< Return to Video

Nếu xe biết nói chuyện, ta có thể tránh được tai nạn

  • 0:00 - 0:02
    Hãy đối mặt với sự thật là:
  • 0:02 - 0:05
    Việc lái xe vô cùng nguy hiểm.
  • 0:05 - 0:08
    Dù ta không muốn nghĩ tới đi nữa,
  • 0:08 - 0:11
    những biểu tượng tôn giáo hay các lá bùa may
  • 0:11 - 0:16
    treo trong buồng lái khắp nơi trên thế giới
  • 0:16 - 0:20
    cũng đủ cho ta biết lái xe nguy hiểm cỡ nào.
  • 0:20 - 0:24
    Tai nạn xe cộ là nguyên nhân gây tử vong số một
  • 0:24 - 0:28
    ở độ tuổi 16 tới 19 trên nước Mỹ.
  • 0:28 - 0:31
    nguyên nhân số một --
  • 0:31 - 0:35
    và 75 phần trăm số tai nạn này không liên quan gì tới
  • 0:35 - 0:37
    ma tuý hay rượu cồn.
  • 0:37 - 0:39
    Vậy là sao?
  • 0:39 - 0:43
    Không ai nói chắc được, nhưng tôi còn nhớ tai nạn đầu tiên của mình.
  • 0:43 - 0:47
    Hồi tôi còn là tay lái non trên đại lộ,
  • 0:47 - 0:50
    tôi thấy chiếc xe đằng trước đã bật đèn phanh.
  • 0:50 - 0:51
    Tôi mới "Rồi, ông này đang hạ tốc độ,
  • 0:51 - 0:53
    mình cũng hạ theo luôn."
  • 0:53 - 0:55
    Tôi đạp phanh.
  • 0:55 - 0:57
    Nhưng mà tay này đâu có đi chậm lại.
  • 0:57 - 1:00
    Ổng đứng sựng lại trên đường đại lộ, dừng giữa đường luôn.
  • 1:00 - 1:03
    Từ 65 nhảy xuống 0?
  • 1:03 - 1:04
    Tôi đạp phịch cái phanh.
  • 1:04 - 1:07
    Tôi thấy phanh chống khoá hoạt động, mà xe thì vẫn chạy
  • 1:07 - 1:10
    không có dấu hiệu dừng, tôi cũng biết vậy
  • 1:10 - 1:13
    và bong bóng xổ ra, xe đi tong,
  • 1:13 - 1:16
    nhưng may thay, không ai bị gì.
  • 1:16 - 1:20
    Tôi không hề biết chiếc xe phía trước đang dừng lại,
  • 1:20 - 1:24
    tôi nghĩ ta có thể làm tốt hơn vậy.
  • 1:24 - 1:28
    Tôi nghĩ ta có thể biến đổi hoạt động lái xe lên một tầm mới
  • 1:28 - 1:32
    khi ta để cho xe nói chuyện với nhau.
  • 1:32 - 1:34
    Nếu bạn nghĩ một chút
  • 1:34 - 1:36
    về cách ta lái xe trong hiện tại.
  • 1:36 - 1:41
    Bước vô xe. Đóng cửa lại. Ta ở trong lòng một bong bóng.
  • 1:41 - 1:43
    Không có khái niệm gì về thế giới bên ngoài.
  • 1:43 - 1:46
    Ta ở trong một cơ thể được kéo dài ra.
  • 1:46 - 1:48
    Ta phải định vị xe đi
  • 1:48 - 1:50
    qua phần đường khuất không thấy hết
  • 1:50 - 1:54
    đi giữa dòng dài những khối thép khổng lồ, ở tốc độ siêu nhân.
  • 1:54 - 1:59
    OK? Và ta chỉ có hai đôi mắt dẫn đường cho đi.
  • 1:59 - 2:00
    Vậy thôi, chỉ có nhiêu đó,
  • 2:00 - 2:02
    mắt - không thiết kế cho việc này,
  • 2:02 - 2:06
    đã vậy ta còn phải làm những thứ như,
  • 2:06 - 2:08
    ví dụ nếu muốn chuyển làn đường,
  • 2:08 - 2:10
    ta phải làm gì nhỉ?
  • 2:10 - 2:13
    Phải rời mắt ra khỏi con đường. Đúng vậy.
  • 2:13 - 2:15
    Rời mắt đi khỏi con đường trước mặt, quẹo,
  • 2:15 - 2:17
    kiểm tra điểm mù,
  • 2:17 - 2:21
    rồi lái xuống đường mà không cần nhìn.
  • 2:21 - 2:24
    Không phải mình bạn mà ai cũng vậy. Lái như vậy mới an toàn.
  • 2:24 - 2:26
    Vì sao vậy? Vì ta bắt buộc phải làm vậy,
  • 2:26 - 2:28
    ta phải quyết định nên nhìn chỗ này hay chỗ nọ?
  • 2:28 - 2:30
    Cái gì quan trọng hơn?
  • 2:30 - 2:33
    Thường thì ta làm tốt ghê lắm
  • 2:33 - 2:36
    chọn lựa những thứ ta phải lưu tâm trên đường.
  • 2:36 - 2:40
    Nhưng thi thoảng ta để lỡ cái gì đó.
  • 2:40 - 2:45
    Thi thoảng ta linh cảm có gì không ổn, hay là quá trễ rồi.
  • 2:45 - 2:47
    Trong vô vàn tai nạn, tài xế sẽ nói,
  • 2:47 - 2:49
    "Tôi không ngờ."
  • 2:49 - 2:52
    Tôi tin, rất tin.
  • 2:52 - 2:55
    Ta chỉ đủ sức quan sát chừng đó thôi.
  • 2:55 - 3:00
    Nhưng công nghệ hiện tại có thể hỗ trợ ta cải thiện tình hình.
  • 3:00 - 3:05
    Trong tương lai, xe hơi sẽ tự trao đổi dữ liệu
  • 3:05 - 3:08
    ta không những thấy được ba chiếc xe phía trước
  • 3:08 - 3:10
    hay ba xe đằng sau, bên phải bên trái,
  • 3:10 - 3:13
    cùng một lúc, với tầm nhìn của chim,
  • 3:13 - 3:16
    ta có thể nhìn thấu mấy chiếc xe đó,
  • 3:16 - 3:19
    Ta thấy luôn vận tốc của xe đi trước,
  • 3:19 - 3:22
    để coi người ta đi nhanh chậm cỡ nào hay có dừng lại không.
  • 3:22 - 3:26
    Nếu họ chuẩn bị về 0, tôi biết liền.
  • 3:26 - 3:30
    Rồi với ước tính và thuật toán và những mô hình phỏng đoán,
  • 3:30 - 3:34
    ta có thể thấy trước tương lai.
  • 3:34 - 3:35
    Các bạn có thể nghĩ đó là chuyện không tưởng.
  • 3:35 - 3:38
    Làm sao mà thấy trước tương lai? Khó hơn lên trời.
  • 3:38 - 3:42
    Không khó đâu. Với xe hơi thì việc này là khả dĩ.
  • 3:42 - 3:44
    Xe hơi là vật có ba chiều
  • 3:44 - 3:47
    có vị trí và vận tốc cố định.
  • 3:47 - 3:48
    Chúng đi trên đường.
  • 3:48 - 3:51
    Thường là những đường đã được thảo trước.
  • 3:51 - 3:55
    Đưa ra những dự đoán hợp lý thì cũng không quá khó đâu
  • 3:55 - 3:57
    đoán xe sẽ đi tới đâu.
  • 3:57 - 3:59
    Ngay cả khi bạn ở trong xe
  • 3:59 - 4:01
    rồi mấy tay xe mô tô lò mò tới -
  • 4:01 - 4:04
    85 dặm một giờ, xé đường --
  • 4:04 - 4:06
    Tôi biết các bạn gặp mấy vụ này rồi --
  • 4:06 - 4:09
    tay kia không phải từ trên trời rơi xuống
  • 4:09 - 4:13
    Tay đó đã ở trên đường cả nửa tiếng.
  • 4:13 - 4:14
    (Cười)
  • 4:14 - 4:17
    Đúng không? Ý tôi là người ta thấy anh ta rồi.
  • 4:17 - 4:20
    10, 20, 30 dặm, sẽ có người thấy anh ta,
  • 4:20 - 4:22
    và ngay lúc có xe nào đó thấy ảnh
  • 4:22 - 4:25
    và đưa xe ảnh lên bản đồ, trên bản đồ --
  • 4:25 - 4:27
    vị trí, vận tốc,
  • 4:27 - 4:29
    ước tính đang chạy 85 dặm một giờ.
  • 4:29 - 4:31
    Bạn biết những điều đó vì xe của bạn sẽ biết, do
  • 4:31 - 4:34
    mấy xe khác to nhỏ vô tai nó,
  • 4:34 - 4:36
    kiểu như, "Nhân tiện, 5 phút nữa,
  • 4:36 - 4:38
    xe mô tô, coi chừng đó."
  • 4:38 - 4:41
    Bạn sẽ đưa ra những dự đoán hợp lý về cách xe cộ cư xử.
  • 4:41 - 4:42
    Ý tôi là, xe cộ là những vật mang tính Newton.
  • 4:42 - 4:45
    Nên rất dễ thương.
  • 4:45 - 4:48
    Vậy làm sao mà ta tới được đây?
  • 4:48 - 4:51
    Ta có thể bắt đầu đơn giản là
  • 4:51 - 4:53
    chia sẻ dữ liệu giữa các xe,
  • 4:53 - 4:55
    chỉ chia sẻ GPS.
  • 4:55 - 4:58
    Nếu tôi có GPS và camera trong xe,
  • 4:58 - 5:00
    tôi sẽ biết chính xác vị trí của mình
  • 5:00 - 5:02
    và cả tốc độ hiện tại nữa.
  • 5:02 - 5:03
    Nhờ tầm nhìn của máy tính, tôi có thể ước đoán vị trí của
  • 5:03 - 5:07
    những xe xung quanh và biết chúng chuẩn bị đi đâu.
  • 5:07 - 5:08
    Mấy xe khác cũng vậy.
  • 5:08 - 5:10
    Họ cũng biết chính xác vị trí của họ,
  • 5:10 - 5:12
    và biết sơ sơ ví trí của xe khác.
  • 5:12 - 5:15
    Sẽ như thế nào nếu hai xe chia sẻ dữ liệu
  • 5:15 - 5:17
    nếu chúng trò chuyện với nhau?
  • 5:17 - 5:20
    Tôi sẽ giải thích đây.
  • 5:20 - 5:22
    Cả hai mẫu xe được cải tiến.
  • 5:22 - 5:24
    Ai cũng có lợi.
  • 5:24 - 5:27
    Giáo sư Bob Wang và nhóm của mình
  • 5:27 - 5:30
    đã làm giả nghiệm trên máy tính về
  • 5:30 - 5:33
    khi những ước tính mơ hồ kết hợp lại, ngay cả khi ít xe,
  • 5:33 - 5:36
    khi xe chỉ chia sẻ dữ liệu GPS,
  • 5:36 - 5:38
    và chúng tôi đưa nghiên cứu này ra khỏi máy tính
  • 5:38 - 5:41
    vào trong những xe robot có cảm ứng
  • 5:41 - 5:44
    như trên xe, nhưng bây giờ gắn vào robot:
  • 5:44 - 5:46
    camera ba chiều, GPS,
  • 5:46 - 5:48
    và những máy dò tia laser
  • 5:48 - 5:50
    phổ biến trên các hệ thống hỗ trợ.
  • 5:50 - 5:55
    Chúng tôi cũng gắn vào robot những radio tầm ngắn
  • 5:55 - 5:57
    để robot nói chuyện với nhau.
  • 5:57 - 5:58
    Khi những robot này thấy nhau,
  • 5:58 - 6:01
    chúng lần ra được vị trí của nhau rất chính xác,
  • 6:01 - 6:04
    và có thể tránh nhau.
  • 6:04 - 6:07
    Rồi chúng ta cũng thêm nhiều robot vào,
  • 6:07 - 6:09
    và gặp một số vấn đề.
  • 6:09 - 6:11
    Một trong số đó là khi có mấy xe nhiều chuyện
  • 6:11 - 6:15
    rất khó để xử lý các dữ kiện, nên bạn cần ưu tiên
  • 6:15 - 6:17
    và lúc đó sẽ có các mẫu dự đoán cho bạn.
  • 6:17 - 6:21
    Nếu các robot đều chú mục vào những quỹ đạo theo dự đoán,
  • 6:21 - 6:23
    ta không cần tập trung vào những dữ liệu đó.
  • 6:23 - 6:25
    Chỉ việc ưu tiên một xe
  • 6:25 - 6:26
    có vẻ như đang đi chệch hướng.
  • 6:26 - 6:29
    Xe đó có thể gây rắc rối.
  • 6:29 - 6:32
    Và bạn có thể dự đoán quỹ đạo mới.
  • 6:32 - 6:34
    Không những biết được xe kia đi chệch, mà còn biết đi chệch ra làm sao.
  • 6:34 - 6:38
    Và biết phải bảo xe nào đi ra khỏi đường.
  • 6:38 - 6:41
    Và chúng tôi muốn - làm sao để cảnh giác mọi người?
  • 6:41 - 6:44
    Làm sao để mấy xe này nói nhỏ. "Anh làm ơn đi tránh đường với?"
  • 6:44 - 6:46
    Còn tuỳ thuộc hai điều:
  • 6:46 - 6:48
    1, khả năng của xe,
  • 6:48 - 6:51
    2, khả năng của tài xế.
  • 6:51 - 6:52
    Nếu một người có môt chiếc xe xịn,
  • 6:52 - 6:55
    mà lại đang cà kê điện thoại, kiểu như, làm gì đó,
  • 6:55 - 6:57
    thì họ khó lòng
  • 6:57 - 7:00
    phản ứng tốt trong tính huống nguy cấp.
  • 7:00 - 7:02
    Chúng tôi làm một nghiên cứu khác
  • 7:02 - 7:04
    trên các mẫu hình tài xế,
  • 7:04 - 7:07
    Lần này, dùng một loạt camera,
  • 7:07 - 7:09
    chúng tôi có thể phát hiện nếu tài xế đang nhìn thẳng,
  • 7:09 - 7:12
    không nhìn, nhìn xuống, đang nói chuyện điện thoại,
  • 7:12 - 7:15
    hay đang uống cà phê.
  • 7:15 - 7:17
    Ta có thể dự đoán tai nạn
  • 7:17 - 7:21
    dự đoán ai, xe nào,
  • 7:21 - 7:24
    đang ở vị trí thuận tiện nhất để dạt ra
  • 7:24 - 7:27
    để mà tính toán được tuyến đường an toàn nhất cho mọi người.
  • 7:27 - 7:32
    Căn bản thì những công nghệ này đang hiện hữu.
  • 7:32 - 7:35
    Tôi nghĩ vấn đề lớn nhất của ta bây giờ
  • 7:35 - 7:38
    là liệu ta có sẵn lòng chia sẻ dữ liệu không.
  • 7:38 - 7:40
    Tôi nghĩ đây là một khái niệm tế nhị,
  • 7:40 - 7:43
    khi xe cộ có thể theo dõi ta,
  • 7:43 - 7:46
    buôn chuyện với xe khác về chúng ta,
  • 7:46 - 7:50
    rồi ta sẽ đi trên con đường rặt những chuyện phiếm.
  • 7:50 - 7:53
    Nhưng tôi tin ta sẽ có cách bảo vệ sự riêng tư cho mình,
  • 7:53 - 7:57
    như bây giờ, khi tôi nhìn xe bạn từ bên ngoài,
  • 7:57 - 8:00
    tôi cũng không biết mấy lắm về bạn.
  • 8:00 - 8:01
    Khi tôi nhìn biển số xe bạn,
  • 8:01 - 8:03
    tôi không biết bạn là ai.
  • 8:03 - 8:07
    Tôi tin rằng xe cộ sẽ bàn tán về chủ chúng sau lưng chúng ta.
  • 8:07 - 8:10
    (Cười)
  • 8:10 - 8:13
    Và tôi nghĩ như vậy thì thật hay.
  • 8:13 - 8:15
    Hãy nghĩ một chút
  • 8:15 - 8:19
    nếu bạn không muốn một cậu nhỏ lơ đãng chạy sau
  • 8:19 - 8:21
    biết rằng bạn đang phanh,
  • 8:21 - 8:24
    rằng bạn sắp tới đường cùng.
  • 8:24 - 8:26
    Chỉ thông qua việc chia sẻ dữ liệu,
  • 8:26 - 8:29
    ta có thể làm được điều tốt nhất cho mọi người.
  • 8:29 - 8:32
    Cho nên hãy cứ để mặc xe cộ buôn chuyện.
  • 8:32 - 8:35
    Chúng sẽ làm cho đường xá an toàn lên nhiều.
  • 8:35 - 8:37
    Cám ơn.
  • 8:37 - 8:42
    (Vỗ tay)
Title:
Nếu xe biết nói chuyện, ta có thể tránh được tai nạn
Speaker:
Jennifer Healey
Description:

Khi lái xe, ta bị khoá trong một bong bóng, đạp ga, mà chỉ dựa độc vào mắt mình để quan sát trước sau. Nhưng một khi xe cộ có thể trao đổi dữ liệu về ví trí, tốc độ hay các mẫu hình dự đoán để tính toán tuyến đường an toàn nhất cho mọi người thì sao? Jennifer Healey và những tưởng tượng về một thế giới không tai nạn giao thông. (Quay phim tại TED@Intel)

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
09:00

Vietnamese subtitles

Revisions

  • Revision 6 Edited (legacy editor)
    Dimitra Papageorgiou