< Return to Video

Laurie Santos: Một nền kinh tế loài khỉ bất hợp lý như của chúng ta

  • 0:02 - 0:04
    Hôm nay tôi muốn bắt đầu với 2 sự quan sát
  • 0:04 - 0:06
    về loài người chúng ta.
  • 0:06 - 0:09
    Cái đầu tiên các bạn
    có thể nghĩ là khá hiển nhiên,
  • 0:09 - 0:11
    đó là loài người chúng ta, Homo sapiens,
  • 0:11 - 0:13
    thật sự rất, rất thông minh
  • 0:13 - 0:15
    kiểu như thông minh đến nực cười,
  • 0:15 - 0:17
    kiểu như những điều chúng ta đang làm
  • 0:17 - 0:20
    không một giống loài nào khác
    trên hành tinh có thể làm được.
  • 0:20 - 0:22
    Và tất nhiên
  • 0:22 - 0:24
    đây không phải lần đầu bạn thấy điều này.
  • 0:24 - 0:27
    Tất nhiên, ngoài thông minh,
    chúng ta cũng là một loài tự phụ
  • 0:27 - 0:30
    Vì vậy chúng ta thích chỉ ra thực tế
    là chúng ta thông minh
  • 0:30 - 0:32
    Tôi có thể dẫn chứng
    bất kỳ học giả nào
  • 0:32 - 0:34
    từ Shakespeare cho đến Stephen Colbert
  • 0:34 - 0:36
    để chỉ ra sự thực rằng
    chúng ta cao quý
  • 0:36 - 0:38
    về mặt lý lẽ và có
    tài năng vô hạn,
  • 0:38 - 0:40
    chúng ta tuyệt vời hơn
    bất kỳ thứ gì khác trên hành tinh này
  • 0:40 - 0:43
    khi nói về khả năng tư duy của bộ não.
  • 0:43 - 0:45
    Nhưng còn quan sát thứ hai về con người
  • 0:45 - 0:47
    tôi muốn tập trung nhiều hơn và điểm này
  • 0:47 - 0:49
    và đó là thực tế rằng,
  • 0:49 - 0:52
    mặc dù chúng ta rất thông minh,
    đôi khi thông minh đặc biệt
  • 0:52 - 0:55
    chúng ta cũng có thể trở nên
    vô cùng ngớ ngẩn một cách khó tin
  • 0:55 - 0:58
    khi nói về một vài khía cạnh
    của việc ra quyết định
  • 0:58 - 1:00
    Tôi đang thấy có nhiều người
    cười tự mãn bên dưới
  • 1:00 - 1:02
    Đừng lo, tôi sẽ không nêu ra
    một cá thể điển hình nào ở đây
  • 1:02 - 1:04
    về bất cứ mặt lỗi lầm nào cùa bạn.
  • 1:04 - 1:06
    Nhưng tất nhiên, chỉ trong 2 năm vừa qua
  • 1:06 - 1:09
    ta đã thấy sự kém cỏi
    mà ta chưa từng thấy trước đây
  • 1:09 - 1:12
    Ta đã thấy các công cụ mà ta làm ra
  • 1:12 - 1:14
    để khai thác tài nguyên từ môi trường
  • 1:14 - 1:16
    đã gây tác hại ngược lại lên chúng ta.
  • 1:16 - 1:18
    Ta đã theo dõi thị
    trường tài chính do ta tạo ra
  • 1:18 - 1:21
    lẽ ra phải hết sức rõ ràng
  • 1:21 - 1:23
    nhưng lại sụp đổ ngay trước mắt chúng ta.
  • 1:23 - 1:25
    Nhưng cả hai ví dụ đáng ngượng ngùng này
  • 1:25 - 1:28
    vẫn chưa phải điều đáng xấu hổ nhất
  • 1:28 - 1:30
    về những lỗi mà con người mắc phải,
  • 1:30 - 1:33
    chúng ta cứ nghĩ những lỗi lầm
    mà chúng ta mắc phải
  • 1:33 - 1:35
    chỉ là một vài trường hợp riêng lẻ
  • 1:35 - 1:38
    hay là một vài sai lầm
    ở ngang mức đáng được đưa lên blog
  • 1:38 - 1:41
    Nhưng thật ra,
    các nhà xã hội học đang nhận thấy
  • 1:41 - 1:44
    đa số chúng ta,
    trong một số trường hợp cụ thể,
  • 1:44 - 1:47
    sẽ mắc phải những lỗi rất đặc trưng.
  • 1:47 - 1:49
    Những lỗi đó có thể đoán trước được.
  • 1:49 - 1:51
    Chúng ta mắc đi mắc lại những lỗi đó.
  • 1:51 - 1:53
    Và chúng lại cứ trơ ra mặc các chứng cứ.
  • 1:53 - 1:55
    Khi nhận những lời phê bình,
  • 1:55 - 1:58
    trong trường hợp tương tự sau đó,
  • 1:58 - 2:00
    chúng ta vẫn có xu hướng mắc lại lỗi đó.
  • 2:00 - 2:02
    Và đó thực sự là một câu đố đối với tôi,
  • 2:02 - 2:04
    một người nghiên cứu
    về bản chất con người
  • 2:04 - 2:06
    Điều tôi tò mò nhất là,
  • 2:06 - 2:09
    làm sao một giống loài
    thông minh như chúng ta
  • 2:09 - 2:11
    lại có thể mắc những lỗi rất tệ
  • 2:11 - 2:13
    và thường xuyên như thế?
    Là giống loài
  • 2:13 - 2:16
    thông minh nhất, sao chúng
    ta không giải quyết được?
  • 2:16 - 2:19
    Ở góc độ khác,
    những lỗi đó thực sự từ đâu đến?
  • 2:19 - 2:22
    Sau khi suy nghĩ,
    tôi nhận thấy có hai khả năng.
  • 2:22 - 2:25
    Một khả năng là, ở một góc độ,
    đó không phải lỗi của chúng ta.
  • 2:25 - 2:27
    Vì là một giống loài thông minh,
  • 2:27 - 2:29
    chúng ta có thể tạo ra mọi kiểu môi trường
  • 2:29 - 2:31
    rất, rất phức tạp, có khi đến mức
  • 2:31 - 2:34
    quá phức tạp khiến chúng ta
    khó có thể thực sự hiểu được,
  • 2:34 - 2:36
    mặc dù chính chúng ta tạo ra chúng.
  • 2:36 - 2:38
    Các thị trường tài chính siêu phức tạp.
  • 2:38 - 2:41
    Các điều khoản thế chấp mà
    chính chúng ta không thể xử lý được.
  • 2:41 - 2:44
    Dĩ nhiên, bị đặt vào môi trường
    mà chúng ta không xử lý được,
  • 2:44 - 2:46
    ở một mức nào đó
  • 2:46 - 2:48
    chúng ta hoàn toàn
    có thể làm hỏng một vài thứ.
  • 2:48 - 2:50
    Nếu đúng thế thì có một giải pháp đơn giản
  • 2:50 - 2:52
    cho vấn đề về lỗi lầm của con người.
  • 2:52 - 2:54
    Chúng ta chỉ cần tìm hiểu xem
  • 2:54 - 2:56
    loại công nghệ nào không thể kiểm soát
  • 2:56 - 2:58
    loại môi trường nào không có lợi
  • 2:58 - 3:00
    để loại bỏ chúng và thiết kế cái tốt hơn,
  • 3:00 - 3:02
    và chúng ta sẽ là giống loài thượng đẳng
  • 3:02 - 3:04
    mà chúng ta kỳ vọng là thế.
  • 3:04 - 3:07
    Nhưng có một khả năng khác
    mà tôi thấy đáng lo ngại hơn,
  • 3:07 - 3:10
    đó là, có thể không phải môi trường
    của chúng ta có vấn đề.
  • 3:10 - 3:13
    Có thể, chính chúng ta
    mới là được tạo ra không chuẩn
  • 3:13 - 3:15
    Đó là một lời ám chỉ mà tôi đã nhận thấy
  • 3:15 - 3:18
    từ các nhà xã hội học
    khi tìm hiểu về lỗi lầm của con người
  • 3:18 - 3:21
    Và ta thấy con người cứ mắc lại lỗi lầm
  • 3:21 - 3:24
    theo cách hệt như nhau và lặp đi lặp lại.
  • 3:24 - 3:26
    Hình như chúng ta được tạo ra
  • 3:26 - 3:28
    để mắc lỗi lầm theo những cách nhất định.
  • 3:28 - 3:31
    Đây là khả năng mà tôi thấy lo ngại hơn,
  • 3:31 - 3:33
    vì nếu chính là chúng ta có vấn đề thì
  • 3:33 - 3:35
    chúng ta không hiểu rõ
    cách để giải quyết.
  • 3:35 - 3:38
    Cõ lẽ chúng ta phải chấp nhận sự thật
    là chúng ta dễ mắc lỗi
  • 3:38 - 3:40
    và cố gắng làm mọi thứ
    trong hoàn cảnh đó.
  • 3:40 - 3:43
    Vì thế, đây là câu hỏi
    mà tôi và các sinh viên muốn giải đáp.
  • 3:43 - 3:46
    Làm sao chúng ta có thể phân biệt giữa
    khả năng 1 và khả năng 2?
  • 3:46 - 3:48
    Cần một tập hợp những người thông minh
  • 3:48 - 3:50
    có thể ra nhiều quyết định,
  • 3:50 - 3:52
    nhưng không tham gia hệ thống của chúng ta
  • 3:52 - 3:54
    bất cứ những gì làm cho ta bối rối
  • 3:54 - 3:56
    không công nghệ hay văn hoá của loài người
  • 3:56 - 3:58
    có thể thậm chí không ngôn ngữ loài người
  • 3:58 - 4:00
    Và vì thế chúng ta cần những "bạn" này.
  • 4:00 - 4:03
    Đây là một bạn khỉ mũ
    mà tôi làm việc cùng.
  • 4:03 - 4:05
    chúng là loại linh trưởng New World
  • 4:05 - 4:07
    nghĩa là nó phân nhánh từ nhánh loài người
  • 4:07 - 4:09
    vào khoảng 35 triệu năm về trước
  • 4:09 - 4:11
    Điều này có nghĩa là bà cố, cố, cố, cố,
  • 4:11 - 4:13
    với khoảng 5 triệu "cố" của bạn
  • 4:13 - 4:15
    sẽ giống với bà cố cố cố cố
  • 4:15 - 4:17
    với 5 triệu chữ "cố" trong đó
  • 4:17 - 4:19
    của bạn khỉ Holly này
  • 4:19 - 4:22
    Có thể nói cô bạn này
    là một người họ hàng rất xa của bạn
  • 4:22 - 4:24
    nhưng bị chia cắt bởi sự tiến hóa
  • 4:24 - 4:26
    Dù sao thì tin tốt về Holly
  • 4:26 - 4:29
    là cô không sở hữu công nghệ của chúng ta
  • 4:29 - 4:32
    cô ấy thông minh, sáng tạo
    và cũng thuộc Bộ Linh Trưởng
  • 4:32 - 4:34
    nhưng không có mấy thứ
    làm rối như chúng ta
  • 4:34 - 4:36
    Nên cô ấy rất hoàn hảo cho thí nghiệm.
  • 4:36 - 4:39
    Vậy nếu ta để Holly
    vào hoàn cảnh sống của chúng ta thì sao?
  • 4:39 - 4:41
    Liệu cô ấy sẽ tạo ra sai lầm như chúng ta?
  • 4:41 - 4:43
    Liệu cô ấy có thể học
    từ các sai lầm đó?
  • 4:43 - 4:45
    Đó là mấy điều mà chúng
    tôi quyết định làm
  • 4:45 - 4:47
    Tôi và các học trò đã
    rất hứng thú về điều đó
  • 4:47 - 4:49
    vài năm về trước. Chúng tôi đã nói
    "ném" một vài vấn đề
  • 4:49 - 4:51
    cho Holly để xem cô ấy có
    làm hỏng mọi thứ không.
  • 4:51 - 4:54
    Vấn đề đầu tiên chỉ là, ừm, chúng tôi nên bắt đầu từ đâu?
  • 4:54 - 4:56
    Bởi vì, bạn biết đó, nghe có vẻ hay với chúng tôi,
    nhưng không đúng cho loài người.
  • 4:56 - 4:58
    Chúng ta tạo ra nhiều lỗi ở nhiều ngữ cảnh khác nhau
  • 4:58 - 5:00
    Bạn biết đấy, chúng tôi thật sự phải bắt đầu từ đâu với cái này?
  • 5:00 - 5:03
    Và bởi vì lúc chúng tôi bắt tay vào làm
    cũng là lúc tài chính sụp đổ,
  • 5:03 - 5:05
    vào lúc mà việc thu hồi tài sản thế nợ
    đầy rẫy trên báo chí
  • 5:05 - 5:07
    chúng tôi mới nghĩ, hhmm, có lẽ chúng tôi
  • 5:07 - 5:09
    nên bắt đầu với lĩnh vực tài chính.
  • 5:09 - 5:12
    Có lẽ chúng tôi nên tìm hiểu các quyết định
    kinh tế của loài khỉ
  • 5:12 - 5:15
    và cố gắng tìm hiểu xem chúng có mắc phải
    mấy lỗi ngu ngốc như chúng ta không
  • 5:15 - 5:17
    Đương nhiên, đó cũng là lúc chúng tôi
    gặp vấn đề thứ hai
  • 5:17 - 5:19
    mang tính chất lý luận hơn một chút
  • 5:19 - 5:21
    đó là, có thể các bạn không biết,
  • 5:21 - 5:24
    nhưng khỉ không thật sự biết xài tiền.
    Tôi biết, là các bạn chưa thấy
  • 5:24 - 5:26
    Nhưng đó là lý do, chúng không xếp hàng
    đằng sau bạn
  • 5:26 - 5:29
    ở các quầy siêu thị hay ATM--bạn biết đó,
    chúng không làm mấy việc này.
  • 5:29 - 5:32
    Do đó chúng tôi gặp phải rắc rối nhỏ ở đây
  • 5:32 - 5:34
    Làm cách nào để chúng tôi hỏi khỉ về tiền
  • 5:34 - 5:36
    nếu chúng không sử dụng nó?
  • 5:36 - 5:38
    Vì thế chúng tôi đã nghĩ, có thể chúng tôi nên,
    cứ mặc kệ nó
  • 5:38 - 5:40
    và dạy lũ khỉ cách dùng tiền.
  • 5:40 - 5:42
    Vậy nên đó là thứ chúng tôi đã làm.
  • 5:42 - 5:45
    Thứ các bạn đang nhìn ở đây là đơn vị đầu tiên
    mà tôi từng biết
  • 5:45 - 5:47
    của loại đồng tiền không phải của người.
  • 5:47 - 5:49
    Chúng tôi không sáng tạo lắm khi chúng tôi
    bắt đầu nghiên cứu này,
  • 5:49 - 5:51
    nên chúng tôi chỉ gọi nó là đồng tiền.
  • 5:51 - 5:54
    Nhưng đây là loại tiền mà chúng tôi
    đã dạy lũ khỉ ở Yale
  • 5:54 - 5:56
    để sử dụng nó với người thật,
  • 5:56 - 5:59
    để thật sự mua các loại thức ăn.
  • 5:59 - 6:01
    Trông nó không giống tiền lắm --
    thật sự thì, không giống lắm
  • 6:01 - 6:03
    không giống tiền của chúng ta,
    nó chỉ là một miếng kim loại.
  • 6:03 - 6:06
    Nếu các bạn đã từng giữ tiền nước ngoài
    từ các chuyến đi du lịch
  • 6:06 - 6:08
    khi các bạn về nhà, chúng trở nên vô dụng.
  • 6:08 - 6:10
    Ban đầu, nó vô dụng với lũ khỉ
  • 6:10 - 6:12
    trước khi chúng nhận ra thứ mà chúng
    có thể làm với nó.
  • 6:12 - 6:14
    Khi chúng tôi lần đầu đưa tiền cho chúng
    ở khu bắt nhốt,
  • 6:14 - 6:16
    chúng kiểu nhặt nó lên, nhìn ngắm nó.
  • 6:16 - 6:18
    Kiểu như vật gì đó lạ lùng lắm
  • 6:18 - 6:20
    Nhưng nhanh chóng, lũ khỉ nhận ra rằng
  • 6:20 - 6:22
    chúng có thể đưa đồng này
  • 6:22 - 6:25
    cho những con người trong phòng nghiên cứu
    để đổi thức ăn
  • 6:25 - 6:27
    Và các bạn thấy đó, Mayday ở đây đang làm vậy.
  • 6:27 - 6:30
    Ảnh A và B là giai đoạn Mayday kiểu như
  • 6:30 - 6:32
    tò mò về những thứ này -- nhưng không hiểu
  • 6:32 - 6:34
    Đằng kia là người làm thí nghiệm đang chờ tay sẵn
  • 6:34 - 6:37
    và Mayday nhanh chóng nhận ra,
    có vẻ con người kia cần cái này
  • 6:37 - 6:39
    Đưa vật này đi, và nhận lại thức ăn.
  • 6:39 - 6:41
    Hóa ra không chỉ Mayday, tất cả lũ khỉ
    đều rất giỏi
  • 6:41 - 6:43
    trong việc trao đổi đồng tiền với người
    bán hàng
  • 6:43 - 6:45
    Đây là một đoạn video ngắn về việc đó.
  • 6:45 - 6:48
    Đây là Mayday. Cô ấy sẽ đưa đồng tiền
    để lấy thức ăn
  • 6:48 - 6:51
    và đang hạnh phúc chờ đợi để nhận thức ăn.
  • 6:51 - 6:53
    Đây là Felix, tôi nghĩ vậy. Cậu ấy là con đầu đàn;
    nhân vật quan trọng.
  • 6:53 - 6:56
    Nhưng cậu ấy cũng kiên nhẫn chờ đợi
    để lấy thức ăn của cậu và cứ thế.
  • 6:56 - 6:58
    Vậy nên, lũ khỉ rất giỏi việc này.
  • 6:58 - 7:01
    Chúng giỏi một cách đáng ngạc nhiên
    chỉ qua một ít đào tạo.
  • 7:01 - 7:03
    Chúng tôi cho chúng tự lấy đồ của chúng.
  • 7:03 - 7:05
    Câu hỏi là: Liệu điều này có giống với tiền của con người?
  • 7:05 - 7:07
    Đây thật sự có phải là một thị trường,
  • 7:07 - 7:09
    hay chúng tôi chỉ tạo ra một mánh tâm lý lạ
  • 7:09 - 7:11
    bằng cách khiến lũ khỉ làm việc gì đó,
  • 7:11 - 7:13
    trông có vẻ thông minh, nhưng thật ra lại không.
  • 7:13 - 7:16
    Vì thế chúng tôi nghĩ, lũ khỉ sẽ tự bộc phát làm gì
  • 7:16 - 7:19
    nếu đây thật sự là tiền của chúng, nếu chúng thật sự
    sử dụng cái này như tiền?
  • 7:19 - 7:21
    Các bạn có thể tưởng tượng ra lũ khỉ
  • 7:21 - 7:23
    làm tất cả những việc thông minh
  • 7:23 - 7:26
    mà con người làm khi họ bắt đầu trao đổi tiền bạc với nhau
  • 7:26 - 7:29
    Bạn có thể khiến chúng chú ý đến giá cả,
  • 7:29 - 7:31
    chú ý đến số lượng chúng mua--
  • 7:31 - 7:34
    kiểu như theo dõi đồng tiền khỉ của chúng
  • 7:34 - 7:36
    Liệu lũ khỉ có thể làm những việc như thế?
  • 7:36 - 7:39
    và do đó, chợ khỉ của chúng tôi được tạo ra.
  • 7:39 - 7:41
    Cách hoạt động chính là
  • 7:41 - 7:44
    lũ khỉ bình thường sống trong khu bắt nhốt
    theo kiểu sở thú lớn.
  • 7:44 - 7:46
    Khi chúng mong muốn một ít thức ăn,
  • 7:46 - 7:48
    chúng tôi cho phép chúng ra ngoài
  • 7:48 - 7:50
    đến một khu bắt nhốt nhỏ hơn
    nơi chúng có thể đi vào khu chợ
  • 7:50 - 7:52
    Khi tiến vào khu chợ --
  • 7:52 - 7:54
    thật sự mà nói thì chợ khỉ vui hơn
    hầu hết chợ dành cho người
  • 7:54 - 7:57
    bởi vì, khi lũ khỉ tiến đến cửa chợ,
  • 7:57 - 7:59
    một con người sẽ đưa chúng một cái ví lớn
    đầy tiền
  • 7:59 - 8:01
    để chúng có thể thật sự mua bán
  • 8:01 - 8:03
    với một trong hai người ở đây --
  • 8:03 - 8:05
    hai người bán hàng khác nhau
  • 8:05 - 8:07
    để chúng có thể mua hàng từ đó.
  • 8:07 - 8:09
    Người bán hàng là các sinh viên
    từ phòng thí nghiệm của tôi.
  • 8:09 - 8:11
    Họ ăn mặc khác nhau; họ là hai người khác nhau.
  • 8:11 - 8:14
    Và suốt quá trình, họ về cơ bản làm những việc
    giống nhau
  • 8:14 - 8:16
    để lũ khỉ có thể học hỏi, bạn biết đó
  • 8:16 - 8:19
    ai bán cái gì ở giá nào -- ai đáng tin cậy, ai không,
    kiểu như vậy.
  • 8:19 - 8:21
    Và bạn có thể thấy mỗi thí nghiệm gia
  • 8:21 - 8:24
    đang cầm một cái dĩa thức ăn nhỏ màu vàng.
  • 8:24 - 8:26
    và đó là thứ mà lũ khi có thể mua được
    cho một đồng tiền.
  • 8:26 - 8:28
    Vậy nên mọi thứ có giá một đồng,
  • 8:28 - 8:30
    nhưng như các bạn thấy, đôi khi đồng tiền
    có thể mua nhiều hơn những thứ khác,
  • 8:30 - 8:32
    đôi khi nhiều nho hơn những thức khác.
  • 8:32 - 8:35
    Vì vậy tôi sẽ cho các bạn xem một video ngắn
    để xem cái chợ này trông như thế nào.
  • 8:35 - 8:38
    Đây là từ góc nhìn của một con khỉ.
    Khỉ thấp hơn người, nên hơi thấp một chút.
  • 8:38 - 8:40
    Nhưng đây là Honey.
  • 8:40 - 8:42
    Cô ấy đang kiên nhẫn đợi chợ mở cửa
  • 8:42 - 8:45
    Đột nhiên chợ mở cửa. Cô ấy phải lựa chọn:
    một quả nho hay hai.
  • 8:45 - 8:47
    Bạn có thể thấy Honey, một nhà kinh tế học
    rất giỏi về thị trường
  • 8:47 - 8:50
    đi với người cho nhiều nho hơn.
  • 8:50 - 8:52
    Cô ấy có thể dạy những nhà tư vấn tài chính
    một vài điều.
  • 8:52 - 8:54
    Mà không chỉ Honey,
  • 8:54 - 8:57
    hầu hết lũ khỉ đi với người có nhiều hơn.
  • 8:57 - 8:59
    Hầu hết lũ khỉ đi với người có thức ăn tốt hơn.
  • 8:59 - 9:02
    Khi chúng tôi giới thiệu bán hàng,
    chúng tôi thấy lũ khỉ chú ý đến điều đó.
  • 9:02 - 9:05
    Chúng thật sự rất quan tâm đến tiền của chúng.
  • 9:05 - 9:08
    Điều ngạc nhiên hơn là khi chúng tôi cộng tác
    với các nhà kinh tế
  • 9:08 - 9:11
    để xem xét dữ liệu của lũ khỉ sử dụng
    công cụ kinh tế,
  • 9:11 - 9:14
    chúng về cơ bản khớp,
    không chỉ về chất lượng
  • 9:14 - 9:16
    mà còn về số lượng với những thứ chúng tôi thấy
  • 9:16 - 9:18
    con người làm ở chợ thực sự.
  • 9:18 - 9:20
    Nhiều đến mức, nếu bạn nhìn vào các con số,
  • 9:20 - 9:23
    bạn sẽ không biết được liệu chúng là của lũ khỉ
    hay của người trên cùng một khu chợ.
  • 9:23 - 9:25
    Và điều mà chúng tôi nghĩ chúng tôi đã làm
  • 9:25 - 9:27
    là chúng tôi đã thực sự giới thiệu một thứ gì đó
  • 9:27 - 9:29
    ,ít ra là với lũ khỉ và chúng tôi,
  • 9:29 - 9:31
    hoạt động giống như một đồng tiền tài chính thực thụ
  • 9:31 - 9:34
    Câu hỏi là: liệu lũ khỉ có bắt đầu làm hỏng theo cách
    mà chúng ta làm?
  • 9:34 - 9:37
    Chúng tôi đã đôi lúc thấy một vài dấu hiệu
    là chúng có thể.
  • 9:37 - 9:39
    Một thứ chúng tôi chưa bao giờ thấy ở chợ khỉ
  • 9:39 - 9:41
    là bất cứ dấu hiệu nào của sự tiết kiệm --
  • 9:41 - 9:43
    bạn biết đó, như giống loài chúng ta.
  • 9:43 - 9:45
    Lũ khi tiến vào khu chợ, tiêu hết tiền của chúng
  • 9:45 - 9:47
    và quay về.
  • 9:47 - 9:49
    Một điều nữa mà chúng tôi bất chợt thấy,
  • 9:49 - 9:51
    đủ để thấy xấu hổ
  • 9:51 - 9:53
    là một vài bằng chứng bộc phát của việc gian lận.
  • 9:53 - 9:56
    Lũ khỉ thường gian dối các đồng tiền ngay khi có thể
  • 9:56 - 9:58
    từ những con khác, thường là từ chúng tôi --
  • 9:58 - 10:00
    bạn biết đó, thứ mà chúng tôi không cần thiết
    phải giới thiệu.
  • 10:00 - 10:02
    nhưng chúng tôi đã nhìn thấy.
  • 10:02 - 10:04
    Vì thế chúng tôi nghĩ, điều này trông thật tệ.
  • 10:04 - 10:06
    Liệu chúng ta có thật sự thấy lũ khỉ
  • 10:06 - 10:09
    sẽ làm những thứ ngu ngốc y hệt con người?
  • 10:09 - 10:11
    Một khả năng là kiểu để mặc
  • 10:11 - 10:13
    hệ thống tài chính khỉ tự hoạt động,
  • 10:13 - 10:15
    bạn biết đó, để xem liệu chúng có
    gọi chúng ta giúp trong vài năm.
  • 10:15 - 10:17
    Chúng tôi hơi mất kiên nhẫn nên chúng tôi đã muốn
  • 10:17 - 10:19
    đẩy nhanh mọi thứ một chút.
  • 10:19 - 10:21
    Vì thế chúng tôi đồng ý đưa cho lũ khỉ
  • 10:21 - 10:23
    cùng kiểu vấn đề
  • 10:23 - 10:25
    mà con người thường hay mắc lỗi
  • 10:25 - 10:27
    trong một vài kiểu thử thách kinh tế nhất định
  • 10:27 - 10:29
    hoặc một vài kiểu thứ nghiệm kinh tế nhất định.
  • 10:29 - 10:32
    vậy nên, bởi cách tốt nhất để xem con người mắc lỗi
  • 10:32 - 10:34
    là thật sự tự mình làm điều đó,
  • 10:34 - 10:36
    Tôi sẽ cho các bạn một thí nghiệm nhỏ
  • 10:36 - 10:38
    kiểu để xem thử trực giác tài chính của chính các bạn
    hành động như nào
  • 10:38 - 10:40
    Vây nên bây giờ hãy thử tưởng tượng
  • 10:40 - 10:42
    Tôi đưa mỗi người trong các bạn
  • 10:42 - 10:45
    1,000 đô-la -- 10 đồng tiền 100 đô-la nóng
  • 10:45 - 10:47
    Hãy lấy chúng, bỏ vào trong ví của các bạn
  • 10:47 - 10:49
    và suy nghĩ kĩ xem các bạn sẽ làm gì với nó.
  • 10:49 - 10:51
    Bởi vì bây giờ nó là của các bạn; các bạn có thể mua
    bất cứ thứ gì các bạn muốn.
  • 10:51 - 10:53
    Quyên góp nó, lấy nó, và kiểu vậy.
  • 10:53 - 10:56
    Nghe hay thật, nhưng các bạn có thêm sự lựa chọn nữa
    để kiếm thêm một ít.
  • 10:56 - 10:59
    Và đây là lựa chọn cho các bạn: hoặc các bạn mạo hiểm,
  • 10:59 - 11:01
    trong trường hợp đó tôi sẽ tung một trong những đồng này.
  • 11:01 - 11:03
    nếu là mặt ngửa, các bạn sẽ được thêm 1,000 đô-la.
  • 11:03 - 11:05
    nếu là mặt sấp, bạn sẽ không được gì cả.
  • 11:05 - 11:08
    Nên đây là cơ hội để kiếm thêm, nhưng rất mạo hiểm.
  • 11:08 - 11:11
    Lựa chọn khác thì an toàn hơn. Các bạn sẽ chắc chắn có thêm tiền.
  • 11:11 - 11:13
    Tôi sẽ chỉ đưa các bạn thêm 500 đồng.
  • 11:13 - 11:16
    Các bạn có thể bỏ nó vào ví và sử dụng ngay lập tức.
  • 11:16 - 11:18
    Để xem trực giác của các bạn như thế nào.
  • 11:18 - 11:21
    Hầu hết mọi người sẽ chọn cách an toàn.
  • 11:21 - 11:24
    Hầu hết mọi người nghĩ, tại sao phải mạo hiểm
    khi tôi có thể chắc chắn có 1,500 đô-la?
  • 11:24 - 11:26
    Trông có vẻ khá tốt để cá cược. Tôi sẽ theo cái đó.
  • 11:26 - 11:28
    Các bạn có thể nói, điều này chả hợp lý.
  • 11:28 - 11:30
    Loài người hơi ngại mạo hiểm. Rồi sao?
  • 11:30 - 11:32
    Cái "rồi sao?" đó xuất hiện khi chúng ta bắt đầu suy nghĩ
  • 11:32 - 11:34
    về cùng một vấn đề
  • 11:34 - 11:36
    được thay đổi khác một chút.
  • 11:36 - 11:38
    Nên giờ hãy tưởng tượng nếu tôi đưa mỗi người
  • 11:38 - 11:41
    2,000 đô-la -- 20 tờ 100 đô-la nóng.
  • 11:41 - 11:43
    Bây giờ các bạn có thể mua gấp đôi trước đó.
  • 11:43 - 11:45
    Hãy nghĩ về cảm giác của các bạn khi bỏ nó vào ví.
  • 11:45 - 11:47
    Và giờ hãy tưởng tượng tôi bắt các bạn phải lựa chọn
  • 11:47 - 11:49
    Nhưng lần này, tệ hơn một chút.
  • 11:49 - 11:52
    Giờ, các bạn sẽ phải quyết định các bạn
    sẽ mất tiền như thế nào,
  • 11:52 - 11:54
    nhưng các bạn sẽ có cùng lựa chọn.
  • 11:54 - 11:56
    Các bạn hoặc là sẽ chấp nhận mạo hiểm mất tiền --
  • 11:56 - 11:59
    để tôi tung đồng xu.
    Nếu mặt ngửa, các bạn sẽ mất rất nhiều.
  • 11:59 - 12:02
    Nếu mặt sấp, các bạn không mất gì cả, giữ lại mọi thứ --
  • 12:02 - 12:05
    hoặc các bạn có thể chọn an toàn, lấy ví ra
  • 12:05 - 12:08
    và đưa tôi 5 tờ 100 đô-la, đương nhiên.
  • 12:08 - 12:11
    Và tôi đang thấy một vài cái nhíu mày phía dưới.
  • 12:11 - 12:13
    Nên có lẽ các bạn đang có chung trực giác
  • 12:13 - 12:15
    về vấn đề mà các bạn đang được kiểm tra,
  • 12:15 - 12:17
    khi được đưa ra những chọn lựa,
  • 12:17 - 12:19
    mọi người không chọn an toàn.
  • 12:19 - 12:21
    Họ sẽ có xu hướng mạo hiểm.
  • 12:21 - 12:24
    Lý do điều này khá vô lý là trong hai trường hợp,
    chúng tôi cho mọi người
  • 12:24 - 12:26
    những sự lựa chọn giống nhau.
  • 12:26 - 12:29
    Đó là cơ hội 50/50 cho 1,000 hoặc 2,000
  • 12:29 - 12:31
    hoặc chỉ chắc ăn 1,500 đô-la .
  • 12:31 - 12:34
    Nhưng trực giác của con người về việc chấp nhận
    chừng nào mạo hiểm
  • 12:34 - 12:36
    lại khác nhau tùy thuộc vào khởi điểm của họ.
  • 12:36 - 12:38
    Vậy điều gì đang xảy ra?
  • 12:38 - 12:40
    Hóa ra là, đây xem ra là kết quả
  • 12:40 - 12:43
    của ít nhất hai khuynh hướng mà chúng ta có
    về mức độ tâm lý
  • 12:43 - 12:46
    Một là chúng ta có một khoảng thời gian khó khăn
    thực sự nghĩ về những điều kiện tuyệt đối.
  • 12:46 - 12:47
    Đầu óc chúng ta phải làm việc,
  • 12:49 - 12:50
    Một lựa chọn là 1,000, 2,000;
  • 12:50 - 12:52
    Một là 1,500.
  • 12:52 - 12:55
    Thay vào đó, chúng ta thấy rất dễ khi suy nghĩ
    về những điều kiện tương đối.
  • 12:55 - 12:58
    khi các lựa chọn thay đổi qua các lần.
  • 12:58 - 13:01
    Nên chúng ta thường nghĩ theo kiểu,
    "oh, chúng ta sẽ có thêm" hoặc "oh, tôi sẽ có ít hơn."
  • 13:01 - 13:03
    Điều này cũng tốt thôi, trừ việc
  • 13:03 - 13:05
    các thay đổi đến từ nhiều hướng
  • 13:05 - 13:07
    thực tế ảnh hưởng đến việc ta nghĩ
  • 13:07 - 13:09
    liệu một lựa chọn là tốt hay không
  • 13:09 - 13:11
    Và điều nãy dẫn đến khuynh hướng thứ hai,
  • 13:11 - 13:13
    mà các nhà kinh tế học gọi là khuynh hướng
    ghét bỏ sự mất mát.
  • 13:13 - 13:16
    Ý tưởng là chúng ta ghét cảm giác mất tiền
  • 13:16 - 13:18
    chúng ta thật sự ghét khi chúng ta
    phải mất một số tiền nào đó.
  • 13:18 - 13:20
    Và điều này nghĩa là thỉnh thoảng chúng ta thật sự
  • 13:20 - 13:22
    thay đổi lựa chọn để tránh điều này.
  • 13:22 - 13:24
    Thứ chúng ta thấy ở câu tình huống cuối là
  • 13:24 - 13:26
    đối tượng trở nên mạo hiểm hơn
  • 13:26 - 13:29
    bởi họ muốn cái cơ hội nhỏ bé là sẽ không mất gì cả.
  • 13:29 - 13:31
    Điều đó nghĩa là khi chúng ta nằm trong thế mạo hiểm
  • 13:31 - 13:33
    xin lỗi, khi chúng ta ở trong thế mất mát,
  • 13:33 - 13:35
    chúng ta trở nên mạo hiểm hơn,
  • 13:35 - 13:37
    điều mà có thể trở nên đáng lo ngại.
  • 13:37 - 13:40
    Những kiểu thế này sẽ tự phát theo rất nhiều hướng xấu
    ở loài người.
  • 13:40 - 13:43
    Chúng là lý do các nhà đầu tư chứng khoán vẫn cứ mãi
    mất tiền --
  • 13:43 - 13:45
    bởi họ đánh giá chúng trong điều kiện tương đối.
  • 13:45 - 13:47
    Là lý do vì sao con người trong thị trường nhà đất từ chối
    bán nhà của họ
  • 13:47 - 13:49
    bởi họ không muốn bán lỗ.
  • 13:49 - 13:51
    Câu hỏi mà chúng ta đã quan tâm là
  • 13:51 - 13:53
    liệu những con khỉ có thể hiện cùng xu hướng đó không
  • 13:53 - 13:56
    Nếu chúng tôi tạo dùng tình huống giống vậy
    ở khu chợ khỉ nhỏ bé,
  • 13:56 - 13:58
    liệu chúng có hành xử như con người?
  • 13:58 - 14:00
    Và đó là thứ chúng tôi làm,
    chúng tôi đưa cho lũ khỉ các chọn lựa
  • 14:00 - 14:03
    giữa người an toàn -- họ luôn làm những thứ giống nhau --
  • 14:03 - 14:05
    hoặc người mạo hiểm --
  • 14:05 - 14:07
    họ đôi khi làm những thứ khác nhau.
  • 14:07 - 14:09
    Và sau đó chúng tôi đưa cho chúng
    thêm những lựa chọn
  • 14:09 - 14:11
    như các bạn đã làm ở tình huống đầu --
  • 14:11 - 14:13
    vậy chúng thật sự có cơ hội để có thêm.
  • 14:13 - 14:16
    hoặc chỉ còn lại một ít nếu chúng gặp phải lựa chọn mất --
  • 14:16 - 14:18
    chúng thật sự nghĩ chúng sẽ có nhiều hơn thứ chúng có
  • 14:18 - 14:20
    và vì thế trông nó giống như thế này.
  • 14:20 - 14:22
    Chúng tôi đã giới thiệu lũ khỉ với 2 người bán hàng mới.
  • 14:22 - 14:24
    Người ở bên trái và phải đều bắt đầu với một ít nho,
  • 14:24 - 14:26
    nên trông khá là tuyệt vời.
  • 14:26 - 14:28
    Nhưng họ sẽ cho lũ khỉ đồ thêm.
  • 14:28 - 14:30
    Người bên trái sẽ theo kiểu an toàn.
  • 14:30 - 14:33
    Trong mọi lúc, cậu ta thêm một trái, và đưa cho lũ khỉ hai.
  • 14:33 - 14:35
    Người bên phải sẽ theo kiểu mạo hiểm.
  • 14:35 - 14:38
    Đôi khi lũ khỉ sẽ không được thêm gì -- nên kiểu như nhận thêm không trái.
  • 14:38 - 14:39
    Thỉnh thoảng, lũ khỉ nhận thêm 2.
  • 14:41 - 14:43
    Nhiều khi là 3 cho phần thêm lớn.
  • 14:43 - 14:45
    Nhưng đây là lựa chọn giống với cái các bạn vừa đối mặt.
  • 14:45 - 14:48
    Liệu lũ khỉ có đi theo hướng an toàn
  • 14:48 - 14:50
    và đi với người luôn hành động
    giống nhau ở mọi lần thử,
  • 14:50 - 14:52
    hay chúng muốn mạo hiểm
  • 14:52 - 14:54
    và cố gắng để lấy phần thêm tuy mạo hiểm, nhưng lớn,
  • 14:54 - 14:56
    và chấp nhận khả năng sẽ không có
    thêm phần thưởng nào.
  • 14:56 - 14:58
    Con người ở đây đã đi theo hướng an toàn.
  • 14:58 - 15:00
    Hóa ra, lũ khỉ cũng giống vậy.
  • 15:00 - 15:02
    Về cả chất lượng lẫn số lượng,
  • 15:02 - 15:04
    chúng chọn theo cách y hệt con người,
  • 15:04 - 15:06
    khi được thử với cùng một thứ.
  • 15:06 - 15:08
    Các bạn có thể nói rằng, có thể
    đơn giản là lũ khỉ không thích mạo hiểm.
  • 15:08 - 15:10
    Có thể chúng ta nên xem cách chúng xử lý với sự mất mát,
  • 15:10 - 15:12
    Và vì thế chúng tôi cho chạy phiên bản thứ hai.
  • 15:12 - 15:14
    Bây giờ, lũ khỉ gặp 2 người
  • 15:14 - 15:16
    2 người này sẽ không cho chúng phần thêm;
  • 15:16 - 15:18
    họ sẽ cho chúng ít hơn chúng mong đợi.
  • 15:18 - 15:20
    Vì vậy họ trông giống sẽ bắt đầu với một lượng lớn.
  • 15:20 - 15:22
    Đây là 3 trái nho; lũ khỉ như bị thôi miên vì điều này.
  • 15:22 - 15:25
    Nhưng bây giờ chúng biết rằng những người này sẽ cho
    chúng ít hơn chúng mong đợi.
  • 15:25 - 15:27
    Người ở bên trái sẽ cho một khoảng mất mát an toàn
  • 15:27 - 15:30
    Bất cứ lúc nào, cậu ta cũng lấy đi một
  • 15:30 - 15:32
    và đưa lũ khỉ 2.
  • 15:32 - 15:34
    người bên phải sẽ đưa ra khoảng mất mạo hiểm.
  • 15:34 - 15:37
    thỉnh thoảng cậu ta không lấy gì cả, nên lũ khỉ như phát rồ,
  • 15:37 - 15:39
    nhưng thỉnh thoảng lại lấy đi nhiều
  • 15:39 - 15:41
    lấy đi 2 để chỉ đưa chúng 1.
  • 15:41 - 15:43
    Và thế rồi lũ khỉ làm gì?
  • 15:43 - 15:45
    Lần nữa, cùng lựa chọn; chúng có thể chọn an toàn
  • 15:45 - 15:48
    để luôn được lấy 2 trái nho cùng 1 lúc,
  • 15:48 - 15:51
    hoặc chúng có thể mạo hiểm và chọn giữa 1 hoặc 3.
  • 15:51 - 15:54
    Điều đáng chú ý với chúng tôi là, khi các bạn đưa lũ khỉ
    những lựa chọn này,
  • 15:54 - 15:56
    chúng làm điều vô lý như con người.
  • 15:56 - 15:58
    Chúng thật sự đã trở nên mạo hiểm hơn
  • 15:58 - 16:01
    tùy vào cách các thí nghiệm gia bắt đầu.
  • 16:01 - 16:03
    Điều này thật điên rồ bởi nó chỉ ra rằng, những con khỉ
  • 16:03 - 16:05
    cũng đánh giá mọi thứ ở điều kiện tương đối
  • 16:05 - 16:08
    và đã hành xử với mất mát khác hẳn với nhận được.
  • 16:08 - 16:10
    Vậy tất cả điều này có nghĩa là gì?
  • 16:10 - 16:12
    Vâng, thứ chúng tôi chỉ ra là rằng, trước tiên,
  • 16:12 - 16:14
    chúng ta có thể đưa loài khỉ đồng tiền tài chính,
  • 16:14 - 16:16
    và chúng sẽ sử dụng nó tương tự.
  • 16:16 - 16:18
    Chúng làm những việc thông minh như chúng ta,
  • 16:18 - 16:20
    trong đó một vài việc không được
    tốt đẹp lắm giống chúng ta
  • 16:20 - 16:22
    như trộm cắp và v.v...
  • 16:22 - 16:24
    Nhưng chúng cũng làm những việc vô lý như chúng ta.
  • 16:24 - 16:26
    Chúng cũng làm sai y hệt
  • 16:26 - 16:28
    và theo đúng như cách mà chúng ta làm.
  • 16:28 - 16:30
    Đây là thông điệp đầu tiên gửi các bạn
  • 16:30 - 16:32
    là rằng nếu bạn đã thấy ngay từ đầu và bạn nghĩ,
  • 16:32 - 16:34
    oh, tôi sẽ về nhà và thuê một con khỉ mũ làm tư vấn tài chính.
  • 16:34 - 16:36
    Chúng dễ thương hơn rất nhiều với cái người ở...
    bạn biết đấy
  • 16:36 - 16:38
    Đừng làm vậy; chúng cũng sẽ ngu ngốc y hệt
  • 16:38 - 16:41
    như người mà bạn đang có.
  • 16:41 - 16:43
    Nên, bạn biết đó, hơi tệ -- xin lỗi, xin lỗi.
  • 16:43 - 16:45
    Hơi tệ cho những nhà đầu tư khỉ.
  • 16:45 - 16:48
    Nhưng đương nhiên, cái lý do mà bạn đang cười
    cũng tệ cho con người.
  • 16:48 - 16:51
    Bởi vì chúng ta đã và đang trả lời câu hỏi
    mà chúng ta đã bắt đầu
  • 16:51 - 16:53
    Chúng ta muốn biết những lỗi này bắt nguồn từ đâu.
  • 16:53 - 16:55
    Và ban đầu chúng ta hy vọng là chúng ta có thể
  • 16:55 - 16:57
    kiểu như cải thiện các tình huống tài chính,
  • 16:57 - 17:00
    cải thiện công nghệ để khiến chúng ta tốt hơn.
  • 17:00 - 17:03
    Nhưng thứ chúng ta học được là rằng những xu hướng đó có thể là phần sâu hơn của chúng ta.
  • 17:03 - 17:05
    Thật sự, chúng có thể mang lý do rất tự nhiên
  • 17:05 - 17:07
    của lịch sử tiến hóa loài người.
  • 17:07 - 17:09
    Bạn biết đấy, có thể không chỉ có loài người
  • 17:09 - 17:11
    ở phía bên phải của chuỗi mới ngu ngốc.
  • 17:11 - 17:13
    Có thể chuyện ngu ngốc đã có từ lâu.
  • 17:13 - 17:16
    Và nếu chúng ta tin vào kết quả từ loại khỉ mũ
  • 17:16 - 17:18
    có nghĩa những chiến lược ngu ngốc này
  • 17:18 - 17:20
    có thể 35 triệu năm tuổi.
  • 17:20 - 17:22
    Đó quả là quá lâu để một chiến thuật
  • 17:22 - 17:25
    có thể thay đổi ngược lại -- quá, quá lâu.
  • 17:25 - 17:27
    Điều gì chúng ta biết được
    về các chiến thuật già cỗi khác như thế?
  • 17:27 - 17:30
    Một thứ chúng ta biết đó là chúng có xu hướng rất khó để thay đổi.
  • 17:30 - 17:32
    Bạn biết đó, hãy nghĩ đến sự tiến hóa trong việc
  • 17:32 - 17:35
    ưa ăn đồ ngọt, béo như bánh phô mai của chúng ta.
  • 17:35 - 17:37
    Bạn không thế tự nhiên xóa bỏ nó được
  • 17:37 - 17:40
    Bạn không thể nhìn vào một xe đồ ngọt
    và nói "Không, không. Trông chúng thật kinh tởm."
  • 17:40 - 17:42
    Chúng ta được tạo nên khác biệt.
  • 17:42 - 17:44
    Chúng ta sẽ tiếp nhận nó như một điều tốt đẹp để theo đuổi.
  • 17:44 - 17:46
    Dự đoán của tôi là điều tương tự sẽ trở thành hiện thực
  • 17:46 - 17:48
    khi con người nhìn nhận
  • 17:48 - 17:50
    những quyết định tài chính khác nhau.
  • 17:50 - 17:52
    Khi bạn chứng kiến cổ phiếu của bạn trượt dốc thê thảm
  • 17:52 - 17:54
    khi bạn chứng kiến giá nhà của bạn giảm sút,
  • 17:54 - 17:56
    bạn sẽ không thể thấy rằng
  • 17:56 - 17:58
    đây hoàn toàn chỉ là do điều kiện tiến hóa mà thôi.
  • 17:58 - 18:00
    Điều này nghĩa là những xu hướng
  • 18:00 - 18:02
    đưa đẩy các nhà đầu tư có hành động sai lầm,
  • 18:02 - 18:04
    dẫn đến khủng hoảng thế chấp nợ
  • 18:04 - 18:06
    sẽ rất khó khăn để thay đổi.
  • 18:06 - 18:08
    Nên đó là một tin tồi tệ.
    Câu hỏi là: liệu có tin nào tốt không?
  • 18:08 - 18:10
    Tôi đáng ra phải đứng đây kể cho các bạn những tin tốt lành.
  • 18:10 - 18:12
    À thì, tin tốt là, tôi nghĩ,
  • 18:12 - 18:14
    như ở phần mở đầu của buổi diễn thuyết,
  • 18:14 - 18:16
    rằng con người không chỉ thông minh;
  • 18:16 - 18:18
    mà chúng ta thông mình một cách đáng ngưỡng mộ
  • 18:18 - 18:21
    so với toàn thể các loài động vật khác
    trên vương quốc sinh thái.
  • 18:21 - 18:24
    Chúng ta quá giỏi trong việc vượt qua
    những giới hạn sinh học của chúng ta --
  • 18:24 - 18:26
    bạn biết đó, tôi bay tới đây trên một chiếc máy bay
  • 18:26 - 18:28
    tôi không cần phải đập cánh bay tới.
  • 18:28 - 18:31
    Tôi đang đeo kính áp tròng để tôi có thể
    thấy các bạn bây giờ.
  • 18:31 - 18:34
    Tôi không cần phải phụ thuộc vào tầm nhìn ngắn của tôi.
  • 18:34 - 18:36
    Chúng ta đều luôn có những trường hợp
  • 18:36 - 18:39
    mà chúng ta đã vượt qua những giới hạn sinh học
  • 18:39 - 18:42
    bằng công nghệ và những công cụ khác, rất dễ dàng.
  • 18:42 - 18:45
    Nhưng chúng ta phải nhận ra rằng
    chúng ta có những giới hạn đó.
  • 18:45 - 18:47
    Và đó là một vấn đề.
  • 18:47 - 18:49
    Chính Camus đã từng nói rằng, "Con người là giống loài duy nhất
  • 18:49 - 18:52
    từ chối việc trở thành chính mình."
  • 18:52 - 18:54
    Nhưng trớ trêu là rằng
  • 18:54 - 18:56
    khi chúng ta nhận ra những giới hạn của chúng ta
  • 18:56 - 18:58
    thì chúng ta mới có thể vượt qua nó.
  • 18:58 - 19:01
    Hy vọng là tất cả các bạn
    sẽ nghĩ về những giới hạn của mình,
  • 19:01 - 19:04
    không nhất thiết là nghĩ rằng nó không thể vượt qua,
  • 19:04 - 19:06
    mà hay nhận biết nó, chấp nhận nó
  • 19:06 - 19:09
    và sử dụng thế giới thiết kế để giải quyết nó.
  • 19:09 - 19:12
    Đó có thể là cách duy nhất để chúng ta
  • 19:12 - 19:14
    đạt được những tiềm năng của chính chúng ta
  • 19:14 - 19:17
    và thật sự trở thành giống nòi cao quý
    mà chúng ta luôn mong muốn trở thành.
  • 19:17 - 19:19
    Cảm ơn.
  • 19:19 - 19:24
    (Vỗ tay)
Title:
Laurie Santos: Một nền kinh tế loài khỉ bất hợp lý như của chúng ta
Speaker:
Laurie Santos
Description:

Laurie Santos tìm kiếm nguyên nhân về sự bất hợp lý của loài người bằng cách theo dõi loài linh trưởng họ hàng với chúng ta đưa ra những quyết định. Một series các thí nghiệm thông minh tại "kinh tế khỉ" chỉ ra rằng một vài quyết định ngớ ngẩn chúng ta đưa ra, loài khỉ cũng làm y hệt vậy.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
19:25

Vietnamese subtitles

Revisions