< Return to Video

Sự khác nhau giữa định luật khoa học và lý thuyết khoa học là gì? - Matt Anticole

  • 0:08 - 0:11
    Trò chuyện với 1 người bạn
    về 1 học thuyết khoa học được thiết lập
  • 0:11 - 0:16
    và cô ấy có thể đáp lại,
    "À, đó chỉ là học thuyết thôi".
  • 0:16 - 0:19
    Nhưng 1 cuộc đối thoại
    về 1 định luật khoa học được thiết lập
  • 0:19 - 0:23
    lại hiếm khi kết thúc bởi,
    "À, đó chỉ là định luật thôi".
  • 0:23 - 0:24
    Tại sao lại như vậy?
  • 0:24 - 0:27
    Sự khác nhau giữa
    học thuyết và định luật là gì,
  • 0:27 - 0:30
    và cái nào tốt hơn?
  • 0:30 - 0:33
    Định luật khoa học và học thuyết khoa học
    mang những nhiệm vụ khác nhau.
  • 0:33 - 0:37
    Định luật khoa học dự đoán kết quả
    những điều kiện ban đầu nào đó.
  • 0:37 - 0:41
    Nó có thể dự đoán màu tóc có thể có
    của đứa con chưa chào đời của bạn,
  • 0:41 - 0:46
    hoặc quả bóng chày đi bao xa
    khi được ném với 1 góc độ nào đó.
  • 0:46 - 0:50
    Ngược lại, 1 học thuyết sẽ cố gắng
    mang đến sự giải thích lô-gich nhất
  • 0:50 - 0:54
    về việc tại sao các sự việc
    lại xảy ra như vậy.
  • 0:54 - 0:57
    Học thuyết có thể dẫn chứng
    gen trội và lặn
  • 0:57 - 1:02
    để giải thích tại sao bố mẹ có tóc nâu
    lại sinh con có tóc đỏ,
  • 1:02 - 1:07
    hoặc sử dụng trọng lực để làm sáng tỏ
    quỹ đạo parabol của một quả bóng chày.
  • 1:07 - 1:08
    Nói 1 cách đơn giản nhất,
  • 1:08 - 1:13
    định luật dự đoán cái gì xảy ra
    trong khi học thuyết đưa ra lý do tại sao.
  • 1:13 - 1:16
    Học thuyết sẽ không bao giờ phát triển
    thành định luật,
  • 1:16 - 1:20
    mặc dù sự phát triển của 1 bên
    thường tạo ra sự phát triển bên còn lại.
  • 1:20 - 1:26
    Ở thế kỉ 17, Johannes Kepler đưa ra
    giả thuyết về sự hòa âm của vũ trụ
  • 1:26 - 1:29
    để giải thích bản chất
    của các quỹ đạo hành tinh.
  • 1:29 - 1:33
    Ông đã phát triển 3 định luật sáng giá
    về sự chuyển động hành tinh
  • 1:33 - 1:37
    trong lúc ông đã nghiên cứu
    hàng thập kỉ dữ liệu thiên văn chính xác
  • 1:37 - 1:41
    trong nỗ lực tìm kiếm sự xác minh
    cho giả thuyết của mình.
  • 1:41 - 1:43
    Khi mà ngày nay 3 định luật của ông
    vẫn còn có ích,
  • 1:43 - 1:49
    trọng lực đã thay thế giả thuyết hòa âm
    của ông để giải thích
    cho sự chuyển động của các hành tinh.
  • 1:49 - 1:51
    Làm sao mà Kepler lại làm sai?
  • 1:51 - 1:55
    Chúng ta đã không được trao
    sổ tay hướng dẫn về vũ trụ.
  • 1:55 - 2:00
    Thay vào đó, ta liên tục đề xuất,
    thử thách, sửa đổi, thậm chí thay thế
  • 2:00 - 2:04
    những ý tưởng khoa học của chúng ta
    như một tác phẩm chưa hoàn chỉnh.
  • 2:04 - 2:05
    Định luật luôn chống lại sự thay đổi
  • 2:05 - 2:09
    bởi vì nó sẽ không được chấp nhận
    nếu nó không phù hợp với dữ liệu,
  • 2:09 - 2:15
    mặc dù thỉnh thoảng ta sửa đổi các luật
    khi gặp thông tin mới bất ngờ.
  • 2:15 - 2:19
    Tuy nhiên, sự chấp nhận 1 giả thuyết
    thường rất khó khăn
  • 2:19 - 2:23
    Nhiều giả thuyết có thể cạnh tranh
    để mang đến sự giải thích tốt nhất
  • 2:23 - 2:25
    cho sự khám phá khoa học mới.
  • 2:25 - 2:26
    Nhờ vào nghiên cứu sâu hơn,
  • 2:26 - 2:31
    các nhà khoa học có xu hướng thiên về
    giả thuyết là cái có thể giải thích
    hầu hết dữ liệu,
  • 2:31 - 2:35
    mặc dù nó có thể có khoảng cách
    trong sự hiểu biết của chúng ta.
  • 2:35 - 2:38
    Các nhà khoa học cũng thích
    khi 1 giả thuyết mới dự đoán thành công
  • 2:38 - 2:41
    hiện tượng không ai thấy trước đó,
  • 2:41 - 2:45
    như khi giả thuyết của Dmitri Mendeleev
    về bảng tuần hoàn
  • 2:45 - 2:48
    đã dự đoán một vài nhân tố
    chưa được khám phá.
  • 2:48 - 2:51
    Giả thuyết khoa học bao gồm
    1 vùng rộng lớn.
  • 2:51 - 2:55
    Một số giả thuyết là những ý tưởng mới
    với ít bằng chứng thực nghiệm
  • 2:55 - 2:58
    mà qua con mắt nhà khoa học
    là sự nghi ngờ,
  • 2:58 - 3:00
    hoặc thậm chí là sự chế giễu.
  • 3:00 - 3:01
    Những học thuyết khác,
  • 3:01 - 3:05
    bao gồm vụ nổ Big Bang, sự tiến hóa,
    và sự thay đổi khí hậu toàn cầu
  • 3:05 - 3:08
    đã tồn tại nhiều năm
    thử nghiệm xác nhận
  • 3:08 - 3:13
    trước khi nhận được sự chấp nhận
    bởi phần đông cộng đồng khoa học.
  • 3:13 - 3:16
    Bạn cần học nhiều hơn
    về sự giải thích khoa học
  • 3:16 - 3:20
    trước khi bạn có thể biết cách
    các nhà khoa học nhận thức về nó.
  • 3:20 - 3:24
    Chỉ 1 từ "học thuyết"
    thì không thể cho bạn biết điều gì.
  • 3:24 - 3:25
    Trong sự công bố đầy đủ,
  • 3:25 - 3:28
    cộng đồng khoa học đã đặt cược
    vào con ngựa sai lầm trước đây:
  • 3:28 - 3:29
    thuật giả kim,
  • 3:29 - 3:31
    mô hình địa tâm,
  • 3:31 - 3:32
    thế hệ tự sinh,
  • 3:32 - 3:34
    và chất ete giữa các vì sao
  • 3:34 - 3:39
    là một trong nhiều giả thuyết đã bị loại bỏ, nhường chỗ cho những giả thuyết tốt hơn.
  • 3:39 - 3:42
    Nhưng cho dù là các học thuyết sai
    cũng có giá trị của nó.
  • 3:42 - 3:46
    Thuật giả kim không uy tín
    là nơi sinh của hóa học hiện đại,
  • 3:46 - 3:48
    và y học đã tạo ra sự tiến bộ to lớn
  • 3:48 - 3:53
    lâu trước khi chúng ta hiểu vai trò
    của vi khuẩn và vi rút.
  • 3:53 - 3:57
    Những học thuyết tốt hơn thường mang đến hứng thú cho những khám phá mới
  • 3:57 - 4:01
    điều mà không thể tưởng tượng được
    theo lối tư duy cũ.
  • 4:01 - 4:04
    Cũng không nên giả định tất cả giả thuyết
    khoa học hiện tại của chúng ta
  • 4:04 - 4:07
    sẽ đứng trước thử thách của thời gian.
  • 4:07 - 4:11
    Một kết quả bất ngờ duy nhất
    là đủ để thách thức hiện trạng.
  • 4:11 - 4:15
    Tuy nhiên, nhược điểm cho 1 số
    lời giải thích tiềm năng tốt hơn
  • 4:15 - 4:18
    không làm suy yếu
    giả thuyết khoa học hiện tại.
  • 4:18 - 4:23
    Thay vào đó, nó che chắn khoa học khỏi
    trở thành giáo điều không thể bác bỏ.
  • 4:23 - 4:27
    Một định luật khoa học tốt
    như 1 cái máy tinh chỉnh,
  • 4:27 - 4:29
    hoàn thành nhiệm vụ của nó
    1 cách vẻ vang
  • 4:29 - 4:32
    nhưng lại không biết tại sao
    nó hoạt động cũng như việc nó làm.
  • 4:32 - 4:37
    Một giả thuyết khoa học tốt như 1 chiến binh mệt mỏi nhưng không cúi đầu
  • 4:37 - 4:42
    có nguy cơ thất bại
    nếu không thể chế ngự hoặc thích ứng
    với những thách thức tiếp theo.
  • 4:42 - 4:43
    Mặc dù khác nhau,
  • 4:43 - 4:48
    nhưng khoa học cần cả định luật và
    giả thuyết để hiểu toàn bộ sự việc.
  • 4:48 - 4:51
    Vì vậy lần tới có ai đó bình luận rằng
    đó chỉ là 1 giả thuyết thôi mà,
  • 4:51 - 4:54
    hãy thách thức họ thử đánh vật
    với nhà vô địch
  • 4:54 - 4:56
    và xem liệu họ có thể
    làm được tốt hơn không.
Title:
Sự khác nhau giữa định luật khoa học và lý thuyết khoa học là gì? - Matt Anticole
Description:

Xem bài học đầy đủ tại: http://ed.ted.com/lessons/what-s-the-difference-between-a-scientific-law-and-theory-matt-anticole

Trò chuyện với một người bạn về một lý thuyết khoa học được thiết lập, và cô ấy có thể đáp lại, "À, đó chỉ là lý thuyết". Nhưng một cuộc hội thoại về một định luật khoa học được thiết lập lại hiếm khi kết thúc bởi "À, đó chỉ là định luật". Tại sao lại như vậy? Sự khác nhau giữa lý thuyết và định luật là gì...và cái nào tốt hơn? Matt Anticole trình bày tại sao khoa học lại cần cả định luật và lý thuyết để hiểu toàn bộ sự việc.

Bài học của Matt Anticole, hoạt hình của Zedem Media.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
05:12

Vietnamese subtitles

Revisions