< Return to Video

Có điều gì trong cuộc sống còn trên cả niềm hạnh phúc?

  • 0:01 - 0:02
    Tôi đã từng nghĩ
  • 0:02 - 0:06
    mục đích của cuộc sống
    là theo đuổi hạnh phúc.
  • 0:07 - 0:10
    Mọi người nói rằng con đường dẫn tới
    hạnh phúc là thành công
  • 0:10 - 0:13
    vì vậy tôi đã tìm một công việc tốt
  • 0:13 - 0:16
    một người bạn trai tuyệt vời,
    một căn nhà thật đẹp.
  • 0:17 - 0:20
    Nhưng thay vì cảm thấy mãn nguyện
  • 0:20 - 0:23
    tôi lại thấy lo lắng và lạc lõng.
  • 0:23 - 0:27
    Và không chỉ mình tôi mà bạn bè tôi
    cũng cảm thấy như vậy.
  • 0:29 - 0:33
    Cuối cùng, tôi đã quyết định đi học về
    tâm lý học tích cực
  • 0:33 - 0:36
    để tìm hiểu về điều thực sự khiến
    con người cảm thấy hạnh phúc.
  • 0:37 - 0:40
    Nhưng những gì được khám phá
    đã thay đổi cuộc đời tôi.
  • 0:40 - 0:45
    Số liệu cho thấy việc theo đuổi hạnh phúc
    có thể khiến ta cảm thấy không hạnh phúc.
  • 0:46 - 0:48
    Và điều khiến tôi thực sự thấy ngạc nhiên
    đó là:
  • 0:49 - 0:52
    tỷ lệ tự sát vẫn luôn tăng trên
    toàn thế giới,
  • 0:52 - 0:55
    và nó đang ở mức cao nhất trong 30 năm qua
    tại Mỹ.
  • 0:56 - 0:59
    Mặc dù một cách khách quan thì
    cuộc sống đang tốt hơn
  • 0:59 - 1:01
    bởi gần như mọi những chuẩn mực
    có thể đạt được,
  • 1:01 - 1:03
    thì con người vẫn cảm thấy vô vọng,
  • 1:03 - 1:06
    chán nản và cô độc.
  • 1:06 - 1:09
    Có một sự trống rỗng,
    âm thầm dày vò chúng ta,
  • 1:09 - 1:12
    và bạn không thể cảm nhận nó một cách
    rõ ràng bằng cơ thể mình.
  • 1:12 - 1:15
    Sớm hay muộn, tôi nghĩ rằng chúng ta
    đều tự hỏi:
  • 1:16 - 1:18
    Đây có phải là tất cả?
  • 1:19 - 1:22
    Và theo nghiên cứu, điều dự báo trước
    về những lo lắng này
  • 1:22 - 1:24
    không phải do thiếu sự hạnh phúc.
  • 1:24 - 1:26
    Đó là sự thiếu vắng điều gì khác,
  • 1:27 - 1:30
    sự thiếu ý nghĩa trong cuộc sống.
  • 1:31 - 1:33
    Nhưng điều đó đã khiến tôi
    nảy ra những câu hỏi.
  • 1:34 - 1:36
    Có điều gì quan trọng hơn hạnh phúc
    trong cuộc đời này?
  • 1:37 - 1:40
    Và có gì khác giữa cảm thấy hạnh phúc
  • 1:40 - 1:42
    và có một cuộc sống ý nghĩa?
  • 1:43 - 1:47
    Nhiều nhà tâm lý học định nghĩa hạnh phúc
    như kết hợp của sự sung túc và thanh thản,
  • 1:48 - 1:49
    cảm thấy tốt đẹp tại thời điểm nào đó.
  • 1:50 - 1:52
    "Ý nghĩa" thì sâu hơn thế.
  • 1:52 - 1:55
    Nhà tâm lý học nổi tiếng Martin Seligman
    cho rằng
  • 1:55 - 2:00
    ý nghĩa đến từ việc thuộc về hay phục tùng
    thứ gì đó hơn cả bản thân mình
  • 2:00 - 2:02
    và từ việc trở thành một con người
    tốt nhất từ bên trong.
  • 2:04 - 2:06
    Nền văn hóa của chúng ta bị ám ảnh bởi
    sự hạnh phúc,
  • 2:06 - 2:10
    nhưng tôi thấy rằng việc tìm kiếm ý nghĩa
    là con đường trọn vẹn hơn thế.
  • 2:10 - 2:13
    Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng
    ai cảm thấy cuộc sống ý nghĩa,
  • 2:13 - 2:15
    sẽ thấy có động lực hơn,
  • 2:15 - 2:17
    họ tích cực hơn trong công việc
    và học tập,
  • 2:17 - 2:19
    và họ thậm chí còn sống lâu hơn.
  • 2:20 - 2:22
    Những điều này đã khiến tôi tự hỏi:
  • 2:22 - 2:25
    Làm thế nào để mỗi chúng ta sống
    có ý nghĩa hơn?
  • 2:26 - 2:30
    Để tìm câu trả lời, tôi đã phỏng vấn
    hàng trăm người trong suốt 5 năm
  • 2:30 - 2:33
    và đọc hàng nghìn trang sách
    về tâm lý học,
  • 2:33 - 2:35
    thần kinh học và triết học.
  • 2:35 - 2:37
    Kết hợp chúng lại,
  • 2:37 - 2:43
    Tôi đã tìm ra thứ mà tôi gọi là
    4 cột trụ làm nên một cuộc sống ý nghĩa.
  • 2:43 - 2:45
    Và chúng ta có thể tự tạo nên
    một cuộc sống như vậy
  • 2:45 - 2:48
    bằng cách tạo dựng cho mình 4 cột trụ
    này trong cuộc sống.
  • 2:49 - 2:52
    Đầu tiên đó là sự thân thuộc.
  • 2:52 - 2:55
    Sự thân thuộc xuất phát từ
    những mối quan hệ
  • 2:55 - 2:57
    khi chúng ta được đánh giá đúng với
    bản chất của mình
  • 2:57 - 3:00
    và đánh giá người khác đúng với
    con người họ.
  • 3:00 - 3:05
    Nhưng có những nhóm, những mối quan hệ
    đã tạo ra một hình thức xấu:
  • 3:05 - 3:07
    chúng ta bị đánh giá bởi điều mình tin,
  • 3:07 - 3:08
    bởi người mình không ưa,
  • 3:08 - 3:10
    chứ không phải vì ta là ai.
  • 3:10 - 3:13
    Cảm giác thân thuộc thực sự có thể
    nảy nở từ tình yêu.
  • 3:13 - 3:16
    Nó tồn tại trong mỗi cá nhân,
  • 3:16 - 3:20
    và đó là một sự lựa chọn, bạn có thể chọn
    việc gần gũi với ai đó.
  • 3:21 - 3:22
    Đây là một ví dụ,
  • 3:22 - 3:26
    Mỗi buổi sáng, bạn tôi - Jonathan
    mua báo
  • 3:26 - 3:28
    của một người bán dạo ở New York.
  • 3:29 - 3:31
    Họ không chỉ là thực hiện một giao dịch,
  • 3:31 - 3:33
    họ dành một vài khoảnh khắc, trò chuyện,
  • 3:34 - 3:35
    và cư xử với nhau như người với người.
  • 3:36 - 3:39
    Một lần kia, Jonathan không có tiền lẻ,
  • 3:39 - 3:41
    và người bán báo nói,
  • 3:41 - 3:42
    " Đừng bận tâm."
  • 3:42 - 3:45
    Nhưng Jonathan thay vì trả tiền ngay,
  • 3:45 - 3:48
    anh ấy đến cửa hàng và mua một món đồ
    không cần thiết
  • 3:48 - 3:49
    để đổi lấy tiền lẻ.
  • 3:50 - 3:53
    Khi anh ấy đưa tiền
    cho người bán báo,
  • 3:53 - 3:54
    ông ta đã trả lại.
  • 3:55 - 3:56
    Ông ấy đã bị tổn thương.
  • 3:57 - 3:59
    Dù đã cố gắng làm điều tốt,
  • 3:59 - 4:01
    nhưng Jonathan đã từ chối ông ta.
  • 4:02 - 4:06
    Tôi cho rằng chúng ta đều đã từng thể hiện
    sự từ chối một cách vô ý như vậy.
  • 4:06 - 4:07
    Tôi cũng vậy.
  • 4:08 - 4:11
    Tôi đi qua những người mà tôi biết nhưng
    tôi làm lơ.
  • 4:11 - 4:13
    Tôi kiểm tra điện thoại
    khi ai đó đang nói với mình.
  • 4:14 - 4:16
    Điều đó khiến họ thấy mình mất giá trị.
  • 4:16 - 4:18
    Họ cảm thấy như bị vô hình và
    bị coi thường.
  • 4:19 - 4:22
    Nhưng khi có sự yêu thương,
    bạn sẽ tạo nên mối liên kết
  • 4:22 - 4:24
    để mỗi chúng ta thấy có giá trị hơn
  • 4:25 - 4:29
    Với nhiều người, cảm giác thân thuộc là
    điều không thể thiếu của "ý nghĩa"
  • 4:29 - 4:31
    điều đó liên kết ta với gia đình, bạn bè.
  • 4:31 - 4:35
    Với người khác, chìa khóa của "ý nghĩa"
    là trụ cột thứ 2: mục đích.
  • 4:36 - 4:39
    Tìm kiếm mục đích không đơn thuần
    giống với
  • 4:39 - 4:41
    tìm một công việc khiến bạn vui vẻ.
  • 4:42 - 4:45
    Mục đích nghĩa là bạn sẽ cho đi những gì
    hơn là bạn muốn làm gì.
  • 4:45 - 4:49
    Một điều dưỡng viên ở bệnh viện nói rằng
    mục đích của cô ấy là chữa trị người bệnh.
  • 4:50 - 4:51
    Các ông bố bà mẹ thì nói rằng,
  • 4:51 - 4:53
    "Mục đích của tôi là nuôi dạy con cái".
  • 4:54 - 4:58
    Cốt lõi của một mục đích là sử dụng khả
    năng của mình cho người khác.
  • 4:58 - 5:02
    Dĩ nhiên, với nhiều người, điều này
    xảy đến trong công việc.
  • 5:02 - 5:05
    Đó là cách chúng ta cống hiến và cảm thấy
    mình có ích.
  • 5:05 - 5:09
    Nhưng nó cũng liên quan
    tới vấn đề nhảy việc,
  • 5:09 - 5:10
    thất nghiệp,
  • 5:10 - 5:12
    tỷ lệ người trong lực
    lượng lao động thấp --
  • 5:12 - 5:16
    Đó không chỉ là những vấn đề kinh tế,
    chúng tồn tại trong thực tế.
  • 5:17 - 5:19
    Không có thứ gì đáng để làm,
  • 5:19 - 5:20
    ta sẽ thấy mình bối rối
  • 5:21 - 5:24
    Bạn không bắt buộc có một mục đích
    trong công việc,
  • 5:24 - 5:27
    nhưng nó giúp bạn một lý do để sống,
  • 5:27 - 5:29
    một câu hỏi tại sao
    cho những điều bạn làm.
  • 5:31 - 5:34
    Trụ cột thứ 3 của "ý nghĩa"
    chính là vượt lên chính mình,
  • 5:34 - 5:36
    nhưng theo một cách hoàn toàn khác:
  • 5:36 - 5:38
    sự siêu việt.
  • 5:38 - 5:40
    Trạng thái siêu việt
    là những khoảnh khắc hiếm hoi
  • 5:40 - 5:44
    khi bạn vượt lên trên sự khó khăn
    và hối hả của cuộc sống thường ngày,
  • 5:44 - 5:45
    cảm giác cũng dần mất đi
  • 5:46 - 5:48
    và bạn cảm thấy có một hiện thực khác,
    cao hơn.
  • 5:49 - 5:53
    Với một người tôi từng trò chuyện,
    đó là cảm xúc khi thưởng thức nghệ thuật.
  • 5:53 - 5:55
    Với người khác, đó là khi đến Nhà thờ.
  • 5:55 - 5:59
    Với tôi, một nhà văn,
    thì đó là khi tôi đặt bút viết.
  • 5:59 - 6:04
    Đôi khi, tôi thấy mình chìm vào khoảng
    không vô định về không gian và thời gian.
  • 6:05 - 6:08
    Những trải nghiệm siêu việt này
    có thể thay đổi bạn.
  • 6:08 - 6:12
    Một nghiên cứu đã cho các học sinh
    nhìn lên một cây khuynh diệp cao 200 feet
  • 6:12 - 6:14
    trong một phút.
  • 6:14 - 6:16
    Sau đó,bọn trẻ đã bớt tự coi mình
    là trung tâm
  • 6:16 - 6:18
    và chúng thậm chí còn cư xử hào hiệp hơn
  • 6:18 - 6:20
    khi được nhờ giúp đỡ.
  • 6:22 - 6:25
    Sự thân thuộc, mục đích, sự siêu việt.
  • 6:26 - 6:29
    Và giờ sẽ là trụ cột thứ tư
    mà tôi đã tìm ra,
  • 6:29 - 6:31
    chắc sẽ khiến mọi người ngạc nhiên.
  • 6:31 - 6:34
    Trụ cột thứ tư đó chính là
    kể những câu chuyện,
  • 6:34 - 6:37
    những câu chuyện bạn kể cho chính mình
    về bản thân bạn.
  • 6:38 - 6:42
    Kể những câu chuyện từ những sự kiện
    đem đến định hướng cho cuộc sống của bạn.
  • 6:42 - 6:45
    Nó giúp bạn hiểu làm thế nào
    để trở thành chính mình.
  • 6:46 - 6:49
    Nhưng ta không biết rằng
    mình là tác giả của những câu chuyện đó
  • 6:49 - 6:51
    và mình có thể kể nó theo một cách khác.
  • 6:51 - 6:53
    Cuộc đời bạn không chỉ là
    một chuỗi sự kiện.
  • 6:53 - 6:57
    Bạn có thể sửa nó, làm sáng tỏ
    và kể lại nó
  • 6:57 - 6:59
    dù rằng bạn buộc phải chấp nhận sự thật.
  • 7:00 - 7:04
    Tôi từng gặp một người đàn ông trẻ tên
    Emeka, người đã bị liệt vì chơi bóng đá.
  • 7:05 - 7:07
    Sau chấn thương,
    Emeka tự nói với mình rằng,
  • 7:07 - 7:10
    "Cuộc sống của tôi trở nên tuyệt vời
    vì có bóng đá,
  • 7:10 - 7:12
    nhưng hãy nhìn tôi lúc này"
  • 7:14 - 7:16
    Mọi người kể câu chuyện này giống như:
  • 7:16 - 7:19
    "Cuộc đời tôi đã thật đẹp.
    Và giờ thì nó thật tệ"
  • 7:19 - 7:22
    và hướng nó đến sự lo âu, chán nản.
  • 7:22 - 7:24
    Và Emeka đã trải qua cảm giác đó
    một thời gian.
  • 7:25 - 7:28
    Nhưng theo thời gian, anh ấy bắt đầu
    viết nên một câu chuyện khác.
  • 7:28 - 7:30
    Câu chuyện mới đó như sau:
  • 7:30 - 7:33
    "Trước khi bị thương, cuộc đời tôi
    hoàn toàn không có mục đích,
  • 7:33 - 7:37
    chìm trong tiệc tùng
    và là một kẻ sống ích kỷ.
  • 7:37 - 7:40
    Nhưng chấn thương này đã khiến tôi nhận ra
    mình có thể làm một người tốt hơn.
  • 7:41 - 7:45
    Việc thay đổi câu chuyện đã thay đổi
    cuộc đời Emeka.
  • 7:45 - 7:47
    Sau khi kể câu chuyện mới với chính mình,
  • 7:48 - 7:49
    Emeka bắt đầu dạy kèm cho những đứa trẻ,
  • 7:49 - 7:52
    và phát hiện rằng mục đích của anh ấy là:
  • 7:52 - 7:53
    giúp đỡ người khác.
  • 7:54 - 7:57
    Nhà tâm lý học Dan McAdams gọi đây là một
    "câu chuyện để cứu vãn".
  • 7:58 - 8:00
    nơi mà cái xấu đã được cứu bởi cái tốt.
  • 8:01 - 8:03
    Con người làm nên cuộc sống ý nghĩa,
  • 8:03 - 8:05
    họ tìm ra và kể câu chuyện cuộc đời mình
  • 8:05 - 8:08
    thứ đã được tạo nên từ sự cứu vãn
    sự phát triển và tình yêu
  • 8:09 - 8:11
    Nhưng điều gì đã làm con người thay đổi
    câu chuyện ?
  • 8:12 - 8:14
    Nhiều người tìm đến các nhà trị liệu,
  • 8:14 - 8:15
    nhưng bạn cũng có thể tự làm được.
  • 8:16 - 8:18
    chỉ bằng cách nhìn lại cuộc đời bạn
    một cách cẩn thận
  • 8:18 - 8:20
    cách những trải nghiệm đã tạo nên bạn
  • 8:20 - 8:22
    bạn mất điều gì
    có được điều gì.
  • 8:23 - 8:24
    Đó là những gì Emeka đã làm.
  • 8:25 - 8:27
    Không thể thay đổi câu chuyện
    với một đêm
  • 8:27 - 8:29
    nó có thể mất vài năm
    và sẽ mất nhiều công sức.
  • 8:29 - 8:32
    Sau tất cả, tất cả chúng ta đều phải
    chịu đựng và đấu tranh.
  • 8:33 - 8:37
    Nhưng lưu giữ những ký ức khó khăn có thể
    dẫn tới cái nhìn sâu sắc và sự không ngoan
  • 8:37 - 8:40
    để tìm ra cái "tốt" đó
    thứ đã chống đỡ cho bạn.
  • 8:43 - 8:47
    Sự thân thuộc, mục đích, sự siêu việt,
    và kể câu chuyện của mình:
  • 8:48 - 8:51
    đây là 4 trụ cốt làm nên "ý nghĩa".
  • 8:52 - 8:53
    Khi tôi còn trẻ,
  • 8:53 - 8:57
    tôi đã may mắn được tiếp xúc
    với cả 4 trụ cột này.
  • 8:57 - 9:02
    Bố mẹ tôi điều hành một nhà thờ đạo Sufi
    từ nhà của chúng tôi ở Montreal.
  • 9:03 - 9:07
    Đạo Sufi là một tín ngưỡng gắn liền với
    những thầy tu Đạo Hồi
  • 9:07 - 9:09
    và thi sĩ Rumi.
  • 9:09 - 9:12
    Hai lần mỗi tuần, những tín đồ của Sufi
    sẽ đến nhà tôi
  • 9:12 - 9:16
    để cùng ngồi lại, uống trà Bà Tư,
    và chia sẻ những câu chuyện.
  • 9:16 - 9:19
    Hành động của họ cũng liên quan tới việc
    sùng bái sự sáng tạo
  • 9:19 - 9:21
    qua những hành động nhỏ của tình yêu,
  • 9:21 - 9:24
    nghĩa là luôn đối xử tốt với mọi người
    dù họ đánh giá sai về bạn.
  • 9:24 - 9:28
    Nhưng điều đó đã cho họ một mục đích:
    để giữ lòng tự trọng.
  • 9:29 - 9:32
    Cuối cùng, tôi đã rời nhà
    đến trường đại học
  • 9:32 - 9:35
    cuộc sống mỗi ngày đều không còn
    sự truyền thụ của đạo Sufi,
  • 9:35 - 9:37
    Tôi thấy như được cởi trói.
  • 9:37 - 9:40
    Và bắt đầu tìm kiếm thứ gì đó cho
    cho cuộc sống ý nghĩa hơn
  • 9:41 - 9:43
    Đó là động lực cho cuộc hành trình này.
  • 9:43 - 9:45
    Khi nhìn lại, tôi nhận ra rằng
  • 9:45 - 9:48
    ngôi nhà của đạo Sufi thật sự là một
    hiện thân cho "ý nghĩa"
  • 9:48 - 9:51
    Những trụ cột là một phần
    của kiến trúc
  • 9:51 - 9:54
    và sự hiện diện của chúng đã giúp chúng ta
    sống chậm lại.
  • 9:54 - 9:57
    Dĩ nhiên, nguyên lý tương tự cũng áp dụng
  • 9:57 - 9:59
    trong những cộng đồng khác nữa
  • 9:59 - 10:01
    người tốt và người xấu,
  • 10:02 - 10:04
    những nhóm người,
    những giáo phái
  • 10:04 - 10:07
    đây đều là những biểu hiện của "ý nghĩa"
    sử dụng 4 trụ cột trên
  • 10:07 - 10:10
    và cho chúng ta lý do để sống và
    hi sinh.
  • 10:10 - 10:13
    Nhưng chính xác thì lý do chúng ta
    có lối sống xã hội
  • 10:13 - 10:15
    chắc chắn đem đến
    những sự thay thế tốt hơn .
  • 10:15 - 10:19
    Chúng ta cần xây dựng 4 trụ cột trong
    gia đình và đoàn thể của mình
  • 10:19 - 10:21
    giúp mọi người trở thành chính mình
    một cách tốt nhất.
  • 10:23 - 10:25
    Nhưng sống một cuộc sống ý nghĩa
    giống như công việc
  • 10:25 - 10:27
    đó là một quá trình liên tục,
  • 10:27 - 10:31
    Và mỗi ngày trôi qua, chúng ta tạo nên
    cuộc sống của mình,
  • 10:31 - 10:32
    góp nhặt cho câu chuyện của mình.
  • 10:33 - 10:36
    Và đôi khi chúng ta đi chệch hướng.
  • 10:36 - 10:38
    Mỗi khi điều đó xảy đến ,
  • 10:38 - 10:42
    tôi lại nhớ về những trải nghiệm khó quên
    cùng với cha tôi.
  • 10:44 - 10:46
    Vài tháng sau khi tốt nghiệp đại học,
  • 10:46 - 10:50
    cha tôi đã bị môt cơn đau tim nặng đến nỗi
    tưởng như không qua khỏi.
  • 10:51 - 10:54
    Nhưng ông ấy đã vượt qua, và khi tôi hỏi
    điều gì đã lướt qua tâm trí
  • 10:54 - 10:56
    khi ông ấy cận kề cái chết,
  • 10:56 - 10:59
    cha tôi nói tất cả những gì ông ấy nghĩ
    là mình cần sống
  • 10:59 - 11:01
    và ông ấy đã ở đây, vì anh trai tôi,
    và vì tôi
  • 11:01 - 11:03
    đây là động lực để ông ấy chiến đấu
    vì sự sống.
  • 11:04 - 11:07
    Khi ông đang hôn mê cho cuộc phẫu thuật
    khẩn cấp,
  • 11:07 - 11:10
    thay vì đếm ngược từ 10
  • 11:10 - 11:13
    ông đã nhắc lại tên chúng tôi liên tục như
    như một câu thần chú.
  • 11:14 - 11:18
    Ông ấy đã muốn tên chúng tôi trở thành
    từ cuối cùng ông ấy nói trên trái đất
  • 11:18 - 11:19
    nếu ông ấy ra đi.
  • 11:21 - 11:25
    Cha tôi là một người thợ mộc và
    là một tín đồ của Sufi.
  • 11:25 - 11:27
    Đó là một cuộc sống bình thường
  • 11:27 - 11:28
    nhưng hạnh phúc.
  • 11:29 - 11:32
    Khi nằm ở đó và đối diện với cái chết,
    ông ấy đã có một lý do để sống:
  • 11:32 - 11:34
    tình yêu.
  • 11:34 - 11:36
    Cảm giác thân thuộc với gia đình,
  • 11:36 - 11:38
    mục đích của một người cha
  • 11:38 - 11:41
    sự suy nghĩ vượt lên mọi sự tầm thường,
    lặp lại tên chúng tôi
  • 11:41 - 11:44
    những điều này, ông ấy nói, là những lý do
    để tồn tại.
  • 11:44 - 11:46
    Đó là câu chuyện mà ông ấy tự kể cho mình.
  • 11:48 - 11:50
    Đó là sức mạnh của "ý nghĩa".
  • 11:51 - 11:53
    Niềm hạnh phúc đến và đi.
  • 11:53 - 11:55
    Nhưng khi cuộc sống thực sự tốt đẹp
  • 11:55 - 11:57
    và khi mọi thứ trở nên xấu đi,
  • 11:57 - 12:00
    việc có một "ý nghĩa" cho ta điều gì đó
    để nắm lấy.
  • 12:00 - 12:02
    Cảm ơn.
  • 12:02 - 12:05
    (Vỗ tay)
Title:
Có điều gì trong cuộc sống còn trên cả niềm hạnh phúc?
Speaker:
Emily Esfahani Smith
Description:

Nền văn minh của chúng ta bị ám ảnh bởi hạnh phúc, nhưng nếu có một con đường trọn vẹn hơn thế thì đó là gì? Hạnh phúc đến rồi đi, như tác giả Emily Esfahani Smith đã nói, nhưng việc có một ý nghĩa trong cuộc sống - tôn thờ điều gì đó trên cả bản thân mình và trở thành con người tốt nhất bên trong bạn - sẽ cho chúng ta một điều gì đó để nắm giữ. Tìm hiểu thêm về sự khác biệt giữa hạnh phúc và có một cuộc sống ý nghĩa qua 4 giá trị cốt lõi tạo nên một ý nghĩa trong cuộc sống theo Smith.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
12:18

Vietnamese subtitles

Revisions