Nếu bạn muốn làm một điều dí dỏm
  • 34:02 - 34:06
    thì bạn phải làm đúng
    về mặt chức năng nền tảng.
  • 34:06 - 34:10
    Cũng như chất lượng Nhật Bản,
    nếu bạn chưa làm được atarimae,
  • 34:10 - 34:13
    đừng cố vẽ rắn thêm chân,
    nó sẽ phản tác dụng đấy.
  • 34:13 - 34:21
    Khỏi bàn cãi, mục tiêu tối thượng của chúng tôi là
    làm nó càng dễ dùng càng tốt rồi sau đó mới trau chuốt.
  • 34:21 - 34:23
    Xin mời!
  • 34:23 - 34:28
    >> Mọi người đều nói phải tập trung vào sản phẩm.
  • 34:28 - 34:32
    Em cũng giỏi việc đó.
    Em thích làm nó tốt nhất có thể.
  • 34:32 - 34:38
    Sẽ có những lúc chúng ta tập trung cho sản phẩm,
    nhưng không phải lúc nào cũng thế, đúng chứ?
  • 34:38 - 34:42
    Vậy chúng ta nên tập trung
    cho sản phẩm đến mức nào?
  • 34:42 - 34:46
    Bởi vì chúng ta cũng cần làm marketing,
    và cần người đi gặp khách hàng và
  • 34:46 - 34:50
    nói chuyện với khách hàng,
    nhưng khi quá tập trung và sản phẩm...
  • 34:50 - 34:53
    như tìm người dùng trực tuyến?
  • 34:53 - 34:59
    Vậy làm sao các anh có thể chỉ tập trung vào
    sản phẩm để tạo ra sản phẩm tốt nhất?
  • 34:59 - 35:00
    >> Rồi.
  • 35:00 - 35:05
    Câu hỏi đại khái là
  • 35:05 - 35:10
    làm sao cân bằng giữa việc chúng tôi
    muốn dồn sức cho sản phẩm
  • 35:10 - 35:13
    và tất cả những việc khác
    cần thiết cho công ty
  • 35:13 - 35:16
    như marketing,
    thương hiệu và đủ thứ khác.
  • 35:16 - 35:19
    Làm sao cân bằng tất cả?
    Và vấn đề là...
  • 35:19 - 35:22
    sẽ luôn có cả đống thứ
    treo lơ lửng trước mặt bạn.
  • 35:22 - 35:28
    Nhưng nếu tập trung vào sản phẩm,
    bạn sẽ luôn có lợi thế khi nói chuyện với khách hàng.
  • 35:28 - 35:32
    Và ở Wufoo, cách chúng tôi khiến mọi người nói chuyện
    với người dùng là bắt họ hỗ trợ khách hàng.
  • 35:32 - 35:36
    Và họ sẽ ngay lập tức biết được
    tính năng đó có tốt hay không,
  • 35:36 - 35:39
    đồng thời tác động đến tất cả mọi người
    trong công ty, vì ai cũng phải hỗ trợ khách hàng.
  • 35:39 - 35:43
    Nên bạn sẽ có lợi thế về mặt xã hội
    để khiến mọi thứ hoạt động.
  • 35:43 - 35:47
    Và như đã nói, không nên chia giai đoạn
    khi nào thì cần tập trung vào sản phẩm.
  • 35:47 - 35:52
    Bạn nên liên tục tập trung vào sản phẩm
    và những gì người dùng phản hồi
  • 35:52 - 35:54
    và luôn luôn duy trì vòng lặp phản hồi đó.
  • 35:54 - 35:57
    Hãy cẩn thận nếu bạn chưa làm điều đó.
  • 35:57 - 35:59
    Thường thì cuối cùng,
    nếu bạn may mắn,
  • 35:59 - 36:01
    về mặt tiếp thị và bán hàng,
  • 36:01 - 36:05
    tôi cảm thấy bạn sẽ phải tốn tiền
    cho quảng cáo, tiếp thị và đủ thứ.
  • 36:05 - 36:09
    Đó là cái giá phải trả vì sản phẩm
    của bạn chưa đủ ấn tượng, đúng chứ?
  • 36:09 - 36:14
    Truyền miệng là cách tăng trưởng dễ nhất,
    và rất nhiều công ty tăng trưởng kiểu này.
  • 36:14 - 36:19
    Vậy cách làm sao để có một câu chuyện
    mà mọi người muốn kể về sản phẩm của bạn,
  • 36:19 - 36:22
    khi có những người thú vị nhất
    ngồi ở bàn ăn tối.
  • 36:22 - 36:24
    Và người đó sẽ bán hàng thay bạn.
  • 36:24 - 36:27
    Đó là đội bán hàng của bạn.
  • 36:27 - 36:28
    Xin mời.
  • 36:28 - 36:36
    >> Anh tìm được người dùng phù hợp nhất,
    hay nhu cầu thị trường đúng với giải pháp của anh?
  • 36:36 - 36:40
    Làm sao nói chuyện với đội thiết kế
    và kỹ thuật để đảm bảo điều đó,
  • 36:40 - 36:45
    vì đôi khi thành viên trong nhóm
    sẽ có nhiều ý tưởng, nhưng rốt cuộc,
  • 36:45 - 36:48
    làm sao để quyết định nên chọn cái nào?
  • 36:48 - 36:51
    >> Vậy, làm sao ra quyết định về sản phẩm
  • 36:51 - 36:57
    và giao tiếp với đội kỹ thuật
    khi có nhiều hướng đi khác nhau?
  • 36:57 - 37:01
    Cảm giác của tôi là...
  • 37:01 - 37:03
    Với chúng tôi,
    chỉ việc xem việc hỗ trợ,
  • 37:03 - 37:08
    thì sẽ rất dễ, vì bạn sẽ thấy ngay
    mọi người gặp vấn đề gì nhiều nhất.
  • 37:08 - 37:13
    Hay kiểu như bạn không thể từ chối
    làm tính năng mà mọi người yêu cầu,
  • 37:13 - 37:16
    bất kể đó là đoạn mở đầu,
    hay bất kỳ cái gì trong sản phẩm.
  • 37:16 - 37:18
    Mọi người sẽ đổ cả
    đống yêu cầu cho bạn.
  • 37:18 - 37:20
    Bạn sẽ rất dễ biết được cái gì là cái gì.
  • 37:20 - 37:25
    Việc của bạn và các kỹ sư là
    đừng làm những gì họ bảo, bởi vì như thế
  • 37:25 - 37:30
    bạn sẽ trở thành nô lệ, mà bạn phải tìm hiểu
    sâu hơn xem cái lý do tại sao
  • 37:30 - 37:33
    nằm bên dưới những yêu cầu đó
    là gì và xử lý nguyên nhân đó.
  • 37:33 - 37:36
    Vấn đề là mọi người
    muốn cách giải quyết khác
  • 37:36 - 37:40
    để tiếp tục sử dụng,
    và cuối cùng bạn sẽ phát hiện ra một điều khác.
  • 37:40 - 37:43
    Nhưng hãy làm từng phiên bản
    nhỏ nhất của những ý tưởng đó thôi.
  • 37:43 - 37:46
    Không dành quá 1-2 tuần
    để phát triển nó.
  • 37:46 - 37:49
    Rồi thử nghiệm xem
    nó có hiệu quả hay không.
  • 37:49 - 37:55
    Tôi nghĩ sẽ rất nguy hiểm nếu có nhiều hướng
    làm sản phẩm mà cần quá nhiều thời gian để quyết định.
  • 37:55 - 37:56
    Sam!
  • 37:56 - 38:00
    >> Liên quan tới những gì cậu kể
    về câu chuyện làm vua mỗi ngày...
  • 38:00 - 38:06
    >> Vâng. Rồi. Tôi không thích hackathon.
  • 38:06 - 38:10
    Tôi nghĩ nó là thứ vớ vẩn
    nếu áp dụng trong công ty.
  • 38:10 - 38:16
    Vì bạn tốn đến 48 giờ để xử lý một vấn đề
    rất khó mà bạn rất muốn giải quyết
  • 38:16 - 38:22
    nhưng 99% chẳng bao giờ đi vào
    sản phẩm cuối cùng. Điều đó thật đáng buồn.
  • 38:22 - 38:26
    Nên với chúng tôi, chúng tôi biến nó
    thành ý tưởng gọi là: Làm vua một ngày.
  • 38:26 - 38:28
    Và nó thực sự hiệu quả vào cuối tuần.
  • 38:28 - 38:34
    Cách làm là một người sẽ được chọn
    ngẫu nhiên, và họ phải làm vua,
  • 38:34 - 38:36
    và vua phải ra lệnh mỗi người
    phải làm gì với sản phẩm.
  • 38:36 - 38:40
    Nên tất cả những thứ
    khiến họ thấy chán ở Wufoo,
  • 38:40 - 38:42
    ở phần hỗ trợ khách hàng,
    hoặc tính năng mà họ muốn làm,
  • 38:42 - 38:46
    thì họ đã có nguồn lực
    về kỹ thuật, thị trường, và quảng cáo
  • 38:46 - 38:48
    của tất cả mọi người
    trong công ty để hiện thực hóa nó.
  • 38:48 - 38:53
    Và tất nhiên, chúng tôi phải làm việc với họ
    để xem cần phải thực sự làm gì trong 48 giờ.
  • 38:53 - 38:57
    Nhưng chúng tôi sẽ làm việc này
    1-2 lần mỗi năm.
  • 38:57 - 39:00
    Nó đã rất thành công, mọi người
    lên tinh thần rất nhiều, vì ai cũng thích.
  • 39:00 - 39:06
    Kiểu như đó là điều mà mọi người có thể nói:
    "Tôi là người tạo thay đổi cho ứng dụng."
  • 39:06 - 39:11
    Thế nên, với chúng tôi, đó là một cách
    để dành thời gian cho định hướng sản phẩm.
  • 39:11 - 39:16
    Vì đôi khi những người làm cho bạn
    sẽ có ý kiến mạnh hơn về định hướng sản phaarm.
  • 39:16 - 39:20
    và đó là cách rất tốt để dân chủ hóa
    bằng cách thay đổi vai trò một chút.
  • 39:20 - 39:21
    Vâng.
  • 39:21 - 39:25
    >> Anh nói mọi người đều làm ở nhà.
    Thường thì đó là ác mộng.
  • 39:25 - 39:28
    Vậy thì làm sao anh khiến nó hiệu quả?
  • 39:28 - 39:30
    >> Vâng, chúng tôi đều làm ở nhà.
    Và phải nói rằng
  • 39:30 - 39:32
    chúng tôi đều ở Vịnh Tampa.
  • 39:32 - 39:34
    Chúng tôi cho phép mọi người
    làm ở bất kỳ đâu, nhưng thông thường
  • 39:34 - 39:38
    khi tuyển dụng, họ gặp
    nhóm chúng tôi, và quyết định:
  • 39:38 - 39:42
    "Okay, dù sao thì
    tôi cũng muốn dọn tới đây."
  • 39:42 - 39:46
    Làm việc từ xa
    thật sự rất khó khăn.
  • 39:46 - 39:50
    Rất nhiều người lãng mạn hóa nó,
    đặc biệt là nhân viên.
  • 39:50 - 39:56
    Nhưng vấn đề là văn phòng
    sẽ có nhiều lợi ích, và năng suất cao
  • 39:56 - 39:59
    mà bạn phải cố gắng bù đắp
    khi làm việc từ xa.
  • 39:59 - 40:02
    Nhưng làm việc từ xa
    cũng có mặt hiệu quả của nó, ví dụ,
  • 40:02 - 40:08
    tôi không cần lo lắng chuyện nhân viên
    phải mất 2 giờ để đi và về chẳng hạn.
  • 40:08 - 40:12
    Vậy điều quan trọng nhất khi làm việc từ xa
    là tôn trọng thời gian của mọi người.
  • 40:12 - 40:14
    Và cách chúng tôi thiết lập là
  • 40:14 - 40:16
    chúng tôi có 4 ngày rưỡi
    mỗi tuần làm việc ở Wufoo.
  • 40:16 - 40:21
    Nửa ngày thứ 6 sẽ chỉ dành để họp
    và tương tự. Không giao dịch với đối tác,
  • 40:21 - 40:23
    không họp hay nói chuyện
    với các nhóm bên ngoài.
  • 40:23 - 40:26
    Họ phải tập trung vào thứ 6,
    trong nửa ngày đó.
  • 40:26 - 40:27
    Không thể làm ở giữa tuần được.
  • 40:27 - 40:31
    Và có một ngày mọi người
    phải tập trung hỗ trợ khách hàng.
  • 40:31 - 40:34
    Nên mọi người trong công ty
    thực ra chỉ có 3 ngày mỗi tuần
  • 40:34 - 40:37
    để thực sự phát triển
    hoặc giải quyết công việc.
  • 40:37 - 40:41
    Nhưng tôi tin chắc rằng
    nếu bạn có 3 ngày hiệu quả, 8-10 giờ,
  • 40:41 - 40:45
    nếu bạn tập trung vào những gì cần làm,
    bạn sẽ làm được rất nhiều thứ.
  • 40:45 - 40:47
    Nên chúng tôi muốn nói rằng
  • 40:47 - 40:51
    bạn phải tôn trọng thời gian
    của tất cả mọi người trong 3 ngày đó.
  • 40:51 - 40:54
    Và chúng tôi nghĩ ra
    nguyên tắc 15 phút, và đại khái đó là
  • 40:54 - 40:58
    bạn có thể thảo luận, chat,
    hoặc điện thoại với người khác
  • 40:58 - 41:03
    nhưng không được quá 15 phút,
    nên nếu bạn gặp vấn đề phức tạp không thể giải quyết,
  • 41:03 - 41:08
    chúng tôi yêu cầu sau 15 phút
    bạn phải gác lại vấn đề đó. Được chứ?
  • 41:08 - 41:15
    Để thảo luận vào thứ 6, và bạn phải làm tới
    việc tiếp theo, để tăng hiệu suất công việc.
  • 41:15 - 41:18
    Thông thường thì,
    chắc phải 90% các trường hợp,
  • 41:18 - 41:22
    vấn đề không cần đợi tới thứ 6,
    vì mọi người sẽ nghĩ về nó,
  • 41:22 - 41:29
    và một cách thần kỳ họ sẽ nói "Tôi tìm được
    giải pháp rồi" hoặc "Đó chẳng phải vấn đề lớn lắm".
  • 41:29 - 41:34
    Vì hầu hết các vấn đề trong công ty không cần phải
    giải quyết trong thời gian thực, hoặc ngay lập tức.
  • 41:34 - 41:39
    Chỉ có những thứ như trang web bị sập,
    thanh toán không hoạt động. Đúng chứ?
  • 41:39 - 41:45
    Mọi thứ khác đều khá là xa xỉ, nên hãy tập trung vào
    trọng tâm càng nhiều càng tốt.
  • 41:45 - 41:51
    Kết quả là đội 10 người của tôi hiệu quả hơn
    rất nhiều so với nhiều công ty khác.
  • 41:51 - 41:55
    Nhưng cần nỗ lực nhiều hơn
    khi chọn làm việc từ xa.
  • 41:55 - 42:00
    Chúng tôi đều là những người
    rất kỷ luật. Và phải nói rằng
  • 42:00 - 42:04
    không nhiều công ty ở YC có thể
    bắt chước những gì chúng tôi đang làm.
  • 42:04 - 42:10
    Tôi nghĩ chỉ có 2 công ty khác ở YC
    có kiểu làm việc tương tự với chúng tôi.
  • 42:10 - 42:12
    Vì phải nỗ lực hơn bình thường
    rất nhiều, phải không?
  • 42:12 - 42:18
    Văn phòng sẽ cho phép bạn lười hơn một chút,
    khi nói về những thứ liên quan đến hiệu suất.
  • 42:18 - 42:20
    Được rồi.
  • 42:20 - 42:22
    Đằng này.
  • 42:22 - 42:26
    >> Cũng theo câu hỏi trước,
    với tư cách lãnh đạo,
  • 42:26 - 42:30
    làm sao anh truyền đạt văn hóa công ty
  • 42:30 - 42:36
    và tính trách nhiệm cho nhân viên,
    đặc biệt là làm việc từ xa?
  • 42:36 - 42:41
    >> Làm sao chúng tôi xây dựng tính trách nhiệm
    cho nhân viên với tư cách quản lý?
  • 42:41 - 42:47
    Vâng, ở Wufoo, chúng tôi có lời trong 9 tháng
    sau khi ra mắt, nên có chia lợi nhuận, được chứ?
  • 42:47 - 42:50
    Vậy nên cũng khá đơn giản và rõ ràng,
  • 42:50 - 42:54
    nó sẽ tăng nhiều lần
    so với những gì chúng tôi đã có,
  • 42:54 - 42:58
    và hiệu quả sẽ được đo
    dựa trên việc hỗ trợ khách hàng của họ,
  • 42:58 - 43:03
    trên nhiệm vụ của họ,
    và những gì họ nói họ sẽ làm được.
  • 43:03 - 43:07
    Tôi không thích quy trình, và không thích
    đống công cụ để giúp tăng hiệu suất.
  • 43:07 - 43:12
    Nên thứ duy nhất mà chúng tôi dùng
    để mọi người quản lý dự án là danh sách công việc.
  • 43:12 - 43:15
    Và đó chỉ là một file văn bản
    được chia sẻ trên Dropbox.
  • 43:15 - 43:20
    Mỗi người có tên trong đó, và bạn sẽ thấy
    khi họ cập nhật danh sách công việc của họ.
  • 43:20 - 43:23
    Và mỗi tối mọi người phải cập nhật
    mọi việc đã làm trong ngày.
  • 43:23 - 43:25
    Rồi đến thứ 6,
    chúng tôi sẽ xem lướt lại.
  • 43:25 - 43:27
    "Đây điều tuần trước cậu nói cậu sẽ làm.
  • 43:27 - 43:30
    Đây là điều cậu thực sự đã làm,
    hoặc các vấn đề phát sinh."
  • 43:30 - 43:31
    Siêu đơn giản phải không?
  • 43:31 - 43:35
    Nó tạo ra một hình mẫu
    trong việc xử lý công việc.
  • 43:35 - 43:38
    Và tôi không phải lo nghĩ
    về việc quản lý họ.
  • 43:38 - 43:41
    Họ sẽ tự đặt tiêu chí
    để đánh giá công việc của chính họ.
  • 43:41 - 43:45
    Và nó rất đơn giản. Và với những ai
    xuất sắc trong việc họ làm,
  • 43:45 - 43:48
    cách này rất rất hiệu quả.
  • 43:48 - 43:51
    Và khi có vấn đề,
    bạn sẽ rất dễ sa thải người đó.
  • 43:51 - 43:54
    May là tôi chưa phải
    sa thải ai ở Wufoo cả.
  • 43:54 - 43:58
    Nhưng chúng tôi phải chỉnh sửa hành vi
    của mỗi người rất rất nhanh,
  • 43:58 - 44:00
    vì khi nhìn vào đó:
    "Xem này, đây là kiểu hành vi của anh.
  • 44:00 - 44:02
    Anh chỉ hoàn thành
    một phần nhỏ công việc.
  • 44:02 - 44:06
    Phần lớn anh đều làm xong
    vào phút chót ngay trước thứ sáu.
  • 44:06 - 44:10
    Đó là vấn đề. Anh phải quản lý thời gian
    tốt hơn và đây là bằng chứng của việc đó."
  • 44:10 - 44:15
    Chúng tôi phải phản hồi điều đó với họ,
    và vì mọi người trong công ty đều thấy
  • 44:15 - 44:19
    nên áp lực xã hội
    sẽ giúp họ làm điều đó tốt hơn.
  • 44:19 - 44:21
    Ở đây.
  • 44:21 - 44:23
    >> Làm sao tuyển được những người
  • 44:23 - 44:28
    có thể làm việc trong kiểu môi trường giống như vậy?
  • 44:28 - 44:32
    >> Làm sao để tuyển người có thể làm việc từ xa
  • 44:32 - 44:35
    và làm việc trong môi trường như vậy?
  • 44:35 - 44:38
    Rất đơn giản, hãy làm
    một dự án nhỏ với họ trước.
  • 44:38 - 44:41
    Bạn thuê họ,
    và họ phải làm việc từ xa.
  • 44:41 - 44:45
    Ví dụ một dự án
    mà họ phải làm mất một tháng.
  • 44:45 - 44:47
    Tôi có thể làm nhanh hơn trong một tuần,
  • 44:47 - 44:51
    và hiểu được hiệu quả
    làm việc và tự quản lý của họ,
  • 44:51 - 44:54
    trong một dự án như thế.
    Đó là bước đầu tiên.
  • 44:54 - 44:57
    Chúng tôi không thuê người
    chỉ bằng cách phỏng vấn.
  • 44:57 - 45:01
    Một việc khác mà chúng tôi làm là
    quan sát họ hỗ trợ khách hàng.
  • 45:01 - 45:08
    Vì không có nhiều kỹ sư có kỹ năng
    đồng cảm để chịu được áp lực đó.
  • 45:08 - 45:13
    Nên đôi khi tôi sẽ yêu cầu
    họ viết thư chia tay cho tôi.
  • 45:13 - 45:17
    Trong buổi phỏng vấn,
    tôi bảo giả vờ như sắp chia tay,
  • 45:17 - 45:21
    và bạn có 15 phút
    để viết thư tay, bạn sẽ viết gì?
  • 45:21 - 45:24
    Và bạn sẽ biết kỹ năng viết
    của họ cỡ nào, bởi vì
  • 45:24 - 45:27
    90% việc hỗ trợ khách hàng
    là thông báo tin xấu,
  • 45:27 - 45:32
    kiểu như "Chúng tôi không hỗ trợ tính năng này;
    cái này không hoạt động; hoặc nó sẽ không ra mắt"...
  • 45:32 - 45:34
    Nên mọi người phải đối mặt với việc đó.
  • 45:34 - 45:36
    >> Một câu nữa nhé?
  • 45:36 - 45:39
    >> Một câu nữa.
    Ngay đây. Đeo kính.
  • 45:39 - 45:42
    >> Chúng ta có sẵn rất nhiều mánh khóe
    và thủ thuật hữu ích cho công ty,
  • 45:42 - 45:45
    có cái nào không dùng được không?
  • 45:45 - 45:50
    >> Trong số những mánh khóe và thủ thuật
    cho công ty, có cái nào không dùng được không?
  • 45:50 - 45:54
    Vâng, tôi sẽ nói về một thứ.
    Một việc mà hồi đầu chúng tôi làm
  • 45:54 - 45:58
    để thúc đẩy tinh thần
    của chúng tôi là cố gắng...
  • 45:58 - 46:03
    chúng tôi hiểu chế độ làm việc dồn dập,
    và nó rất có hại cho mọi người.
  • 46:03 - 46:06
    Ví dụ ở phần đăng ký thành viên,
    bạn muốn mọi người ở lại lâu dài
  • 46:06 - 46:09
    và thông thường trò chơi điện tử rất dồn dập,
  • 46:09 - 46:13
    như bạn có thời hạn
    và cứ tăng lên mỗi 2 tuần,
  • 46:13 - 46:15
    và bạn phải bắt kịp thời hạn,
    thật sự rất mệt mỏi.
  • 46:15 - 46:19
    Thế nên, dù khi đó
    bạn có thể tăng hiệu suất lên
  • 46:19 - 46:24
    nhưng thời gian hồi phục cho mọi người
    còn nhiều hơn hiệu suất đã tăng thêm.
  • 46:24 - 46:27
    Và ở một công ty mà mọi người
    đều hỗ trợ khách hàng
  • 46:27 - 46:30
    và liên tục ra tính năng mới,
    bạn không có thời gian hồi phục.
  • 46:30 - 46:35
    Chúng tôi nghĩ: Okay,
    chúng ta muốn đưa kỳ nghỉ công ty
  • 46:35 - 46:38
    thành một phần của Wufoo
    để thưởng cho người dùng hàng năm.
  • 46:38 - 46:43
    Vậy nếu dịp nghỉ này dùng để hồi phục,
    thì có thể chạy một đợt nước rút
  • 46:43 - 46:48
    trước khi kỳ nghỉ diễn ra. Và chúng tôi
    chỉ hỗ trợ khách hàng với một nhóm người như vậy.
  • 46:48 - 46:55
    Và, cách chúng tôi...
    chế độ làm việc dồn dập đầu tiên là
  • 46:55 - 47:01
    chỉ có 3 người sáng lập,
    và mỗi người rút thăm chọn 10 việc cần làm,
  • 47:01 - 47:06
    mà khá là căng thẳng,
    và người đầu tiên làm xong 7 việc sẽ thắng.
  • 47:06 - 47:09
    Và người cuối cùng hoàn thành 7 việc
  • 47:09 - 47:11
    sẽ trở thành...
    chúng tôi gọi là culi.
  • 47:11 - 47:17
    Và culi nghĩa là bạn phải xách hành lý,
    bưng đồ uống trong kỳ nghỉ của công ty.
  • 47:17 - 47:21
    Chúng tôi đã làm vậy.
    Và trong thời gian đó,
  • 47:21 - 47:24
    mọi người đều rất hào hứng
    và lên tinh thần,
  • 47:24 - 47:28
    và người thắng sẽ được chọn
    nơi đi nghỉ cho năm tiếp theo.
  • 47:28 - 47:33
    Rồi đột nhiên Ryan đã ước đoán
    sai lầm khối lượng công việc,
  • 47:33 - 47:36
    và nhanh chóng nhận ra:
    "Mình thua cái chắc rồi."
  • 47:36 - 47:39
    Và cậu ấy kiểu:
    "Tớ bỏ cuộc."
  • 47:39 - 47:43
    Và cậu ấy dừng luôn. Nên chế độ dồn dập
    trở thành chế độ trơ với cậu ấy
  • 47:43 - 47:46
    vì cậu ấy biết mình sẽ thua
    và mất hết tinh thần.
  • 47:46 - 47:51
    Nên kết quả là chúng tôi quyết định
    sẽ không lặp lại kiểu đó nữa.
  • 47:51 - 47:55
    Nên, đó là ý tưởng khá hay khi nói,
    nhưng chúng tôi sẽ không làm.
  • 47:55 - 48:00
    Rồi. Cảm ơn rất nhiều. Các bạn có thể email
    cho tôi tại: kenvin@ycombinator.com.
Title:
Lecture 7 - How to Build Products Users Love (Kevin Hale)
Description:

more » « less
Video Language:
English
Team:
PACE
Duration:
48:02

Vietnamese subtitles

Revisions